Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tứ-pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tứ-pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

02/05/2020

Về hệ thống Tứ Pháp (quan điểm của nhóm Bách Việt trùng cửu)

Có nhiều điểm chung trong quan điểm của nhóm này với nghiên cứu của tôi (có thể đọc bài mới xuất bản của tôi về thế giới quan Phật giáo Mật tông, ở đây).

Bách Việt trùng cửu là một nhóm học thuật mở, làm việc cần mẫn, bám sát thực địa và luận giải được tư liệu viết. 

20/12/2019

Mùa giải thưởng 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam

Có 58 công trình được nhận giải thưởng năm 2019 (ngoài ra, còn có 3 công trình nhận tặng phẩm). Lễ trao giải đã diễn ra sáng nay, Thứ Sáu ngày 20/12, tại Hà Nội.

Năm nay, không có giải Nhất. Đạt giải cao nhất là hai giải Nhì A (một của tác giả Triều Nguyên; một của nhóm tác giả Chu Xuân Giao).

Như vậy là công trình về hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ của chúng tôi (thực hiện trong các năm 2016-2019) đạt giải Nhì A.

13/05/2019

Tứ Pháp vốn không phải là các bà, tức các nữ thần (bài Bách Việt)

Một mường tượng khá thú vị của bác Bách Việt. Vẫn với lỗi nghĩ, lối cảm và lối viết quen thuộc.

Bác có thể đặt ra một hướng đi đúng. Một hướng tìm của chúng tôi, cũng chung một hướng véc-tơ với mường tượng của bác. Hướng đó của chúng tôi đã cụ thể hóa thành bài học thuật từ trước rồi, sẽ đưa lên Giao Blog khi có điều kiện.

Nhưng sự phân tích của bác thì cơ bản là còn chưa đạt. Tư liệu thì nhầm lẫn. Nhưng không sao. Căn bản là nghĩ kiểu "bách việt trùng cửu". 

21/03/2018

Du lãng ngoại thành, phát hiện quốc hiệu "Việt Nam" năm 1681

Đợt trước, đã phát biểu chính thức về quốc hiệu "Nam Việt" hay "Việt Nam" thuộc thời kì nhà Mạc ở Cao Bằng, gắn với chuông Đà Quận năm 1611 (đã đi cụ thể ở đâyở đây, và ở đây, ở đây). Không phải đợi đến nhà Nguyễn sau này mới có tên "Việt Nam".

Hôm nay, chúng tôi tranh thủ đi ra ngoại thành. Chỉ là ngoại thành mà thôi. Dự một lễ hội ở chùa làng.

Một ngôi chùa khác trong làng, tức ngôi không có lễ hội vào hôm nay, thì lại có một tư liệu thú vị vừa được phát hiện. Đó là: trên tư liệu mang niên đại 1681 (năm Chính Hòa thứ 2 thời Lê Trung Hưng), chúng tôi thấy rất rõ quốc hiệu VIỆT NAM. May là vào đúng dịp trùng tu, tư liệu được đưa xuống dưới, thì mới có cơ hội xem một cách kĩ lưỡng và dễ dàng.

17/01/2018

Tấm bia đá mang niên đại cổ nhất Việt Nam ở huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh)

Niên đại đang được xem là thế kỉ 4.

Di vật tìm thấy gần đây ở huyện Thuận Thành - một địa bàn đặc biệt quan trọng, nơi còn thấy các di tích liên quan đến Sĩ Nhiếp và xung quanh thời điểm đó. Cũng liên quan với Sĩ Nhiếp (Nam Giao học tổ) là hệ thống Tứ Pháp.

Tấm bia này thì liên quan tới nhân vật Đào Hoàng - người Hán được cử tới làm quan ở Giao Châu.

20/05/2013

Khi Hà Nội sốt 40 độ : đi chùa Dâu ở Bắc Ninh cầu mưa

Lời dẫn: Chúng tôi đi sang chùa Dâu ở Bắc Ninh giữa cái nóng trên cả 40 độ. Qua bộ lạc Trâu (nay gọi Trâu Quỳ) thì vào bộ lạc Dâu (nay gọi là Siêu Loại hay Thuận Thành). Đây là ngôi chùa nổi tiếng từ đầu công nguyên, đích thực mật tông và chuyên ăn lộc vua để trì trú xin trời mưa lúc hạn hán.