Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-tán-bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-tán-bình. Hiển thị tất cả bài đăng

19/10/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : người Việt viết du kí đi chơi thế giới hồi thập niên 1920 (trường hợp Bùi Thanh Vân)

Tiếp xúc với thế giới hiện đại đáng nhớ đầu tiên của người Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX, mà có sử dụng chữ quốc ngữ làm công cụ ghi chép quan trọng, là cuộc Đông Du (các năm 1905-1908) của nhóm các cụ Phan Bội Châu - Cường Để. 

Năm 1908, học sinh Đông Du là Trần Đông Phong đã mất tại Tokyo, mộ phần của cụ vẫn hiện ở tại Tokyo (xem trên Giao Blog ở đây), tính đến năm nay là đã sắp 120 năm !

Từ Nhật Bản hay từ Trung Quốc, nhóm Phan Bội Châu gửi thư từ và tài liệu về trong nước trong suốt những năm đầu thế kỉ XX. 

Các du kí xuất bản ngay đầu thế kỉ XX thì thường rất ngắn. Các cụ còn bỡ ngỡ với chữ quốc ngữ - thậm chí cụ Phan Bội Châu vẫn còn chưa học quốc ngữ (chỉ viết chữ Hán), các văn bản của các cụ đều phải qua tay nhóm cụ Lê Đại dịch và viết ra quốc ngữ !

Nhiều khi, xem lại những bản viết chữ quốc ngữ của nhóm Lê Đại thực hiện tại Tokyo trước năm 1910 để gửi về trong nước, hậu sinh chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động. 

Tôi đã để một thời gian tìm đi, rồi tìm lại, cái hiệu in sách cũ ở Tokyo, nơi đã in bản viết quốc ngữ của nhóm Lê Đại bằng phương pháp thạch bản, hồi đầu thế kỉ XX, mà chưa tìm được ! Vật đổi sao dời ! Tôi tìm các nơi có gắn bó với các cụ trong các năm 2003-2007, tức là sau khoảng 100 năm rồi, thì đúng là không còn gi. Đành chỉ còn biết được đại khái khu vực ấy, khu vực ấy mà thôi.


Bản viết tay chữ quốc ngữ năm 1909 tại Tokyo của nhóm Lê Đại được in thạch bản


15/10/2021

Sông Tô Lịch giữa thế kỉ XIX (khi chưa bị người Pháp lấp một đoạn) qua thơ Vũ Tông Phan (1800 - 1851)

Lúc đó sông Tô Lịch còn thông ra với sông Hồng. Khu vực phố Nguyễn Siêu và Ngõ Gạch ngày nay vốn là thuộc dòng sông Tô, từ đó sông Tô vươn ra gặp sông Hồng.

Sau này, người Pháp chiếm Hà Nội rồi lấp một phần sông Tô Lịch (cụ thể thì đọc trong một bài học thuật tôi đã viết về đền Cổ Lương nhiều năm trước, xem lại ở đây).

Đại khái người Pháp đã cho lấp sông Tô để làm đường là bắt đầu từ năm 1889.

19/07/2021

Nguồn gốc sách "Quốc dân độc bản" của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (bài Nguyễn Nam)

Gần đây, trong một quan tâm mang tính chi tiết, tôi để ý đến mối quan hệ giữa "chủ nghĩa dân tộc" và "chủ nghĩa siêu nhiên" trong sách giáo khoa của phong trào Đông Kinh nghĩa thục thời đầu thế kỉ XX.

Một thử nghiệm đầu tiên của mối quan tâm này, là tìm hiểu về câu đối dâng Liễu Hạnh công chúa của ông quan Trần Tán Bình vào thập niên 1920. Ông Trần là một trong những nhân vật của Đông Kinh nghĩa thục, nhưng đã ra làm quan. Xem một kết quả của thử nghiệm đó, được cụ thể hóa thành bài viết học thuật, ở đây.

Bây giờ là một bài của học giả Nguyễn Nam về nguồn gốc của sách giáo khoa Quốc dân độc bản - một trong những cuốn giáo trình cơ bản của Đông Kinh nghĩa thục.

Một bài viết công phu và cung cấp nhiều thông tin quan trọng.

07/11/2018

Ông chủ lớn Bạch Thái Bưởi mắng công nhân gần 100 năm trước : "Chính chúng mày bóc lột tao" !

Chuyện từ hồi năm 1920. 

Lúc ấy, cụ Bạch Thái Bưởi là chủ lớn rồi. Chàng thanh niên họ Bạch có một thời đi giúp việc cho Bà Bé Tí (tức cô Tư Hồng từng được nhóm các bô lão đồ nho khoa bảng Trần Tán Bình dâng câu đối mừng phẩm hàm), là lính của bà ấy. Cũng nhờ thông minh, học được nhiều mánh của cô Tư Hồng, mà chàng Bạch sau phát tài. Lúc bấy giờ, ông đã lên hàng ông chủ tiếng tăm cõi Đại Nam.

Bây giờ, thì con cháu cụ, ở đầu thế kỉ 21, đang kể về cụ ở đây (tháng 3/2017).

11/08/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : niềm vui khi thấy những mảnh phiên bản, mà biết rõ gốc của chúng

Đây là một ví dụ cụ thể mà vừa có được vào chính hôm nay, Thứ Bảy ngày 11/8/2018. Lí luận đều bắt đầu từ các ví dụ cụ thể như thế này.

Về bản nguyên gốc, tức nguyên bản của các mảnh phiên bản qua không gian và thời gian, thì tôi đã phát biểu thành bài viết học thuật, đã cho công bố. Ví dụ, xem trực tuyến thì thấy ở đây (số 3số 4 năm 2017).

24/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : nét chữ của đại quan nhà Nguyễn hồi đầu thế kỉ 20

Ở đây, là hai vị Trần Tán Bình và Cao Xuân Dục. Đều liên quan tới Mẫu Liễu. Đều có sự trùng hợp liên quan, ở những thời điểm khác nhau, đến không ngờ.

1. Về Trần Tán Bình (nhân vật Đông Kinh nghĩa thục, và là cha ruột của nhà phóng sự nổi danh Trọng Lang thời 1930-1954 - tên thật là Trần Tán Cửu) thì đã đưa nét bút của ông từ trước rồi. Xem ở đây ở đây.

Đó là năm 1922, tại Hà Nội.

07/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 1

Có một số bài của bác Nguyễn Duy Chính đã được đưa về blog này từ trước. Ví dụ ở đây (về nhân vật Lê Quýnh, đăng tháng 3 năm 2014). Bây giờ, thì thử đọc chậm tư liệu do bác mới đưa ra gần đây về dung nhan hoàng đế Quang Trung. Tựa như đang có "bão" trên không gian mạng về các tư liệu đó cùng diễn giải của Nguyễn Duy Chính.

09/11/2017

Tranh chấp ở ngôi đền thờ Mẫu Liễu tại Sài Gòn (thời điểm năm 2015)

"Đền thờ Mẫu Liễu tại Sài Gòn" là viết tắt. Cũng có khi được viết tắt là "Phủ Giầy Sài Gòn". 

Tên chính thức của ngôi đền là "Đền thờ Hai Bà Trưng, Đức Thánh Mẫu Phủ Giầy". Đền tọa lạc trên mặt đường Hoàng Hoa Thám quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

01/11/2017

Số tạp chí mới, và bài cũ (tiếp theo và hết)

Mình chưa nhận được nguyên vật của số 4 vừa ra.

Đại khái là có các bài như ở dưới.

Bài của mình là "tiếp theo và hết", vì kì 1 thì đã đi ở số 3 năm 2017 (đã điểm tin ở đây). Bài có trường độ, nên phải chia làm 2 kì đăng.

31/08/2017

26/08/2017

Bài mới : Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX, trường hợp Trần Tán Bình ở thập niên 1920

Có lẽ do chậm trễ gì đó của bưu điện, đến hôm nay, mình vẫn chưa nhận được tạp chí do tòa soạn gửi. Nên tạm thời sử dụng ảnh chụp bìa và mục lục do anh Nguyễn Thanh Lợi thực hiện - anh là một tác giả góp mặt trong cùng số tạp chí vừa ra (khi nhận tạp chí từ đầu tuần, NTL liền post ảnh luôn lên Fb).

Đó là tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 năm 2017. Vừa ra.

29/07/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Chí sĩ Đào Nguyên Phổ trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Đăng lại một bài viết của nhà văn Bút Ngữ viết về người đồng hương Đào Nguyên Phổ. Đào Nguyên Phổ là thân sinh của Đào Trinh Nhất - một nhà báo, nhà văn, nhà khảo cứu có hạng ở Việt Nam thời 1930 - 1954.

24/07/2017

Hồi kí của Trọng Lang Trần Tán Cửu : "Trước ngã ba lịch sử" - 1

Về hồi kí Trước ngã ba lịch sử của nhà phóng sự nổi danh hồi 1930-1954 là Trọng Lang Trần Tán Cửu, và mối quan hệ cha con Trần Tán Bình - Trần Tán Cửu hồi đầu thế kỉ 20, đã có một Lời dẫn đi một ít hôm trước (đọc lại ở đây, ngày 19/7/2017).

Từ hôm nay, Giao Blog sẽ đăng dần Trước ngã ba lịch sử, theo đúng bản đã lên Tronglang.com.

19/07/2017

Chuyến đi Pháp hồi đầu thế kỉ XX của nhà khoa bảng Trần Tán Bình

Đó là những năm 1905-1906. Tức ngang với thời điểm cụ Phan Bội Châu bắt đầu xuất du sang Nhật, khởi động phong trào Đông Du.

Lúc đó cụ Trần Tán Bình  đang giữ chức Tri phủ Hoài Đức. Cụ là một trong những vị quan Việt Nam đầu tiên sang Pháp theo chương trình của chính phủ bảo hộ. Mới tầm khoảng 40 tuổi (Trần Tán Bình sinh năm 1868, mất năm 1937).

Mấy năm sau nữa thì cụ Phan Chu Trinh mới có điều kiện tới Pháp.