Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-Hán-Nôm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-Hán-Nôm. Hiển thị tất cả bài đăng

28/10/2018

Vừa đi vừa đọc lại : 25 năm nhân duyên với Phủ Tây Hồ (từ thời là cán bộ Đoàn, chuyên xe đạp)

Đó là hồi tháng 3 năm 1993.

Vậy là đã 25 năm nhân duyên với Phủ Tây Hồ và làng Tây Hồ (bao gồm cả các làng xung quanh Hồ Tây như Nghi Tàm, Yên Phụ, Quảng Bá,...). 25 năm là tính cho tròn (1993-2018), chứ thực ra là hơn thế. 25 năm, rất nhanh qua đi, ấy là 1/4 của thế kỉ !

Ngày ấy, phương tiện chính để đi lại là xe đạp. Ăn cơm máng nhà bếp có chị Thường hay cho thêm miếng cháy (xem lại video ở đây), đọc sách thư viện Mễ Trì có bác Vần thủ thư tốt bụng (thường giữ cho một số tíc-kê để có chỗ ngồi), và đi thì là xe đạp mà về cơ bản thì không phanh và rất hay tuột xích ! Loại xe căng hải cũng là phương tiện phổ cập.

20/10/2018

Chảy máu cổ vật : câu đối cổ chùa Linh Tiên bị đánh tráo

Tượng và cổ vật trong các chùa chiền và đình - đền - miếu - quán ở các tỉnh phía bắc đang bị nạn trộm hoành hoành thì đã được báo động từ nhiều năm nay (xem ở đây).

Bây giờ là việc thay thế (thay mới, đánh tráo) câu đối cổ ở các di tích. Trường hợp gần đây nhất là chùa Linh Tiên.

18/08/2018

Biên soạn thơ văn Lý Trần từ lời kể người trong cuộc (bài Trần Thị Băng Thanh)

Đây là một trong những người gắn bó lâu dài với công việc biên soạn thơ văn Lý Trần - mà gần đây, từ góc nhìn không phải chuyên ngành khoa học xã hội, một số vị có mong muốn được nhìn ngắm lại, trong đó một phần là về vai trò của các cụ Đào Phương Bình và Nguyễn Đức Vân.

Con rể và cháu cụ Nguyễn Đức Vân đã có những trình bày ở đây và ở đây. Riêng người con rể Nguyễn Đình Chú thì tôi có dịp trao đổi trực tiếp năm 2008 (ở đây) và 2017 (ở đây), và một vài dịp loáng thoáng nữa, nhưng tất cả chỉ là lan man mà thôi.

Về cô Băng Thanh, thì Giao Blog đã đề cập đến một vài lần. Ví dụ hồi cô phản luận về Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông với một nhãn quan rất lạ (tôi sẽ chỉ ra những điểm lạ ấy ở dịp có điều kiện, bài đó ở đây). Hay chuyện cô Băng Thanh quá tin vào tư liệu giả của một nhà nghiên cứu rất giả là Trần Đại Sỹ, đã bàn ở đây - mà là bài đã đăng chính thức trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

11/08/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : niềm vui khi thấy những mảnh phiên bản, mà biết rõ gốc của chúng

Đây là một ví dụ cụ thể mà vừa có được vào chính hôm nay, Thứ Bảy ngày 11/8/2018. Lí luận đều bắt đầu từ các ví dụ cụ thể như thế này.

Về bản nguyên gốc, tức nguyên bản của các mảnh phiên bản qua không gian và thời gian, thì tôi đã phát biểu thành bài viết học thuật, đã cho công bố. Ví dụ, xem trực tuyến thì thấy ở đây (số 3số 4 năm 2017).

05/08/2018

Có một "Đông Dương văn khố" đang hình thành ở Đài Loan

Đó là thư viện cá nhân của học giả Hứa ở Đài Loan, thành lập vào năm 2017 sau hơn 20 năm nghiên cứu ở các nơi thuộc vùng văn hóa Đông Á (vùng văn hóa chữ Hán).

Trong đó, có rất nhiều tư liệu nguyên gốc của Việt Nam. Ngay sau Đổi Mới, học giả họ Hứa đã tới Việt Nam, và có những năm tháng "sưu khảo" đáng nhớ.

Đông Dương văn khố là một thư viện tư liệu Đông Á ở Tokyo. Người ta đang kì vọng nhiều về văn khố của học giả Hứa, hướng nó tới Đông Dương văn khố

14/06/2018

Số hóa tư liệu địa phương : 5 năm ở Nghệ An, với 70 ngàn trang

Nghệ An là một địa phương đã tiến hành số hóa tư liệu cũ từ nhiều năm nay. Có nhiều cụm tư liệu đặc biệt quí, mà bản thân chúng tôi, trong lúc du lãng, đã tiếp cận trực tiếp. Sự phá hoại (tự phá hoại) tư liệu trước đây là rõ ràng, nhưng nhiều khi cũng bất ngờ với những thứ mà nhân dân cất đi được.

Đừng chỉ số hóa rồi để đấy, mà phải từng bước công khai hóa (giai đoạn tiếp theo của chương trình).

24/04/2018

Ngày xuân 2018 ở Phủ Giầy, ngắm lại một bức cuốn thư dâng năm 1918 của Ngô Giáp Đậu

Hôm qua, lễ hội Phủ Giầy đã kết thúc với hội hoa trượng kéo chữ Quốc thái dân an (xem ở đây). Ngày xuân hôm nay, bên thư phòng, vẫn còn đang mải miết chấp bút một bài dài về Mẫu Liễu ở Phủ Giầy. Giữa nhịp, thường ngó nghiêng một chút ra xung quanh.

15/04/2018

Trước hội Phủ Giầy 2018, đọc lại một câu thơ tiên của Mẫu Liễu

Việc đọc lại câu thơ tiên quan trọng "Nhất đại sơn nhân Ngọc Quýnh Hoa 壹大山人玉敻花" đã được thực hiện và công bố nhiều năm về trước.

Đầu tiên là công bố trên tạp chí học thuật là Tạp chí Hán Nôm (số 2 năm 2010). Sau đó, là công bố bản đầy đủ trên trang web Da Màu, cùng trong năm 2010.

24/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : nét chữ của đại quan nhà Nguyễn hồi đầu thế kỉ 20

Ở đây, là hai vị Trần Tán Bình và Cao Xuân Dục. Đều liên quan tới Mẫu Liễu. Đều có sự trùng hợp liên quan, ở những thời điểm khác nhau, đến không ngờ.

1. Về Trần Tán Bình (nhân vật Đông Kinh nghĩa thục, và là cha ruột của nhà phóng sự nổi danh Trọng Lang thời 1930-1954 - tên thật là Trần Tán Cửu) thì đã đưa nét bút của ông từ trước rồi. Xem ở đây ở đây.

Đó là năm 1922, tại Hà Nội.

23/03/2018

Tên gọi "Việt Nam" trong bia đá thời Lê Trung Hưng (năm 1994, Phạm Thị Vinh)

Có nhiều cứ liệu được đưa ra trong bài.

Nhưng không có hai trường hợp ở ngôi làng mà chúng tôi vừa tới thăm hôm qua (một mang niên đại 1675, và một mang niên đại 1681). Đọc lại ở đây. Hai trường hợp này bổ sung cho nhau, vì một cái là Nam Việt, và một cái là Việt Nam. Với tôi, chúng quí ở chỗ gắn được với Cao Bằng.

22/02/2018

Đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi : xung quanh năm 1600s với vùng đất Phú Yên

Thời điểm xung quanh năm 1600, có nhiều vận động đáng chú ý. Tôi thì quan tâm tới các bước đi của nhà Mạc ở Cao Bằng, mà tiêu biểu là chuông Đà Quận mang niên đại 1611 (đã đi ở đây hay ở đây).

Thế chân vạc rất rõ ở thời điểm đó. Nhà Mạc là chân vạc ở phía Bắc, được gọi là Đàng Trên.

Một chân vạc quan trọng ở phía Nam là giang sơn của họ Nguyễn, được gọi là Đàng Trong. Lúc đó, người Kinh nối nhau đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi.

17/01/2018

Tấm bia đá mang niên đại cổ nhất Việt Nam ở huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh)

Niên đại đang được xem là thế kỉ 4.

Di vật tìm thấy gần đây ở huyện Thuận Thành - một địa bàn đặc biệt quan trọng, nơi còn thấy các di tích liên quan đến Sĩ Nhiếp và xung quanh thời điểm đó. Cũng liên quan với Sĩ Nhiếp (Nam Giao học tổ) là hệ thống Tứ Pháp.

Tấm bia này thì liên quan tới nhân vật Đào Hoàng - người Hán được cử tới làm quan ở Giao Châu.

13/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 2

Viết dần từ 9/1/2018

Một bức tranh có miêu tả đoàn sứ An Nam với trưởng đoàn là quốc vương Quang Bình trong lễ mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi, do họa sĩ nhà Thanh vẽ vào dịp đó (năm 1790), sau khắc in thành sách (nằm trong một bộ sách lớn có rất nhiều tranh), đã được Nguyễn Duy Chính giới thiệu và phân tích trong bài (tức bài "Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung ?" trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4 năm 2017).

Trong bức tranh ấy, theo Nguyễn Duy Chính thì có thấy hình ảnh của quốc vương Quang Bình (nguyên văn ông viết: "trong đó có cảnh vua Quang Trung cùng vương công đón hoàng đế hồi loan." - hoàng đế ở đây là vua Càn Long).

Bác Chính thì sử dụng bản tranh in khắc gỗ mà có màu.

Cũng trang tranh đó, hiện tôi mới chỉ có tư liệu đen trắng (tranh in khắc gỗ nhưng không có màu). Xem trích đoạn ở dưới (tạm thời sử dụng "in khắc gỗ" ở đây, kiểm tra lại sau).

24/12/2017

Ông già Noel, ở chỗ chúng tôi, hiểu như là Ông Thọ

Hà Nội có một chỗ thờ Ông Thọ. Gọi là Đền Ông Thọ. Một học trò là cán bộ phường hướng dẫn mọi người tới chiêm bái. Em ấy nói vui lúc vượt dốc chỗ các làng Giáp Nhất hay Giáp Nhì: "Hôm nay chúng ta cùng đi thăm Ông già Noel".

Quả thật, lúc về Đền Ông Thọ, dân làng cũng bảo Ông Thọ, về hình dung, tựa như Ông già Noel. "Ở chỗ chúng tôi, cứ tạm hiểu như Ông già Noel".

12/12/2017

Du lãng dọc bãi sông Hồng, gặp thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của thượng thư Tôn Thất Quảng

Hồi ngày xưa, trong những lần du lãng Huế, đã nghe danh quan thượng thư Tôn Thất Quảng. Tức Bộ trưởng ngày nay. Ông là Bộ trưởng của cả hai bộ thời Bảo Đại, là Bộ Lễ nghi và Bộ Công.

Hình như rất ít người làm đồng thời Bộ trưởng của cả hai cái bộ như vậy.

Bây giờ, đi du lãng ở bãi sông Hồng vào dịp cuối năm, ngẫu nhiên phát hiện thủ bút của ông dâng lên Thánh Mẫu.

11/09/2017

Phiến đá hình sản phụ “lâm bồn” ở ngôi đền cầu tự nổi tiếng

Đền ở khu vực Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương).

Sắp tới, trên đường du lãng mạn bắc, chúng tôi dự tính sẽ viếng thăm ngôi đền. Lần này sẽ khảo sát kĩ hơn so với lần ghé thăm chớp nhoáng trước đây.

07/09/2017

Phạm Thị Hoài hồi ở Viện Sử, và kinh nghiệm học chữ Hán cuối 1980s

Hôm nay, ngày 7/9/2017, có việc, tôi có mặt ở Viện Sử học (đường Hàng Chuối, Hà Nội) trước 2 giờ chiều.

Xong việc thì khoảng 3 rưỡi. 

Bà chị kính yêu kéo và bảo vào phòng chị chút đã. Chị còn cẩn thận nói: phòng cũ của chị. Chúng tôi đi từ tầng ba xuống tầng hai. Mấy khi được gặp gỡ như vậy, nên chuyện giữa các thế hệ nối nhau, hết chuyện nay thì lại sang chuyện xưa.

22/06/2017

Cao Bằng ký lược (bản dịch Nguyễn Đức Toàn)

Dịch giả Nguyễn Đức Toàn đã tặng bạn đọc bốn phương một bản dịch tiếng Việt cho tác phẩm trọng yếu là Cao Bằng thực lục (đã đi ít hôm trước ở đâyở đây). 

Bây giờ, anh tặng tiếp bản dịch một tác phẩm quan trọng nữa, là Cao Bằng ký lược

13/06/2017

Về tư duy của người Việt qua sáng tạo chữ Nôm, góc nhìn đương đại (của Brian Wu)

Liên quan đến tư duy sáng tạo chữ Nôm, tôi đã bàn ở đâyở đây (trong hội thảo tháng 8 năm 2016). Bản đưa lên mạng của hội thảo đến hiện tại (tháng 6 năm 2017), mới chỉ là bản thoát cảo đầu tiên, chưa phải cuối cùng.

Khi nào có bản cuối cùng (đã chỉnh sửa nhiều so với bản đầu tiên vào tháng 8 năm 2016), thì sẽ bổ sung.

Trước tháng 8 năm 2016, đã nói nhanh ở đây (tháng 1/2015).

Bây giờ thì xem một bàn luận của một bạn tạm gọi là bình dân (có kiến thức về Hán Nôm). Đó là bạn Brian Wu - một người Việt đang sinh sống tại Hoa Kì.