Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngó-Fb. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngó-Fb. Hiển thị tất cả bài đăng

25/06/2022

Đọc nhanh : Peter Pho trong gia đình Phó Đức Phương, cập nhật từ Fb

Gần đây, chủ nhân Giao Blog thấy có một cây viết khá thú vị xuất hiện trên Fb - đó là Peter Pho (tên Việt là Phó Đức An). Có thể bác Peter đã xuất hiện từ lâu trên mạng rồi, nhưng gần đây chủ nhân Giao Blog mới thấy.

Peter có những bài viết khá thú vị. Bởi vậy, Giao Blog sẽ sưu tầm dần những bài viết của bác ấy về đây, hệt như đang sưu tầm các bài viết của nhiều cây viết thú vị khác trên không gian mạng, chẳng hạn của trụ trì chùa Tề Đồng Vật Ngã (nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh).

06/02/2022

Tết trong trang phục nữ truyền thống của người Nùng An (ghi chép Tết Nhâm Dần 2022)

Tết là dịp phụ nữ Nùng An chúng tôi được mặc trang phục truyền thống.

Từ sau năm 2012, nhờ có điện thoại thông mình, thì mạng xã hội lan tỏa khắp nơi, chị em Nùng An chúng tôi cũng hòa nhịp vào hơi thở của Facebook rồi zalo (xem lại ở đây, tháng 3 năm 2016).

Chúng tôi tự cấu tứ nghệ thuật với nhau, tự chụp ảnh với nhau, và đưa lên mạng qua điện thoại thông minh. Mà là từ khắp các nơi, nào Cao Bằng, nào Tuyên Quang, nào Hà Giang, nào Đắc Lắc,...

12/12/2021

Phá trấn yểm do người Trung Quốc để lại - câu chuyện của nhà ngoại cảm có 3 mắt Hoàng Thị Thiêm

Nhiều năm trước, nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm đã được mời sang Nhật Bản để khảo nghiệm khả năng thấu thị. Một phần công việc khảo nghiệm ấy đã được phát trên truyền hình Nhật Bản (xem lại trên Giao Blog ở đây).

Bây giờ, năm 2021, câu chuyện phá trấn yểm do người Trung Quốc để lại được chính nhà ngoại cảm đăng tải dần trên Fb cá nhân của mình. Có nhiều ảnh và những dẫn giải.

30/09/2021

Chuyện kể dần trên mạng xã hội của của các đại thần đã trí sĩ - ông Võ Hồng Phúc viết Fb

Thời gian gần đây, có lẽ là từ vài tháng trước, tôi bắt đầu chú ý đến các câu chuyện kể dần của một đại quan đã hưu trí, là ông Võ Hồng Phúc. Ông viết trên facebook và cứ nhẩn nha từng chuyện một. Nhiều chuyện còn có ảnh kèm theo làm tăng độ hứng thú cho người đọc.

Hôm nay, ông kể chuyện núi Cánh Diều ở Ninh Bình gắn với trấn yểm Cao Biền, khá thú vị. Bởi vậy, tôi lấy mẩu này về đầu tiên.

20/08/2021

Giữa đại dịch 2021, tiếng nói của Trần Mạnh Hảo cập nhật trên Fb

Một thời, ông Trần gắn với hình tượng "ốc bươu vàng", vì thấy nhiều người nhắc đến phát ngôn liên hệ với ốc bươu vàng của ông.

Lúc ở đại học, tức đầu thập niên 1990, thì chúng tôi liên tục thấy các bài phản biện của ông Trần đăng trên nhiều báo khác nhau. Rồi ông ra nhiều cuốn sách hình thành từ những bài đăng báo đó. Bây giờ, giá sách của tôi có mấy cuốn mua hồi đó.

Vào năm 2021 này, giữa đại dịch covid-19, ông Trần tiếp tục cho bản cập nhật lên trang Fb của ông (chủ yếu là đưa các bài đã in hồi thập niên 1990s, 2000s lên, có bổ sung hay viết thêm). 

Về nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trên Giao Blog trước đây, có thể đọc ví dụ ở đây hay ở đây, ở đây.

15/08/2021

Một gia đình ở Hà Nội qua những tâm sự tự viết : câu chuyện của học giả Mạc Văn Trang

Sáng sớm nay, thấy chú Trang viết bài mới trên Fb để kỉ niệm 8 năm ngày mất của cô Thuận - người vợ đầu đã quá cố của chú. 

Cô Thuận thì mình mới chỉ gặp một lần duy nhất, trong căn nhà mới của cô chú ở một ngõ nhỏ trong quận Cầu Giấy, lúc ấy là dịp tân gia nên mọi người đến chúc mừng, hay là một hội nghị mở rộng gì đó của ban chấp hành Mạc tộc Việt Nam, hoặc là cả hai cùng kết hợp. Hôm đó, hai cha con mình đến sớm, cô xuống từ trên gác, và hỏi luôn một câu mà đến bây giờ, mình vẫn nhớ như in: "Cháu Giao đúng không ?".

Rồi lần sau, vẫn gặp ở nhà cô chú, thì là đúng vào dịp giỗ đầu của cô Thuận. Hai cha con mình lại sang nhà cô chú, để thắp hương cho cô, xem những tư liệu của Thuận. Buổi trưa thì có dự một bữa cơm thân mật chỉ có mấy người, ở dưới tầng một.

Bẵng đi, mà đã 8 năm qua rồi. 

15/06/2021

Lại bị trộm cổ vật : phá két lấy trọn 40 đạo sắc phong ở Dị Nậu (Tam Nông, Phú Thọ)

Nhiều năm nay, vùng Vĩnh Phúc và Phú Thọ rất hay bị trộm cổ vật. Chẳng hạn vụ lớn lần trước thì xem lại ở đây.

Tháng 6 năm 2021 là vụ trộm toàn bộ sắc phong của một ngôi đền cổ tại Dị Nậu. Kẻ trộm đã phá két sắt vào khoảng thời gian cả nước đi bầu cử "3 trong 1".

10/05/2021

Giữa đợt dịch lần 4, điểm tin về VIN và khát vọng của Phúc Vương

Phúc Vương là tên pháp danh của ông Phạm Nhật Vượng, đọc lại ở đây (năm 2019).

Tin đầu tiên là từ một bình luận nhỏ của ông Đỗ Hòa - một người đã xuất hiện trên Giao Blog từ dịp sóng gió cách mạng gia đình của ông vua cà phê Trung Nguyên, đọc lại ở đây (năm 2018).

Vừa rồi, ông Đỗ Hòa viết trên Fb như sau:

20/04/2021

Tư liệu tiếp về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008, cập nhật năm 2021

Về vụ án này, đã theo dõi đến khoảng tháng 5 năm 2020, tại đây.

Bây giờ là cập nhật 2021, mà mở đầu là sự kiện thêm nhiều thành viên của nhóm Báo Sạch bị bắt. Nhóm này được gọi là KOLs. Các thành viên trong nhóm một dạo rất tích cực khám phá và đăng tin về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008.

04/03/2021

Văn hóa thợ mỏ, văn hóa ngành than - góc nhìn từ anh em thợ mỏ

Về văn hóa thợ mỏ, hồi cuối năm 2020, tôi đã nói tại diễn đàn của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV), ở đây.

Bây giờ là nghe từ anh em thợ mỏ nói gì.

18/02/2021

Mùng 7 hạ nêu (khai hạ) - ghi chép mùng 7 Tết Tân Sửu (18/2/2021)

Vào dịp cuối năm, người ta đã dựng nêu, ví dụ ở Hoàng thành Thăng Long cuối năm Canh Tý 2020-2021 (nhằm ngày 4/2/2021), thì xem ở đây.

Cây nêu, trong nghiên cứu chi tiết của tôi, thì được ghi khá rõ nét trong văn bản phương Tây và văn bản quốc ngữ từ thế kỉ XVII - thế kỉ XVIII, đọc lại ở đây.

Nêu sẽ được treo từ cuối năm cũ đến hết ngày mùng 6 Tết (tức mùng 6 của tháng Giêng năm mới). Vào mùng 7 Tết thì người ta sẽ hạ nêu. Gọi là lễ hạ nêu, hay lễ khai hạ.

Bản cập nhật, thực hiện vào đúng ngày 7 Tết Tân Sửu, nhằm ngày 18/2/2021, ghi chép tình hình các nơi.

30/01/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : những dị nhân hiện đại mà tôi biết - 1 (bác Phạm Văn Tiện)

Dân Tổng hợp Hà Nội quả là có không ít dị nhân. Sau khi tốt nghiệp, chỉ trong hai khoa Văn Sử thân thiết thì có người giữ trọng trách của quốc gia thậm chí là ở ngôi cao cực phẩm, có người lại về quê làm ruộng như nông dân, có người là doanh nhân rất thành đạt, có người thành nghệ sĩ từ lúc nào không hay,...

Trong Văn nghệ Thứ Bảy tuần này, sẽ mở thêm mục Những dị nhân hiện đại mà tôi biết. Người đầu tiên, được đánh số 1 ở đây, là bác Phạm Văn Tiện.

Bác ấy vốn là dân Khoa Lịch sử cùng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với tôi hồi đó, là đàn anh hơn tôi vài năm. Nếu nhớ không nhầm thì anh Tiện thuộc K33, theo chuyên ngành Dân tộc học.

09/01/2021

Tuyết đang phủ dầy đền chùa cổ : nhìn ngôi làng xưa từ xa tít

Đó là ngôi làng Ikisan ở miền Tây Nhật Bản xa xôi. Trời mấy hôm nay đang rơi tuyết. Trắng xóa một màu (làm nhớ lại những mùa đông đã qua, ví dụ nếu gần gần ở đây hay ở đây).

Có những mùa đông ngày ấy ngôi nhà của tôi trĩu nặng mái tầng hai, bởi tuyết phủ dầy. Tôi chỉ lo mái nặng quá, không chịu được, thì sẽ sập xuống.

07/12/2020

Làng hóa phố ở Hà Nội : về làng Giàn (Trung Kính), qua ghi chép của người làng Trần Minh Hải

Gần đây, trên Fb xuất hiện loạt ghi chép rất thú vị của bác Trần Minh Hải về chính ngôi làng của bác - đó là làng Giàn (Trung Kính) ở bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nay thuộc quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội.

Bác viết theo lối tự truyện, chỉ cần kể những chuyện cũ chuyện mới về chính ngôi làng của mình, gia đình mình, họ tộc mình, bạn bè mình,...là thành một chuỗi ghi chép rất thú vị.

06/03/2020

Quá trình số hóa của Việt Nam : sẽ quăng bỏ điện thoại cục gạch, phổ cập điện thoại thông minh giá 500.000đ

Mấy năm trước, trên Giao Blog, tôi đã đánh dấu rằng, bùng phát của điện thoại thông minh ở Việt Nam là vào khoảng năm 2012. Từ năm đó, ở tận vùng sâu vùng xa, như các huyện miền đông Cao Bằng yêu quí của tôi, các thanh niên đã dùng smart phone và dần thành thạo ứng dựng Facebook trên đó.

Năm 2014, có một dịp kì lạ trong đời, là tôi được trao đổi thông tin và tư liệu một cách dễ dàng tuyệt vời với các thanh niên ở vùng sâu vùng xa. Nhà dân tộc học đã không cần về tới tận thôn bản, mà có thể ngồi ở đâu trên quả địa cầu này, có được internet, là có thể xem truyền hình trực tiếp qua điện thoại thông minh về một lễ cúng bản hay hoạt động cấy cày nào đó (xem thêm ở đây).

Đó là một kỉ niệm mang tính đánh dấu quan trọng. Vì trước đó, chúng tôi chưa bao giờ có thể có được sự tiện lợi nhường ấy. Một sự tiện lợi mà lúc đầu sử dụng, bản thân tôi còn giật mình, tự hỏi lại chính mình: thật sự thế à ? Dĩ nhiên, hồi 2006-2009, ở khu vực thành thị, thì chúng tôi đã có thể họp qua mạng bằng Skype. Một nhóm có thể đang ở rải rác Tokyo, Hà Nội, Luân Đôn,... có thể trò chuyện trực tuyến qua Skype.

26/01/2020

Đầu năm mới Canh Tý 2020, đọc tâm sự của người Việt ở hải ngoại

Mở đầu là một ghi chép vào đúng ngày mùng 2 Tết (nhằm ngày 26/1/2020) của một thanh niên mới tới Nhật Bản và dự định sẽ lập nghiệp tại đất nước này (cùng nhân vật, có thể đọc các tâm sự khác ở đây - viết trong năm 2019).

27/09/2019

Bây giờ (8h sáng ngày 27/9/2019): chủ nhân Giao Blog vẫn chưa xem được blog của chính mình

Đã mấy ngày liền, hệ thống blog bị lỗi hay bị chặn gì đó, mà bản thân chủ blog cũng không tự xem được blog của chính mình !

Viết và post thì vẫn túc tắc được.

Nhưng lại không xem được chính những gì mình vừa viết một cách bình thường.

Muốn xem chính mình, thì lại phải vượt tường, ví dụ như sau:


21/07/2019

Zalo từ Việt Nam lan ra thế giới : một tiện ích cần hoàn chỉnh đường ray

Song song với Facebook, bây giờ, người sử dụng mạng ở Việt Nam cũng đang dùng Zalo. Cũng khá tiện lợi.

Do kết nối với điện thoại di động, hơn thế nữa, còn có thể đồng thời kết nối với cả điện thoại di động và máy tính (dùng đồng thời), lại có thể gửi tư liệu có dung lượng lớn tới 1GB, rồi lại thêm chức năng gọi điện miễn phí giữa hai đầu đang cùng sử dụng Zalo, cho nên sự tiện ích của Zalo, nhiều khi, còn vượt qua cả Facebook. Zalo đem lại cảm giác riêng tư hơn, kín đáo hơn, cá biệt hóa hơn so với sự ồn ào và hối hả quá mức của Facebook.