Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kim-Thái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kim-Thái. Hiển thị tất cả bài đăng

01/04/2024

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2024 : Tổng quan 10 ngày Hội thời 1940s của Tri huyện Phạm Quang Phúc

Chúng ta hãy cùng đọc lại miêu tả tổng quan đã được Tri huyện Vụ Bản viết trong cuốn Hội Phủ Giầy – bản in năm 1942.

Ở miêu tả tổng quan này, Tri huyện Phạm Quang Phúc có cho biết các thông tin:

- Phủ Giầy tọa lạc ở xã Tiên Hương (thuộc tổng Đồng Đội huyện Vụ Bản).

- Phủ Giầy không có phong cảnh đẹp như các nơi khác (chùa Hương, chùa Yên Tử).

Phủ Giầy chỉ có là một ngôi đền nhỏ bán cổ bán kim, xung quanh có nhiều ngôi đền phụ thuộc châu tuần vào.

- Trước mặt Phủ Giầy có một dãy núi đất làm thành bình phong.

- Các ngày hội đông vui nhất trong Tháng Ba ta là: mùng 3, mùng 6, mùng 7.

17/03/2024

08/03/2024

Phủ Gạch ở Thái Bình và Đệ tứ Khâm sai "Mai Hoa công chúa" của "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa"

Phủ Gạch ở làng Gạch (tên chữ là Bích Cách) thuộc xã Đông Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Sưu tập này mở đầu là bài của bác Vũ Đức Thơm (Bảo tàng tỉnh Thái Bình). Bài của bác được lên Fb.

01/03/2024

Dòng họ Trần Vũ (họ Trần gốc họ Vũ) với Phủ Giầy Nam Định (bài Phạm Trường An, 2017)

Bài của tác giả Phạm Trường An về Đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du cung) và dòng họ Trần Vũ (họ Trần gốc họ Vũ) ở quần thể Phủ Giầy Nam Định, vốn đã đăng trên tạp chí Sông Hương vào năm 2017, sau đó đăng trên website của tạp chí vào năm 2018.

Có một số chi tiết trong bài chưa chính xác hay nhầm lẫn.

Về Đền Cây Đa Bóng và cụ đồng quan Trần Vũ Thực danh tiếng đầu thế kỉ XX, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

29/02/2024

Cố đồng đền Phủ Chính - Phủ Dầy, cụ Trần Thị Duyên vừa tạ thế (1930-2024)

Cụ ông Trần Viết Đức và cụ bà Trần Thị Duyên được chính quyền xã Kim Thái cử ra trông coi Phủ Chính từ năm 1988 (xem thêm ở đây). Lúc bấy giờ, các cụ mới gần 60. 

Trước đó, các năm 1986-1987, cụ Đức đã viết loạt đơn thư tay cho trung ương và Bộ Văn hóa trình bày nguyện vọng được khôi phục dòng tín ngưỡng thờ Mẫu từ thực tế Mẫu Phủ Giầy(Dầy).

17/02/2024

Chợ Viềng - hội chợ Thánh năm 2024

Về chợ Viềng, trong một mục từ viết cho Bách khoa toàn thư Việt Nam, tôi đã viết mấy năm trước như sau:

"Hội chợ Viềng còn được gọi là chợ Phủ, chợ Trời, chợ Thánh, chợ Thiên Tiên. Chợ chỉ họp một phiên duy nhất trong cả năm, vào đêm mùng Bảy và cả ngày mùng Tám tháng Giêng, mà trung tâm là đoạn trước mặt Phủ Chính. Đây là hoạt động tiếp ngay sau lễ hạ nêu kết thúc Tết Nguyên Đán, nhân dân ở Nam Định và các tỉnh lân cận đổ về chợ với ý nghĩa mong cầu may mắn cho một năm mới. Người ta tới chợ mà ăn uống để lấy may, chơi cũng để lấy may, kiêng nói thách và cũng kiêng kì kèo giá."

Năm 1932, ngày hội chợ Viềng nhắm vào Chủ Nhật ngày 13 tháng 2 dương lịch


Bây giờ là cập nhật hình ảnh và thông tin về Hội chợ Viềng năm 2024 (đêm qua và cả ngày hôm nay - Thứ Bảy, ngày 17/2/2024).

31/01/2024

Cập nhật ghi chép nhanh về Phủ Giầy - cuối tháng 1 năm 2024 (NNC Bùi Hùng) : 2 (Mộ tổ tiên của dòng họ Trần Lê)

Vào hạ tuần tháng 1 năm 2024, nhà nghiên cứu Bùi Hùng có chuyến khảo sát nhanh tại Phủ Giầy Nam Định. Xưa nay, anh thường ghi chép bằng ảnh và video các nơi tới khảo sát (vùng Nam Bộ, vùng miền Trung, vùng Bắc Bộ, Hà Nội,...), rồi đưa dần lên mạng.

Chúng ta biết, Bùi Hùng có blog, Fb, kênh đăng video mang tên anh. Chỉ tính riêng ảnh và video mà anh ghi chép dần trong nhiều năm qua thì cũng đã vô cùng quí giá. Các tư liệu của anh, đúng như nghĩa của từ "tư liệu" là thiên về tư liệu, có gì thì đưa lên như thế. Ví dụ, loạt ảnh thú vị từ mười mấy năm về trước của anh chụp tại chùa Tây Hồ, đã được đưa về Giao Blog, thì có thể xem lại ở đây (năm 2009).

Loạt bài về Phủ Giầy vào cuối tháng 1 năm 2024 của anh, tôi cũng đưa dần về Giao Blog, ưu tiên ảnh và video (các luận giải của anh thì tôi cũng đưa về nhưng để ở cuối bài; sở dĩ làm thế là vì các luận giải của anh hiện có nhiều điểm chưa đúng, chưa chuẩn xác, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để biên tập tiếp trong tương lai).

28/01/2024

Cập nhật ghi chép nhanh về Phủ Giầy - cuối tháng 1 năm 2024 (NNC Bùi Hùng) : 1 (Lăng Mẫu)

Vào hạ tuần tháng 1 năm 2024, nhà nghiên cứu Bùi Hùng có chuyến khảo sát nhanh tại Phủ Giầy Nam Định. Xưa nay, anh thường ghi chép bằng ảnh và video các nơi tới khảo sát (vùng Nam Bộ, vùng miền Trung, vùng Bắc Bộ, Hà Nội,...), rồi đưa dần lên mạng.

Chúng ta biết, Bùi Hùng có blog, Fb, kênh đăng video mang tên anh. Chỉ tính riêng ảnh và video mà anh ghi chép dần trong nhiều năm qua thì cũng đã vô cùng quí giá. Các tư liệu của anh, đúng như nghĩa của từ "tư liệu" là thiên về tư liệu, có gì thì đưa lên như thế. Ví dụ, loạt ảnh thú vị từ mười mấy năm về trước của anh chụp tại chùa Tây Hồ, đã được đưa về Giao Blog, thì có thể xem lại ở đây (năm 2009).

Loạt bài về Phủ Giầy vào cuối tháng 1 năm 2024 của anh, tôi cũng đưa dần về Giao Blog, ưu tiên ảnh và video (các luận giải của anh thì tôi cũng đưa về nhưng để ở cuối bài; sở dĩ làm thế là vì các luận giải của anh hiện có nhiều điểm chưa đúng, chưa chuẩn xác, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để biên tập tiếp trong tương lai).

05/10/2023

Ngọn núi duy nhất ở Phủ Giầy : núi Phủ Giầy (núi Tiên Hương) và các tên khác

Ở vùng Phủ Giầy (xã Kim Thái huyện Vụ Bản ngày nay) chỉ có một ngọn núi duy nhất. Nó được ghi tên vào sách vở từ xa xưa, cũng được gọi bằng tên dân gian quen thuộc bao đời, đó là "núi Phủ Giầy".

Khoảng một tuần trước, nhân ngày Rằm tháng Tám là dịp đản sinh của Liễu Hạnh công chúa, có các bạn trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ đưa câu hỏi khá thú vị, là "Núi Phủ Dầy ở đâu", trên trang Fb Tín ngưỡng thờ Mẫu (xem ở đây, và có bản lưu ở bên dưới).

Có thể hưởng ứng câu hỏi trên, mà ghi nhanh mấy ý như dưới đây.

11/07/2023

Hiện tượng "làm mới sắc phong" hiện nay - ghi nhanh mấy điểm về "sắc phong" Phủ Vân

Hiện tượng "làm mới sắc phong" đang diễn ra ở qui mô toàn quốc. Thuật ngữ "làm mới sắc phong" là do tôi đề xuất trong mấy năm gần đây. Đề xuất chính thức là vào năm 2022, và hiện nhóm chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu chung.

Sắc phong làm mới sắc phong hiện nay tại Việt Nam, là một hiện tượng văn hóa, chúng tôi tiếp cận từ góc nhìn văn hóa. 

Trong nhóm làm việc chung của chúng tôi, có người chuyên về sắc phong và văn bản Hán Nôm, có người chuyên về mảng di sản văn hóa và quản lí văn hóa, có người chuyên về mảng bảo tàng (cơ quan thường phải làm phiên bản cho hiện vật/nguyên vật). 

Làm mới sắc phong, theo phân loại cụ thể của chúng tôi gồm có 8 loại hình (sẽ nói cụ thể ở dịp khác). Làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát (tính từ sau mùa hè năm 2011) là 1 trong 8 loại hình mà chúng tôi đề xuất.

Liên quan đến hiện tượng làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát, hôm nay, ngày 11/7/2023, trước khi cùng học trò đi về xứ Đoài, tôi viết nhanh mấy điểm như dưới đây.

01/07/2023

Cập nhật tình hình nhóm sắc phong ngụy tạo ở Phủ Vân Cát : đã được thiêu hủy tại chính Phủ Vân Cát

 Vào chiều Thứ Tư ngày 28/6/2023, theo thông tin từ địa phương thì:

- 17 tờ tư liệu làm nhái sắc phong đã bị thiêu hủy tại chính Phủ Vân Cát, trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng của địa phương,

- người trực tiếp mang thiêu hủy tại lò hóa vàng của Phủ Vân Cát là thủ nhang Phủ Vân Cát.

Do nhận tin báo rất muộn từ địa phương, chỉ cách giờ thiêu hủy một chút thời gian, mà chiều cùng ngày thì tôi lại đã có việc theo kế hoạch không thể bỏ được (lên lớp theo lịch dạy từ tháng 5), nên không có cách nào bay được về Phủ Giầy để chứng kiến sự kiện. Có cánh cũng không bay về kịp !

Bây giờ, trước hết xem thông tin từ báo chí chính thống - bài báo của tác giả Vũ Dương trên tờ Văn hóa.

07/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghé thăm giáo xứ Xuân Bảng ở quê Thánh Mẫu Liễu Hạnh và mục vụ Đa Minh ở Phú Nhai

 Chúng tôi đang du lãng ở xứ Nam.

Đoàn du lãng liên hợp: có mấy vị từ Huế ra, có mấy vị ở Hà Nội, một vị là người Nhật Bản.

Ở Vụ Bản, một quan tâm của chúng tôi lần này là: để tâm đến Công giáo ở quê hương Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bởi vậy, chúng tôi đã cùng nhau tới thăm giáo xứ Xuân Bảng (tục gọi là Báng) ở cùng xã Kim Thái - xã có quần thể di tích Phủ Dầy (Giầy/Dày).

Về Trà Lũ, thì chúng tôi tới thăm nhà thờ Phú Nhai và các cơ quan của dòng Đa Minh.

01/03/2022

Cập nhật tình hình cổ vật ở thánh địa Phủ Giầy (Dầy) : 18 đạo sắc phong ngụy tạo đầu thế kỉ XXI

Hôm nay, ngày 1/3/2022, trang Fb Phủ Dầy - Vụ Bản - Nam Định vừa đưa tin mới nhất về các cổ vật mới được giám định tại Phủ Vân Cát thuộc quần thể Phủ Giầy (Dầy).

Trang Fb dẫn theo báo cáo của Bảo tàng Nam Định, cho biết: có 18 đạo sắc phong được ngụy tạo gần đây tại Phủ Vân Cát. Lấy đây là tin đầu tiên.

05/06/2021

Bùi Văn Tam ở Nam Định : một người đam mê lịch sử và văn hóa dân gian quê hương

Lần gặp mới đây nhất với cụ là vào tháng 4 năm 2021, tại Hà Nội. Ở tuổi vừa 90, cụ vẫn minh mẫn lạ thường, vẫn nói sang sảng, mắt tinh tai thính. Đặc biệt cụ sử dụng zalo thành thạo trên cả điện thoại và máy tính.

03/05/2018

Đại lễ kiều thỉnh Tứ Phủ Thánh Bà tại Phủ Tiên Hương (thông tin)

Mấy năm trước, là đại lễ kiều thỉnh Ngũ Vị Tôn Quan được phục dựng sau khoảng nửa thế kỉ thất truyền. Một trong những thầy đồng đi đầu trong các hoạt động này là ông Lưu Ngọc Đức - chủ đồng đền Quan Tam Phủ ở Hàng Hành (Hà Nội), ngay sát cạnh Hồ Gươm. Tôi có tham dự đại lễ năm đó. Mà là nhập vào đoàn hành hương của đền Quan Tam Phủ, là dịp giao lưu bổ ích với các con công đệ tử của thầy Đức.

24/04/2018

Ngày xuân 2018 ở Phủ Giầy, ngắm lại một bức cuốn thư dâng năm 1918 của Ngô Giáp Đậu

Hôm qua, lễ hội Phủ Giầy đã kết thúc với hội hoa trượng kéo chữ Quốc thái dân an (xem ở đây). Ngày xuân hôm nay, bên thư phòng, vẫn còn đang mải miết chấp bút một bài dài về Mẫu Liễu ở Phủ Giầy. Giữa nhịp, thường ngó nghiêng một chút ra xung quanh.

21/04/2018

Mùng 5 và 6 : rước Mẫu lên chùa thỉnh kinh Phật (chùa Tiên Hương và chùa Cao)

Mồng 6 tháng 3 năm Mậu Tuất 2018 nhằm ngày 21/4 (Thứ Bảy).

Hai ngôi phủ chính rước Mẫu lên chùa thỉnh kinh Phật vào dịp hội Phủ Giày.

Phủ Vân Cát thì lên chùa Cao, hay chùa Báng (tức Linh Sơn tự) vào hôm qua, mồng 5 tháng 3.

Phủ Tiên Hương thì lên chùa Tiên Hương (tức Tiên Linh tự) vào hôm nay, mồng 6 tháng 3.

Tức là cách nhau 1 ngày. Lên hai ngôi chùa khác nhau.