Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/11/2017

Số tạp chí mới, và bài cũ (tiếp theo và hết)

Mình chưa nhận được nguyên vật của số 4 vừa ra.

Đại khái là có các bài như ở dưới.

Bài của mình là "tiếp theo và hết", vì kì 1 thì đã đi ở số 3 năm 2017 (đã điểm tin ở đây). Bài có trường độ, nên phải chia làm 2 kì đăng.

Các ảnh lấy về từ Fb NTL


---

S. 4(138) (2017)

Mục lục

VĂN HOÁ - LỊCH SỬ

Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung?/Has the portrait of King Quang Trung been found?TÓM TẮT
Nguyễn Duy Chính3
Hình ảnh Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỷ XX: Trường hợp trí thức khoa bảng Trần Tán Bình với câu đối dâng năm 1922 cho đền Cổ Lương (tiếp theo).TÓM TẮT
Chu Xuân Giao18
Những nghiên cứu ban đầu về mối quan hệ giữa mô hình Davarãja tại các vương quốc cổ ở Đông Nam Á và tư tưởng “Cư Nho mộ Thích” thời các chúa Nguyễn.TÓM TẮT
Đặng Vinh Dự37
Quân đội xứ Đàng Trong: Pháo binh./Armed Forces of Cochinchina: Artillary.TÓM TẮT
Lê Nguyễn Lưu50
Bản đồ và tri tạo kiến văn địa lý ở Việt Nam thời tiền hiện đại qua mẫu hình nhà Nho hành đạo Nguyễn Huy Quýnh./Maps and geo-literacy in premodern Vietnam: The case of Confucian Nguyễn Huy Quýnh.TÓM TẮT
Trần Trọng Dương65
Sách địa chí ở Nam Bộ./Geography books in Cochinchina in early-20th century.TÓM TẮT
Nguyễn Thanh Lợi87
Nhạc cụ truyền thống giữa biên giới văn hóa và biên độ dân tộc./Traditional musical instruments between cultural frontier and national dimension.TÓM TẮT
Lê Hải Đăng96

BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM

Vụ đắm tàu Europe ở quần đảo Hoàng Sa./The wreck of the Europe in Paracel Islands.TÓM TẮT
O. Péré et J. Cauvain ( Nguyễn Đức Hiệp dịch)103

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Phóng sự ảnh: Ngọt thơm thanh trà xứ Huế./Reporting photos : Sweet-scented “Thanh trà” (Citrus grandis (L). Osbeck) of Huế.
Nguyễn Đăng Vinh123

TRAO ĐỔI

Từ Nguyễn Lân đến Hoàng Tuấn Công, giải nghĩa tiếng Việt sao cho đúng?/From Nguyễn Lân to Hoàng Tuấn Công - How to accurately explain Vietnamese words and idioms?TÓM TẮT
Phạm Võ Thanh Hà127
Quốc hiệu nhà Lý./Vietnamese country name under the Lý dynasty.TÓM TẮT
Đinh Văn Tuấn134

TƯ LIỆU

Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán-Nôm./Tàng Thư Lâu in Sino-Vietnamese Nôm character documents.TÓM TẮT
Võ Vinh Quang139

http://www.cafe.vjol.info/index.php/ncpt-hue/issue/view/3171/showToc




Ngày cập nhật 30/10/2017


*   Nguyễn Duy Chính. Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung?

TÓM TẮT

Cho đến nay, chân dung của vua Quang Trung như thế nào vẫn còn là một câu hỏi. Tuy chính sử và ngoại sử nước ta cũng có những chi tiết đề cập đến dung mạo, hình dáng và y phục của ông nhưng quá mơ hồ và đáng tin đến mức nào thì vẫn không ai dám khẳng định. Các hình vẽ, tượng đài vua Quang Trung lưu truyền hiện nay thật ra là bắt nguồn từ một bản sao vẽ vua Càn Long! Gần đây, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đã công bố một bức chân dung có ghi rõ là An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tức vua Quang Trung), hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Qua đối chiếu nhiều nguồn sử liệu, tác giả bài viết này cho rằng, đây là một trong ba bức chân dung của vua Quang Trung do các họa gia cung đình triều Thanh vẽ khi ông cầm đầu phái đoàn sang chúc thọ vua Càn Long tại Bắc Kinh vào năm 1790.


*   Chu Xuân Giao. Hình ảnh Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỷ XX: Trường hợp trí thức khoa bảng Trần Tán Bình với câu đối dâng năm 1922 cho đền Cổ Lương (tiếp theo).

TÓM TẮT

Từ kết quả khảo cứu nội dung của một đối liễn được hai vị quan Trần Tán Bình và Đào Huân liên danh dâng cho ngôi đền Cổ Lương (Hà Nội) vào năm 1922, rồi đặt nó đồng thời vào trong bối cảnh trực tiếp là kinh lịch và tư tưởng của nhà khoa bảng Trần Tán Bình, và vào bối cảnh rộng rãi hơn là khuynh hướng thẩm thấu hay hấp dẫn nhau giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa siêu nhiên của xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ XX, bài viết này đã đưa đến một nhận thức mới. Đó là, tới đầu thập niên 1920, chính tâm thế của thời đại đã xây dựng nên hình ảnh đan lồng vào nhau của nữ thần Liễu Hạnh với các nữ anh hùng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Lần đầu tiên hình ảnh Bà Trưng - Bà Triệu hiên ngang cưỡi voi ra trận được xuyên cài vào hình ảnh Mẫu Liễu áo đỏ giáng trần. Nữ thần Liễu Hạnh nhiệm màu vốn chưa từng được ghi chép vào chính sử, thì nay được sánh ngang với các nữ anh hùng xuất chúng có thực trong lịch sử chống ngoại xâm. Ở thời điểm đó, Mẫu Liễu không chỉ là nơi đón nhận sự ngưỡng vọng, tôn kính của lớp trí thức cựu học nhưng có tư tưởng canh tân mà lại phải dấn thân vào chốn quan trường như Trần Tán Bình, mà còn là một địa chỉ tin cậy để họ có thể giãi bày những tâm sự riêng tư.
Ngoài ra, bài viết còn đưa ra gợi ý về thời điểm xuất hiện tương đối sớm của ngôi đền Cổ Lương trong hệ thống các đền phủ thờ phụng Mẫu Liễu ở Thăng Long - Hà Nội. Rất có thể ở khoảng thời gian từ sơ kỳ tới hậu bán thế kỷ XVIII (1720 - 1770), khu vực làng Cổ Lương ở bên cạnh bến sông Tô Lịch ăn thông ra Sông Hồng, người ta đã bắt đầu thờ vọng Mẫu Liễu (có gốc từ Sòng Sơn và Vân Cát).

*   Đặng Vinh Dự. Những nghiên cứu ban đầu về mối quan hệ giữa mô hình Davarãja tại các vương quốc cổ ở Đông Nam Á và tư tưởng “Cư Nho mộ Thích” thời các chúa Nguyễn.
TÓM TẮT
Devarāja là mô hình/quan niệm/tục thờ cúng gắn liền với các vương quốc cổ chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở Đông Nam Á. Mô hình này là sự gắn kết giữa vương quyền và thần quyền với sự bảo trợ của thần Shiva (hoặc Vishnu) thông qua biểu tượng linga quyền năng giúp cho vị vua/vương có thể lãnh đạo đất nước một cách chính danh. “Cư Nho mộ Thích” cũng là một tư tưởng/quan niệm đã giúp các chúa Nguyễn an dân, ổn định tình hình xã hội trong bước đường mở mang bờ cõi về phương Nam. Dựa trên những đặc tính về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, bài viết chỉ ra sự ảnh hưởng của mô hình devarāja trong tư tưởng “cư Nho mộ Thích”.

*   Lê Nguyễn Lưu. Quân đội xứ Đàng Trong: Pháo binh.
TÓM TẮT
Trong lực lượng quân đội của các chúa Nguyễn, pháo binh được coi là một binh chủng bên cạnh tượng binh, tuy chưa phải là lực lượng nòng cốt như bộ binh. Ngoài các cơ súng hoạt động độc lập, còn có các thuyền súng phiên chế vào các cơ bộ binh và thủy binh để hỗ trợ tác chiến. Thời kỳ Nguyễn Phúc Tần ở ngôi chúa là thời kỳ căng thẳng của chiến tranh Trịnh - Nguyễn, chúa cho lập trường tập bắn ở làng Hoằng Phúc (Thanh Phước, huyện Hương Trà). Theo những người phương Tây đã từng đến Đàng Trong, thì lính của chúa Nguyễn bấy giờ sử dụng súng rất giỏi. Súng là thứ vũ khí quan trọng, nhất là khi phòng thủ cũng như khi công đồn (đánh thành), gồm điểu thương (súng tay) và đại bác. Xứ Đàng Trong có nhu cầu rất cao về đại bác các cỡ, đặc biệt là trong thời gian chống nhau với quân Trịnh (1627-1672). Bấy giờ, đại bác của chúa Nguyễn xuất từ ba nguồn, một là vớt được ngoài biển do tàu phương Tây bị tai nạn chìm trừ trước, hai là do hoạt động thương mại, gởi mua ở các nước ngoài, và ba là do tượng ty (cục thợ) của nhà nước đúc, chỉ cần mua nguyên liệu đồng. Theo Lê Quý Đôn, thợ Phú Xuân (gốc hai làng Phan Xá và Hoàng Giang ở Quảng Bình) đúc súng rất khéo. Từ khi dời phủ chính vào Kim Long và Phú Xuân, các chúa Nguyễn thiết lập cơ sở đúc súng tại bờ nam Sông Hương, trên đất xã Dương Xuân, gọi là Trường Đồng hay Trường Đúc, tại đây, đã có một người thợ phương Tây tham gia về kỹ thuật và trang trí, là Joaõ da Cruz.

  Trần Trọng Dương. Bản đồ và tri tạo kiến văn địa lý ở Việt Nam thời tiền hiện đại qua mẫu hình nhà Nho hành đạo Nguyễn Huy Quýnh.
TÓM TẮT
Bài viết này là một nghiên cứu sơ thám về hoạt động tri tạo kiến văn địa lý ở Việt Nam trong quá khứ, thông qua trường hợp sách Quảng Thuận đạo sử tập của Nguyễn Huy Quýnh (1734-1785), và là một nghiên cứu liên ngành giữa bản đồ học (cartography) với văn hiến học và literacy studies (nghiên cứu tri tạo kiến văn). Bài viết tiến hành khảo sát một số nguồn sử liệu liên quan đến địa lý, các hoạt động ghi ghép địa chí quốc gia, địa phương chí, các tập bản đồ… Từ các sử liệu thu lượm được, bài viết bước đầu thảo luận về các thực hành tri tạo kiến văn địa lý của Việt Nam thời xưa qua tác phẩm Quảng Thuận đạo sử tập của Nguyễn Huy Quýnh.

  Nguyễn Thanh Lợi. Sách địa chí ở Nam Bộ.
TÓM TẮT
Trong nửa đầu thế kỷ XX (1901-1951) đã có 23 cuốn sách địa chí bằng tiếng Pháp về các tỉnh Nam Kỳ được xuất bản, thuộc dự án Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam Kỳ (Géographie Physique, Esconomique et Historique de la Cochinchine) do Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études Indochinoises) khởi xướng. Các tập chuyên khảo này đã dựng nên một bức tranh tổng quát của Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Mỗi cuốn được biên soạn theo đề cương thống nhất của dự án, phản ảnh hiện trạng của mỗi tỉnh thành ở Nam Kỳ. Ngoài giá trị nghiên cứu, bộ sách còn cho ta kinh nghiệm biên soạn địa chí các tỉnh ở Nam Bộ ngày nay.

*   Lê Hải Đăng. Nhạc cụ truyền thống giữa biên giới văn hóa và biên độ dân tộc.
TÓM TẮT
Khi dựng lên thành lũy bảo vệ sự độc đáo của truyền thống văn hóa, chúng ta đối diện trước biên giới văn hóa và biên độ dân tộc. Biên giới nào cần duy trì, bảo vệ như một thành lũy nhằm bảo lưu tính độc đáo và biên độ nào cần vượt qua như một rào cản gây trở ngại trên con đường phát triển? Bài viết này đề cập tới vấn đề trên giới hạn trong phạm vi nhạc cụ dân tộc.

*   O. Péré et J. Cauvain (Nguyễn Đức Hiệp dịch). Vụ đắm tàu Europe ở quần đảo Hoàng Sa.
TÓM TẮT
Đây là bản dịch toàn văn bài báo kể lại vụ đắm tàu Europe tại đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) trên tuần báo Le Monde Illustré của Pháp xuất bản năm 1862. Theo đó, khi liên quân Pháp và Tây Ban Nha buộc phải rút khỏi Đà Nẵng, tàu Europe chở theo 1.100 lính Tây Ban Nha gốc Philippines đã va phải đá ngầm và bị đắm ở đảo Tri Tôn. Họ đã trải qua nhiều ngày khổ ải và tuyệt vọng trên đảo trước khi được tàu Norzagaray, một tàu hơi nước nhỏ của hải quân Pháp, từ Sài Gòn đến cứu thoát một cách hy hữu.
Qua sự kiện này có thể hiểu được tại sao phần lớn các bản đồ Tây phương đều công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, từ việc gọi tên đảo Tri Tôn theo tiếng Việt, đến kinh nghiệm ứng phó khi gặp sự cố đắm tàu tại vùng biển này đều phải cầu cứu chính quyền sở tại dọc theo bờ biển Việt Nam.

*   Phóng sự ảnh: Ngọt thơm thanh trà xứ Huế.

*   Phạm Võ Thanh Hà. Từ Nguyễn Lân đến Hoàng Tuấn Công, giải nghĩa tiếng Việt sao cho đúng?
TÓM TẮT
Cuốn “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” của tác giả Hoàng Tuấn Công vừa ra đời đã thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo bạn đọc. Nhìn chung đây là một công trình khảo cứu công phu, có giá trị khoa học, nhưng vẫn còn một đôi chỗ cần được trao đổi, góp ý với tác giả. Bài viết này trao đổi ý kiến về một số nội dung của cuốn sách nói trên với hy vọng nếu được tái bản, chất lượng của nó sẽ còn tốt hơn.

*   Đinh Văn Tuấn. Quốc hiệu nhà Lý.
TÓM TẮT
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 1054, vua Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt. Sự kiện này được các nhà sử học mặc nhiên thừa nhận từ trước đến nay.
Thế nhưng, qua tìm hiểu và khảo chứng từ thư tịch cổ Việt - Hoa, tác giả bài viết này cho rằng, dưới thời Lý, trong nước vẫn thường xưng tên nước là Việt, Đại Việt, Cự Việt, Nam Việt, là những tên nước đã từng được sử dụng ở các triều đại trước. Sự thật là vua Lý Thánh Tông chưa từng đặt quốc hiệu mới là Đại Việt vào năm 1054 như Đại Việt sử ký toàn thư đã chép.    
  
*   Võ Vinh Quang. Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán-Nôm.
TÓM TẮT
Nhân lầu Tàng Thơ sắp đi vào hoạt động sau nhiều năm được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trùng tu tôn tạo (khởi công ngày 17/6/2014) với mong muốn xây dựng một “Thư viện Hoàng cung” lưu trữ và trưng bày tư liệu quý về văn hóa Huế (trong đó có văn hóa cung đình Huế), chúng tôi xin công bố bài viết về một số tư liệu Hán Nôm liên quan đến lầu Tàng Thơ trong sử sách, bia ký nhằm phác thảo cái nhìn tổng quan về sự hình thành, đặc trưng kiến trúc, chức năng lưu trữ tư liệu… để góp phần khẳng định vai trò, chức năng và vị thế quan trọng của nó trong lịch sử.

https://skhcn.thuathienhue.gov.vn/?gd=10&cn=211&tc=10761

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.