Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền-Cổ-Lương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền-Cổ-Lương. Hiển thị tất cả bài đăng

02/09/2024

Đặc biệt ngày quốc khánh: ba đạo sắc Cảnh Hưng 44 (1783) cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại Đền Bà Kiệu

Công bố đặc biệt, lần đầu tiên trên không gian mạng, nhân quốc khánh 2024. 

Rất nhiều năm nay, có lẽ phải tính bằng đơn vị hàng chục năm, các cơ quan quản lí chưa từng  thấy trực tiếp bộ sắc phong Đền Bà Kiệu này. Thậm chí, có đồn đại từ các cơ quan rằng, bộ sắc đã không còn giữ được !

Chúng tôi khẳng định: bộ sắc vẫn được bảo quản rất tốt tại Hà Nội, bởi gia đình thủ nhang Đền Bà Kiệu (theo gia phả, đang là đời thủ nhang thứ 10 và 11).

Sau công bố nhanh này, vào ngày quốc khánh 2024, chúng tôi sẽ công bố chính thức theo tiêu chuẩn học thuật.

26/07/2022

Tín ngưỡng thờ Mẫu và cách mạng vô sản đầu thế kỉ 20 : một Thiện Đàn trong khu lưu niệm Lê Hồng Phong

Trong khu tưởng niệm Lê Hồng Phong tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) hiện nay có một thiện đàn - tức là một cơ sở thờ Mẫu. Hồi đầu thế kỉ 20, thiện đàn là nơi thiện nam tín nữ tới cầu cơ Thánh Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh thường cho văn thơ qua cơ bút, gọi là giáng bút.

Về mối quan hệ giữa tín ngường thờ Mẫu và cách mạng (minh xã, ám xã) của đầu thế kỉ 20, thì chủ nhân Giao Blog đã đề cập đến trong nghiên cứu về đền Cổ Lương ở Hà Nội. Trên Giao Blog thì xem lại ở đây hay ở đây.

Gắn với chí sĩ Lê Hồng Phong là thiện đàn mang tên "Phổ Tế". Có thẻ gọi là thiện đàn Phổ Tế hay Phố Tế thiện đàn

Hàng năm, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch thường có tiệc Mẫu được tổ chức tại thiện đàn Phổ Tế này.

09/03/2022

Ngày 8 tháng 3 năm 2022 : Lễ giỗ Hai Bà Trưng tại Phủ Giầy Sài Gòn

Phủ Giầy Sài Gòn (tên gọi tắt) thờ hai hệ thần chính: Hai Bà Trưng (hệ thần Hai Bà Trưng), Liễu Hạnh công chúa (hệ thần Liễu Hạnh).

Giỗ Hai Bà Trưng tại Phủ Giầy Sài Gòn, như truyền thống, được tổ chức vào ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm. Năm 2022, ngày giỗ nhằm vào đúng ngày 8 tháng 3 - ngày Quốc tế Phụ nữ.

15/10/2021

Sông Tô Lịch giữa thế kỉ XIX (khi chưa bị người Pháp lấp một đoạn) qua thơ Vũ Tông Phan (1800 - 1851)

Lúc đó sông Tô Lịch còn thông ra với sông Hồng. Khu vực phố Nguyễn Siêu và Ngõ Gạch ngày nay vốn là thuộc dòng sông Tô, từ đó sông Tô vươn ra gặp sông Hồng.

Sau này, người Pháp chiếm Hà Nội rồi lấp một phần sông Tô Lịch (cụ thể thì đọc trong một bài học thuật tôi đã viết về đền Cổ Lương nhiều năm trước, xem lại ở đây).

Đại khái người Pháp đã cho lấp sông Tô để làm đường là bắt đầu từ năm 1889.

20/08/2020

Dòng sông Tô Lịch trước nguy cơ tận diệt bằng "cống hóa" ("sử học" vs "cống hóa học")

Cống hóa sông Tô Lịch - cụ thể là biến sông Tô Lịch hiện nay thành ra một cái cống dài - thì lần đầu tôi nghe, quãng khoảng 10 năm trước, lúc Hà Nội tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Mà thú vị là nghe từ một chú tắc-xi chuyên nghiệp. Chú ấy chở mình tới một địa điểm nào đó, và có đi dọc theo Tô Lịch một đoạn, rồi đưa ra ý tưởng vậy. Tức là muốn biến "sông Tô Lịch" thành ra "cống Tô Lịch".

Đó là ý tưởng của cánh lái xe muốn có được đường bộ trong nội thành rộng hơn một chút ! Một lái xe trung niên của hãng tắc-xi Ba sao (hồi ấy, mình hay gọi Ba sao, mà chưa có ứng dụng gọi Grab như sau này).

Nhưng gần đây, thấy các quan chức Hà Nội đưa ý tưởng tương tự (đọc lại ở đây).

11/08/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : niềm vui khi thấy những mảnh phiên bản, mà biết rõ gốc của chúng

Đây là một ví dụ cụ thể mà vừa có được vào chính hôm nay, Thứ Bảy ngày 11/8/2018. Lí luận đều bắt đầu từ các ví dụ cụ thể như thế này.

Về bản nguyên gốc, tức nguyên bản của các mảnh phiên bản qua không gian và thời gian, thì tôi đã phát biểu thành bài viết học thuật, đã cho công bố. Ví dụ, xem trực tuyến thì thấy ở đây (số 3số 4 năm 2017).

17/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng phố cổ Hà Nội, tìm gặp chó đá và cốc bia vại

Một con phố vừa ra dáng vẻ Hà Nội thủ đô, lại vừa giữ được chất quê quê của làng xóm thuộc huyện Thọ Xương ngày trước (cũng cách không xa ngôi đền Cổ Lương của làng Cổ Lương ở bên bến sông Tô Lịch ăn thông ra sông Hồng hồi Pháp chưa chiếm thành Hà Nội). Khách sạn, văn phòng du lịch, cửa hàng ăn, cửa hàng đồ lưu niệm mọc san sát. Nhưng thường khá tĩnh lặng. Hè phố thoáng đãng, ngăn nắp.

01/11/2017

Số tạp chí mới, và bài cũ (tiếp theo và hết)

Mình chưa nhận được nguyên vật của số 4 vừa ra.

Đại khái là có các bài như ở dưới.

Bài của mình là "tiếp theo và hết", vì kì 1 thì đã đi ở số 3 năm 2017 (đã điểm tin ở đây). Bài có trường độ, nên phải chia làm 2 kì đăng.

31/08/2017

26/08/2017

Bài mới : Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX, trường hợp Trần Tán Bình ở thập niên 1920

Có lẽ do chậm trễ gì đó của bưu điện, đến hôm nay, mình vẫn chưa nhận được tạp chí do tòa soạn gửi. Nên tạm thời sử dụng ảnh chụp bìa và mục lục do anh Nguyễn Thanh Lợi thực hiện - anh là một tác giả góp mặt trong cùng số tạp chí vừa ra (khi nhận tạp chí từ đầu tuần, NTL liền post ảnh luôn lên Fb).

Đó là tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 năm 2017. Vừa ra.