Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đào-duy-anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đào-duy-anh. Hiển thị tất cả bài đăng

15/06/2022

Kinh Đạo Nam (bản quốc ngữ đã in năm 1927) - loan báo năm 2022 của cư sĩ Nguyễn Văn Quyền

Về bản in quốc ngữ của Kinh Đạo Nam (xuất bản năm 1927 ở Nam Bộ), tôi đã nói công khai trước nhiều người lần đầu tiên vào năm 2014, mà là tại hội trường thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

24/02/2021

Câu chuyện chữ nghĩa : mất 10 năm mới xác nhận xong một cái bìa sách

Phải mất đến khoảng 5 năm mới đính chính được một chỗ đọc sai, mà là đọc sai tiếng mẹ đẻ của mình, tức tiếng Việt. Việc đó đã in đính chính chính thức ở đây (năm 2020). Đã biết từ lâu, nhưng để viết bài thứ hai (có ghi đính chính) và trải qua khâu biên tập, duyệt in, nên mất tới cả mấy năm !

Còn cái bìa sách này, thì mình phải mất 10 năm mới xác nhận xong.

Nghi vấn đã có 10 năm trước, lúc chụp cái ảnh về nó. Đó là cái bìa sách ghi năm là "1923". Mình đặt nghi vấn, tra cứu và tìm kiếm ngay lúc đó, tức năm 2011, và sơ bộ biết rằng cái năm 1923 ấy là không tưởng ! Không có thật cái năm ấy !

Nhưng cũng chưa có cách nào xác nhận được một cách thấu đáo. Nên cũng chưa lên tiếng gì. Mà rút cục xác nhận xong cũng là xong cho nghi vấn của chính mình, không cần lên tiếng làm gì nữa.

20/01/2020

Cuối năm xem lại văn bia cổ nhất (năm 618 thời thuộc Tùy) trong liên quan với Tam Giới

Bây giờ, đang xem lại văn bia khắc chữ Hán cổ nhất hiện còn ở Việt Nam, là bia dựng năm Đại Nghiệp 14 thời nhà Tùy (tức năm 618).

Suy nghĩ về mối quan hệ của nó với Tam Giới (vừa là Phật giáo, vừa là Đạo giáo).

Đi một ít bài liên quan.

31/10/2019

Những người Nga Xô-viết gần gũi với khoa học miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa

Khoa học ở đây chỉ hạn vào các chuyên ngành cụ thể trong khoa học xã hội và nhân văn, của thời kì đầu xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Sau năm 1954 lân sang những năm đầu thập niên 1960.

Những năm tháng trong núi rừng Việt Bắc, người Nga đã tới và để lại những thước phim vô giá ở đây (đã đưa lên Giao Blog vào tháng 5 năm 2014).

15/03/2019

"Nước mắm" là quốc hồn quốc túy, mà sử sách chẳng ghi rõ ràng gì

Các ông vua nhà Trần làm ra nhiều văn thơ chữ Nôm. Nhưng đố có tìm ra từ "mắm" hay "nước mắm" trong đó. Bây giờ có cả Viện Nghiên cứu chuyên về Trần Nhân Tông rồi, có nên hay không nên kì vọng họ tìm được hai từ đó trong các danh tác thời Phật Hoàng.

Các vị Phật Hoàng có ăn "nước mắm" hay "mắm" không. Hiện không biết. Sử liệu Đại Việt như là nhà trống hoác. Thấy được cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" ở hoàng thành Thăng Long mới đây (làm kinh động cả học giới), nhưng chắc chưa thấy dấu vết hũ nước mắm. Hẳn vậy rồi.

Tới chữ Nôm của các cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thế thôi. Đừng nói ngay là các cụ không hàng ngày "rau muống chấm nước mắm" ("cáy" hay "tôm") nhé ! Các cụ ấy hàng ngày tự răn là "vỗ bụng rau bình bịch", thì chưa rõ là chấm rau ấy với cái gì đây. Hồi ấy chưa có Nam Ngư với Chin Su này nọ rồi.

06/05/2017

Các sử gia Việt Nam hiện đại và vấn đề dân tộc (bài Liam, bản lược dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Một số điểm mà Liam triển khai thì cùng loại với một công bố năm 2015 của mình.

Sắp tới, sẽ nói kĩ hơn với trường hợp Lã Văn Lô, ở tọa đàm tháng 6 tới (đã đưa tin tọa đàm ở đây, hồi kí Lã Văn Lô thì đọc ở đây). Trở lại thời kì "bộ tộc" với "dân tộc", nhiều thú vị.

Bản lược dịch ở trên.

13/04/2016

Trăn trở về vị trí bên lề trong sử học Việt của bản thân Tạ Chí Đại Trường

Rất nhiều lần ông trăn trở như vậy. Ví dụ cụ thể, thì ông đã viết vào năm 2014:

"Ðến nay, tuy không muốn cho ý tưởng mang tính định mệnh tiêu cực của câu nói trên chen vào quyết định đầy hướng vị tha nhưng chắc cũng phải gặp nhiều trở ngại này của Quý vị, tôi cũng vẫn cứ muốn nhắc lại nó để giữ vị trí kẻ bên lề của tình hình nghiên cứu sử học trong một nước mà tôi không được quyền tham dự. Theo tôi, có như thế, một kẻ suốt mấy mươi năm không bước chân vào một thư viện lớn nhỏ nào, không chịu sự kềm thúc của một cơ quan nghiên cứu nào như tôi mới có thể vượt, ít ra là một chút mất lòng, khi nhìn lại những vướng mắc cụ thể ngay từ trong quá khứ đến những hiển hiện trước mắt của một nền sử học muốn là khoa học cho Việt Nam".

08/01/2016

Phan Đăng Lưu trên sân khấu chào mừng Đại hội XII (bài Kim Sơn)

Là về vở cải lương đã điểm tin hôm trước (xem lại ở đây). Thật ra là kịch nói có xen một chút cải lương.

Nhóm tác giả bài báo vừa gửi cho đường link vài phút trước. Nó cũng vừa lên trang ít phút trước đó.

09/02/2015

Là Tạ Chí Đại Trường mà không phải Đào Duy Anh (lời kể của con trai học giả họ Đào)

Câu chuyện dưới đây có liên quan đến 4 học giả, mà ba vị thì là người Việt Nam, còn một vị là người Nhật Bản. Chuyện do chính con trai học giả Đào Duy Anh (tức cụ Đào Hùng) kể lại. Và nhiều người đã nghe cùng một lúc. 

14/11/2014

Học giả Đào Duy Anh (ảnh của Nguyễn Văn Kự, năm 1984)

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Kự có một bộ ảnh rất quí chụp lễ thượng thọ của cụ Đào Duy Anh, năm 1984. Thời kì đêm trước Đổi Mới.

Gần đây, lúc trên đường đi An Giang, chú có nói đại ý: mình còn những bộ quí đại khái như thế, sẽ công bố dần dần.

29/11/2013

ĐỒNG BÓNG theo cách giải thích của cụ An Chi (1993, 2013)

Vừa rồi, bác Lý có đi một entry khá dí dỏm là Anh ngố, anh biết quái gì về ngoại cảm. Nhờ bác nhắc đến khái niệm đồng bóng, thì tôi mới nhớ ra là cụ An Chi ngày trước đã có dẫn giải.