Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ-An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ-An. Hiển thị tất cả bài đăng

26/07/2022

Tín ngưỡng thờ Mẫu và cách mạng vô sản đầu thế kỉ 20 : một Thiện Đàn trong khu lưu niệm Lê Hồng Phong

Trong khu tưởng niệm Lê Hồng Phong tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) hiện nay có một thiện đàn - tức là một cơ sở thờ Mẫu. Hồi đầu thế kỉ 20, thiện đàn là nơi thiện nam tín nữ tới cầu cơ Thánh Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh thường cho văn thơ qua cơ bút, gọi là giáng bút.

Về mối quan hệ giữa tín ngường thờ Mẫu và cách mạng (minh xã, ám xã) của đầu thế kỉ 20, thì chủ nhân Giao Blog đã đề cập đến trong nghiên cứu về đền Cổ Lương ở Hà Nội. Trên Giao Blog thì xem lại ở đây hay ở đây.

Gắn với chí sĩ Lê Hồng Phong là thiện đàn mang tên "Phổ Tế". Có thẻ gọi là thiện đàn Phổ Tế hay Phố Tế thiện đàn

Hàng năm, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch thường có tiệc Mẫu được tổ chức tại thiện đàn Phổ Tế này.

08/02/2021

Kính mời cha mẹ về ăn Tết Nguyên Đán cùng con cháu

Hôm nay, ngày 27 tháng Chạp, chúng tôi lên kính mời cha mẹ về nhà ăn Tết. Từ mấy hôm nay con cháu đã quét dọn nhà cửa, bao sái khu thờ tự bên nhà cha mẹ, bày biện thứ này thứ kia, là để chào đón cha mẹ trở về nhà của cha mẹ.

Trước giờ xuất phát, tôi ngồi đọc kĩ bài báo của một học giả đàn em viết về ông nhạc, tức học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020). Bài viết đã được đăng tải từ tháng 7 năm 2020, sau tang lễ của ông nhạc một thời gian (về tang lễ của học giả Phan Đăng Nhật, thì xem ở đây hay ở đây). Bà nhạc thì đã mất năm 2018 (đọc nhanh thông tin ở đâyở đây).

Bài viết in trên báo Nghệ An. Tác giả là học giả Nguyễn Xuân Kính.

14/01/2020

Dấu chân nghĩa quân Lam Sơn trên đất Diễn Kim (bài Sơn Định)

Tác giả Sơn Định là con trai của nhà văn Sơn Tùng, có thể đọc lại trên Giao Blog, ở đây (năm 2015).

Cùng về ngôi đền ở xã Diễn Kim - quê hương của các nhà văn Sơn Tùng và Thiên Sơn - thì thật ra, bản thân tôi chưa đặt bút viết chính thức một chữ nào. Còn anh Sơn Định, năm 2016 thì viết về Phạm Tu (đọc lại ở đây). Rồi sang năm 2020, thì cũng chính anh lại viết về Đinh Lễ (bài ở dưới đây).

01/05/2019

Một biểu tượng tình hữu nghị Việt - Nhật (bài Shiraishi)

Một bài viết bằng tiếng Việt trên tờ Thanh Niên của học giả Shiraishi - người Nhật Bản, chuyên gia về sử cận hiện đại Việt Nam. Lĩnh vực hẹp của ông là về Phan Bội Châu (luận văn tiến sĩ sử học của ông là về Phan Bội Châu đã được xuất bản, cũng đã có bản dịch tiếng Việt được xuất bản tại Việt Nam khoảng 20 năm trước).

Bài đã lên mạng từ tháng 10 năm 2018, nhưng bây giờ tôi mới thấy.

Tạm đưa về đây.

Nhìn chung là một bài nhàn nhạt. Không nghĩ đó là bài của Shiraishi. Có chút lăn tăn. Trong hội thảo cuối tháng 12 năm 2017 (đã tạm ghi nhanh ở đây), bác Shiraishi cũng có trình bày một bài ở phiên toàn thể. Lúc đó, cũng đã nghĩ lăn tăn rồi (còn có hai lăn tăn khác, thì đã viết nhanh ở đây).

18/03/2019

Câu chuyện các vị thần ở làng quê của nhà văn Sơn Tùng : cập nhật với nhà văn Thiên Sơn

Nhà văn Sơn Tùng đã viết từ nhiều năm trước về làng mình cùng các ngôi đền, mà viết trong lời giới thiệu cho một tác phẩm của người cháu họ sinh trưởng cùng ở ngôi làng ấy - là nhà văn Thiên Sơn (tác giả của bộ Đại Gia gần đây).

Chính nhà văn Sơn Tùng là một trong những người có công cứu (thực sự là cứu) và lưu giữ gần hai mươi đạo sắc phong của làng mình. Không có sự kịp thời của Sơn Tùng, thì có thể những tư liệu quí giá ấy đã thành tro bụi, hoặc trở thành đồ trôi nổi trên thị trường cổ vật.

Các ngôi đền trong làng của nhà văn đã bị phá hủy hoàn toàn thời hợp tác xã. Chỉ còn lại số sắc phong đó mà thôi.

Năm 2016, chúng tôi (gồm cả Thiên Sơn và tôi) đã chứng kiến việc quê nhà cử đoàn đại diện ra thỉnh các sắc phong đó từ căn hộ của nhà văn Sơn Tùng về lại quê Diễn Kim - Diễn Châu. Nhà văn và gia đình đã quyết định trao lại cho quê hương. 

15/11/2018

Ghi lại để khỏi quên : Phan Bội Châu không liên quan đến Hội Duy Tân và Phong trào Cần Vương

Đó là các phát ngôn "làm kinh động" học giới tại hội thảo quốc tế về Phan Bội Châu và Asaba, vào cuối năm ngoái (tháng 12 năm 2017), tại Nghệ An.

Hội thảo đó, đã đi bài ở đây (14/12/2017) và ở đây.

Hai nội dung trên, là phát ngôn của hai người, tính ghi lại từ lâu rồi, nhưng hôm nay mới thực hiện được trên Giao Blog. Cốt để khỏi quên.

Dĩ nhiên có bản ghi âm của Ban tổ chức Hội thảo và của chủ nhân Giao Blog. Cũng có ghi âm trao đổi lại của một học giả về hai phát ngôn trên, ngay tại hội thảo. Ở đây, chỉ ghi nhanh.

19/06/2018

Tập họa bản vẽ đường đi sứ Trung Hoa của Nguyễn Huy Oánh vào danh sách kí ức của UNESCO

Tập họa bản độc đáo của sứ thần Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) có tên là Hoàng hoa sứ trình đồ. Tương truyền là cụ vẽ vào thập niên 1760 trên đường đi sử Trung Hoa thời Cảnh Hưng.

"Hoàng hoa sứ trình đồ là cuốn sách cổ của dòng họ Nguyễn Huy (ở xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), được sao chép lại năm 1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Văn bản này được Thám hoa Nguyễn Huy Oánh soạn những năm 1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông, có kích thước 30cm x 20cm, dày 2cm được in trên bản mộc giấy dó."

14/06/2018

Số hóa tư liệu địa phương : 5 năm ở Nghệ An, với 70 ngàn trang

Nghệ An là một địa phương đã tiến hành số hóa tư liệu cũ từ nhiều năm nay. Có nhiều cụm tư liệu đặc biệt quí, mà bản thân chúng tôi, trong lúc du lãng, đã tiếp cận trực tiếp. Sự phá hoại (tự phá hoại) tư liệu trước đây là rõ ràng, nhưng nhiều khi cũng bất ngờ với những thứ mà nhân dân cất đi được.

Đừng chỉ số hóa rồi để đấy, mà phải từng bước công khai hóa (giai đoạn tiếp theo của chương trình).

06/05/2018

Sách về Phan Đăng Lưu tặng cho trường Phan Đăng Lưu

Cuốn sách mới nhất về Phan Đăng Lưu (trong đó, có khoảng 500 trang tác phẩm của chính Phan Đăng Lưu được sưu tập) thì đã giới thiệu ở entry trước, xem lại ở đây.

Sau khi sách ra, thì con cháu cụ Phan đã tới tặng sách cho ngôi trường mang tên Phan Đăng Lưu. Trường ở Kiến An - Hải Phòng.

05/05/2018

Một người nữa sinh ngày 5 tháng 5 : một cụ Phan nữa là đồ Nghệ

Cụ Mác thường được nhắc đến trong ngày sinh nhật mùng 5 tháng 5. Có một danh nhân nước Việt sinh trùng ngày đó.

Người đó là cụ Phan Đăng Lưu (1902-1941). Hồi nhỏ, được học chữ Hán theo lối cử tử ở gia đình, nên sau này dù đã Tây học, đi hoạt động cách mạng, nhưng trước sau vẫn là một anh chàng "đồ Nghệ" chính hãng. Phan nổi tiếng cả một vùng bởi viết bút lông tuyệt giỏi, trí nhớ siêu phàm, thông kinh bác sử.

20/04/2018

Mẫu Liễu ở thành phố Vinh : mùng 3 tháng 3 tại đền Hồng Sơn

Đền Hồng Sơn ở thành phố Vinh là một địa điểm phụng thờ cả Vua Hùng và Mẫu Liễu. Nên mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, đều có lễ giỗ Đức Thánh Mẫu.

Hình ảnh của mùng 3 tháng 3 năm Mậu Tuất 2018.

30/12/2017

Diễn ngôn nữ quyền trong các sáng tác sau 1925 của Phan Bội Châu (bài Đào Lê Tiến Sỹ)

Trong hội thảo ở Nghệ An vừa rồi, tác giả trẻ tuổi Đào Lê Tiến Sỹ xuất hiện bằng tham luận dưới đây. Trong kỉ yếu hội thảo, bài này ở cuối cùng, từ trang 426 đến hết (trang 432).

Tác giả ghi danh kèm nơi công tác là "Công ty Nhã Nam".