Chuẩn bị viết từ rất lâu, bắt đầu từ thời kì du lãng Cao Bằng từ giữa thập niên 1990. Liên tục nhiều năm ở thập niên đó. Cao Bằng là miền quê hương nơi biên viễn.
Home
04/12/2024
LONG PHI và LONG TẬP gắn với năm 1611 của vua Càn Thống ở Cao Bằng
20/11/2024
Lê Quý Đôn (1726-1784) với Phật giáo - chùa Phúc Khánh (Thái Bình) và các chùa khác
Có một giới thiệu từ năm 2016 của nhà báo Quang Viện. Bài này được đưa lên đầu tiên.
Chùa Phúc Khánh ở Thái Bình (chùa thôn Phúc Lộc, xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Chuông chùa đúc năm Cảnh Hưng 14 (1753) có mang một bài minh do Lê Quý Đôn soạn.
Chùa Thanh Phong ở Nam Định (chùa Cự Trữ -thôn Cự Trữ, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Chùa gắn với thời kì nhà Mạc. Khánh đồng của chùa có mạng một bài minh do Lê Quý Đôn soạn năm Cảnh Hưng 26 (1765).
Các bản dịch hay luận bài sẽ được sưu tầm và dán dần lên ở dưới đó.
10/11/2024
Chuyển giao thế hệ trong Hội đồng Mạc tộc Việt Nam - Đại hội IV (nhiệm kì 2024-2029)
Hôm nay, Chủ Nhật ngày 10 tháng 11 năm 2024, tại điện Sùng Đức (Nam Sách, Hải Dương), Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV (Đại hội IV) của Hội đồng Mạc tộc Việt Nam (HĐMTVN) đã được tổ chức thành công.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành và Chủ tịch HĐMTVN cho khóa IV (nhiệm kì 2024-2029). Tân Chủ tịch HĐMTVN là ông Phạm Quốc Huỳnh - xuất thân từ Mạc tộc Diễn Châu (Nghệ An). Nguyên Chủ tịch HĐMTVN Thái Khắc Việt (PTC thường trực khóa I, Chủ tịch khóa II và III) đã được bầu là Chủ tịch Danh dự của HĐMTVN.
24/09/2024
20/09/2023
Mạc Cảnh Huống – một vị khai quốc công thần dưới triều Nguyễn
24/07/2023
Truyền ngôn về mảnh vỡ còn lại tại Ninh Bình của lầu Ngưng Bích vốn ở vương quốc Đàng Trên (1593-1683)
Về vương quốc Đàng Trên, hay vương quốc Cao Bằng, thì trên Giao Blog có thể đọc lại tổng quan ở đây (tháng 12 năm 2022). Bài đã đăng trên tạp chí học thuật về vương quốc Cao Bằng thì có thể lấy bản PDF toàn văn ở đây.
Bây giờ, qua báo chí, giật mình thấy có một truyền ngôn về một mảnh vỡ của lầu Ngưng Bích vốn ở kinh đô Cao Bình của vương quốc Cao Bằng.
15/06/2023
Chúng tôi chuẩn bị du lãng Thất Khê, xem lại giật mình: hồi 1930s, người Kinh cũng mới lên
Chúng tôi sắp đi mạn Bắc, lần này là khu vực thị trấn Thất Khê (huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn). Đại khái, ở mạn Lạng Sơn - Cao Bằng thì có nhiều địa danh nổi tiếng xưa nay, như Thất Khê, Đông Khê, Nà Cham,... Vùng ấy, vốn là địa bàn của các tộc người thiểu số mà trung tâm là Tày - Nùng (cũng có khi được gọi là "người Thổ" hay "người thổ"). Dĩ nhiên, nhóm Kinh già hóa Thổ ở khu vực ấy khá nhiều (truy gia phả một lúc, sẽ thấy là người họ Định, họ Hoàng, họ Bùi,...ở đồng bằng lên từ xa xưa --- gắn nhiều với thời kì Cao Bằng của vương triều Mạc từ khoảng 1593 đến tận 1683).
Xem lại một chút tư liệu cũ, thì cũng hơi giật mình: khoảng 100 năm trước, vào hồi thập niên 1930, người Kinh (với nghĩa là người Kinh mới, không phải "Kinh già hóa Thổ") mới chỉ là thiểu số ở trong vùng ấy.
Một thế kỉ trước, việc một người Kinh được bầu vào hội đồng làng xã vùng Thất Khê, là một sự kiện đáng quan tâm. Nếu so sánh nhanh, thì khéo từa tựa như việc một người Kinh được bầu vào hội đồng thành phố ở bên Mĩ bây giờ (đầu thế kỉ 21) !
Anh em người Kinh ở Thất Khê lúc bấy giờ tính lập một xã riêng, và dự kiến gọi là "Thất Khê Kinh" (người Kinh ở Thất Khê). Tựa như lập "Hội đồng hương Kinh" ở vùng Thất Khê lúc ấy.
Quả thực, đầu thế kỉ 20, Thất Khê được xem như ngang ngang với "thành phố Lạng Sơn" hay "thị xã Lạng Sơn". Có khi người ta gọi Thất Khê là "thành phố", tức "thành phố Thất Khê". Cũng có khi chỉ gọi "Thất Khê" hay "vùng Thất Khê" một cách phiếm chỉ.
Bây giờ, năm 2023, thì là "thị trấn Thất Khê". Cái tên "thị trấn Thất Khê" đi kèm với "huyện Tràng Định", để thành "thị trấn Thất Khê huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn" đang được tôi xác định là ngày sau năm 1945. Đến năm 1945, Thất Khê mới chính thức là "thị trấn Thất Khê" thuộc "huyện Tràng Định".
26/03/2023
Thái tổ Thái tông nhà Mạc bình thản cho "dựng lại" và "dựng mới" bia đề danh tiến sĩ của khoa thi nhà Lê trong Văn Miếu
Đại khái là có một câu chuyện vẻ như rất bình dị, nhưng thật ra không bình dị !
Các tâm bia ấy vẫn được bảo lưu tốt trong vườn bia của Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) hiện nay.
Có những cách gọi như sau trong học giới Việt Nam đối với văn bia:
- truy dựng,
- truy lập,
- trùng lập (dựng lại),
- lập (dựng mới).
Một nước văn hiến cả ngàn năm, sản sinh ra hàng vạn tiến sĩ và hàng chục vạn cử nhân nho học (chưa tính bậc thấp hơn), nhưng rất lạ ở điểm sau: không có bản chép toàn bộ bia Văn Miếu (Hà Nội) cho đến khi chúng bị hao mòn, đổ sập một số vào nửa đầu thế kỉ XIX. Nhà nước bỏ bê, không cho người sao chép. Các trường học và bản thân các nhà khoa bảng cũng không có thời gian đến sao chép ư ?
Hay là có bản chép nằm ở đâu mà nay chúng ta chưa phát hiện ra ? Ai có thông tin hữu ích, mong hãy chia sẻ.
Bây giờ, cơ bản vẫn phải dựa vào thác bản do người Pháp chỉ đạo thực hiện đầu thế kỉ XX (sau khi đã có những hư hại đáng tiếc, nhiều tấm bia đã mất luôn). Tại hiện trường thì chỉ còn lại 82 bia.
Liên quan đến việc vua Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh cho dựng lại và dựng mới bia đề danh tiến sĩ của các khoa thi do triều Lê tổ chức, thì mở đầu là một bài viết cũ của học giả Nguyễn Hữu Mùi.
20/03/2023
Hai ghi chú nhỏ, nhưng cần thiết, về nhạc sĩ Hồng Đăng (1936-2022) : Tên thật Phan Đăng Hồng, người Nghệ An
29/01/2023
Bài văn bia viết năm 1578 (Diên Thành 1) của Trạng Trình cho chùa Tam Giáo ở Thái Bình
Một tấm bia quí giá. Trạng Trình viết bia khi đã gần 90 tuổi.
Đặc biệt, với tư cách là một nhà Nho tiêu biểu của nhà Mạc lúc bấy giờ, Trạng Trình có tóm tắt giải thích về đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho. Lời giải thích rất ngắn gọn nhưng thú vị.
Chùa Tam Giáo lúc đó hiện ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.
Bản dịch và diễn giải của hai học giả Hán Nôm, đã đăng trên số 1 năm 1990 của Tạp chí Hán Nôm.
25/12/2022
Nhà Mạc thời kì Cao Bằng : Đàng Trên và nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ (bài mới trên Nghiên cứu Lịch sử)
Bài mới trên số 12 năm 2022 của tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.
10/12/2022
Cập nhật tình hình 2021 - 2022 về miếu Thanh Cẩm ở Hà Thành (đình Trung Yên phố Hàng Bạc)
7 năm trước, vào tháng 5 năm 2015, Giao Blog đã điểm tin về miếu Thanh Cẩm thờ một vị tiến sĩ triều Mạc đã xả thân cứu vua Mạc (xem lại ở đây).
Chuyện được chép vào một bản Việt điện u linh, cũng được chép vào Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án.
09/12/2022
Sau 2 năm rưỡi : khánh thành điện Sùng Đức ở đất tổ Lũng Động (Nam Sách, Hải Dương)
Vào cuối tháng 7 năm 2020, điện Sùng Đức được chính thức khởi công. Giao Blog đã điểm tin sự kiện đáng nhớ đó, xem lại ở đây.
22/10/2022
Về đền Bà chúa Cột Cờ ở thành phố Thái Nguyên - cảm nhận của Đoàn Đức Phương
Hồi còn là sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, một ông thầy của chúng tôi tên là Đoàn Đức Phương. Ông dạy chúng tôi mảng văn học Việt Nam hiện đại và lí luận văn học.
Còn bây giờ, cũng tên Đoàn Đức Phương, hoàn toàn trùng khít về tên, nhưng là người khác. Về các trường hợp trùng tên kì lạ ở Việt Nam, trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây (đó là các trường hợp Nguyễn Đức Nhuận, Trần Thị Vinh, Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Minh Đức, Hoàng Hữu Phước).
Bạn Đoàn Đức Phương hiện làm việc tại công an Thái Nguyên, mấy năm trước thì có hoàn thành luận văn học vị Tôn giáo học về người Mông theo Tin lành. Đại khái như sau.
14/10/2022
Ghi chép nhanh ở Thái Nguyên : hội thảo Phật giáo, những cuộc gặp gỡ nhân duyên
Vừa rồi, du lãng mạn Thái Nguyên với nhiệm vụ chính là tham gia hội thảo Phật giáo Thái Nguyên (bài của chủ nhân Giao Blog là về vùng đất Thái Nguyên và các ngôi chùa Thái Nguyên trong thời kì vương quốc Cao Bằng của nhà Mạc 1593-1683, đọc toàn văn ở đây), thì thật kì lạ, được gặp những con người mà tưởng chừng không thể gặp được bao giờ ở bối cảnh Thái Nguyên.
Đại khái, hội thảo ở Thái Nguyên về Phật giáo Thái Nguyên thì xem nhanh ở hai video dưới đây.
20/09/2022
Cập nhật 2022 tình hình đền Quan Quận (Sóc Sơn) thờ 18 quận công nhà Mạc
Về đền Quan Quận, tức Mạc gia từ, ở thôn Thanh Hà xã Nam Sơn huyện Sóc Sơn (Hà Nội), trên Giao Bog có thể đọc ở đây và ở đây.
Về ngôi đền độc đáo này, chúng tôi đã tới khảo sát từ năm 2007, tức từ 15 năm về trước. Gần đây, trong một bài viết năm 2022, chúng tôi có tóm tắt như sau (toàn văn ở đây):
18/09/2022
Chú Vũ Trường Long - người phát hiện ra Đền Quan Quận ở Sóc Sơn - vừa ra đi (1947-2022)
Cáo phó của gia đình và thông tin chính thức trên trang Mạc tộc.
12/09/2022
Trông lên Cao Bằng hồi thập niên 1700s : 10 cảnh đẹp qua thơ Nôm của Đinh Nho Hoàn (1670-1716)
Đinh Nho Hoàn từng làm đốc trấn Cao Bằng trong khoảng 6 năm (1704-1710).
Về Đinh Nho Hoàn, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (tháng 12/2015) hay ở đây (tháng 1/2021).
Từ rất lâu, tôi đã chú ý đến 10 bài thơ Nôm rất thú vị của Đinh Nho Hoàn, gọi là "Cao Bằng thập thủ" (mười cảnh đẹp của Cao Bằng). Trên Giao Blog thời Yahoo, vào ngày 3/9/2011, tôi đã đăng lại một bài viết về "Cao Bằng thập thủ" của học giả Nguyễn Thị Lâm (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) trên Thông báo Hán Nôm năm 2004.
Giao Blog thời Yahoo không còn truy cập được nữa (bản lưu trên wordpress cũng không hiện thị tốt, lại cũng khó tìm), nên nay đăng lại ở đây.
04/09/2022
Minh Thệ và hội thề liên quan đến thần Đồng Cổ - lịch sử và hiện tại
Đi một ít bải về thần Đồng Cổ và các hội thề, lễ hội Minh Thệ ở Việt Nam.