Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn brian-wu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn brian-wu. Hiển thị tất cả bài đăng

21/10/2023

Số hóa để phát huy giá trị di sản Hán Nôm - chương trình thác bản văn bia của Brian Wu

Bạn Brian Wu - một Việt kiều (đúng hơn là người Việt gốc Hoa) đang ở Mĩ - mình chưa từng gặp, chưa từng liên lạc, nhưng có để ý đến các việc làm của bạn ấy liên quan đến học thuật Việt Nam mà đặc biệt là mảng Hán Nôm (có thể đọc lại ở đây hay ở đây).

Những năm gần đây, thấy bạn ấy đã xây dựng gia đình với một "cô gái Hán Nôm" (cách gọi của bạn ấy).

Cũng những năm gần đây, thấy bạn ấp ủ và thực hiện dần một chương trình số hóa để phát huy giá trị di sản Hán Nôm. Đáng kể sắp tới là số hóa thác bản văn bia (dựa trên các bộ biên mục và ấn ảnh thác bản văn bia đã xuất bản).

07/01/2023

Trở lại với tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương - giả thiết về nguồn gốc nữ thần Shakti và 3 hầu cận

Một người vừa nhắc lại giả thiết này là bạn Brian Wu. Nhìn chung là nhấn mạnh đến quan hệ Việt - Ấn (qua màng lọc Chăm). Trước nay, cũng đã có nhiều học giả đề cập theo hướng nhấn mạnh quan hệ này.

08/07/2022

Liêm chính học thuật hậu thực dân - ghi chú về EFEO trong sự kiện văn bản Nguyễn Đình Chiểu

EFEO là tên gọi quen thuộc của một tổ chức học thuật có lịch sử lâu đời của người Pháp, trong tiếng Việt thường dùng là "Trường Viễn đông Bác cổ Pháp" hay "Học viện Viễn đông Bác cổ Pháp".

EFEO Hà Nội được sinh ra trong bối cảnh Việt Nam là thuộc địa của Pháp.

EFEO Hà Nội để lại nhiều di sản quí giá trong nghiên cứu Việt Nam.

Sau Đổi Mới, tại Hà Nội, văn phòng của EFEO được mở trở lại. Nhiều ấn phẩm cũ và mới liên quan đến văn hóa Việt Nam được EFEO Hà Nội cho ra đời.

Người Việt Nam về cơ bản rất tôn trọng các ấn phẩm của EFEO Hà Nội. Thế nhưng, cũng cần cảnh giác rằng, trong đó lẫn vào nhiều thứ tạp nham.

12/11/2019

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam : bổ nhiệm Tân Chủ tịch, những kì vọng và những bàn luận

Ngày hôm qua, 11/11 (Thứ Hai), mình vào Bệnh viện Hữu Nghị (quen gọi tắt là Việt Xô theo tên cũ) làm thủ tục xuất viện cho người nhà thì ngẫu nhiên gặp một nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Mình thường gọi Phó Chủ tịch đó là "chú" như từ mấy chục năm về trước. Lúc ngồi xếp sổ ở tầng 1 nhà A thì tranh thủ nghe chú tâm sự về những bộ sách nhiều tập mới ra gần đây. Nhưng chuyện nhiều nhất, hóa ra, trở đi trở lại là vấn đề nhân sinh, về sức khỏe, về lập ngôn và lập danh.

19/10/2019

Lại về chữ Nôm và vấn đề văn bản học của sử liệu Đại Việt: ở Mĩ có Brain Wu vừa lên tiếng tiếp

Đầu tiên cần nói rõ là, mình rất coi trọng chữ Nôm, bởi một mảng nghiên cứu của mình thì gắn bó sâu sắc với chữ Nôm. Nhưng song song với đó, thì vẫn đang tiếp tục phê phán chữ Nôm từ góc nhìn về tư duy Việt Nam.

Chữ Nôm và tư duy Việt Nam thì mình đã trình bày tương đối tổng quan ở đây. Về cơ bản, quan điểm của mình, thì chữ Nôm là dạng "người thế nào bó rào thế vậy" hay "của làm sao chiêm bao làm vậy" (cách nói dân dã), phản ánh một sự hời hợt trong tư duy và không dám làm cách mạng toàn diện (về học thuật và tư tưởng) của người Việt trong suốt cả ngàn năm.

30/11/2018

Một cuốn sách chính của cụ Tsuboi (Nhật Bản) từ góc nhìn phê bình

Cụ Tsuboi mình đã gặp khoảng 20 năm về trước, trong khuôn viên Đại học Tokyo. Nhưng do khác chuyên môn và khác sự quan tâm, nên hầu như mình chưa từng đọc sách của Tsuboi một cách chăm chú khi nào.

Sau này, có mấy người bạn và đàn em thì học trong zemi của thầy ở trường Waseda - một trường tư thục nổi tiếng ở Nhật Bản, mà ngày xưa, lúc nhà còn ở Odai thì bọn mình hay ghé chơi (nhà mình ở đầu này, chỉ ngồi Toden ít phút đến mút đầu kia là tới ngay sân trường Waseda). Thầy Tsuboi là một Giáo sư nổi tiếng của trường đó.

07/11/2018

Bầu cử giữa kì ở xứ Đồ Nam Trump và tiếng Việt

Tiếng Việt được ghi bằng quốc ngữ hiện nay, thời điểm các năm 2014-2018, đang có xu hướng quốc tế hóa mạnh. Đi và ngó nghiêng nhiều nơi trên thế giới, cả Đông cả Tây, đã thấy bảng hiệu hay ghi chú bằng tiếng Việt bên cạnh các tiếng khác (Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Thái,...).

Các di tích liên quan đến người Việt trên thế giới, gần đầy cũng đã có bảng giới thiệu hay chỉ dẫn nhanh bằng tiếng Việt, ví dụ với công chúa thời chúa Nguyễn đi làm dâu nước Phù Tang thì đọc ở đây (năm 2017).

Bây giờ là về mùa bầu cử đang diễn ra tại Mĩ. Tâm điểm là chàng Đồ Nam Trump. Liếc nhanh, thấy tiếng Việt.

13/06/2017

Về tư duy của người Việt qua sáng tạo chữ Nôm, góc nhìn đương đại (của Brian Wu)

Liên quan đến tư duy sáng tạo chữ Nôm, tôi đã bàn ở đâyở đây (trong hội thảo tháng 8 năm 2016). Bản đưa lên mạng của hội thảo đến hiện tại (tháng 6 năm 2017), mới chỉ là bản thoát cảo đầu tiên, chưa phải cuối cùng.

Khi nào có bản cuối cùng (đã chỉnh sửa nhiều so với bản đầu tiên vào tháng 8 năm 2016), thì sẽ bổ sung.

Trước tháng 8 năm 2016, đã nói nhanh ở đây (tháng 1/2015).

Bây giờ thì xem một bàn luận của một bạn tạm gọi là bình dân (có kiến thức về Hán Nôm). Đó là bạn Brian Wu - một người Việt đang sinh sống tại Hoa Kì.