Sưu tầm dần các tư liệu.
Mở đầu là hát văn Huế.
"Thông minh chính trực, giúp nước phù đời,Sưu tầm dần các tư liệu.
Mở đầu là hát văn Huế.
"Thông minh chính trực, giúp nước phù đời,Một bài viết mới trên tạp chí NCPH.
Ở khu vực Hà Nội, vào đầu thời kì Đổi Mới, cụ đồng Tiến (Nguyễn Văn Tiến, đền An Thọ ở Yên Phụ) là một trong những người đã đóng góp nhiều cho việc khôi phục tín ngưỡng thờ Mẫu. Cụ đồng Tiến giữ mối giao hảo với học giới từ rất sớm và bền bỉ.
Hôm nay là ngày 4 tháng Bảy nông lịch. Như thường niên, lễ ra hè ở Phủ Tây Hồ được làm buổi sáng nay.
Ba tháng trước, cũng ngày mùng 4, là "vào hè". Hôm nay là "ra hè".
Không chỉ Việt Nam, ở vùng Đông Á, dịp này thường có nghi lễ tương tự ra hè ở Việt Nam (sẽ điểm sau).
Mở đầu là Phủ Tây Hồ "ra hè" với tư liệu của bạn Phan Anh Tuấn như thường khi - nhiều năm nay, như đã nói, khi tôi bận việc gì đó không lên được Phủ Tây Hồ thì đã có nhóm các bạn ấy truyền hình trực tiếp ! Sức mạnh của IT thật lớn.
Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.
Bài mới đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo - số 2 (230) năm 2023, trang 65-86. Bản word của bài được lấy nguyên về từ website khaitue.edu.vn (trang cá nhân của tác giả).
Tựa như ý tưởng mở ra cửa hàng này là được gợi ý từ nhiều "ảnh hưởng" khác nhau, trong đó tôi thì chú ý đến ảnh hưởng từ MV Tứ Phủ của ca sĩ Hoàng Thùy Linh hồi năm 2019.
Người ở cửa hàng đã cho biết như vậy (về ảnh hưởng từ MV Tứ Phủ).
Về MV Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh thì trên Giao Blog, có thể xem ở đây (tháng 8 năm 2019).
Có một luận văn thạc sĩ đã bảo về thành công tại Chương trình Khu vực học - Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 6 năm 2020, trong đó có một phần bàn luận về MV Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh. Có thể xem đây là nghiên cứu học thuật đầu tiên đề cập đến MV Tứ Phủ nói riêng, và rộng hơn là việc các nghệ sĩ Việt Nam trẻ tuối đang nỗ lực khai thác các giá trị của tín ngưỡng Tam Tứ Phủ (Tân Nhàn, Trà My, Hoàng Thùy Linh,...) từ nhiều góc độ khác nhau.
Gần đây, mình mới chú ý đến hai vị nữ thần thú vị của Trung Bộ và Nam Trung Bộ, là Bà Phường Chào và Bà Bô Bô.
Hồi còn là sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, một ông thầy của chúng tôi tên là Đoàn Đức Phương. Ông dạy chúng tôi mảng văn học Việt Nam hiện đại và lí luận văn học.
Còn bây giờ, cũng tên Đoàn Đức Phương, hoàn toàn trùng khít về tên, nhưng là người khác. Về các trường hợp trùng tên kì lạ ở Việt Nam, trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây (đó là các trường hợp Nguyễn Đức Nhuận, Trần Thị Vinh, Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Minh Đức, Hoàng Hữu Phước).
Bạn Đoàn Đức Phương hiện làm việc tại công an Thái Nguyên, mấy năm trước thì có hoàn thành luận văn học vị Tôn giáo học về người Mông theo Tin lành. Đại khái như sau.
Đầu tuần sau sẽ có hội thảo khoa học và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ, tại chính Phủ Giầy Sài Gòn.
Trong khu tưởng niệm Lê Hồng Phong tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) hiện nay có một thiện đàn - tức là một cơ sở thờ Mẫu. Hồi đầu thế kỉ 20, thiện đàn là nơi thiện nam tín nữ tới cầu cơ Thánh Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh thường cho văn thơ qua cơ bút, gọi là giáng bút.
Về mối quan hệ giữa tín ngường thờ Mẫu và cách mạng (minh xã, ám xã) của đầu thế kỉ 20, thì chủ nhân Giao Blog đã đề cập đến trong nghiên cứu về đền Cổ Lương ở Hà Nội. Trên Giao Blog thì xem lại ở đây hay ở đây.
Gắn với chí sĩ Lê Hồng Phong là thiện đàn mang tên "Phổ Tế". Có thẻ gọi là thiện đàn Phổ Tế hay Phố Tế thiện đàn.
Hàng năm, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch thường có tiệc Mẫu được tổ chức tại thiện đàn Phổ Tế này.
Bài đã in năm 2020.
Lấy bản word từ trang Thánh địa Việt Nam học.
P/S: Sau khi bài này vừa được đưa lên Giao Blog, thì tôi nhận tin báo từ học trò: thầy Cao Thế Trình đã đột ngột từ trần năm 2020. Khi đó, thầy Trình vẫn rất khỏe, thường tự lái xe đến trường. Thầy ra đi đột ngột khi vẫn còn lịch dạy nhiều môn trong học kì. Cho đến hôm nay (3/5/2022), tôi mới nhận được tin này. Người báo tin là học trò cũ của thầy Trình ở Đại học Đà Lạt.
Hôm trước, ngày 13 tháng 1 năm 2022, thì chúng tôi đã khảo sát ở Phủ Chính Tiên Hương (xem ở đây và ở đây).
Bây giờ, những ngày hạ tuần tháng 1 năm 2022, chúng tôi đang khảo sát ở Phủ Vân Cát.
Vào lúc 21 h tối qua (tối Chủ Nhật ngày 16/1/2022), đài VTC 6 đã phát chương trình Văn hóa Tâm linh do ê-kíp phóng viên Đào Thu Thủy thực hiện những ngày đầu tháng 1 năm mới này.
Chủ đề của chương trình lần này là về danh vị "Phủ Chính" tại quần thể Phủ Giầy (Giày/Dầy/Dày).
Có hai học giả tham gia chương trình. Cụ Trần Lâm Biền thì đã cùng nhóm phóng viên về Phủ Giầy thực hiện việc ghi hình, trả lời phỏng vấn tại thực địa. Còn tôi thì làm chớp nhoáng tại một điểm hẹn trước ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) - do tình hình covid, nên ê-kíp phải xoay xở mãi mới tìm được một điểm xem như có phép.
Cần ghi nhớ điều này, vào chính ngày hôm nay (Thứ Năm, ngày 13 tháng 1 năm 2022), viết rõ bằng bút bi màu đen, tại sân Phủ Chính Tiên Hương.
Chúng tôi cùng nhau xuất phát sớm từ Hà Nội. Mưa bay bay trên đường đi và khắp cả vùng Phủ Giầy/Dầy. Chỉ có một ít phút hửng lên vào khoảng giờ Ngọ - lúc quay những thước phim cuối cùng, rồi sau đó là nghỉ ăn trưa.
Đây là ghi chú quan trọng về một đạo sắc phong mang niên đại Chính Hòa 4 (1683) của triều đình nhà Lê Trịnh cho Liễu Hạnh công chúa. Cụ thể như sau.
Vào ngày hôm nay, 11/6/2021, trên Fb Nguyễn Thu Thủy (gia đình quyết giữ Fb này từ sau lễ an táng của hoa hậu đã viên mãn), có đoạn như sau:
"Tuy đã đi rất nhiều nơi nhưng Thủy đặc biệt gắn bó với thành phố Hà Nội quê hương, nhất là ba khu vực Thủy từng sống: phố Nguyễn Thái Học đoạn không xa phố Hoàng Diệu và ga Hàng Cỏ; khu Thanh Xuân (Lương Thế Vinh); Gia Lâm, gần cầu Long Biên. Khoảng mười năm cuối, Thủy sống gần hai cái hồ nổi tiếng của Hà Nội. Trong cái nhìn của Thủy, Hà Nội là một địa điểm rất đặc biệt, được làm nên từ nhiều tầng sâu khó dò và văn chương đối với Thủy đồng nghĩa với đi xuống thăm dò những khoảng tối cũng như các "đường hầm" luôn luôn tồn tại nhưng rất khó nhận biết. Thủy cũng đặc biệt gắn bó với Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải, hình tượng lớn nằm ở trung tâm linh hồn thành phố."
Tôi chú ý đến câu "Thủy cũng đặc biệt gắn bó với Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải, hình tượng lớn nằm ở trung tâm linh hồn thành phố".
Vậy thì, sẽ chờ đến lúc tiểu thuyết của hoa hậu ra đời (dự định là năm 2021, từ nhà xuất bản Thời Độ), thì xem Thu Thủy viết về Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải như thế nào. Hi vọng là có nhiều thú vị.
Về Phủ Tây Hồ như là biểu tượng tâm linh của Hà Nội từ sau Đổi Mới, tôi đã viết thành bài học thuật, mà là qua phân tích bài thơ "Hà Nội" của Trần Đăng Khoa (làm lần đầu năm 1969, và sửa lại vào năm 1999). Đọc bài đó tạm thời ở đây (năm 2016).