Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thư-pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thư-pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

20/04/2020

Thư pháp Hán Nôm của người Việt (xung quanh cuốn sách của Nguyễn Hữu Sử)

Cuốn Thư pháp Việt Nam của Nguyễn Hữu Sử, sau khi ra đời, bên cạnh một số lời khen, thì liền có một nghi vấn đạo văn nặng nề. Xem cụ thể loạt bài của Lê Quốc Việt viết về việc Sử đã biển thủ tư liệu các loại như thế nào, ở đây (lên bài từ tháng 8 năm 2017).

Ở đây, đưa ba bài điểm sách với âm hưởng chủ đạo là khen, xuất hiện trước khi và sau khi sách ra. Hai bài trên báo chính thống của Việt Nam (Nhân DânTia Sáng), một bài trên mạng tiếng Trung.

30/07/2018

Buồn nhỉ, thêm một nghi án đạo văn kì lạ : thư pháp gia Lê Quốc Việt lên tiếng về "Lịch sử thư pháp Việt Nam"

Gần đây, có cuốn Lịch sử thư pháp Việt Nam được xuất bản. Tác giả sách là một nhà nghiên cứu trẻ thuộc viện nghiên cứu lân cận, là Viện Nghiên cứu Tôn giáo, là ông em Nguyễn Sử (tức Nguyễn Hữu Sử). Sách in bởi Nhã Nam, về hình thức thì rất đẹp. 

Bây giờ là lên tiếng về cuốn sách ấy, của một ông bạn là Lê Quốc Việt - một họa sĩ tốt nghiệp Mĩ thuật Yết Kiêu, và đặc biệt là một thư pháp gia Hán Nôm hàng đầu của Việt Nam hiện nay (là đánh giá của riêng Giao Blog).

24/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : nét chữ của đại quan nhà Nguyễn hồi đầu thế kỉ 20

Ở đây, là hai vị Trần Tán Bình và Cao Xuân Dục. Đều liên quan tới Mẫu Liễu. Đều có sự trùng hợp liên quan, ở những thời điểm khác nhau, đến không ngờ.

1. Về Trần Tán Bình (nhân vật Đông Kinh nghĩa thục, và là cha ruột của nhà phóng sự nổi danh Trọng Lang thời 1930-1954 - tên thật là Trần Tán Cửu) thì đã đưa nét bút của ông từ trước rồi. Xem ở đây ở đây.

Đó là năm 1922, tại Hà Nội.

11/03/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : nhà thư pháp quốc ngữ Nguyễn Quốc Trọng với vùng đất Trấn Biên (1)

Nếu so sánh để chọn một trong hai, tức hai dòng thư pháp Việt Nam đương đại, thì mình chọn thư pháp quốc ngữ, mà không chọn thư pháp Hán Nôm.

Thư pháp Hán Nôm đương đại thì nói sau. 

Hôm nay, trong mục Văn nghệ Thứ Bảy, sẽ đề cập đến thư pháp quốc ngữ với một gương mặt tiêu biểu của giới trẻ phía Nam hiện nay, là họa sĩ - thư pháp gia quốc ngữ Nguyễn Quốc Trọng.

Hình như câu chuyện ấn tượng đầu tiên chúng tôi nói với nhau, ở lần gặp mặt đầu tiên, là về văn phòng đại diện của hãng Bitis (Bình Tiên) ở thành phố Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Về ngôi chùa Đại Phật tự ở gần (đã viết về chùa này từ 2012, ở đây), và về tiệm cơm Việt Nam ở không xa đó.

19/05/2015

Thư pháp giản thể của Hồ Chủ tịch (1959) : Chúc các đồng chí xây dựng thật nhanh xã hội chủ nghĩa

Bức thư pháp có niên đại cụ thể là "ngày 8 tháng 8 năm 1959", viết tại Trung Quốc trong một lần Hồ Chủ tịch ghé thăm nhà máy sản xuất đồ gốm của nước bạn.

Chữ Hán trên bức thư pháp là chữ giản thể, tức chữ cải tiến mà phía Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành từ đầu thập niên 1950. Điều này cho thấy là Hồ Chủ tịch cũng đã tiếp thu phong trào cải tiến chữ đó.

Nội dung của bức thư pháp như sau. Dịch sát từng chữ:

06/02/2015

Cụ Bách và thư pháp Việt đương đại

Nhìn chung, mình không có mấy hứng thú với thư pháp Hán Nôm của người Việt tính từ sau năm 1954. Chỉ có hứng thú với thư pháp từ đó trở về trước. Đây là sở thích cá nhân.

11/03/2012

Tiên Lãng và anh Vươn qua thư pháp Lê Quốc Việt (rằm tháng Giêng, Nhâm Thìn)

Lời dẫn: Hắn, kẻ đang viết thư pháp dưới đây, vào ngày Rằm tháng Giêng năm Nhâm Thìn 2012, ở Văn Miếu, là Việt Tàu. Đó là tên tục của nhà thư pháp tài danh Lê Quốc Việt.

Chuyện lâu lắm rồi. Hồi hắn còn chưa ra cái trường Mĩ thuật Đông Dương Yết Kiêu, tôi còn lang thang ở dọc vùng sông Nhuệ, bụng rỗng, thèm bánh rán. Hắn đi lên mạn ngược du lãng, loạng choạng thế nào vô tình nhập vào toán con buôn, bị công an câu lưu về trụ sở vì nghi can gián điệp trà trộn đến từ phương Bắc. Lí do rất chi là lí do: lục trong người, bên cảnh sát thấy một cuốn sổ ghi chép, toàn là chữ Hán, tịnh không thấy có chữ Quốc ngữ. Cái tên Việt Tàu chắc bắt đầu có nguồn gốc từ sự kiện ấy.

Hắn học Hán văn từ nhỏ, thạo món bút lông, theo gương cổ nhân chỉ thích ghi nhật kí và các thứ linh tinh toàn bằng chữ Hán. Nghe đâu, đến gần đây, nhà lạc mất con chó, ai đời, hắn lại dán cáo thị tìm chó bằng Hán văn !

Nhiều năm qua, khi phố Ông Đồ nhộn nhịp ở bên cạnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám, người ta thường thấy hắn bày giấy bút, viết thư pháp, tức cho chữ, lấy tiền. Hắn với cụ Cung Văn Lược là hai tay cổ quái và đáng giá nhất cái chợ chữ ấy.

Năm nay, 2012, hắn có mặt như lệ ở phố Ông Đồ. Vào ngày Rằm tháng Giêng, sau khi kính cẩn vào lễ ngài Khổng phu tử trong đại điện, hắn trải giấy ra vỉa hè, cỡ hai chục mét, cảm tác sự kiện anh Vươn, mà phóng lên mấy chữ thế này:

VIỆT NAM VÔ LẠI BẤT THAM TÀN !

Xong những chữ ấy, hắn có khuyến mại vẽ thêm một cái hình. Đố biết là cái hình gì ?

---
Từ đây trở xuống là lấy từ blog của hắn (Cảm phẫn Thư pháp sau vụ Tiên Lãng). Tôi thêm vào đôi ba cái chú thích ảnh (trừ cái cuối cùng là của hắn)
.

Đang viết