Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vụ-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vụ-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

04/04/2025

HỘI PHỦ GIẦY 2025 cập nhật : KÉO CHỮ được hủy do toàn quốc để tang cố Chủ tịch Nhà nước Lào anh em

Theo dự kiện ban đầu thì sáng nay (4/4/2025) và sáng mai (5/4/2025), sẽ có Hội hoa trượng (kéo chữ) tại Phủ Vân (sáng nay) và tại Phủ Chính (sáng mai).

Do có thông báo của chính phủ về việc để tang cố Chủ tịch Nhà nước Lào anh em, trong hai ngày, nên dự kiến trên bị hủy.
Có thông tin chính thức của BTC (bằng văn bản) thì sẽ cập nhật lên sau.

20/03/2025

Ngày xưa chân đất : Phủ Giầy qua ảnh (1920s, 1940s, 1950s, 1960s,...)

Những ảnh ít biết hơn và cổ hơn thì để sau.

Bây giờ đi những ảnh đã biết đến rộng rãi lâu nay, mà trọng tâm là chân đất.

Cơ bản các cụ đời trước đi chân đất đến khoảng thập niên 1970.

Sau đó, dép guốc giầy vẫn hiếm lắm.

Cuộc chiến kéo dài, làm đời sống kinh tế nghèo. Đất nước thay da đổi thịt từ Đổi Mởi.

Đến tận đầu thập niên 1990, cả khoa ở kí túc xá mới có một vài đôi giày adidas là chuyện thường. Có lễ lạt gì, sinh viên hay mượn giầy nhau để diện trong chốc lát (xong việc là trả lại chủ nhân). Thời đó, đang có mốt dép tổ ong. Một sản phẩm truyền thống và đáng nhớ lắm của công nghiệp Việt Nam !

Nhìn chung, toàn quốc, người Việt mình đủ giầy đủ dép thực sự là mới từ khoảng năm 2000 đến nay.

07/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (5)

Các đoạn mang nội dung quan trọng, các đoạn nên thuộc làm lòng của bản diễn Nôm lục bát (từ nguyên bản Hán văn là "Tiên từ phả kí") của Kiều Oánh Mậu năm 1910.

Cụ Kiều dịch ra thơ Nôm, nhưng cũng là lồng thêm các kiến thức mới, các lí giải mới của cụ ở thời điểm năm 1910, nên cơ bản, có thể gọi đây là bản phỏng dịch "Tiên từ phả kí" (văn bản của dòng họ Trần Lê xã Tiên Hương thời Nguyễn).

Các đoạn thơ dưới đây, nên thuộc làm lòng (bản quốc ngữ toàn văn thì xem ở đây).

05/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (4)

Tạm sơ kết chút xíu về "Phủ Dầy" ở xã Tiên Hương vào năm 1910 khi danh sĩ Kiều Oánh Mậu về dự Hội năm đó và khảo sát tư liệu.

Thay cho cách trình bày ở 3 bài trước (1, 2, 3), bài này chỉ đưa một ít ảnh. Các ảnh tóm gọn nội dung chính từ cuốn "Tiên Phả dịch lục" (TPDL) do Kiều Oánh Mậu soạn và cho in mộc bản năm 1910.

04/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (3)

Năm 1910 là cách nay 115 năm.

Cùng đối chiếu năm 1910, về "Phủ Dầy" trong sách Tiên Phả dịch lục (TPDL) của Kiều Oánh Mậu (bản in khắc gỗ, 1910) và "Phủ Giầy" trong tài liệu chính qui của nhà nước (bản in hoạt tự, 1910).

25/02/2025

Quá trình điều chỉnh lại tên gọi của di tích, cho đúng lịch sử và tín ngưỡng : PHỦ CHÍNH

Trước năm 1964 (mở rộng đến trước năm 1975 - năm được quyết định xếp hạng của Bộ Văn hóa), tên chính thức của ngôi đền là "Phủ Chính" ("Phủ"đi trước, "Chính" đi sau, dù viết bằng chữ Hán hay chữ quốc ngữ, chữ Pháp,..).

Chưa từng có tên gọi "Phủ Tiên Hương" ("Phủ" đi trước, "Tiên Hương" đi sau)
Bây giờ, đưa các đoạn viết đã đưa lên về riêng một chỗ này, để không lẫn lộn.

08/02/2025

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 100 năm (2025), đọc lại hướng dẫn du lịch Phủ Giầy ở làng Tiên Hương vào năm 1925

Ở đây sử dụng tư liệu mới viết bằng văn tự mới (quốc ngữ, tiếng Pháp,...), mà tạm thời chưa sử dụng tư liệu cũ viết bằng văn tự cũ (Hán Nôm), để ai đọc cũng hiểu.

Phủ Giầy, tức ngôi đền lớn thờ phụng hệ thần Liễu Hạnh công chúa, tọa lạc tại làng Tiên Hương (tức "xã Tiên Hương" thuộc tổng Đồng Đội huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định thời Nguyễn).

Nay "xã Tiên Hương" thời Nguyễn ấy đã thành "thôn Tiên Hương" thuộc vào xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Xã Kim Thái hiện nay có mấy thôn, thì mỗi "thôn" là một "xã" của thời Nguyễn.

Phủ Giầy ở làng Tiên Hương. Phủ Giầy là gắn với làng Tiên Hương. Phủ Giầy có nghĩa gốc là chỉ ngôi Phủ ở làng Tiên Hương. Sau này, Phủ Giầy được mở rộng nghĩa, là chỉ một vùng rộng lớn có nhiều đền phủ châu tuần ở xung quanh, mà trung tâm thì chính là Phủ Giầy

Bản thân ngôi "Phủ Giầy" ấy còn được quen gọi bao đời nay là "Phủ Chính".

Đây là điều hiển nhiên bao đời nay.

1. Sau ngày Chợ Phủ Giầy năm 2025 (bây giờ được UBND huyện mở rộng qui mô và định danh là "Chợ Viềng Xuân" ở huyện Vụ Bản), hãy thử đọc một tư liệu chính qui của nhà nước năm 1925 về việc hướng dẫn du lịch Phủ Giầy lúc đương thời.

Đọc tư liệu đưa lên ở dưới.


Ảnh: Tư liệu in chính thức của nhà nước năm 1925 với nội dung hướng dẫn du lịch về Phủ Giầy ở làng Tiên Hương (huyện Vụ Bản)

06/02/2025

Quang cảnh khu vực trung tâm của "Chợ Viềng Xuân 2025" (huyện Vụ Bản)

Tên xa xưa gọi là "Chợ Phủ Giầy", "Chợ Thánh", "Chợ Tiên", "Chợ Phủ", "Hội Phủ Giầy", chỉ họp vào đêm mùng Bảy rạng ngày mùng Tám tháng Giêng tại khu vực "xã Tiên Hương" (thuộc huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định thời Nguyễn).

Sau Đổi Mới, chợ được khôi phục và được UBND huyện Vụ Bản đặt tên mới là "Chợ Viềng Xuân", qui mô được mở rộng sang xã Trung Thành và thị trấn Gôi.

05/02/2025

Chợ Thánh ở Phủ Giầy làng Tiên Hương 2025 (nay được định danh là "Chợ Viềng Xuân" ở huyện Vụ Bản)

Trước Tết Nguyên đán, vào tháng 12 năm 2024, như lệ thường, UBND huyện Vụ Bản có thành lập "Ban Chỉ đạo Chợ Viềng Xuân năm 2025".

Chợ Viềng Xuân nhiều năm nay được mở rộng, chạy qua địa phận các xã và thị trấn sau đây của huyện Vụ Bản: xã Kim Thái, xã Trung Thành, thị trấn Gôi.

Trung tâm của Chợ Viềng Xuân vẫn như bao đời nay, là khu vực Phủ Giầy ở làng Tiên Hương (thôn Tiên Hương) ngày nay - thời Nguyễn là "xã Tiên Hương".

30/11/2024

Huyền Trân công chúa được phụng thờ ở núi Hổ Sơn huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản)

Ngày 30/11/2024, có một hội thảo khoa học được tổ chức ở Nam Định về Huyền Trân công chúa.

Tôi có trình bày một tham luận, có chiếu bản đồ 7 ngọn núi của huyện Thiên Bản ngày xưa (nay là Vụ Bản). Trong 7 ngọn núi đó, có núi Hổ, tức Hổ Sơn. Trước đây, trên núi Hổ có đền thờ bộ thần: vua Hùng - sơn thần - Huyền Trân công chúa. Lại có chùa thờ Phật, gọi là chùa Non hay "Nộn Sơn tự".

Tương truyền Huyền Trân công chúa đã tu hành ở núi Hổ sau khi bà trở về từ Chiêm Thành hồi thế kỉ 14.

22/04/2024

Ghi chép ngày tiệc Chầu Đệ tứ 2024 - ở Phủ Giầy Nam Định và các nơi khác

Hôm nay, ngày 22/4/2024 nhằm ngày 14 tháng Ba ta, là ngày tiệc Chầu Đệ tứ trong hệ thần Liễu Hạnh công chúa. Giao Blog mở một entry này để thu thập tin tức từ trung tâm là Phủ Giầy Nam Định và các nơi khác.

Tư liệu (lời văn và ảnh/video) lấy nguyên từ các nơi về, không chỉnh sửa.

01/04/2024

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2024 : Tổng quan 10 ngày Hội thời 1940s của Tri huyện Phạm Quang Phúc

Chúng ta hãy cùng đọc lại miêu tả tổng quan đã được Tri huyện Vụ Bản viết trong cuốn Hội Phủ Giầy – bản in năm 1942.

Ở miêu tả tổng quan này, Tri huyện Phạm Quang Phúc có cho biết các thông tin:

- Phủ Giầy tọa lạc ở xã Tiên Hương (thuộc tổng Đồng Đội huyện Vụ Bản).

- Phủ Giầy không có phong cảnh đẹp như các nơi khác (chùa Hương, chùa Yên Tử).

Phủ Giầy chỉ có là một ngôi đền nhỏ bán cổ bán kim, xung quanh có nhiều ngôi đền phụ thuộc châu tuần vào.

- Trước mặt Phủ Giầy có một dãy núi đất làm thành bình phong.

- Các ngày hội đông vui nhất trong Tháng Ba ta là: mùng 3, mùng 6, mùng 7.

27/03/2024

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2024 : Đọc lời nói đầu sách "Hội Phủ Giầy" (1942) của quan tri huyện Vụ Bản

Quan tri huyện Vụ Bản năm 1942 là cụ Phạm Quang Phúc. "Tri huyện" là chức quan đứng đầu một huyện trong hệ thống quan lại Nam triều trước 1945, tương đương với chức Chủ tịch huyện ngày nay.

Quan tri huyện Phạm Quang Phúc đã biên soạn rồi cho xuất bản cuốn Hội Phủ Giầy vào năm 1942 tại nhà in Mỹ Thắng - một nhà xuất bản kiêm hiệu sách danh tiếng ở Thành Nam đầu thế kỉ XX (nhà này thành lập năm 1924, đến năm nay là vừa tròn 100 năm - đọc lại ở đây).

23/03/2024

Báo Nhân Dân : Tránh sử dụng bản sao sắc phong thiếu chính xác

Bài đã đăng trên báo Thời Nay (ấn phẩm của báo Nhân Dân; Tổng Biên tập Lê Quốc Minh) số 1463 (Thứ Hai, ngày 22/1/2024). Sau đó, xuất hiện trên trang web của báo Nhân Dân.

Tác giả là một nhà báo lâu nay có chuyên về mảng sắc phong.

17/03/2024

08/03/2024

Phủ Gạch ở Thái Bình và Đệ tứ Khâm sai "Mai Hoa công chúa" của "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa"

Phủ Gạch ở làng Gạch (tên chữ là Bích Cách) thuộc xã Đông Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Sưu tập này mở đầu là bài của bác Vũ Đức Thơm (Bảo tàng tỉnh Thái Bình). Bài của bác được lên Fb.

01/03/2024

Dòng họ Trần Vũ (họ Trần gốc họ Vũ) với Phủ Giầy Nam Định (bài Phạm Trường An, 2017)

Bài của tác giả Phạm Trường An về Đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du cung) và dòng họ Trần Vũ (họ Trần gốc họ Vũ) ở quần thể Phủ Giầy Nam Định, vốn đã đăng trên tạp chí Sông Hương vào năm 2017, sau đó đăng trên website của tạp chí vào năm 2018.

Có một số chi tiết trong bài chưa chính xác hay nhầm lẫn.

Về Đền Cây Đa Bóng và cụ đồng quan Trần Vũ Thực danh tiếng đầu thế kỉ XX, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.