Vào cuối tháng 7 năm 2020, điện Sùng Đức được chính thức khởi công. Giao Blog đã điểm tin sự kiện đáng nhớ đó, xem lại ở đây.
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải-Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải-Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
29/07/2020
Ngôi điện Sùng Đức của nhà Mạc, do chính Mạc Thái Tổ dựng năm 1527
Sử cũ chép rằng, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã nhận chiếu nhường ngôi của vua Thống Nguyên (tức Cung hoàng đế) nhà Lê mà lên ngôi hoàng đế, mở ra vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam.
Cùng năm ấy, vua Mạc đã lấy Hải Dương làm Dương Kinh, lập cung điện ở Cổ Trai (nằm trong Dương Kinh), truy tôn ông tổ 7 đời là Mạc Đĩnh Chi làm Kiến thủy Khâm minh Văn hoàng đế. Vua cũng xây dựng trên nền nhà cũ của Mạc Đĩnh Chi (tại xã Lũng Động/Long Động) một tòa điện gọi là "điện Sùng Đức". Điện nằm ở gần bờ sông. Lại cho đắp một gò cao ở gần đó để các quan trong triều tới lễ điện Sùng Đức (T2-p.81).
Ngôi điện Sùng Đức ấy hiện nay, vào năm 2020 này, đang được con cháu họ Mạc phục dựng.
13/06/2019
Giữa biển lửa nắng nóng, gặp anh em họ Trần (Nhuận Minh - Đăng Khoa) và cặp đôi
Hai anh em nhà bác Trần Đăng Khoa thì đã tạm đi nhanh ở đây, trong liên đới với quê hương Điền Trì phủ huyện Nam Sách (nay là xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách). Và từ lâu, cũng đã hình thành cặp đôi Trần Đăng Khoa - Hoàng Anh Sướng (ví dụ đọc ở đây).
Hôm nay, giữa cái nóng như phát cháy của Hà Nội, như dự kiến từ lúc đầu, đã gặp cặp anh em và cặp đôi nói trên.
30/05/2019
Chân dung một chính khách : ông Nguyễn Hữu Oanh qua trang viết Trần Nhuận Minh
Trong tủ sách gia đình, có một số sách chuyên sâu được đề tựa hay giới thiệu bởi ông Nguyễn Hữu Oanh - khi ông là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương. Sau này thì ông chuyển về công tác ở Ban Tôn giáo Chính phủ.
Khi cùng du lãng các nơi, nhất là xứ Thanh và các đền phủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là khi ông vừa nghỉ chế độ. Mình thú vị với việc ông có thể nói khá tỉ mỉ và hứng thú về vẻ đẹp của không gian thờ tự trong nhà người Việt cổ truyền vùng Bắc Bộ.
17/05/2019
Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) : nơi hiện phối thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ
Nhân vật chúng tôi quan tâm từ lâu là bà Nguyễn Thị Duệ - tương truyền là nữ tiến sĩ duy nhất thời quân chủ, được cả nhà Mạc (thời kì Cao Bằng) và nhà Lê Trịnh coi trọng.
Hiện bà được phối thờ trong văn miếu Mao Điền (từ năm 2002).
24/04/2019
Nhà in Việt Nam hồi thế kỉ 19 : hiệu "Hải Học Đường" của trấn thủ Trần Công Hiến ở Thành Đông (Hải Dương)
Vẫn thấy một số bản in khắc gỗ có ghi "Hải Học Đường", cũng nghe loáng thoáng "Hải Học Đường" ở chỗ này chỗ kia, nhưng quả thực là chưa rõ lắm về nội dung cụ thể của danh xưng ấy.
Theo nghiên cứu của Lưu Y Đức đã công bố mấy năm trước, thì tạm hiểu được rằng, đó là một nhà in sách ở vùng Hải Dương (tức Thành Đông hay Xứ Đông nhìn từ Hà Nội) do quan trấn thủ Trần Công Hiến sáng lập.
Hải Học Đường có thể ra đời vào thập niên 1810, thời vua Gia Long (bản thân Trần Công Hiến thì mất năm 1817, nên nhà in này hoạt động được khoảng 10 năm).
Mà ông quan trấn thủ ấy lại là người Quảng Ngãi, được triều đình nhà Nguyễn cử ra trông coi Thành Đông. Ông cũng tự trở thành người trông coi nhà in Hải Học Đường.
Sau này, Phạm Phú Thứ có dựng lại Hải Học Đường vào thập niên 1870 khi họ Phạm được cử giữ chức tổng đốc Hải Dương.
23/04/2019
Quê hương Nam Sách với dòng họ Trần (có Trần Tiến xưa, anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa nay)
Cụ Trần Tiến là một nhà văn thời xưa, tác giả của cuốn Đăng khoa lục sưu giảng. Đó là một cuốn sách thú vị, thường được trích dẫn trong các nghiên cứu về khoa cử hay nho sĩ thời trước (chẳng hạn, khi viết về Nguyễn Tông Quai 1693 - 1767 và học trò là Lê Quí Đôn, chúng tôi nhiều lần trích sách của cụ Trần).
Cụ Trần Tiến ấy, nghe nói có con cháu chính là anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa bây giờ. Đã thấy ảnh của Trần Đăng Khoa trong lần tế tổ gần đây. Và gần đây, Trần Nhuận Minh cũng đã viết bài về các cụ tổ, về từ đường dòng họ. Họ Trần ở Điền Trì này hình như có gốc từ họ Trần ở Lý Nhân - Hà Nam (có cụ tổ là Trần Bảo đỗ Tiến sĩ năm 1469 thời Lê Thánh Tông).
Học giả Nguyễn Đăng Na (của Đại học Sư phạm Hà Nội I ngày xưa) vào thập niên 1980, về Nam Sách để khảo sát về nhóm cụ Trần Tiến, thì đã gặp ngay ông thân của anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa (đọc nhanh về anh em văn sĩ họ Trần ở đây hay ở đây). Không nhầm thì ông thân tên là Trần Lâm (để kiểm tra lại sau)
Học giả Nguyễn Đăng Na (của Đại học Sư phạm Hà Nội I ngày xưa) vào thập niên 1980, về Nam Sách để khảo sát về nhóm cụ Trần Tiến, thì đã gặp ngay ông thân của anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa (đọc nhanh về anh em văn sĩ họ Trần ở đây hay ở đây). Không nhầm thì ông thân tên là Trần Lâm (để kiểm tra lại sau)
Nghe đâu, phải có ông thân của anh em văn sĩ Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa xuất hiện và mang chìa khóa ra, thì năm đó, dưới ánh đèn dầu, học giả Nguyễn Đăng Na mới được lần giở mà xem các cuốn sách cổ quí giá của dòng họ đựng trong hòm.
09/02/2019
Xuất hành đầu năm : ngang qua Bình Giang, đọc nhanh địa chí Kẻ Sặt
Chúng tôi chọn phương án đi theo hướng qua Hưng Yên rồi xuống Hải Dương. Một thử nghiệm vào chuyến xuất hành đầu năm, thay đổi cách đi quen thuộc xưa nay.
Rồi cứ thế mà xuôi đến Kẻ Sặt danh tiếng. Một vùng công giáo từng có thời gọi là "đạo ba toong" (đạo của cái gậy ba toong, chỉ thời các cha phương Tây mang tư tưởng khá cao mạn).
Kẻ Sặt ngày xưa đã thành ra thị trấn Kẻ Sặt (thuộc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Cũng không xa khu làng Mộ Trạch cũng danh tiếng không kém.
Mà đi ngang qua đó, hẳn cần đọc nhanh địa chí Kẻ Sặt.
26/09/2018
Nguyên chủ tịch nước : khai ấn và ban ấn đêm qua (16/8 âm lịch)
Ở Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Thấy các ông hưu quan, tiêu biểu là nguyên chủ tịch nước.
Cũng thấy các ông sắp hưu quan, tiêu biểu là đương kim tổng giám đốc VOV.
Thấy các ông hưu quan, tiêu biểu là nguyên chủ tịch nước.
Cũng thấy các ông sắp hưu quan, tiêu biểu là đương kim tổng giám đốc VOV.
25/08/2018
Nữ tiến sĩ duy nhất thời quân chủ Đại Việt : Nguyễn Thị Duệ ở Chí Linh (góc nhìn địa phương)
Một cái nhìn hiện tại từ địa phương Chí Linh về bà.
05/04/2018
Cậu L. ngoại cảm ở Tứ Kỳ, và sự kiện một phụ nữ tử vong
Cậu L. nổi tiếng trong giới ngoại cảm Đại Việt. Một số tờ báo viết tắt là "cậu L.". Nói cho rõ, thì là cậu Liên chuyên tìm mộ xưa nay.
Hôm trước đã nói nhanh về việc biển tên của cậu trong một di tích lịch sử ở Hải Phòng, đứng ngay bên cạnh các biển tên của các chính trị gia và học giả (đọc lại ở đây, tháng 12/2017). Sẽ đưa ảnh cụ thể ở một dịp khác.
Hôm trước đã nói nhanh về việc biển tên của cậu trong một di tích lịch sử ở Hải Phòng, đứng ngay bên cạnh các biển tên của các chính trị gia và học giả (đọc lại ở đây, tháng 12/2017). Sẽ đưa ảnh cụ thể ở một dịp khác.
Bây giờ là tin mới nhất.
04/04/2018
Kì tích chùa Giám (Nghiêm Quang thiền tự) ở huyện Cẩm Giàng
Chúng tôi chuẩn bị đi du lãng khu Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương), dừng chân ở nhiều điểm.
Sẽ ghé thăm chùa Giám.
24/12/2017
Đền thờ các vị nữ thần Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu (khu đền Cao ở Chí Linh)
Tục danh của bà là Vương Thị Liễu, tên hiệu trong văn khấn là Liễu Hoa Linh Ứng Công Chúa. Bà Vương Thị Đào thì là Đào Hoa Trinh Thuận Công Chúa.
Cụm di tích thờ đủ 5 vị thần cùng họ Vương gắn với cuộc chiến chống Tống của vua Lê Đại Hành. Trong 5 vị thì có 2 vị nữ, là Đào và Liễu, được thờ ở đền Cả.
Thông tin về ngôi đền có thể thấy trong đoạn tin dưới đây.
14/09/2017
Đất và người Chí Linh : tọa đàm hôm qua, ở ngôi đền cầu tự nổi tiếng
Hôm qua, 13 tháng 9, chúng tôi du lãng vùng Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Phần buổi sáng là tham dự tọa đàm được tổ chức trong khuôn viên ngôi đền cầu tự nổi tiếng vùng các tỉnh phía Bắc (đã giới thiệu nhanh hôm trước, ở đây).
11/09/2017
Phiến đá hình sản phụ “lâm bồn” ở ngôi đền cầu tự nổi tiếng
Đền ở khu vực Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương).
Sắp tới, trên đường du lãng mạn bắc, chúng tôi dự tính sẽ viếng thăm ngôi đền. Lần này sẽ khảo sát kĩ hơn so với lần ghé thăm chớp nhoáng trước đây.
27/06/2016
24/05/2016
Trần Đăng Khoa và em gái Trần Thúy Giang thời viết "Ngu xuẩn nhất nhì, Là tổng thống Mỹ"
Bài thơ viết năm 1969, đúng như thấy trong nguyên bản (bản in năm 1970) đã đưa hôm trước - xem lại ở đây.
03/11/2015
Chiếc điếu cày hút thuốc lào của Chúa Bầu
Sở dĩ gọi là chúa Bầu là vì tiểu triều đình của ông dũng tướng này (vốn là tướng cướp, rồi được triều đình nhà Lê phong tước cao) đóng tại thành Bầu. Mà thành Bầu thì ở trên gò Bầu. Có thể gọi là "vương quốc Bầu".
Tài liệu chính thức mình đã kiểm chứng, thì cái tên "Bầu" của ông chúa này đã được ghi vào văn bản vào năm 1626. Có thể xem là cái mốc sớm nhất.
Còn lại, thì chỉ một ít mảnh bia vỡ nham nhở.
09/04/2015
Bà Đoàn Thị Điểm là bà Điểm nào ?
Hôm trước, đã nhắc qua về tài tập cổ của bà Đoàn Thị Điểm (bà sử dụng lại một câu trong thơ của Lý Bạch để phóng tác ra cả bài). Đại khái là câu "Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung" (ở đây).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)