Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

26/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghi chú về "tổng Vụ Bản" (vốn là "Thiên Bản") ở huyện Bình Lục, không phải "huyện Vụ Bản"

Chúng tôi nhận được câu hỏi sau của người ở xứ Nam, trên đường du lãng, rằng:

- Cái địa danh "Vụ Bản" hình như không chỉ có ở tỉnh Nam Định ?

- "Vụ Bản" (vốn có tên cũ là "Thiên Bản") hình như không chỉ có tỉnh Nam Định ?

Câu hỏi, thật ra, là rất thú vị. Tôi đã trả lời nhanh:

1. Đúng là "Vụ Bản" thì không phải chỉ có ở tỉnh Nam Định thật ! "Vụ Bản" mà gắn với người Mường, nằm trong tỉnh Hòa Bình, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây. Xem ra ở Vụ Bản thuộc tỉnh Hòa Bình ngày nay cũng có nhiều truyền thuyết về việc tái sinh (đầu thai).

05/12/2022

"Làm mới sắc phong" tháng 12 năm 2022 : hoàn trả sắc phong cho thôn Đào ở thành phố Phủ Lý

Lễ giao nhận được thực hiện vào Chủ Nhật ngày 4 tháng 12 năm 2022. Nhà văn Nguyễn Thế Vinh thay mặt nhóm nhân sĩ Hà Đông (nhà thơ Nguyễn Quang Thiều) trao lại 2 đạo sắc phong cho thôn Đào.

Nhận lời mời của nhà văn Nguyễn Thế Vinh, tôi đã có kế hoạch về Phủ Lý. Nhưng cuối cùng đành lỗi hẹn do mắc việc đột xuất.

19/02/2021

Lễ tịch điền năm Tân Sửu đã bị hoãn, còn Hà Nội thì bí thư và chủ tịch đi cấy lúa

Cuối năm 2020 vẫn có kế hoạch tổ chức lễ tịch điền tại Hà Nam, là lần thứ 13 phục dựng. Nhưng do covid-19 mạnh lên vào dịp đó, nên sau đã bị hoãn.

Nếu không, lễ hội tịch điền Tân Sửu sẽ vẫn diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng Giêng.

Còn Hà Nội, thì hôm nay, ngày 8 tháng Giêng, tức sau lễ khai hạ, hai ông tân Bí thư và tân Chủ tịch thành phố lần đầu đi cày với đi cấy với bà con nông dân.

Mấy cái máy cấy các ông thể nghiệm hôm nay, chắc là hàng bãi của Nhật hay của Hàn hay Trung Quốc gì đó (đã nói về nông cụ bãi ở đây).

11/08/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : niềm vui khi thấy những mảnh phiên bản, mà biết rõ gốc của chúng

Đây là một ví dụ cụ thể mà vừa có được vào chính hôm nay, Thứ Bảy ngày 11/8/2018. Lí luận đều bắt đầu từ các ví dụ cụ thể như thế này.

Về bản nguyên gốc, tức nguyên bản của các mảnh phiên bản qua không gian và thời gian, thì tôi đã phát biểu thành bài viết học thuật, đã cho công bố. Ví dụ, xem trực tuyến thì thấy ở đây (số 3số 4 năm 2017).

Nhìn từ xa một ngôi đình làng thờ Liễu Hạnh Công Chúa : khu vực Nam Xá ở phủ Lý Nhân

Một khu vực khá đặc biệt liên quan đến các con đường chạy xuyên các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng, và những đoạn sông Hồng được gọi là "sông Châu Giang" hay "sông Sắt", là vùng xã Nam Xá và xã An Xá ngày xưa của phủ Lý Nhân (tỉnh Hà Nam).

Bây giờ, khu vực ấy là xã Nhân Nghĩa (và các xã lân cận) thuộc huyện Lý Nhân (sau một thời gian dài nhập vào tỉnh Hà Nam Ninh, thì sau đã trở về thành tỉnh Hà Nam như trước đây).

Tôi tính đi khảo sát ở vùng đó đã lâu, nhưng chưa thực hiện được. Từ vùng này mà sang Phủ Giày hay Phủ Nấp thì không bao xa. Lại có thể sang Thái Bình, vào Thanh Hóa, tới Nam Định hay sang Ninh Bình. 

05/06/2018

Xây lại một ngôi đền thờ "Quỳnh Hoa công chúa" ở Duy Tiên - Hà Nam

Lâu nay, các nơi có liên quan đến Thánh Mẫu cả ngoài Bắc trong Nam thường hay bằng cách này hay cách khác liên hệ tới mình. Lắng nghe chuyện từ bốn phương có nhiều điểm rất thú vị. Ở Mộc Bắc là một trường hợp.

Nhân dân trong vùng, tức xã Mộc Bắc (huyện Duy Tiên) và lân cận, quen gọi là "đền Quỳnh Hoa". Họ giải thích Quỳnh Hoa chính là Liễu Hạnh công chúa.

Ngôi đền đã bị mất dấu hoàn toàn. Không còn sót lại bất cứ gì ra tấm ra miếng. Bây giờ, nhân dân địa phương bắt đầu tái thiết. Khung dựng bằng bê tông cốt thép. Kĩ thuật xây dựng hiện tại có thể làm giả gỗ từ bê tông cốt thép rất dễ dàng.

28/05/2015

Mẻ tiền cổ mới đào được : đồng "Lợi Dụng thông bảo"

Mình thì chú ý đền đồng Lợi Dụng thông bảo. Thêm một phát hiện để chứng minh một giả thiết mà mình đã đặt ra (từ tư liệu Vĩnh Phúc). Thấy rất rõ đồng tiền ấy: