Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/06/2018

Số hóa tư liệu địa phương : 5 năm ở Nghệ An, với 70 ngàn trang

Nghệ An là một địa phương đã tiến hành số hóa tư liệu cũ từ nhiều năm nay. Có nhiều cụm tư liệu đặc biệt quí, mà bản thân chúng tôi, trong lúc du lãng, đã tiếp cận trực tiếp. Sự phá hoại (tự phá hoại) tư liệu trước đây là rõ ràng, nhưng nhiều khi cũng bất ngờ với những thứ mà nhân dân cất đi được.

Đừng chỉ số hóa rồi để đấy, mà phải từng bước công khai hóa (giai đoạn tiếp theo của chương trình).







Tin từ các nơi.




---






Tổng kết chương trình số hóa tài liệu Hán Nôm Nghệ An giai đoạn 1 (2015-2018
Chiều 8/6, tại tp Vinh, Ban Quản lý di tích phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác số hóa tài liệu Hán Nôm  giai đoạn 1 (2015-2018).
Bắt đầu từ năm 2015,  qua 4 nămthực hiện chương trình số hóa tài liệu Hán Nôm, Ban quản lý Di tích Nghệ An đã tiến hành số hóa tài liệu tại 16huyện, thành phố, thị xã với 231xã, phường, thị trấn, 473dòng họ, đền, chùa, miếu. Tổng số đã số hóa được là 70.573trang tài liệu.Các tài liệu Hán Nôm chủ yếu tập trung ở các huyện đồng bằng và trung du nhưng phân bố không đều. Yên Thành là huyện có số lượng tài liệu được số hóa nhiều nhất (13083 trang tài liệu), Quỳ Hợp là đơn vị có số lượng tài liệu được số hóa ít nhất (2 trang tài liệu).
Trong số những tài liệu đã số hóa được, nhiều tài liệu có giá trị lớn về mặt nghiên cứu lịch sử, văn hóa dòng họ, phong tục làng xã, chế độ ruộng đất, văn học nghệ thuật, y học cổ truyền và các vấn đề chính trị, xã hội, hơn nữa còn giúp ích rất lớn cho việc nghiên cứu văn tự, nghệ thuật của các triều đại phong kiến. Trong đó phải kể đến các tài liệu thời Tây Sơn, chủ yếu là Sắc phong, Lệnh chỉ, Trát lục… Ngoài ra còn nhiều tài liệu rất đặc sắc như bộ mộc bản kinh phật của chùa Đức Sơn, bộ mộc bản kinh giáng bút của Hiếu Thiện đàn (xã Vân Diên, Nam Đàn), bộ mộc bản kinh giáng bút của Tuần Thiện Đàn (đền Thiện, xã Diễn Ngọc, Diễn Châu), các bản kinh giáng bút tuyên truyền yêu nước đầu thế kỷ 20…
Một số di tích còn đang lưu giữ được nhiều sắc phong, tài liệu quý như: nhà thờ họ Phan Vân, đền Đức Hoàng ở Yên Thành; đền Xuân Hòa, đền Phùng Hưng ở Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai; đền Mai Bảng ở phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò; đền Vua Mai ở Nam Đàn; nhà thờ họ Trần (Diễn Phúc), đền Trang (Diễn Kim) ở Diễn Châu; đền Hoàng Mười (Hưng Thịnh), đền Thanh Liệt (Hưng Lam), đền thờ Đinh Bạt Tụy (Hưng Yên Bắc) ở Hưng Nguyên… Đặc biệt, ở một số huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng vẫn lưu giữ được nhiều tài liệu quýnhư nhà thờ họ Lang Vi ở xã Đôn Phục, huyện Con Cuông hiện còn lưu giữ được trên 10 đạo sắc phong, chế cáo của triều Nguyễn và huân chương của nhà vua Lào tặng. Hay ở huyện Tân Kỳ có một số di tích của đồng bào dân tộc Thổ còn lưu giữ nhiều tài liệu Hán Nôm cổ như đền đức Mẹ (xã Nghĩa Phúc), chùa Bục (xã Đồng Văn),…
Sở VHTT đã trao tặng giấy khen cho 9 tập thể và 9 cá nhân có nhiều đóng góp cho công tácsố hóa tài liệu Hán Nôm trên địa bàn tỉnh.

http://vanhoanghean.com.vn/tintuc/tong-ket-chuong-trinh-so-hoa-tai-lieu-han-nom-nghe-an-giai-doan-1-2015-2018







Hơn 70 nghìn trang tài liệu Hán Nôm được số hóa
08/06/2018 18:08

(Baonghean.vn) - Ngày 8/6, tại Thành phố Vinh, Ban Quản lý (BQL) di tích tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình số hóa tài liệu Hán Nôm tỉnh Nghệ An giai đoạn 1 (2015-2018).






Tham dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Định Phong - Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trần Thị Mỹ Hạnh - Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; đại diện Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; Phòng PA 83 Công an tỉnh; Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và tổ quản lý của một số di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.


Quang cảnh Hội nghị tổng kết chương trình số hóa tài liệu Hán Nôm tỉnh Nghệ An giai đoạn 1 (2015-2018). Ảnh: Công Kiên
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các tài liệu Hán Nôm trên địa bàn Nghệ An, từ năm 2015 Ban quản lý Di tích tỉnh phối hợp với Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chương trình số hóa. Quy trình số hóa được thực hiện qua các bước: Khảo sát và đăng ký; sao chụp; số hóa; lưu trữ sau số hóa.
Kết quả, giai đoạn 1 (2015-2018) tiến hành số hóa tài liệu Hán Nôm tại 231 xã, phường, thị trấn và 473 dòng họ, đền, chùa, miếu thuộc 16 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn với tổng số 70.473 trang. Qua đó cho thấy, Nghệ An là địa phương lưu giữ được nguồn tài liệu Hán Nôm khá đồ sộ, phong phú trên nhiều lĩnh vực.
Cán bộ BQL Di tích giới thiệu sản phẩm tài liệu Hán Nôm được tu bổ, phục chế sau số hóa. Ảnh: Công Kiên
Sắc phong đang được lưu giữ tại bản Tổng Xan, xã Thạch Ngàn (Con Cuông). Ảnh: Công Kiên
Phát biểu thảo luận, các đại biểu đều tập trung khẳng định lợi ích thiết thực của chương trình số hóa tài liệu Hán Nôm đối với công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, nêu những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình và kiến nghị tiếp tục thực hiện giai đoạn 2, tiến tới xây dựng kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục chế và phổ biến rộng rãi để các tài liệu quý không chỉ được bảo tồn mà còn phát huy giá trị trong cuộc sống hôm nay...
Đồng chí Phạm Định Phong - Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa yêu cầu sau giai đoạn 1, các đơn vị liên quan cần nhanh chóng triển khai giai đoạn 2. Ảnh: Công Kiên
Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Phạm Định Phong - Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa yêu cầu sau giai đoạn 1, các đơn vị liên quan cần nhanh chóng triển khai giai đoạn 2. Đồng thời, phát huy các tài liệu đã được số hóa, tiến hành dịch thuật, phổ biến nội dung để quảng bá rộng rãi những giá trị bản sắc văn hóa.
Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tặng Giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: Công Kiên
Dịp này, 9 tập thể và 9 cá nhân được Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình số hóa tài liệu Hán Nôm.
Công Kiên
http://baonghean.vn/hon-70-nghin-trang-tai-lieu-han-nom-duoc-so-hoa-200882.html







Nghệ An: Số hóa hơn 41.500 trang tài liệu Hán Nôm


(Baonghean.vn) - Đó là con số được nêu tại đợt tập huấn Bảo quản, tu bổ tài liệu Hán Nôm do Ban Quản lý di tích - Sở Văn hóa & Thể thao tổ chức trong 2 ngày 22 - 23/8.
Nghệ An là một trong những tỉnh có nguồn di sản Hán Nôm rất phong phú từ hình thức thể hiện đến nội dung như: Sắc phong thần, sắc chỉ, bằng cấp, lệnh chỉ, mộc bản, câu đối… Những tư liệu Hán Nôm này nằm rải rác trong các chùa, nhà thờ họ, đình làng, cộng đồng dân cư và được xem là nguồn sử liệu hết sức quan trọng, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử của tỉnh nhà.
Tiến hành số hóa các tài liệu Hán Nôm. Ảnh: Thanh Quỳnh
Tuy nhiên, hiện nay, di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh đang đứng trước nhiều thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị. Phần lớn di sản Hán - Nôm được thể hiện trên chất liệu hữu cơ như: giấy dó, gỗ, vải, lụa, lá cây… phần đa bị mục nát, nội dung tài liệu vì thế cũng mất đi. Nhiều tại liệu bị hư hỏng nặng như ở đền Thanh Liệt, chùa Chợ Hến, đền Hạ - Quỳnh Vinh, đền Bản Thổ - Quỳnh Trang (Quỳnh Lưu)…
Trong khi đó, một số địa phương chưa nắm rõ được tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác tu bổ, bảo quản và phục chế tài liệu khi bị mất mát hư hỏng…nên việc phối hợp triển khai của công tác này diễn ra còn chậm và chưa triệt để.
Do vậy, việc mở các khóa tập huấn bảo quản, phục hồi và số hóa tài liệu Hán Nôm đã và đang Ban Quản lý di tích tỉnh cùng các cấp, ngành và địa phương đẩy mạnh phối hợp thực hiện.
Các chuyên gia đến từ Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn cách vệ sinh chống nấm mốc trên các tài liệu Hán Nôm. Ảnh: Thanh Quỳnh
Tại khóa tập huấn Bảo quản, tu bổ tài liệu Hán Nôm, các chuyên gia hướng dẫn cụ thể phương pháp thực hành vệ sinh và xử lý tài liệu nấm mốc trên các trang tài liệu làm từ chất liệu giấy gió.
Đặc biệt, công tác vệ sinh, cải thiện môi trường kho tài liệu cũng được hướng dẫn chi tiết tới các học viên.
Qua khóa tập huấn, các học viên còn được tìm hiểu và học cách sử dụng các thiết bị cần thiết để xử lý nấm mốc, ẩm thấp và các hư hỏng thường gặp trên tài liệu. 
Các học viên tham gia tập huấn được hướng dẫn cách bảo quản tư liệu lịch sử. Ảnh: Thanh Quỳnh
Cùng với đó, công tác số hóa cũng được tập huấn cho các học viên. Được biết, trong năm 2017, việc số số hóa tài liệu Hán Nôm được tiến hành trên 27 xã với hơn 7.200 trang tài liệu, nâng tổng số trang tài liệu được số hóa lên 41.543 trên địa bàn 139 xã của tỉnh. Đây là những thành quả đáng ghi nhận góp phần trong việc bảo quản, tu bổ các tài liệu Hán Nôm có giá trị trên địa bàn Nghệ An./.
Thanh Quỳnh
https://baonghean.vn/nghe-an-so-hoa-hon-41500-trang-tai-lieu-han-nom-146548.html



CHƯƠNG TRÌNH SỐ HÓA TÀI LIỆU HÁN – NÔM TẠI TỈNH NGHỆ AN
    Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, ý thức con người, chất liệu và cách bảo quản không hợp lý dẫn đến nhiều tài liệu chữ Hán, chữ Nôm đã và đang có nguy cơ hư hỏng, mất mát. Chính vì lý do này mà Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chương trình số hóa tài liệu Hán – Nôm nhằm bảo tồn lưu trữ lâu dài.
    Sáng 15/4, tại Khu Lăng mộ Vua Mai, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc chương trình số hóa tài liệu Hán - Nôm và tiến hành số hóa các sắc phong ở khu lăng mộ. Dự kiến chương trình số hóa tài liệu Hán – Nôm tại địa bàn Nghệ An được thực hiện trong vòng một tháng (từ 15/4 đến 15/5/2015) gồm các huyện Nam Đàn, Thanh Chương và Yên Thành.
Ông Bùi Xuân Đức - Giám đốc TV KHTH phát biểu tại Lễ khai mạc
Toàn cảnh buổi Lễ Khai mạc
Lễ mở hòm sắc phong
    Ứng dụng CNTT vào công tác sưu tầm số hóa tài liệu Hán – Nôm là giải pháp tốt nhất hiệu quả nhất giúp chúng ta lưu giữ lâu dài và khai thác hiệu quả vốn tài liệu quí báu này. Việc làm này vừa giúp lưu giữ tài liệu lâu dài vừa là căn cứ để phục chế, phục hồi đúng nguyên bản tài liệu cho các chủ sở hữu khi có nhu cầu.
Anh Trương Thiên Lộc, chuyên viên TV KHTH, đang đọc và dịch sắc phong
Đoàn chuyên viên của Thư viện KHTH đang thực hiện việc số hóa
    Từ nhiều năm qua Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng với các cơ quan thông tin lưu trữ trong cả nước như Thư viện Thừa Thiên Huế (7 năm); Bảo tàng Hà Tĩnh (2 năm); Thư viện tỉnh Quảng Trị (1 năm); Ban di tích Vĩnh Long (1 năm) và năm nay là Ban di tích tỉnh Nghệ An tiến hành các hoạt động đa dạng trong việc sưu tầm, phục chế, số hóa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của dạng tài liệu quý hiếm này.
Anh Huỳnh Trung Quí, chuyên viên TV KHTH, đang tu bổ phục chế một sắc phong bị hỏng
http://www.thuvientphcm.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=491:chuong-trinh-s-hoa-tai-li-u-han-nom-t-i-d-a-ban-ngh-an&catid=85:tin-tuc&Itemid=912&lang=vi
TIN LIÊN QUAN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.