Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân-loại-học-lịch-sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân-loại-học-lịch-sử. Hiển thị tất cả bài đăng

19/05/2022

Một vụ phát giác tài liệu làm giả "vĩ đại" ở Nhật Bản

Hôm nay, đọc lại thầy Nakanishi và thầy Sato, nên điểm tin một vụ phát giác tài liệu làm giả "vĩ đại" gần đây. Đó là vụ "tư liệu Tsubai" nổi tiếng, vốn từ lâu được xem là tài liệu trọng yếu thời trung đại Nhật Bản, bao nhiều sách sử đã được viết dựa vào căn cứ này. Nhưng rồi, đến một ngày đẹp trời, anh bạn Babe đã phát giác: nó được làm như thật thôi, chứ thực ra là giả.

Mà giả lên tới vài trăm tư liệu.

Các nhà sử học trước đó đã dựa vào tài liệu giả để viết sách sử các loại thì giật thót mình, nhưng cứ gân cổ lên cãi cái đã ! Cãi chứ, vì trót viết từ lâu vậy rồi, biết làm sao !

Cứ nói giả dụ như bên Việt Nam, thì là có văn bản này của Nguyễn Hoàng, văn bản kia của Trịnh Kiểm, văn bản kia của Mạc Đăng Doanh, vân vân ! Cả làng cả nước tin là thật từ mấy trăm năm này rồi. Nhưng một ngày đẹp trời, được phát giác: tất cả được làm mới vào năm 1820. Đấy là ví dụ vậy.

Mà cũng là ví dụ nữa, cho rõ thêm: có mấy cái bản đồ từ lâu bảo nhau và tin tưởng hoàn toàn rằng đó là chính tay ông Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan vẽ ra. Sách giáo khoa các loại in cái bản đồ đó rồi. Tòa nhà quốc hội cũng in cái bản đồ vào tường rồi, vân vân,... Nhưng bây giờ, mới vỡ lẽ ra là nó mới được vẽ năm 1820 thôi. Đấy, vẫn là ví dụ vậy, cho dễ hiểu.

Rồi thêm nữa, có nhiều di sản văn hóa đã chỉ định rồi, có nhiều lễ hội đã trót phục dựng lại rồi, tất cả đều là do sử dụng tài liệu giả ! Bây giờ biết làm sao.

12/05/2022

Góc nhìn văn hóa sử : sự thực lịch sử và sự thể hiện của nghệ thuật về lịch sử ấy - tranh Điện Biên Phủ 2022

Vừa rồi có sự kiện bà Phi Yến ở Côn Đảo (xem ở đây), cung cấp một trường hợp khá thú vị cho góc nhìn văn hóa sử của tôi. Thế rồi, sang tháng Năm này, trong liên quan đến kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng Năm năm 1954), thì sự kiện tranh Điện Biên Phủ 2022 lại cung cấp một trường hợp thú vị nữa.

12/07/2021

Dịch bệnh và nhân loại từ góc nhìn văn hóa sử : Việc chủng đậu ở Nhật Bản năm 1790

Chủ đề về dịch bệnh và nhân loại từ góc nhìn văn hóa sử, thì tháng 9 năm 2020, tôi đã nói về trường hợp Việt Nam chống dịch Covid-19 (tính đến lúc đó). Xem lại ở đây. Bây giờ, tình hình của Việt Nam đã có nhiều thay đổi rồi. Chủ trương "5K" của thời điểm tháng 9/2020 đã được thay bằng "5K cộng vắc-xin", xem cụ thể ở đây.

28/10/2019

Vừa rất truyền thống vừa rất hiện đại : nghe Prof. Mikael Adolphson của nước Anh trò chuyện về văn hóa Nhật Bản

Mình du lãng ở Anh nhiều năm về trước. Lúc ấy, xuất phát đi từ Tokyo, nên sang Anh là ngắm nhà ga tàu điện, trường đại học, bảo tàng, chợ điện tử, hiệu sách,... của Luân Đôn là dưới hai nhãn quan đan lồng vào nhau: một người Việt Nam thuần túy, một người đang ở Nhật Bản lâu dài.

Hồi ấy, có một buổi trao đổi dài, hết cả sáng kéo đến tầm trưa với một nhà nghiên cứu Nhật Bản người Anh ở Đại học Luân Đôn. Trao đổi của hai người cùng nghiên cứu về Nhật Bản, một từ góc nhìn lịch sử và một từ góc nhìn nhân loại học lịch sử. Ông bạn vong niên lúc ấy là Giáo sư và đang hướng dẫn luận văn tiến sĩ cho một Phó Giáo sư người Nhật đến ngắn hạn từ Nhật Bản và viết về đề tài Nhật Bản (ở Nhật Bản, nhiều khi đã là đại giáo sư, đã rất nổi tiếng với những công trình được đánh gia cao, nhưng mới bố trí được thời gian đi làm luận văn tiến sĩ --- ví dụ cô Yamamoto, đọc lại ở đây, tin của năm 2017).

Bây giờ là nghe một Giáo sư khác của nước Anh bàn luận. Rõ ràng là người Anh rất "mê" văn hóa Nhật Bản.

01/02/2019

Nghe giảng và đi giảng những ngày áp Tết (tháng 1 năm 2019)

Ở vai trò nghe giảng thì thú vị, áp Tết, ông thầy vốn dân Triết đưa ra nhiều tâm sự. Đời đi học và đời đi làm của ông. Ông kể, đại khái: hồi chuẩn bị sang Nga để du học, thì người bé tí, chưa được 40 cân, nên bà mẹ phải lặn lội từ quê nhà lên gặp thẳng cụ Tạ Quang Bửu để xin cho thôi đi Nga mà ở nhà học ! Được toại nguyện. Ông học đâu bên ngành tự nhiên, rồi sau sang Triết học.

31/12/2018

Phát hiện sau mấy chục năm : về sắc phong năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa (bài in chốt lại năm 2018)

Chắc là bài cuối cùng của năm 2018 rồi, vì hôm nay đã là 31 tháng 12.

phần 1 của một bài dài (bản thảo tới khoảng gần 80 trang A4; phần 1 chạy từ trang 24 đến trang 55).

Mấy chục năm, là tính từ năm 1993 với những đợt khảo sát đầu tiên về Phủ Tây Hồ ở Hà Nội (quãng các năm 1992-1993, đã đi kỉ niệm một lần năm 1993 ở đây).

Còn du lãng khu Phủ Giầy thì từ xửa xửa, lúc còn ở tuổi mười (10s).

02/11/2018

Bài mới vừa ra : "Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt nhìn từ văn hóa khu vực: Di sản chữ Nôm trong so sánh đương đại"

Tôi cũng chưa nhận tạp chí. Mới chỉ biết là vừa ra lò.

Đăng trên số 3 năm 2018 của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.

Khi nào nhận được bản in chính thức, sẽ bổ sung.

Lẽ ra đã in trong số 2 năm 2018, nhưng do lỗi liên lạc giữa hai bên, nên bị muộn lại (lỗi xảy ra bất ngờ đến khó tin, nhưng đã thành ra một kỉ niệm thú vị và đáng nhớ). 

11/08/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : niềm vui khi thấy những mảnh phiên bản, mà biết rõ gốc của chúng

Đây là một ví dụ cụ thể mà vừa có được vào chính hôm nay, Thứ Bảy ngày 11/8/2018. Lí luận đều bắt đầu từ các ví dụ cụ thể như thế này.

Về bản nguyên gốc, tức nguyên bản của các mảnh phiên bản qua không gian và thời gian, thì tôi đã phát biểu thành bài viết học thuật, đã cho công bố. Ví dụ, xem trực tuyến thì thấy ở đây (số 3số 4 năm 2017).

11/01/2018

"Lévi-Strauss và Emmanuel Todd" (buổi giảng cuối cùng của thầy Shirakawa)

Đến tháng 3 năm nay, thầy Shirakawa - Giáo sư Nhân loại học Văn hóa & Văn hóa Dân gian - của Fukudai sẽ đủ 65 tuổi và về hưu.

Theo thông lệ của đại học ở Nhật Bản, thường sẽ có một buổi giảng cuối cùng của giáo viên chuẩn bị đến ngày về hưu. Buổi giảng cuối cùng của thầy Shirakawa đã diễn ra vào buổi sáng ngày hôm nay, Thứ Năm ngày 11/1/2018, tại phòng học tầng 8 thuộc nhà số 8 trong khuôn viên đại học.

06/01/2015

Sách mới vừa ra : Nhân loại học và Lịch sử

Vừa nhận được tin báo, của phía nhà xuất bản (Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc). Mới thấy bìa trước, bìa sau, mục lục, và giá bán. Sách song ngữ Trung - Nhật.