Về thánh Láng, liên quan đến chùa Láng và những di tích xung quanh (chùa Nền, chùa Thưa, đền Vĩnh Bảo đài,...) trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.
Home
07/07/2023
Trở lại với đền Quán Đôi và những thứ liên quan đến nhóm Cao Biền
06/03/2023
Cập nhật tình hình xử lí thuộc hạ của Cao Biền (thánh vật sông Tô Lịch)
07/07/2022
Dòng sông Tô Lịch trong dự án tổng thể 2022 của công ty JVE ("trên công viên, dưới hầm ngầm")
Ngày hôm nay (Thứ Năm ngày 7/7/2022), công ty JVE tổ chức một hội thảo mang tính ra mắt chính thức và quảng bá cho dự án tổng thể. Tôi có tới tham dự từ lúc 15h (muộn lại khoảng 1 tiếng do vướng việc khác).
Tin tức cũ của mấy năm trước, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.
Tôi muôn tóm gọn dự án tổng thể này bằng câu sau:"Trên công viên, dưới hầm ngầm".
Cụ thể hơn thì là: "trên là công viên lịch sử văn hóa, dưới là hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm". Ở phần công viên, thì có thiết kế một quảng trường Thăng Long Tứ Trấn và một quảng trưởng Tứ Bất Tử.
06/06/2022
Phố biến thành sông : Hà Lội đúng 70 năm trước (loạt ảnh tháng 8 năm 1952)
Hà Lội, cái tên rất dễ hiểu, đâu phải chơi chữ, mà là sự thực vậy.
Đầu mùa hè năm 2022, chúng ta thêm một lần chứng kiến Hà Lội.
Năm 2008 thì Hà Lội kéo dài cả tuần. Năm 2018 thì xem ở đây.
Cách nay 70 năm, vào mùa hè năm 1952, Hà Lội cũng đã là Hà Lội rồi.
11/12/2021
Sông Tô Lịch và ao hồ Hà Nội trong vụ án tham nhũng Nguyễn Đức Chung
Tại tòa, ông Nguyễn Đức Chung (nguyên Giám đốc Sở Công an Hà Nội, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội), có nói: "tâm tư đắm đuối với xử lý ô nhiễm vì sông hồ ở Hà Nội hôi thối vô cùng".
Ý ông là: sông hồ Hà Nội đang hôi thối lắm, là do ô nhiễm nặng bao lâu nay; với tư cách người đứng đầu cơ quan hành chính của Hà Nội, bản thân ông ông đã dốc sức dốc tâm cho việc xử lí ô nhiễm, mong sông hồ Hà Nội trở lại thơm tho.
Ông Chung có bằng Tiến sĩ Luật học (xem lại ở đây và ở đây về quang cảnh ông bảo vệ luận án Tiến sĩ khi đương chức lớn), bởi vậy, ông có thể tự tin tự bào chữa cho mình. Gia đình cũng đã huy động tới 5 luật sư bào chữa cho ông.
Đọc kĩ các lời tự bào chữa của ông Chung mà báo chí chính thông đăng tải, thì thấy: tự chúng đã mâu thuẫn với nhau rồi.
25/11/2021
Sông Tô Lịch ở thời điểm cuối năm 2021 (nhìn lại các dự án cải tạo)
Tiếp theo là hai bài của VOV và trang Kinh tế môi trường.
23/11/2021
Tháng 2 năm 1979 : người Hoa ở Hà Nội lên án bánh trướng Bắc Kinh và có tham gia cải tạo sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm từ trước năm 1954.
Sau khi tiếp quản thu đô năm 1954, trong các thập niên 1950 - 1960 - 1970, chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt thực hiện việc cải tạo sông Tô Lịch.
15/10/2021
Sông Tô Lịch giữa thế kỉ XIX (khi chưa bị người Pháp lấp một đoạn) qua thơ Vũ Tông Phan (1800 - 1851)
Lúc đó sông Tô Lịch còn thông ra với sông Hồng. Khu vực phố Nguyễn Siêu và Ngõ Gạch ngày nay vốn là thuộc dòng sông Tô, từ đó sông Tô vươn ra gặp sông Hồng.
Sau này, người Pháp chiếm Hà Nội rồi lấp một phần sông Tô Lịch (cụ thể thì đọc trong một bài học thuật tôi đã viết về đền Cổ Lương nhiều năm trước, xem lại ở đây).
Đại khái người Pháp đã cho lấp sông Tô để làm đường là bắt đầu từ năm 1889.
14/08/2021
Lò vẫn nóng ran giữa đại dịch : cựu tổng đốc Hà Nội chăm lo sân nhà, cán bộ cốt cán "đi xem đất"
Việc thay cây Hà Nội năm 2015, rồi kết quả một phần của "cây báo oán" (theo cách nói của dân gian) là thấy được vào năm 2021 này. Đang cập nhật trên Giao Blog ở đây.
Bây giờ là cập nhật các ca làm nóng lò giữa đại dịch covid-19.
Ca thứ nhất là việc cơ quan điều tra đã xác định cựu tổng đốc Hà Nội (theo cách nói vui của dân gian) Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua vật tư công qua công ti gia đình để trục lợi mấy chục tỉ đồng. Đây là điển hình cho hiện tượng "lấy của công biến thành của tư" (dĩ công vi tư) thấy ở rất nhiều nơi hiện nay.
Xưa thì là "chí công vô tư", còn nay, thì lại thành ra "dĩ công vi tư". Hồi còn nhỏ, tôi vẫn thấy dòng chữ chí công vô tư viết trang trọng ở các nơi (kho hợp tác xã, ủy ban nhân dân, trường học, bệnh viện,...). Có nhiều chỗ còn đắp chữ nổi, ai đi qua đều thấy rõ. Lâu rồi, thấy vắng bóng.
Để thực hiện dĩ công vi tư, ông Nguyễn Đức Chung đã sử dụng nhiều thủ pháp tinh vi, xảo quyệt. Ví dụ: dùng lệnh miệng (mà lệnh miệng thì trái với văn bản chính thức do chính ông đã phát hành), bố trí để đổ tội cho người khác,...
Ca thứ hai là một cặp cán bộ đi khám điền thổ, tức "đi xem đất", ở giữa đại dịch.
18/05/2021
Đền Quán Đôi bên bờ sông Tô Lịch, và câu chuyện trấn yểm Cao Biền
Đền Quán Đôi thuộc phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy ngày nay. Đền nằm ngay bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nhìn ra khu vực được xem là có trấn yểm của Cao Biền ngày trước.
Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh ngôi đền và khu vực xung quanh.
07/12/2020
Làng hóa phố ở Hà Nội : về làng Giàn (Trung Kính), qua ghi chép của người làng Trần Minh Hải
Gần đây, trên Fb xuất hiện loạt ghi chép rất thú vị của bác Trần Minh Hải về chính ngôi làng của bác - đó là làng Giàn (Trung Kính) ở bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nay thuộc quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội.
Bác viết theo lối tự truyện, chỉ cần kể những chuyện cũ chuyện mới về chính ngôi làng của mình, gia đình mình, họ tộc mình, bạn bè mình,...là thành một chuỗi ghi chép rất thú vị.
17/09/2020
Dự án đặc biệt : cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh”
20/08/2020
Dòng sông Tô Lịch trước nguy cơ tận diệt bằng "cống hóa" ("sử học" vs "cống hóa học")
17/06/2020
Làm sạch sông Tô Lịch : cập nhật đến mùa hè 2020
Nhưng chỉ đợi đến sáng nay, ngày 17/6/2020, thì JVE đã lên tiếng là họ không bỏ cuộc !
20/03/2020
Giữa đại dịch toàn cầu, võ sư Huỳnh tiễn thần ôn Cô Vy về Vũ Hán !
Ông cũng từng tiễn Quan Công về lại Trung Quốc vào năm 2017 (xem lại ở đây).
3. Võ sư tâm sự thủ thỉ với đệ tử của Cao Biền, lại cũng trò truyện lí lẽ với thần ôn Cô Vy. Không nghi ngờ gì nữa, đó cũng chính là một nét đẹp của Đạo giáo - một kĩ thuật và cũng là một phép thuật của Đạo giáo có gốc từ Trung Hoa (chỗ này, phải có kiến thức về Đạo giáo Trung Hoa mới hiểu được).