Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đàng-Trong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đàng-Trong. Hiển thị tất cả bài đăng

13/08/2024

Miếu Bà Vàng thờ công nữ Ngọc Vạn ở Huế (qua sắc phong và tư liệu khác)

Theo hai tác giả Võ Vinh Quang và Nguyễn Đình Đính thì ở hai làng Dã Lê Chánh và Dã Lê Thượng có một "Miếu Bà Vàng".

"Miếu Bà Vàng" là cách gọi của nhân dân vùng đó, cho ngôi miếu thờ có thờ công nương Ngọc Vạn.

Hai tác giả thì luận giải là "Bà Vàng" là cách gọi tránh tên của Ngọc Vạn (xem bài cụ thể ở dưới).

Còn tôi thì cho rằng "Bà Vàng" là cách gọi phiếm chỉ, dành cho những người phụ nữ thuộc vào phạm trù hoàng gia, hoàng tộc.

Trong thực tế, ta sẽ thấy có cách gọi "Vua Vàng", "Bà Vang", "Nhà Vàng"... thì các chữ "Vàng" đó là gắn với hoàng gia, hoàng tộc.

05/01/2024

Châu phê của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vẫn ghi rõ niên đại vua Lê ở Đàng Ngoài

Ở xuất bản hơn 10 năm về trước, khi nói về ba đàng (Đàng Ngoài, Đàng Trong, Đàng Trên), tôi đã đưa nhanh khái quát về sử dụng niên đại của ba đàng như sau:

- Đàng Ngoài và Đàng Trong, về thực chất, như hai vương quốc, nhưng Đàng Trong không đặt niên hiệu riêng, mà vẫn sử dụng niên hiệu của vua Lê ở Đàng Ngoài. Cả hai vương quốc đều tính thời gian chung, căn cứ theo niên hiệu của vua Lê (ví dụ: Vĩnh Trị, Vĩnh Khánh, Cảnh Hưng,...).

- Chỉ có Đàng Trên của các vua nhà Mạc là có niên hiệu riêng. Đàng Trên tính thời gian theo lịch của riêng mình, theo niên hiệu của các vua nhà Mạc đang trị vì: Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương (xem lại trên Giao Blog, ở đây hay ở đây).

Bây giờ, xem châu phê của các chúa Nguyễn (trong triển làm "Bảo đạc trường minh寶鐸長鳴" tại Huế, đang diễn ra, gắn với Thiền phái Liễu Quán danh tiếng)  thì thấy rõ niên hiệu vua Lê xuất hiện trong văn thư chính thức của hệ thống hành chính Đàng Trong.

10/12/2022

Cập nhật tình hình 2021 - 2022 về miếu Thanh Cẩm ở Hà Thành (đình Trung Yên phố Hàng Bạc)

7 năm trước, vào tháng 5 năm 2015, Giao Blog đã điểm tin về miếu Thanh Cẩm thờ một vị tiến sĩ triều Mạc đã xả thân cứu vua Mạc (xem lại ở đây).

Chuyện được chép vào một bản Việt điện u linh, cũng được chép vào Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án.

02/07/2022

Ki-tô giáo tại Việt Nam - những cái nhìn tổng quan

Mình sắp công bố một bài viết học thuật về Đàng Trên.

Đại khái, về Đàng Trên, trên Giao Blog thì đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Sử quan của mình hiện nay là ba Đàng (tức Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đàng Trên) mà không phải hai Đàng như quan niệm trước nay.

Điều hiện nay chưa rõ là vào nửa cuối thế kỉ XVII, Ki-tô giáo đã có mặt ở Đàng Trên hay chưa. Tư liệu quá thiếu thốn, hiện chưa làm sao để có một chút gợi ý nào.

Dĩ nhiên, từ hồi đó, giáo sĩ Đắc Lộ đã mấy lần muốn vượt lên Cao Bằng để tham quan. Nhưng bộ máy an ninh của Đàng Ngoài đã biết, tìm cách ngăn trở. Tư liệu về việc này thì rất rõ ràng.

Đặt một entry này để sưu tầm những cái nhìn tổng quan về lịch sử Ki-tô giáo tại Việt Nam.

Mở đầu là một tóm tắt khá thú vị của học giả Trần Quốc Anh - ông đưa lên Fb cá nhân vào ngày hôm nay.

27/03/2022

Đọc lại "Ngọa Long cương vãn" thơ Nôm lục bát viết khoảng 1620s của Đào Duy Từ (1572-1634)

 Lúc đó, Đại Việt hình thành thế chân vạc gồm Ba Đàng, là Đàng Ngoài - Đàng Trong - Đàng Trên.

Đào Duy Từ đã bỏ Đàng Ngoài (vua Lê chúa Trịnh) mà vào tìm và giúp minh chủ ở Đàng Trong (chúa Nguyễn). Một số người giúp việc quan trọng cho chúa Nguyễn lúc đó lại xuất thân từ Đàng Ngoài (ví dụ như Đào Duy Từ) và Đàng Trên (tức Cao Bằng, lúc đó nhà Mạc vẫn cai quản). Nhóm xuất thân từ Đàng Trên thì đáng chú ý nhất là con cháu Mạc Cảnh Huống - sau được ban họ Nguyễn (rồi thành Nguyễn Hữu).

"Ngọa Long cương vãn" tương truyền là thơ quốc âm (chữ Nôm) theo thể lục bát mà Đào Duy Từ đã dâng lên chúa Nguyễn. Chúa đã khởi dụng họ Đào nhờ bài vãn danh tiếng này.

08/03/2021

Về hai tấm bản đồ Việt Nam trong các sách đã in đầu thập niên 1650 của Đắc Lộ

Có một bài viết rất đáng đọc của học giả Alexei Volkov về hai tấm bản đồ thú vị này, đã đăng tải năm 2018, và vừa được dịch giả Võ Xuân Quế chuyễn ngữ sang tiếng Việt.

Về hai tấm bản đồ này, trước đây, tôi cũng đã sử dụng để nghiên cứu về ngôi đền Cờn (Cần Hải linh từ) ở xứ Nghệ (bài đăng ở đây, các năm 2009-2010), và về ba vương quốc cùng tồn tại ở Việt Nam đầu thế kỉ 17, tức Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong (bài đã đăng ở đây, năm 2019).

Riêng Đàng Trên, thì đó là vương quốc Cao Bằng của các vua nhà Mạc (đọc nhanh về Đàng Trên trên Giao Blog ở đây hay ở đây).

Bản dịch dưới đây lấy về từ trang nhà của hai học giả Việt Nam hiện đang cư trú ở Phần Lan là Võ Xuân Quế và Bùi Việt Hoa.

Có bản gốc bằng tiếng Anh của Alexei ở đường link đặt cuối bản dịch.

27/11/2019

Năm 2019 nhìn lại giáo dục và khoa cử Nho giáo Việt Nam từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam được tính là khoa Tam Giáo (Nho, Phật, Đạo) mở năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 của nhà Lý, tức năm 1075.

Tính từ đó, đến năm 1919 (năm khoa cử Nho giáo chấm dứt tại Việt Nam), thì là tới gần 900 năm. Có nhiều nơi tổ chức hội thảo khoa học nhân sự kiện 100 năm kết thúc khoa cử Nho giáo vào năm nay. Cuộc hôm qua, ngày 26/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là một trong số đó. Hồi mùa hè thì đã có một cuộc ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (hai cơ quan đồng tổ chức là Viện Nc Hán Nôm và Viện Sử học), xem lại ở đây.

Hôm qua, mình chủ yếu nói về niên đại 1650s.

Thập niên 1650 mang nhiều ý nghĩa với lịch sử trung đại Việt Nam. Khi đó, lãnh thổ Việt Nam ngày nay có ba đàng, là Đàng Trên, Đàng Ngoài, Đàng Trong. Gọi là thế chân vạc (hay đỉnh lập cục diện, hay three kingdoms). Mình nói về Đàng Trên là chính, trong so sánh với hai đàng còn lại. Các trang 118-161 trong kỉ yếu (toàn kỉ yếu gồm 540 trang).

23/11/2019

Đắc Lộ bản cập nhật 2019 : vẫn chưa yên với "chữ quốc ngữ" suốt từ 1650s

Thập niên 1650 là một thập niên đáng ghi nhớ trong lịch sử chữ quốc ngữ, với việc giáo sĩ Đắc Lộ đã miệt mài trong suốt mấy năm ở châu Âu để cho ra đời bộ 3 tác phẩm quan trọng:
- Từ điển Việt - Bồ - La,
- Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài,
- Hành trình và truyền giáo.

Bộ sách được chuẩn bị từ mấy chục năm trước, nhưng đến thập niên 1650 mới được in thành sách và phổ biến rộng rãi ở châu Âu.

22/02/2018

Đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi : xung quanh năm 1600s với vùng đất Phú Yên

Thời điểm xung quanh năm 1600, có nhiều vận động đáng chú ý. Tôi thì quan tâm tới các bước đi của nhà Mạc ở Cao Bằng, mà tiêu biểu là chuông Đà Quận mang niên đại 1611 (đã đi ở đây hay ở đây).

Thế chân vạc rất rõ ở thời điểm đó. Nhà Mạc là chân vạc ở phía Bắc, được gọi là Đàng Trên.

Một chân vạc quan trọng ở phía Nam là giang sơn của họ Nguyễn, được gọi là Đàng Trong. Lúc đó, người Kinh nối nhau đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi.

08/11/2016

Chong đèn đọc lại "Hoài Nam khúc" : triều chính nát bét vì đồng tiền

Nhân có việc, đọc lại Hoài Nam khúc - chữ Nôm, cuối thế kỉ 18, ở Đàng Trong của chúa Nguyễn.

Đại khái, tác phẩm Nôm đặc biệt quan trọng này của Đàng Trong (theo thể lục bát trường thiên), có những đoạn tả rất chân thực về hiện tình triều chính khi đó, bị đồng tiền tha hóa tất cả:

13/08/2016

Truyền thống lắm quan chức và nhiều nhũng lạm ở Đại Việt

Bộ máy công quyền ngày trước của Đại Việt, nhìn chung, cũng rất cồng kềnh và kém hiệu quả. 

Đọc người phương Tây chê hệ thống quan lại của Đại Việt, tính từ hồi đầu thế kỉ 16, thì nhiều lắm. Có thể đọc nhanh từ cuốn sách đã in năm 2010, ở đây. Xem thêm cả sách của Toan Ánh đã xuất bản thời 1970s ở Sài Gòn (tại đây).

13/01/2016

Chữ quốc ngữ với vùng ven, hay Bình Định với chữ quốc ngữ

Có một hội thảo như vậy đã diễn ra.

"Rất ít người biết rằng Bình Ðịnh đã có những đóng góp trong việc phôi thai chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XVII; truyền bá, phát triển chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Ðược sự phối hợp tham gia của một số cơ quan và nhà nghiên cứu, Sở VH-TT&DL đang trình UBND tỉnh, xin tổ chức Hội thảo “Bình Ðịnh với chữ Quốc ngữ” trong năm 2015."