Chuẩn bị viết từ rất lâu, bắt đầu từ thời kì du lãng Cao Bằng từ giữa thập niên 1990. Liên tục nhiều năm ở thập niên đó. Cao Bằng là miền quê hương nơi biên viễn.
Home
04/12/2024
LONG PHI và LONG TẬP gắn với năm 1611 của vua Càn Thống ở Cao Bằng
05/01/2024
Châu phê của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vẫn ghi rõ niên đại vua Lê ở Đàng Ngoài
Ở xuất bản hơn 10 năm về trước, khi nói về ba đàng (Đàng Ngoài, Đàng Trong, Đàng Trên), tôi đã đưa nhanh khái quát về sử dụng niên đại của ba đàng như sau:
- Đàng Ngoài và Đàng Trong, về thực chất, như hai vương quốc, nhưng Đàng Trong không đặt niên hiệu riêng, mà vẫn sử dụng niên hiệu của vua Lê ở Đàng Ngoài. Cả hai vương quốc đều tính thời gian chung, căn cứ theo niên hiệu của vua Lê (ví dụ: Vĩnh Trị, Vĩnh Khánh, Cảnh Hưng,...).
- Chỉ có Đàng Trên của các vua nhà Mạc là có niên hiệu riêng. Đàng Trên tính thời gian theo lịch của riêng mình, theo niên hiệu của các vua nhà Mạc đang trị vì: Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương (xem lại trên Giao Blog, ở đây hay ở đây).
Bây giờ, xem châu phê của các chúa Nguyễn (trong triển làm "Bảo đạc trường minh寶鐸長鳴" tại Huế, đang diễn ra, gắn với Thiền phái Liễu Quán danh tiếng) thì thấy rõ niên hiệu vua Lê xuất hiện trong văn thư chính thức của hệ thống hành chính Đàng Trong.
24/06/2023
Văn nghệ Thứ Bảy: trở lại bản đồ ở thập niên 1650 gắn với "vương quốc Cao Bằng" và Chúa Khánh
Đại khái, ở các bài viết từ nhiều năm về trước (bài đầu tiên là từ 2009), liên quan đến vương quốc Cao Bằng hay Đàng Trên (ví dụ xem ở đây), hoặc liên quan đến Tứ Vị Thánh Nương (ví dụ xem ở đây và ở đây), tôi đã sử dụng hai tấm bản đồ được in vào thập niên 1650 trong các tác phẩm quan trọng của giáo sĩ Đắc Lộ.
Cả hai bản đồ này đã được in vào thập niên 1650 trong các cuốn sách của Đắc Lộ. Nhắc lại cho thêm rõ vậy. Dĩ nhiên, cụ Đắc Lộ không phải là người vẽ ra. Cụ chỉ sử dụng lại các tấm bản đồ có sẵn ở châu Âu vào thời điểm đó, dĩ nhiên đã được chỉnh lí thêm bởi chính các giáo sĩ đã hoạt động ở Việt Nam (đọc thêm ở đây). Đại khái là hai tấm sau.
25/12/2022
Nhà Mạc thời kì Cao Bằng : Đàng Trên và nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ (bài mới trên Nghiên cứu Lịch sử)
Bài mới trên số 12 năm 2022 của tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.
16/09/2022
Nhà Mạc ở Vĩnh Phúc (điều tra năm 2021 của nhóm nhà báo Vũ Xuân Bân - Nguyễn Tiến Dũng)
Về nhà Mạc ở Vĩnh Phúc, trên Giao Blog thì có thể đọc lại ở đây (năm 2013), ở đây (năm 2014), hay ở đây (tháng 1 năm 2018).
Bây giờ là cập nhật điều tra mang tính báo chí của hai tác giả Vũ Xuân Bân và Nguyễn Tiến Dũng. Loạt bài gồm 3 kì đã đăng tải năm 2021 trên trang của Tạp chí Văn hóa & Phát triển.
03/10/2020
Văn nghệ Thứ Bảy : "nước non Cao Bằng" xưa đang lồng trong "non nước Cao Bằng" nay
Những ngày cuối tuần, chúng tôi có du lãng vùng Cao Bình - kinh đô của của vương triều Mạc thời kì Cao Bằng (1593-1685). Về thời kì hơn 80 năm đó của nhà Mạc ở vùng biên viễn, thì trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2017).
Quãng đường từ Hà Nội lên Cao Bằng lần này, chúng tôi đi một mạch từ sáng sớm, đi qua Thái Nguyên - Bắc Cạn mà lên thẳng mỏ thiếc Tĩnh Túc. Rút gọn thành Hà Nội - Tĩnh Túc (thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng). Tức là không đi theo lối quen đi là phải qua thành phố Cao Bằng trước, rồi sau đó mới đi các tuyến địa phương huyện.
Trên xe, tôi theo thói quen, đọc lời ca dao cổ:
"Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non,
Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng".
28/05/2019
Dấu vết vương triều Mạc ở khu vực Thác Bản Giốc (bài Nông Đình Đâu)
17/05/2019
Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) : nơi hiện phối thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ
04/05/2019
Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng : các di tích, di vật mới tìm thấy ở huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên)
13/12/2018
Nhà văn Đặng Văn Sinh lên tiếng : thêm một sản phẩm hư cấu của ông Tăng Bá Hoành ?
25/08/2018
Nữ tiến sĩ duy nhất thời quân chủ Đại Việt : Nguyễn Thị Duệ ở Chí Linh (góc nhìn địa phương)
22/02/2018
Đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi : xung quanh năm 1600s với vùng đất Phú Yên
14/04/2017
Chuông lớn Đà Quận ở Cao Bằng : bài mới trên Nghiên cứu Lịch sử
12/04/2017
Đi thăm đôi chuông Đà Quận : đường dẫn vào chùa Viên Minh đang được nâng cấp
Nhiều thay đổi rõ rệt sau khi đôi chuông được chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia (hồi đầu năm 2017).
23/12/2016
Đôi chuông Đà Quận ở Cao Bằng vừa được công nhận là bảo vật quốc gia
18/08/2016
Bài mới : Đọc lại bài minh mang niên đại 1611 trên chuông lớn chùa Viên Minh ở Cao Bằng (phần 1)
Phần 1 trên số 2 (128) năm 2016.
Phần 2 trên số 3 (129) năm 2016.