Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phiên-dịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phiên-dịch. Hiển thị tất cả bài đăng

21/08/2024

Đọc Nguyễn An Ninh viết về "văn hóa" 100 năm trước (tiếng Pháp 1923, bản dịch Nguyễn Thư)

Lúc bấy giờ,vào năm 1923, Nguyễn An Ninh viết như sau:

"Tôi nghĩ phải thú nhận ngay lập tức rằng tôi không hề coi việc nói tiếng Pháp với người An Nam là điều đáng tự hào. Ngôn ngữ An Nam vẫn còn quá lạc hậu chưa thể sánh với các ngôn ngữ châu Âu, thậm chí chưa thể sánh với các ngôn ngữ Viễn Đông. Nhưng đó không phải là lỗi của tôi. Tôi sẽ không dùng thứ ngôn ngữ quê mùa nửa Hoa nửa Việt của các nhà nho An Nam. Tôi đã cùng với anh bạn Ng. H. V [Nguyễn Háo Vĩnh (1893-1941)] thử dịch từ culture ra tiếng An Nam nhưng không tìm được một từ nào tương đối có thể diễn giải chính xác.

Nếu như từ văn hóa đã được cả châu Âu chấp nhận thì nó lại không thâm nhập được vào ngôn ngữ của ta, một ngôn ngữ đơn âm tiết. Cụm từ cầm kỳ thi họa có thể cho ta một ý niệm về văn hóa nhưng là một ý niệm không đầy đủ và có nguy cơ bị hiểu sai. Cầm là âm nhạc, kỳ là suy đoán trí tuệ, thi là văn chương, họa là tranh. Chúng tôi đành phải dùng cụm từ chung đúc học thức. Những ai có thể tìm ra từ đúng xin hãy khoan dung độ lượng với những người đi trước. Bây giờ tôi xin được vào vấn đề. Nhưng…"

01/05/2022

Quan hệ Việt - Nhật 30 năm trước : loạt ảnh của đoàn Nhật đi thăm cụ Đồng và cụ Giáp năm 1992

Gần đây, tôi mới được xem loạt ảnh này, qua việc công khai trên Fb của một nhân vật trong đoàn Nhật năm đó - năm 1992.

1. Thú vị là qua loạt ảnh, tôi biết được rằng, người phiên dịch của đoàn Nhật Bản năm 1992 đó là một người làng Trình Phố của tôi. Ở trong làng, trẻ con chúng tôi chỉ biết tên ở nhà của ông (tên ở làng), rồi mãi sau này, lúc đi học đại học ở Hà Nội những năm đầu thập niên 1990, tôi mới biết tên ở cơ quan của ông (tên thoát li). Tôi gọi ông là "bác" theo thứ bậc họ hàng xa xa - ông ít hơn cha tôi vài tuổi. Hồi lưu học dài hạn ở Nhật Bản đầu thế kỉ XXI, lúc ghé thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, tôi sử dụng cả hai tên (P. và D.) để hỏi thăm ông. Đến lúc ấy, tôi vẫn đinh ninh là "D." (theo thói quen), mà chưa nghĩ tới chữ "R.". Tên ông, thật ra là R. mà không phải D. 

01/10/2021

Kế hoạch mấy trăm cuốn sách dịch - nhìn lại sau nhiều năm (2004-2021)

17 năm về trước, bác Ngô Tự Lập có nói đến kế hoạch 500 cuốn sách. Xem toàn văn ở bên dưới.

Hiện không thấy có chỗ nào nói đến kế hoạch ấy nữa. Hãy đọc lại bản viết của bác Lập vào năm 2004:

"Theo tôi, nếu nói riêng về khoa học xã hội và nhân văn thì trí tuệ Ðông Tây Kim Cổ về cơ bản có thể gói gọn trong khoảng 500 cuốn sách quan trọng nhất, trong đó chúng ta đã dịch được chừng 50 cuốn với chất lượng tương đối tốt (triết học Trung Hoa, Marx và một số tác giả phương Tây khác). Nếu chúng ta tổ chức dịch được 50 cuốn/năm thì sau 9 năm chúng ta có thể hoàn thành kế hoạch. Còn nếu chúng ta dịch được 100 cuốn/năm, thì chỉ mất 5 năm. Lúc đó chúng ta mới có thể bắt đầu nghĩ đến một đội ngũ trí thức thực thụ. Tất nhiên, điều này khó khăn hơn không phải gấp đôi mà rất nhiều lần."

Từ năm 2004 đến nay đã là 17 năm, tức là khoảng 2 lần so với kế hoạch 9 năm, và hơn 3 lần so với kế hoạch 5 năm được trình bày ở đoạn trên.

24/05/2019

Bồ Tùng Linh bản dịch 1994 tại Hà Nội (soạn lại năm 2006 tại Tokyo) : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục

Bản dịch năm 1994 (in năm 1995) ấy, sau 12 năm thì in lại trên tờ Đại biểu Nhân dân (báo của Quốc hội Việt Nam). Tức là đã có một bản đánh máy lại và tu chỉnh chút xíu rồi cho đăng vào năm 2006 (đã vừa chép nguyên từ Đại biểu Nhân dân về đây).

Bây giờ, xem lại, thì biết: bản đánh máy lại và có tu chỉnh ấy, thật ra, là được thực hiện tại Tokyo. Chỉ tu chỉnh trên bản in cũ, mà không phải là từ bản thảo cũ (bản thảo cũ chắc là bản đánh máy chữ - kĩ thuật quen sử dụng của hồi đầu thập niên 1990 ở Hà Nội là vậy).

Mà bản đánh máy lại rồi cho tái bản năm 2006 đó, là căn cứ vào bản in được gửi từ Việt Nam sang. Người scan các trang in trên giấy, và gửi qua mail đến, là bạn M. ở xứ Quảng. Vèo một cái, đã là chuyện của 13 năm về trước.

22/05/2019

Biết muộn sau 25 năm : cô Vương đã đọc và điểm bình bản dịch năm 1994 của tôi

Cô Vương là một chuyên gia về Việt Nam của Trung Quốc, tên đầy đủ là Vương Kim Địa. Cô vốn là sinh viên khoa tiếng Việt của Đại học Bắc Kinh thời 1965-1970. Sau này, nhiều năm làm việc tại Thư viện Quốc gia (Bắc Kinh), chuyên mảng tư liệu Việt Nam.

Năm 1995, ở tuổi 50 (vì sinh năm 1945), cô Vương đã có khoảng 6 tháng sống và làm việc tại Việt Nam. 

Bây giờ, sau khoảng 25 năm (1995 - 2019), mới biết: trong thời gian sống ở Việt Nam năm đó, cô Vương đã tìm đọc các bản dịch Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh sang tiếng Việt. Các bản dịch tiếng Việt tính đến thời điểm năm 1995, được cô điểm, thì có nhiều. Trong đó, có bản dịch của Tản Đà, bản dịch của nhóm Cao Xuân Huy - Nguyễn Huệ Chi,...

01/04/2019

Làm trong công ty đa quốc gia của Nhật Bản : nhật kí mở của em Trung

Trung là một cựu học sinh ở Thái Nguyên, vốn dân kĩ thuật, rồi đến với tiếng Nhật và có một thời gian du học tại Nhật Bản. Một thời Fb của Trung là "Trung Thần Thông", rồi thì đã trở về với tên chính "Nguyễn Hoàng Trung".

Bây giờ, Trung đã vào làm việc chính thức trong một công ty đa quốc gia của Nhật Bản - trụ sở chính tại Tokyo.

Từ vài năm trước, vẫn thấy Trung kể nhanh về công việc đi làm thông dịch của em (có khi là song ngữ Anh - Nhật). Những mẩu chuyện  vui vui, thú vị. 

Còn từ khoảng một năm nay, tức là từ khi vào công ty Nhật Bản, em lại hay kể về công việc trong công ty. Lại những mẩu chuyện vui vui và thú vị nữa.

23/06/2018

Thỉnh cầu gan ruột gần 60 năm trước của Nguyễn Hiến Lê : nâng cao dân trí qua dịch thuật

Các năm 1997 - 1999, tôi đã chuẩn bị để đưa lại lời thỉnh cầu này của Nguyễn Hiến Lê lên tạp chí học thuật (trong một bài dài giới thiệu về Nguyễn Hiến Lê). Bản thảo ấy phải chuẩn bị trong mấy năm, không làm được một mạch, vì phải kiếm tư liệu khắp các nơi. Rất khó khăn về phương diện tư liệu ở thời điểm đó. Có lần hẹn anh Đoàn Tử Huyến tới tận kho, lục tìm trong các bao tải, cả nửa buổi, vẫn không ra ! Có lần vào Hà Đông, nhận bàn giao được mấy cuốn, lúc về mắc mưa giữa đường, ướt sạch cả người lẫn sách !

22/06/2017

Cao Bằng ký lược (bản dịch Nguyễn Đức Toàn)

Dịch giả Nguyễn Đức Toàn đã tặng bạn đọc bốn phương một bản dịch tiếng Việt cho tác phẩm trọng yếu là Cao Bằng thực lục (đã đi ít hôm trước ở đâyở đây). 

Bây giờ, anh tặng tiếp bản dịch một tác phẩm quan trọng nữa, là Cao Bằng ký lược

16/06/2017

Tin vắn học thuật : dịch sách của Tạ Đức và Đỗ Lai Thúy sang tiếng Anh

Cuốn sách của học giả Tạ Đức, về trống đồng, thì đã điểm tin ở đây.

Cuốn của Đỗ Lai Thúy thì là về Hồ Xuân Hương.

Trong nhà, mình mới có cuốn của Đỗ Lai Thúy, vẫn chưa có cuốn của Tạ Đức.

16/05/2017

Tìm về nơi chốn xưa của Trương Niệm Thức - dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN

Từ tháng 9 năm 2013, tức khoảng 4 năm về trước, đã nhắn với ông Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan (con cháu của nhà cách mạng Hồ Tập Chương), rằng: dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN là một người thực, mà không phải là người ảo như suy luận không có chút căn cứ nào của ông. Xem lại ở đây

Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ cho đăng bài chính thức về dịch giả Trương Niệm Thức trên tạp chí chuyên ngành mới khai trương (tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, ở đây, tháng 4 năm 2017).

19/01/2017

Thời Của Thánh Thần (tiểu thuyết Hoàng Minh Tường) bản tiếng Nhật

Dịch giả là Giáo sư Imai của Đại học Ngoại ngữ Tokyo - một chuyên gia về văn hóa và lịch sử Việt Nam, hiện là trưởng khoa Tiếng Việt. Bởi vậy, hoàn toàn yên tâm về chất lượng bản dịch.

Giá bán là 4000 Yên (khoảng gần 1 triệu tiền VND).

11/11/2016

Nghĩ lại về lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ 20 (bài Liam, bản dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Năm 1920 có thể coi là năm bản lề cho sự thay đổi của Việt Nam. 

Ở một hướng nghiên cứu khác với Liam, mình cũng đưa ra thời điểm tương tự, là thập niên 1910.

Còn đang viết dở. Nhưng một phần của nó thì đã có thể thấy một chút qua phân tích liên quan đến Cao Đài (đã công bố từ 2014 và gần đây, tạm xem ở đây). Chưa kịp nói đến trong bài về chữ Nôm mới công bố gần đây, vì không có đủ diện tích giấy do phải hạn chế về số chữ của bài (bài về chữ Nôm tạm xem bản trên mạng ở đây).

22/08/2016

Hội chứng HCV Olympic ở Trung Hoa đại lục (bài Lưu Hiểu Ba, bản lược dịch Phạm Thị Hoài)

Thỉnh thoảng xuất hiện bản dịch của Phạm Thị Hoài, từ tiếng Đức, một văn phẩm nào đó của Lưu Hiểu Ba. Dịch ở đây là trùng dịch (Lưu viết bằng tiếng Trung Quốc, rồi bản đó được dịch ra tiếng Đức để xuất bản ở Đức, và nữ văn sĩ dịch từ tiếng Đức ra tiếng Việt).

Lần trước là một bản dịch như vậy, trong sự cố gắng truyền tải tư tưởng của Lưu Hiểu Ba vào môi trường tiếng Việt, ở đây (năm 2013).

Bây giờ là một bản dịch mới, về hội chứng HCV ở Trung Hoa đại lục. Dĩ nhiên là từ nguyên văn đã viết trước đây nhiều năm, chứ không phải năm 2016.

19/08/2016

Chuyện du học ở Nga thời con gái cụ Lê Duẩn (dịch giả Phan Độc Lập)

Dịch giả Phan Độc Lập là người đã chuyển ngữ toàn văn hồi kí của giáo sư Maslov về người vợ Lê Vũ Anh (con gái cụ Lê Duẩn) từ tiếng Nga sang tiếng Việt (đã đăng trọn ở đây).

Tôi tạm đoán Phan ở vào thế hệ muộn hơn một chút cả về tuổi đời, cả về năm tới Liên Xô (cũ), so với bà Lê Vũ Anh (bà sinh khoảng năm 1950). Bà Lê Vũ Anh là ngang ngang với thế hệ của bà thân tôi. Bởi vậy, Phan có thể xem như thuộc thế hệ dì hay cậu của tôi.

24/05/2016