Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-Hán-Nôm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-Hán-Nôm. Hiển thị tất cả bài đăng

15/01/2024

Trở về đền Gióng ở xã Phù Đổng sau nhiều năm

Bắt đầu là câu chuyện từ hồi còn niên hiệu Bình Thành.

Đến tháng 3 năm Bình Thành 12 (tức năm 2000) thì một báo cáo chung được chế bản. Tính từ năm 2000 đến nay, là đã hơn 20 năm.

Quan tâm của mình, bây giờ, cùng vấn đề Gióng/Phù Đổng, còn là chùa Kiến Sơ (gần đây, có một số gợi ý nói về chùa này trong liên quan đến sư Khương Tăng Hội - người mà vào thế kỉ III đã từ Giao Châu lên kinh đô nhà Ngô để giảng kinh Phật; có thể tạm xem ở đây).

13/11/2023

Tư liệu Phủ Giầy : sắc phong 1683 (Chính Hòa 4) ở tháng 11 năm 2023

Đã khoảng nửa năm, tính từ tháng 4 năm 2023 (xem bài ở phần bổ sung), nhóm ông Nguyễn Xuân Diện liên tục lên tiếng trong không gian mạng về tư liệu Phủ Giầy Nam Định. Về mặt học thuật, nhóm này cơ bản là tung hỏa mù để hòng đánh lừa dư luận, những người không có kiến thức chuyên ngành sâu sắc dễ bị tin theo những lời thêu dệt.

Đến ngày 13/11/2023, trên trang Fb của mình, với tư cách học giả, ông Nguyễn Xuân Diện (từ đây viết tắt là NXD) vừa đưa bài có tính học thuật nhất sau nửa năm, mà là phản biện về đạo sắc phong 1683 hiện đang bảo quản tại dòng họ Trần Lê (Phủ Nội thuộc quần thể Phủ Giầy Nam Định). Đầu tiên, tôi đưa toàn văn bài viết đó về lưu trên Giao Blog.

Về mặt học thuật, bài phản biện của NXD thất bại toàn tập. Một bài viết của tôi, trong hệ thống bài đang triển khai nhiều năm qua về tư liệu Phủ Giầy Nam Định - Phủ Giầy Sài Gòn, đăng tải trên tạp chí học thuật và sách học thuật vào thời gian tới đây sẽ cung cấp những căn cứ để cho thấy tất cá luận điện mà NXD đưa ra bị bẻ gãy như thế nào. NXD chỉ biết có 0.1, chưa từng khảo sát trực tiếp (ngôn ngữ bình dân là "sờ tay vào") đạo sắc phong 1683, mà dám nói 100, thì đã biết kết quả ra sao.

21/10/2023

Số hóa để phát huy giá trị di sản Hán Nôm - chương trình thác bản văn bia của Brian Wu

Bạn Brian Wu - một Việt kiều (đúng hơn là người Việt gốc Hoa) đang ở Mĩ - mình chưa từng gặp, chưa từng liên lạc, nhưng có để ý đến các việc làm của bạn ấy liên quan đến học thuật Việt Nam mà đặc biệt là mảng Hán Nôm (có thể đọc lại ở đây hay ở đây).

Những năm gần đây, thấy bạn ấy đã xây dựng gia đình với một "cô gái Hán Nôm" (cách gọi của bạn ấy).

Cũng những năm gần đây, thấy bạn ấp ủ và thực hiện dần một chương trình số hóa để phát huy giá trị di sản Hán Nôm. Đáng kể sắp tới là số hóa thác bản văn bia (dựa trên các bộ biên mục và ấn ảnh thác bản văn bia đã xuất bản).

12/07/2023

Chúng tôi du lãng xứ Đoài - có chiêm ngưỡng công việc trùng san kinh Phật theo lối cổ

Công việc trùng san kinh Phật theo lối cổ thật kì công: ván khắc là gỗ thị, người khắc chữ phải bỏ cả tháng trời mới được một tấm ván (kích thước chỉ nhỉnh hơn tờ A4 một chút, khắc chữ Hán Nôm ở hai mặt).

26/03/2023

Thái tổ Thái tông nhà Mạc bình thản cho "dựng lại" và "dựng mới" bia đề danh tiến sĩ của khoa thi nhà Lê trong Văn Miếu

Đại khái là có một câu chuyện vẻ như rất bình dị, nhưng thật ra không bình dị !

Các tâm bia ấy vẫn được bảo lưu tốt trong vườn bia của Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) hiện nay.

Có những cách gọi như sau trong học giới Việt Nam đối với văn bia:

- truy dựng,

- truy lập,

- trùng lập (dựng lại),

- lập (dựng mới).

Một nước văn hiến cả ngàn năm, sản sinh ra hàng vạn tiến sĩ và hàng chục vạn cử nhân nho học (chưa tính bậc thấp hơn), nhưng rất lạ ở điểm sau: không có bản chép toàn bộ bia Văn Miếu (Hà Nội) cho đến khi chúng bị hao mòn, đổ sập một số vào nửa đầu thế kỉ XIX. Nhà nước bỏ bê, không cho người sao chép. Các trường học và bản thân các nhà khoa bảng cũng không có thời gian đến sao chép ư ?

Hay là có bản chép nằm ở đâu mà nay chúng ta chưa phát hiện ra ? Ai có thông tin hữu ích, mong hãy chia sẻ.

Bây giờ, cơ bản vẫn phải dựa vào thác bản do người Pháp chỉ đạo thực hiện đầu thế kỉ XX (sau khi đã có những hư hại đáng tiếc, nhiều tấm bia đã mất luôn). Tại hiện trường thì chỉ còn lại 82 bia.

Liên quan đến việc vua Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh cho dựng lại và dựng mới bia đề danh tiến sĩ của các khoa thi do triều Lê tổ chức, thì mở đầu là một bài viết cũ của học giả Nguyễn Hữu Mùi.

05/12/2022

"Làm mới sắc phong" tháng 12 năm 2022 : hoàn trả sắc phong cho thôn Đào ở thành phố Phủ Lý

Lễ giao nhận được thực hiện vào Chủ Nhật ngày 4 tháng 12 năm 2022. Nhà văn Nguyễn Thế Vinh thay mặt nhóm nhân sĩ Hà Đông (nhà thơ Nguyễn Quang Thiều) trao lại 2 đạo sắc phong cho thôn Đào.

Nhận lời mời của nhà văn Nguyễn Thế Vinh, tôi đã có kế hoạch về Phủ Lý. Nhưng cuối cùng đành lỗi hẹn do mắc việc đột xuất.

12/09/2022

Trông lên Cao Bằng hồi thập niên 1700s : 10 cảnh đẹp qua thơ Nôm của Đinh Nho Hoàn (1670-1716)

Đinh Nho Hoàn từng làm đốc trấn Cao Bằng trong khoảng 6 năm (1704-1710).

Về Đinh Nho Hoàn, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (tháng 12/2015) hay ở đây (tháng 1/2021).

Từ rất lâu, tôi đã chú ý đến 10 bài thơ Nôm rất thú vị của Đinh Nho Hoàn, gọi là "Cao Bằng thập thủ" (mười cảnh đẹp của Cao Bằng). Trên Giao Blog thời Yahoo, vào ngày 3/9/2011, tôi đã đăng lại một bài viết về "Cao Bằng thập thủ" của học giả Nguyễn Thị Lâm (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) trên Thông báo Hán Nôm năm 2004. 

Giao Blog thời Yahoo không còn truy cập được nữa (bản lưu trên wordpress cũng không hiện thị tốt, lại cũng khó tìm), nên nay đăng lại ở đây.

02/07/2022

Câu chuyện làm mới sắc phong - trường hợp làng Giàn (Trung Kính) thuộc quận Cầu Giấy hiện nay

Về làng Giàn ở Hà Nội, thì trên Giao Blog, có thể đọc những mẩu chuyện thú vị do chính người làng Giàn là bác Trần Minh Hải đang viết dần, ở đây.

Về câu chuyện làm mới sắc phong trong thời gian gần đây của làng Giàn, thì cũng bắt đầu từ những ghi chép của bác Trần Minh Hải.

Bác Hải kể về cụ Nguyễn Khánh Bình người làng Giàn bắt đầu học Hán Nôm từ sau khi về hưu đến nay (hiện là U80). Cụ Bình theo học rất nhiều lớp Hán Nôm khác nhau, rồi hiện nay lại mở các lớp hướng dẫn học Hán Nôm tại làng Giàn và tại tư gia. Cụ rất kì công trong việc phục chế các đạo sắc phong của làng mình (đi tới làng chuyên làm giấy sắc phong để nhờ làm giấy; nhờ các vị thư pháp hiện đại, như Trịnh Tuấn - hiện đã đổi sang bút hiệu là Chu Giang Phong - viết chữ cho,...).

29/03/2022

Sắc phong ngụy tạo ở đầu thế kỉ XXI : trường hợp VTV và nhân vật Nguyễn Hữu Mạnh

Sự kiện này đã được phát giác bằng giờ năm ngoái (năm 2021), tức là một năm đã trôi qua. Truyền hình quốc gia VTV đã phạm lỗi về kiến thức mà đi quảng bá cho một nhân vật chuyên chế tác tài liệu giả để lừa bán với giá rất cao cho các làng quê hiện nay.

Cảnh báo thì đã có từ năm 2020 (đọc ở đây).

Sau một năm, tựa như VTV không có một hành đồng chính thức nào. Sự kiện này, theo tôi, nhóm tố cáo có thể gửi đơn lên các cơ quan thanh tra. Không xử lí dứt điểm sự kiện này, của VTV, và của nhân vật chuyên lừa bịp, thì hệ lụy sẽ kéo dài, vì theo nhóm tố cáo vừa cho biết là: "Đáng buồn nữa là chính những nạn nhân giờ đang ngậm bồ hòn. Tất cả vì sự xấu hổ với làng xóm mà đang tâm công nhận cho làng phụng thờ thánh giả. Có vị là cựu chủ tịch xã, con là bí thư đoàn thanh niên một xã ở Hưng Yên thậm chí còn phản dame cho rằng chúng tôi vu khống Nguyễn Hữu Mạnh và chỉ tin VTV1".

15/06/2021

Lại bị trộm cổ vật : phá két lấy trọn 40 đạo sắc phong ở Dị Nậu (Tam Nông, Phú Thọ)

Nhiều năm nay, vùng Vĩnh Phúc và Phú Thọ rất hay bị trộm cổ vật. Chẳng hạn vụ lớn lần trước thì xem lại ở đây.

Tháng 6 năm 2021 là vụ trộm toàn bộ sắc phong của một ngôi đền cổ tại Dị Nậu. Kẻ trộm đã phá két sắt vào khoảng thời gian cả nước đi bầu cử "3 trong 1".

06/12/2020

Mạnh tay để dẹp "làm giả", "phục chế" sắc phong Hán Nôm hiện nay : cần áp dụng chế tài hình sự

Nói kết luận trước, thì như sau: hiện nay phong trào phục chế sắc phong đang nở rộ ở các nơi. Phục chế là một từ hoa mĩ, còn thực chất, chính là đang làm giả sắc phong, tức là chế tác sắc phong giả. Cần phải có chế tài hình sự đối với loại hình sản xuất hàng giả núp dưới bóng phục chế sản phẩm văn hóa truyền thống này.

Nói cho rõ: nên áp dụng theo khung luật hình sự với với các cá nhân đang làm giả sắc phong. Các cá nhân này cần bị trừng trị bởi pháp luật, hệt như với các tội danh làm hàng giả khác (thuốc giả, hàng hiệu giả, bằng cấp giả,...).

Kết luận được nói trước như vậy.

09/04/2019

Đêm nay mùng 5 tháng Ba rước đuốc ở Phủ Giầy : đưa toàn văn bài về nguyên vật sắc phong năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa

Đang là hội Phủ Giầy. Chương trình tổng thể đọc ở đây.

Đêm mùng 5 tháng Ba, tức đêm nay (dương lịch là ngày 9/4/2019, Thứ Ba), là đêm rước đuốc hoành tráng với khoảng 1500 lực sĩ rước 1500 ngọn đuốc. Sáng mai sẽ là lễ rước thỉnh kinh. Năm ngoái, năm 2018, thì đêm rước đuốc khá thú vị, xem lại ở đây.

Nhân dịp này, Giao Blog đưa toàn văn một bài viết học thuật về sắc phong nguyên vật năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa. Đây cũng là bài viết học thuật mới nhất về chủ đề hệ thần Liễu Hạnh vừa xuất bản.

16/02/2019

Mĩ thuật Việt Nam : bia Văn Miếu Hà Nội dưới góc nhìn của nhóm Trần Hậu Yên Thế

Gần đây, gặp Trần Hậu Yên Thế, có nhắc về chuyến tàu liên vận quốc tế Bắc Kinh - Hà Nội khoảng 20 năm về trước. Thế vẫn nhớ rất rõ. Chuyến đó chúng tôi du lãng Bắc Kinh về, ngẫu nhiên gặp lưu học sinh họ Trần cũng về Hà Nội nghỉ hè gì đó. Trong khoang xe lửa có mấy vị Việt Nam sau: một Giáo sư Dân tộc học ở Nam Bộ, hai bà buôn chuyến sang Nga (các bà có hộ chiếu Ba Lan và hộ chiếu Việt Nam), hai lưu học sinh Trung Quốc (bản thân hai vị ngẫu nhiên gặp mà không phải cùng trường, trong đó có một người là Thế), và tôi. 

Đấy là lần gặp đầu tiên.

Lần ấy, vị Giáo sư Dân tộc học bất ngờ với việc người Trung Quốc khá ưa chuộng nước hoa Sài Gòn. Đến mức, ông tính mua một lọ trên tàu liên vận năm ấy.

24/12/2018

Người Trung Quốc đang in và đọc sử Việt một cách hệ thống (bài Phạm Hoàng Quân)

Quả thực, các học giả Trung Quốc và Đài Loan không chỉ đọc sử liệu của Việt Nam một cách hệ thống, mà phải mở rộng ra là "tư liệu Việt Nam".

Bây giờ, động bút gì, đều vào ngó xem bản hiệu khảo của các học giả ấy đã làm gì. Vẫn còn rất nhiều lỗi, nhưng về cơ bản hơn hẳn đọc bản dịch tiếng Việt chay.

05/12/2018

Học giả họ Bùi : là Bùi Huy Bích hay Bùi Duy Tân ?

Ghi một câu hỏi vậy, để bây giờ, sẽ bắt đầu tìm câu trả lời.

Về nho sĩ lừng danh Bùi Huy Bích và quê hương của Ông Thọ, ngay gần Hà Nội, thì đã đi nhanh một mẩu ngắn ở đây (tháng 12 năm 2017).

Còn Bùi Duy Tân là thầy Bùi Duy Tân của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (tên trước đây). Thầy Tân và đương kim Tổng Bí thư - Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đều có chung một người thầy là cụ Đinh Gia Khánh. Cụ Đinh Gia Khánh là lớp nhà giáo mở đường của Khoa Ngữ văn ngày trước, nên học trò của cụ rất đông. Lứa chúng tôi là gần như cuối cùng (những buổi giảng cuối cùng của thầy khoảng các năm 1996-1997, lúc đó cụ đã yếu chân nên nhiều khi học trò phải cõng thầy từ tầng 1 lên tầng 4). Về thầy Đinh Gia Khánh thì đã đi nhanh một mẩu ở đây.

30/11/2018

Bài văn chầu Mẫu Liễu viết bằng chữ Nôm (Kiều Oánh Mậu soạn và cho in năm 1910)

Bản giới thiệu và phiên âm chữ Nôm của bạn Lương Thị Thu (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) vào năm 2010.

Thật ra, đã có một số bản phiên âm trước năm 2010. Đoạn thơ Nôm thể song thất lục bát ấy nằm trong cuốn sách để đời của họ Kiều, là Tiên phả dịch lục. Ví dụ đọc ở đây hay ở đây.