Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1980s. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1980s. Hiển thị tất cả bài đăng

18/02/2018

Tết nay lại nhớ tết xưa : Hà Nội đêm trước Đổi Mới, Tết con Hổ 1986

Những tấm ảnh màu, được chụp vào dịp áp Tết Bính Dần 1986, bởi một nhà nghiên cứu Nhật Bản. Chính xác là 28 tháng Chạp năm Ất Sửu, dương lịch là ngày 6 tháng 2 năm 1986 (Thứ Năm).

Khoảng 7 năm sau sự kiện "19 tháng 2" năm 1979.

Là đêm trước của Đổi Mới.

07/09/2017

Phạm Thị Hoài hồi ở Viện Sử, và kinh nghiệm học chữ Hán cuối 1980s

Hôm nay, ngày 7/9/2017, có việc, tôi có mặt ở Viện Sử học (đường Hàng Chuối, Hà Nội) trước 2 giờ chiều.

Xong việc thì khoảng 3 rưỡi. 

Bà chị kính yêu kéo và bảo vào phòng chị chút đã. Chị còn cẩn thận nói: phòng cũ của chị. Chúng tôi đi từ tầng ba xuống tầng hai. Mấy khi được gặp gỡ như vậy, nên chuyện giữa các thế hệ nối nhau, hết chuyện nay thì lại sang chuyện xưa.

03/12/2016

Đêm trước Đổi Mới : một cuốn sách vừa ra lò, từ kho tư liệu phủ bụi tới 30 năm

Sách thuộc chuyên ngành Dân tộc học.

Bài giới thiệu ở dưới là của bác Vương Xuân Tình - nhà dân tộc, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

31/12/2015

Cuối năm xem một ảnh cũ : thời của mốt quần cộc áo dài

Bẵng cái, tới gần 30 năm cũng đã trôi qua.

Đó là cái thời của Hội Tao cười. Không phải "Hội Tao đàn" phỏng theo vua Lê Thánh Tông, mà là "tao cười", tức "bọn tao cười.

Cô giáo dạy Toán ngày đó từng viết về Hội Tao cười, ở đây.

Đó là thời bắt đầu của Đổi Mới. Chúng tôi vừa mới lớn lớn một chút. Và lúc ấy thì đang thịnh mốt quần cộc áo dài.

02/10/2014

Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà

Đang viết, nên tạm ghi lại cho khỏi quên.

Đó là câu ca xuất hiện thời 1980s, thời "đỉnh cao" của hệ thống HTX bậc cao.

Có một giải thích ngắn mà tương đối rõ như sau (từ đây trở xuống, từ hồi 2006)

09/08/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh)

Từ từ rồi ta sẽ thấy một điều sau: có rất nhiều trí thức thời đó đã ủng hộ mạnh cho đại phát kiến "làm chủ tập thể" do cụ Lê Duẩn tìm ra và tuyên bố rằng "Loài người đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể" (theo ghi chép của cụ Nguyễn Ngọc Lanh ở dưới, vào năm 1977 - tức là đêm trước nữa của Đổi Mới). Đó cũng là ngang ngang với thời điểm cụ Tô Hoài viết xong và đem xuất bản cuốn Trái đất tên Người đã giới thiệu hôm trước.

Đổi Mới có "đêm trước Đổi Mới" và "đêm trước nữa của Đổi Mới".

Ở "đêm trước nữa" ấy, là đại phát kiến ngang tìm ra lửa của loài người, đã ra đời tại Việt Nam ta: làm chủ tập thể. Những vị từng du học ở Nga thời kì xã hội chủ nghĩa có tâm sự lại (tôi nghe trực tiếp từ các tiền bối H.V, T.D.H, và D.P.H,... - đều là dân lí luận cả): lúc cụ Lê Duẩn đưa thuật ngữ này, mong xuất khẩu trở lại đất nước của Lê Nin, giới chuyên gia của Nga đều ngạc nhiên vì quá mới, quá tân kì.

22/09/2013

Bò chở gạch vào thành phố : Hà Nội năm 1989 qua ống kính của Edwin Moise

Cùng năm 1989, tức là ở thời khắc mà không khí Đổi Mới đang loang trên khắp nẻo đường Việt để ngấm dần dần vào mọi ngõ ngách cả nơi thị thành cả chốn thôn quê, chúng ta đã từng được thấy cảnh bò lạc vào thành phố qua ống kính của David Alan Harvey, bây giờ thì mời các bạn thưởng thức cảnh bò chở gạch vào thành phố của Edwin Moise. 

Bò chở gạch vào thành phố của Edwin Moise