Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-thất-hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-thất-hoàng. Hiển thị tất cả bài đăng

26/04/2022

Thanh niên kinh đô Huế thời Cách mạng Tháng Tám 1945 - Tôn Thất Hoàng, Phan Tử Lăng, và nhiều người khác

Về Tôn Thất Hoàng, thì đọc trên Giao Blog ở đây.

Bây giờ, giới thiệu một chút ít tư liệu về Phan Tử Lăng (1913-1993), mà Giao Blog mới nhắc nhanh ở entry về cung Phổ Hóa ở Huế (xem lại ở đây).

Tôn Thất Hoàng có cha ruột là Thượng thư Tôn Thất Quảng dưới triều Bảo Đại (thập niên 1940). Cụ thượng thư là một người kính ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh.

Phan Tử Lăng có cha ruột là Quang lộc tự khanh Phan Tử Phong dưới triều Bảo Đại (thập niên 1940). Cụ Quang lộc tự khanh cũng là một người kình ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, cùng vợ là Nguyễn Thị Đào đã lập nên cung Phổ Hóa ở Huế.

20/10/2021

Cập nhật về bức thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của quan thượng thư và nhà cũ của Mẹ Đồng Quan

Hồi tháng 12 năm 2017, tức là cách nay tới gần 4 năm rồi, tôi đã có ghi chép nhanh Du lãng dọc bãi sông Hồng, gặp thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của thượng thư Tôn Thất Quảng

Thời gian trôi nhanh quá ! Tôi chưa kịp đặt bút viết một chữ nào về bức thủ bút đó hay về Mẹ Đồng Quan ấy, thế mà, đã 4 mùa cây lần lượt qua đi. Trở đi trở lại nơi đó nhiều lần, mà vẫn chưa động được bút. Còn một chút cần xác nhận nữa.

Bây giờ là một cập nhật của bạn Nguyễn Phong trên Fb - một bạn dòng họ Nguyễn phát Chúa rồi phát Vua (9 đời Chúa Nguyễn và 13 đời Vua Nguyễn).

18/08/2019

Mẹ Đồng Quan là bà cô của vua Bảo Đại : một làng ven sông Hồng

Hồi mùa đông năm ấy, đã tới thăm lại (vì trước đã thăm rồi), vừa đi vừa viết lúc ấy thì đã post ở đây (tháng 12/2017). Lại kể thêm ở đây (mùa Vu Lan năm 2018).

Đã viết rằng: "Dĩ nhiên là bà cô họ của Bảo Đại thôi. Không phải cô ruột như câu chuyện mọi người đang kể. Mọi thứ bà để tại từ hồi 1940s, đến nay, vẫn được trân trọng lưu giữ. Chắc là bà cũng phải rất gần gũi với thượng thư Tôn Thất Quảng. Mà ông thượng thư thì rất tín ngưỡng Thánh MẫuMột bô lão còn biết quan thượng thư Tôn Thất Quảng có một người con là Tôn Thất Hoàng theo Việt Minh."

22/01/2019

Học giả cách mạng Tôn Thất Dương Kỵ qua hồi tưởng của một người cháu ngoại

Mình đang tính động bút về những điều Tôn Thất Dương Kỵ viết về tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông viết như là với phong cách của một kí giả trước năm 1945. Có nhiều điểm thú vị, và cũng có nhiều điểm ông nhầm lẫn.

Bây giờ, đọc một mẩu hồi tưởng về ông, của một người cháu ngoại - cô Phạm Quỳnh Anh của Đại học Quốc gia Hà Nội.

23/08/2018

mùa Vu Lan 2018, nói chuyện về thuật "đánh đồng thiếp" của các sư thầy

Một bà cô họ của nhà vua Bảo Đại, tức là một người xuất thân trong hoàng tộc nhà Nguyễn, đã từ Huế ra Bắc lập nên cơ ngơi tôn giáo tích hợp thờ Phật, Thánh, Tiên. Năm ngoái, tôi đi tìm dấu tích của bà, thì thấy nguyên chữ nghĩa của đại thần dâng cho Thánh Mẫu (đã viết ở đây).

Bà cô ấy tương truyền là một người có thuật đánh đồng thiếp rất cừ. Cái phản bà nằm mỗi khi "thiếp" vẫn còn được giữ lại đến ngày nay. 

Bây giờ là chuyện các sư chùa hiện nay với thuật đánh đồng thiếp.

12/12/2017

Du lãng dọc bãi sông Hồng, gặp thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của thượng thư Tôn Thất Quảng

Hồi ngày xưa, trong những lần du lãng Huế, đã nghe danh quan thượng thư Tôn Thất Quảng. Tức Bộ trưởng ngày nay. Ông là Bộ trưởng của cả hai bộ thời Bảo Đại, là Bộ Lễ nghi và Bộ Công.

Hình như rất ít người làm đồng thời Bộ trưởng của cả hai cái bộ như vậy.

Bây giờ, đi du lãng ở bãi sông Hồng vào dịp cuối năm, ngẫu nhiên phát hiện thủ bút của ông dâng lên Thánh Mẫu.