Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/07/2018

Lại nghi án đạo văn (và cướp công) : bộ văn thơ Lý Trần và chủ biên Nguyễn Huệ Chi

Nghi án đã có nhiều chục năm nay. 

Do công việc liên quan, trên đường công tác các nơi, khoảng từ năm 2008 đến nay, tôi cũng có dịp gặp gỡ với cụ Nguyễn Đình Chú (con rể cụ Nguyễn Đức Vân) và có nghe cụ tâm sự nhanh (ví dụ tháng 12 năm 2017, ở đây). Tuy nhiên, không có điều kiện để tâm đến. Chỉ quan sát không tập trung.

Cụ Nguyễn Đình Chú đã công bố bài viết từ năm 2008. Lúc đó, cụ Nguyễn Huệ Chi không lên tiếng. Sau đó, một số vị khác có thảo luận (ví dụ Nguyễn Hòa năm 2013, ở đây).

Bây giờ, thêm một đợt thảo luận nữa, và cụ Nguyễn Huệ Chi vừa lên tiếng.

Lấy về từ các nơi.

Xếp theo thứ tự ngược như mọi khi.



---

TƯ LIỆU



14.

Tháng 11, bài in trên Văn hóa Nghệ An.

Sau đó, bản trên Fb của con cháu.

"




"
Nguồn : Fb KMS
https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/1018566938329633


"


Con cháu cụ NGUYỄN ĐỨC VÂN 


Câu chuyện bộ sách lừng danh là Thơ văn Lý Trần mà ông Huệ Chi với tư cách chủ biên đã ghi rõ trong Lời nói đầu là “đã được hai đồng chí Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình hoàn thành bước đầu có sự hỗ trợ của anh em trong tổ”. Còn cụ Bình thì trong một bản tự khai (1967) cũng đã ghi: “chuẩn bị đưa in” (cùng dịch với đồng chí Nguyễn Đức Vân). Nhưng cuối cùng trong cả ba tập được in ra thì cụ Vân chỉ còn 34,5 đơn vị văn bản và ở tập I và tập III thì còn có tên nhưng đến tập II (quyển thượng ) sau 15 năm cụ Vân qua đời thì không còn tên. Chuyện này nhiều người đã biết từ đầu. Con cháu cụ Vân chúng tôi cũng biết và chỉ nói vui với nhau:”Vua nước Sở mất cung người nước Sở được. Nói mà làm gì nữa”. Ông con rể Nguyễn Đình Chú là người có điều kiện biết rõ chuyện hơn cả thì cũng im hơi lặng tiếng . Chỉ đến ngày 35 năm nhạc phụ qua đời, nhân viết bài về cuộc đời của nhạc phụ thì có nói qua một chút về sự thật công lao của nhạc phụ trong bộ sách Thơ văn Lý Trần. Chỉ nói sự thật mà không đụng đến tên ai cả. Ông Huệ Chi đọc bài viết này đã gọi điện thoại đến vừa khen vừa trách ông Chú trước khi đăng không cho ông biết mà theo ông trong chuyện Thơ văn Lý Trần chẳng có gì là khuất tất. Ông Chú đã yêu câu ông Huệ Chi trả lời 5 câu hỏi, nếu trả lời đúng thì với tinh thần thực sự cầu thị sẽ nói lại. Ông Huệ Chi không trả lời được. Hôm sau, ông Huệ Chi lại gọi điện thoại cho ông Chú nói đã đến Viện Văn lục lại hồ sơ thì được biết những gì còn lại của cụ Vân ở Viện ông Chú đã phô tô lại cả rồi. 
Chuyện đã có là thế và tưởng đã chỉ nằm trong giới hạn như thế để rơi vào im lặng. Nhưng sự đời lại không như thế. Nhân dịp ông Phong Lê 70 tuổi, ông Huệ Chi viết về tình bạn sâu nặng giữa ông và ông Phong Lê trong đó lại quay ra khoe khoang và hạ thấp cụ Vân và cụ Bình trong chuyện Thơ văn Lý Trần buộc ông Chú phải ngả bài với ông nếu không sẽ bị dư luận cho là cố tình vơ vào cho bố vợ. Ông Chú công bố nội dung hai cuộc điện thoại giữa ông Huệ Chi với ông Chú. Có người cho biết ông Bùi Duy Tân lúc này đã bệnh nặng nhưng vẫn nhờ người tìm bài của ông Chú để đọc, đọc xong thì bảo: “Ông Chú viết thế này là dùng lạt mềm để cột chặt rồi còn gì nữa”. Bài của ông Chú không nói rõ tên ông Huệ Chi mà chỉ ghi HC và cũng chỉ in trên tạp chí Văn hóa Nghệ An nhưng không biết ai đó đã tự động gửi đăng lên tờ Talavas của Phạm Thị Hoài và ghi thẳng tên Huệ Chi. Còn ông Huệ Chi thì im không nói gì nữa, chỉ nhắn qua ông Vũ Thanh nhờ nói lại với ông Chú: “trước sau vẫn quí nể ông Chú. Huệ Chi không có ý kiến gì nữa”. Sau đó, ông Huệ Chi và ông Chú gặp nhau mấy lần vẫn vui vẻ với nhau như không có chuyện gì.Thậm chí ông Chú còn khen ông Huệ Chi trong chuyện Boxit.
Mọi chuyện cứ tưởng đã rơi vào im lặng lâu lâu rồi. Nhưng ông Huệ Chi, năm ngoái, trên facebook, lại lên giọng khoe khoang và chê bai các cụ. Kiều Mai Sơn bèn đăng lại bài Cuộc đối đáp giữa hai ông Chú và Huệ Chi . Và tưởng thế mọi chuyện cũng lại rơi vào im lặng. Nhưng không, gần đây, trên youtube, trả lời phỏng vấn của Văn Việt, ông Huệ Chi lại nổi máu khoe khoang và chê bai hai cụmột cách thẳng thừng hơn trước. Thế là câu chuyện nhếch nhác đáng buồn này lại dậy sóng. Kiều Mai Sơn, trên facebook tung ra nhiều văn bản để chứng minh ông Huệ Chi đã bất chính trong chuyện Thơ văn Lý Trần cả với dịch phẩm Nhật ký trong tù, Thơ chữ Hán của Nguyễn Du,... Lại có người bênh vực ông Huệ Chi mà mạt sát Kiều Mai Sơn nhưng Kiều Mai Sơn đâu phải tay vừa. 
Boristo Nguyên, sống ở nước ngoài, trước tình trạng ông ngoại bị cướp công và xúc phạm, mặc cho có người nhà khuyên đừng đụng đến nữa nhưng đã không chịu mà viết bài : Thơ văn Lý Trần - nghĩ về “tư cách trí thức” của Giáo sư Huệ Chi đăng trên Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 502 ngày 14-6-2018 và Viet-studies của Trần Hữu Dũng, nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn cho rằng GS. Huệ Chi là người thích khoe khoang và trong chuyện Thơ văn Lý Trần thì rõ ràng có nhiều điều trái với “Tư cách trí thức”. Ông Huệ Chi có bài đáp lại trên Viet- studies của Trần Hữu Dũng thì Boristo Nguyên lại có bài Đôi điều thưa lại GS. Huệ Chi về chuyện Thơ văn Lý Trần đăng Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh hai kỳ (số 510 ngày 9-8-2018 và số 511 ngày 18-8- 2018) và Viet- studies của Trần Hữu Dũng trong đó tự nhận là người không có Hán học, chỉ là người làm khoa học tự nhiên, nên sẽ dùng tư duy logich của toán học để phân tích hiện tượng và yêu cầu GS. Huệ Chi trả lời cho mình và trước công luận 8 vấn đề. Mãi không thấy ông Huệ Chi trả lời. Nhưng rồi lại thấy bà Băng Thanh có bài khá dài trên Viet-studies của Trần Hữu Dũng kể lể những gì mình đã làm trong công trình Thơ văn Lý Trần. Kiều Mai Sơn cho đây là chuyện ông Huệ Chi đã không trả lời Boristo Nguyên được phải nhờ bà Băng Thanh trả lời vì chính ông là người chuyển bài để đăng. Gần đây thì ông Huệ Chi đã trả lời Boristo Nguyên đăng trên trang mạng Diễn đàn. Nội dung bài viết của ông Huệ Chi một mặt là trả lời 8 vấn đề mà Boristo Nguyên chất vấn, một mặt là cố tình chê bai trình độ dịch thuật kém cỏi của cụ Vân trong Thơ văn Lý Trần. Đặc biệt, ông dám nói rằng: “Cứ giả thử rằng tôi được cụ Vân hoặc gia đình cụ Văn gửi gắm rồi nhân nhượng, giữ lại trong sách những bài dịch chưa thành công của cụ thì đối với công luận tôi là người thế nào?”, “Thương anh em để trong lòng/ Việc quan em cứ phép công mà làm”. Nói vậy nhưng sau đó lại giở trò ca ngợi “cụ Vân là người sống rất đạo đức chuyên nhân nhượng”. Rõ ràng là một sự xúc phạm cực độ đến vong linh người cha người ông người cụ đại tôn đại kính của đại gia đình chúng tôi mà người đời cũng kính nể hơn bác Nguyễn Đổng Chi 15 tuổi và xúc phạm cả đến chúng tôi. Đó là điều chúng tôi không thể chấp nhận được và buộc phải một lần cuối nói rõ sự thật về ông Huệ Chi với bộ sách Thơ Văn Lý Trần để mọi người cùng biết.

Chúng tôi sẽ nói đến cái mặt tối ở ông Huệ Chi, nhưng vẫn thấy ở ông có mặt sáng ngay ở công trình Thơ văn Lý Trần. Cụ thể ở “Phần thứ nhất: Khảo luận văn bản” khoảng 150 trang của ông là một đóng góp đáng kể của ông về học thuât. Và Thơ văn Lý Trần ba tập được hoàn thiện dày 2407 trang với 912 đơn vị văn bản là có phần đóng góp thêm không ít của nhóm biên soạn do ông chủ trì. Ông Chú khi đề nghị với bạn đọc công bằng với người bị mất công bằng cũng cần công bằng với người gây mất công bằng. Boristo Nguyên trong khi xét lại “Tư cách trí thức” của GS. Huệ Chi vẫn nói là không phủ nhận phần nào công sức của GS. Huệ Chi và tập thế trong công trình Thơ văn Lý Trần. Có điều là bên cạnh mặt sáng đó thì cái mặt tối là pha chế để tranh công người khác ở ông Huệ Chi đã thành hệ thống, không chỉ với Thơ văn Lý Trần mà còn với các trường hợp khác. Ông Huệ Chi đã dựa vào thành quả của người đi trước rồi cố tình bắt bẻ, thêm bớt sửa chữa chỗ này chỗ kia một tí cho khác đi chút ít để rồi sang tên cho mình, khi bị phát giác thì ra sức cãi chày cãi cối.
Với Thơ văn Lý Trần, ông Huệ Chi tìm mọi cách phi tang và pha chế thành của mình .
Về sự phi tang: 
Cách thứ nhất và đầu tiên là thủ tiêu văn bản (ông Hoàn đã nói với Kiều Mai Sơn có ghi âm, gần đây chính ông Huệ Chi cũng đã nhận là “sơ suất”) mặc dù trong Lời nói đầu vẫn phải ghi là: “Hai đồng chí Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình đã hoàn thành bước đầu”.
Cách thứ hai là lợi dụng người đời sau không biết chuyện cũ, dấu biệt thành quả hoàn thành bước đầu của hai cụ từ nắm 1960-1965. Đề cương sách Thơ văn Lý Trần ở Nxb Hà Nội nhân dịp Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long do ông làm chủ nhiệm chỉ ghi “công việc sưu tầm dịch thuật Thơ văn Lý Trần là bắt đầu từ năm 1968”.
Cách thứ ba là tách riêng công trình của hai cụ khỏi một công trình chung của viện Văn học được tiến hành một thời gian dài trong các hoàn cảnh khác nhau để cuối cùng có một sản phẩm quy mô để nhập vào những kết quả lẻ tẻ làm lúc này lúc khác của các bậc tiền bối khác không thuộc một công trình tập thể nào cả..
Cách thứ tư là dựa vào mô hình sách mà phi tang một phần công lao của hai cụ trong các dịch phẩm cụ thể.Về mô hình sách có thể có trường hợp không cần in phần dịch nghĩa. Thế nhưng với cách làm sách của ông Huệ Chi thì công lao viết tiểu dẫn về tác giả, dịch nghĩa, khảo dị, chú thích của cụ Vân như trong trường hợp bài Hịch đánh đông Ma sa của Lý Nhân Tông thì đã bị pha chế tí chút để thành của ông Huệ Chi và bà BăngThanh..
Cách thứ năm là theo nhịp độ của thời gian mà để tên hay không để tên cụ Vân ở công trình. Bị thắc mắc thì ngụy biện là đã trang trọng đưa tên cụ ở phần tên chung những bậc tiền bối có đóng góp cá nhân lẻ tẻ. 
Cách thứ sáu, một khi bị tố giác thì quay ra biện giải linh tinh, tiền hậu bất nhất. Ví như trước ở Lời nói đầu đã ghi “sưu tầm và phiên dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ đời Hồ về trước”sau lại nói “ hai cụ chỉ làm phần Lý Trần”. Trước ở Lời nói đầu đã ghi sưu tầm và biên dịch “các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và trong một số tài liệu bi ký còn nằm rải rác ở các đình chùa trên miền Bắc” sau lại nói các cụ không đi điền dã. .
Cách thứ bảy là kéo đồng đội vào cuộc để che bớt hành vi bất chính của mình nhưng về thanh danh thì mình vẫn hưởng trọn. 
Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một vài chứng tích trong nhiều chứng tích về sự pha chế của ông Huệ Chi để minh họa cho những gì đã nói. .
1. Về bài thơ Thị tịch mà ông nói các cụ chỉ dịch nghĩa, không khảo dị, không dịch thơ thì văn bản cụ Vân đã làm như sau::
"Phiên âm: Thị tịch 
Vạn duyên (1*) tiệt đoạn nhất thân nhà, 
Tứ thập niên du mộng ảo gian.
Trân trọng chư nhân hưu tá vấn, 
Ná biên (2*) phong nguyệt cánh hoàn (3*) khoan. 
Dịch nghĩa: Thị tịch 
Cắt đứt vạn duyên, một thân nhàn hạ, 
Hơn bốn chục năm qua chỉ là trong ảo mộng. 
Trân trọng nhắn mọi người đừng nên gạn hỏi,
Trăng gió ở (thế giới) bên kia lại càng mênh mông. 
Dịch thơ: 
Muôn duyên cắt đứt một thân nhàn, 
Bốn chục năm dư những hão huyền. 
Nhắn nhủ người đời xin chớ hỏi, 
Bên kia trăng gió ấy vô biên. 
Nguyễn Ðức Vân dịch 


Khảo đính: Các di bản: VATT, HVTT, TVTL1, TVTL2, TTTL. 
(18) VATT, HVTT, TVTL1 đoan 
(2*) TTTL Truy 
(3*) VATT, HVTT, TVTL1 mại 

TVTL2 hoàn 
TTTL: man 
Ông Huệ Chi đã pha chế như sau: bỏ lời dịch thơ của cụ Vân và dịch lại để thêm tên mình cùng cụ Vân như sau: 
Một thân nhàn nhã dứt muôn duyên, 
Hơn bốn mươi năm những hão huyền. 
Nhắn bảo các người đừng gạn hỏi, 
Bên kia trăng gió rộng vô biên. 
Nguyễn Ðức Vân và Nguyễn Huệ Chi

Rõ ràng pha chế như thế không thêm gì mà còn hụt đi đấy. Ở câu 3 làm mất cái nhã của lời thơ. Ở câu 4, đã "vô biên" thì sao lại còn phải "rộng". Trong khi "ấy vô biên" mới gây được ấn tượng đậm về sự vô biên, sự mênh mông chứ. Còn nói cụ Vân không khảo đính thì chỗ khác chưa biết thế nào chứ ở bài "Thị tịch" này làm thế không phải là khảo đính sao?

2. Về bài“Hịch đánh động Ma Sa” của Lý Nhân Tông. Nguyên văn thuộc thể văn biền ngẫu mà bản dịch đầu tiên của cụ Vân là dịch nghĩa theo lối văn xuôi thì bị ông Huệ Chi cho là dịch như “dịch miệng” và quá kém đến mức cụ Bình “không chấp nhận thẳng thừng chứ không nhân nhượng. Cụ thể cụ Bình dùng bút sổ nhiều nét hình carô lên bài cụ Vân để xóa đi..”
Ông Huệ Chi cũng nói cụ Bình đã dịch lại theo thể văn biền ngẫu nhưng có chỗ chưa đạt nên ông lại giao cho bà Băng Thanh dịch lại. Bà Băng Thanh dịch lại cũng có chỗ chưa đạt nên ông phải gia cố thêm. Và cuối cùng thì hai vị Băng Thanh- Huệ Chi đứng tên người dich in trong Thơ văn Lý Trần tập I(!).
Sự thật là ông Huệ Chi đã kéo thêm cộng sự phi tang bản dịch nghĩa theo hình thức văn xuôi của cụ Vân, pha chế tí chút phần tiểu dẫn chú thích của cụ biến thành của mình kèm theo những lời chê bai bản dịch của cụ Vân này nọ một cách vô nghĩa. Ông chê cụ Vân dịch “Trẫm nối nghiệp tổ tông gồm có hết thảy dân chúng/Xem nhân dân muôn họ ở trong bốn biển đều như con cái” trong khi nguyên văn vế đầu lên bổng, vế sau lại xuống trầm: “Trẫm ưng nhất tổ nhị tông chi nghiệp, yểm hữu thương sinh/thị tứ hải triệu linh chi dân, quân như xích tử”. Đúng là chê lấy được! Nguyên tác là biền văn. Còn dịch nghĩa theo văn xuôi mà bắt phải theo biền văn thì có lạ đời không? Còn “nhất tổ nhị tông” dịch như ông “một tổ hai tông” (một tổ là Lý Thái Tổ, hai tông là Lý Thái Tông và Lý thánh Tông) là sát nghĩa hơn nhưng cụ Vân dịch gọn là tổ tông thì quả chưa hết nghĩa bằng nhưng cũng không sai. Ông chê cụ Vân: “Trẫm mỗi tư chi” đáng ra phải dịch là “Trẫm mỗi lần nghĩ đến”, “Trẫm thường nghĩ đến” thì lại dich “Trẫm đã nghĩ rồi”. “Các tận nhữ tâm” đáng lẽ phải dịch là “các người phải hết lòng hết sức” lại dịch là” phải làm hết bổn phận của các ngươi”. Rõ là toàn là chuyện cố tình bắt bẻ vụn vặt chẳng đáng là gì như thế chỉ để hợp với cái công nghệ pha chế của mình mà thôi.
X
Về trình độ Hán học, ông Huệ Chi tự khoe đã học chuyên Trung văn ba năm trong ba năm học khoa Văn ĐHTH HN, về viện Văn học thì đã được ông Trần Thanh Mại tín nhiệm giao việc chép lại văn thơ Nguyễn Trãi, đọc được những gì sử triều Nguyễn viết về Nguyễn Trãi. Nhưng sự thật là thế nào? Sự thật là ba năm Văn ĐHTH Hà Nội, mỗi tuần chỉ ba tiết Trung văn mà ông lại nói là “ba năm chuyên Trung văn”. Trong khi từ chuyên Trung chỉ giành riêng cho việc đào tạo ở Trung Quốc hoặc bốn năm năm tại khoa Trung văn của trường ĐHSP Ngoại ngữ và Trường ĐH ngoại ngữ Hà Nội. Thực ra là ông Huệ Chi chưa biết phân biệt Trung văn hiện đại và Hán ngữ cổ đại. Dù đây là một văn tự của một đất nước nhưng tồn tại trước sau với sự phát triển tư duy theo hướng tuyến tính nên khoảng cách không ít. Ông khoe là chép được thơ văn của Nguyễn Trãi nhưng từ chép đến đọc đặc biệt là hiểu để dịch được cổ văn đâu là một chuyện. Còn chuyện ông đọc được những gì viết về Nguyễn Trãi trong sử triều Nguyễn thì sao ông không nghĩ đó cũng chỉ dăm bảy dòng. Vả chăng khoảng cách giữa sử bút và văn bút nhất là cổ văn vẫn là một khoảng cách không ít. Ông viết chữ chúng hai chỗ đều sót nét. Người ta chê ông kém thì ông quay ra biện bạch bằng cách cho rằng ông viết như thế thì cũng như ngày nay họ viết KO để thay chữ KHÔNG, có gì mà thắc mắc. Chống đỡ như thế thì thôi hết nói rồi. Quả ông đã không biết ngày trước với người học chữ Hán đã dày công luyện tập viết chữ từ trạng thái đồ, tô, tập viết hàng hai, hàng ba, hàng bốn, hàng năm, …cho đến hàng mười mới được coi là đã biết viết. Không đâu cho phép viết sót nét.
Để biết trình độ Hán học của ông Huệ Chi đến đâu cũng cần xem thêm phần dịch thuật Hán Nôm từ văn bản gốc, ông có gì? Có thể chúng tôi chưa biết. Xin ông vui lòng cho chúng tôi và mọi người xa gần biết đi. Chứ như hiện nay, qua những gì người ta nói về mấy thứ ông dịch lại đó thì toàn là dựa trên những bản dịch của những dịch giả Hán Nôm già dặn để làm việc pha chế và sang tên cho mình thôi. Trường hơp cụ Vân mà ông chê bải chê bai thì đã để lại một khối lượng dịch phẩm Hán Nôm được in ấn lưu hành bao nhiêu năm nay không bị ai chê trách. Hai vị đại sư Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai khen ngợi. Liệu ông có thể cho rằng thế gian đã ngộ nhận về cụ Vân không?
X
Lý Trần là thời đại vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc. Thơ văn Lý Trần là kho báu của lịch sử văn học dân tộc. Khôi phục lại kho báu thơ văn Lý Trần là việc làm thiêng liêng và vô cùng cần thiết cho hậu thế hôm nay và mai sau. 
Vậy mà trong chuyện khôi phục lại Thơ văn Lý Trần, mặc dù không hề muốn, nhưng chúng tôi, tất cả con cháu cụ Vân phải đành lòng vậy cầm lòng vậy đưa đến quí vị câu chuyện buồn. Buồn cho cuộc đời sao lại có một người không phải là không có trí lực thông minh, trình độ học vấn nào đó nhưng hiếu danh một cách lạ đời đã làm nhiều việc pha chế để cướp công đã đành lại còn dám chê bai hai bậc tiền bối, đặc biệt là xúc phạm đến Cụ của chúng tôi và cả chúng tôi. Chúng tôi im lặng được sao? Liệu Tòa án lương tâm sẽ phán xét câu chuyện này như thế nào?.
Hà Nội, Mậu Tuất- Quí thu. 
⁽¹⁾- Bản đầy đủ của gia đình
"
https://www.facebook.com/notes/boristo-nguyen/%C3%B4ng-hu%E1%BB%87-chi-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BB%99-s%C3%A1ch-th%C6%A1-v%C4%83n-l%C3%BD-tr%E1%BA%A7n-m%E1%BB%99t-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-bu%E1%BB%93n-%C2%B9/1926820987434120/



13.

NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH - TRAO ĐỔI


13/08/2018


Kỳ I
Trước hết xin cám ơn giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã mau chóng trao đổi lại bài viết “THƠ VĂN LÝ – TRẦN – NGHĨ VỀ “TƯ CÁCH TRÍ THỨC” CỦA GS NGUYỄN HUỆ CHI” (1) của tôi đăng trên Văn Nghệ TP.HCM số 502.
Trước khi thưa lại những điểm cụ thể tôi xin đính chính và trả lại những điều mà giáo sư gán cho tôi trong bài viết của mình.
- Giáo sư nói tôi “trưng một cái hình mập mờ về bản khai lý lịch khoa học của tôi (nhưng lại cố tình ghi ở dưới là bút tích cụ Đào Phương Bình), để bạn đọc nhìn vào tưởng nhầm rằng mấy lời trên là ông trích từ lý lịch tự khai của cá nhân tôi, nhưng do cụ Đào Phương Bình sao chép (nghĩa là bảo đảm rất thật)…”.
Xin thưa, đấy không phải là lỗi của tôi. Bài tôi đăng trên trang facebook cá nhân không có những bức ảnh này. Bài được đăng trên Tuần báo Văn Nghệ TP.HCM là do người khác gửi và khi gửi đã tự bổ sung các bức ảnh tư liệu nói trên lấy từ facebook của Kiều Mai Sơn. Đó là bản khai lý lịch khoa học của giáo sư năm 1966 (không lẽ giáo sư không nhận ra bút tích của mình?) và lưu bút của cụ Đào Phương Bình. Bản đăng trên Văn Nghệ TP.HCM có chú thích nhầm bản khai lý lịch của giáo sư thành bút tích của cụ Đào Phương Bình. Khi đọc báo (online) tôi phát hiện và đã nhắc ngay người gửi nói lại với Ban Biên tập để đính chính. Giáo sư có thể hỏi thẳng tòa soạn, hoặc nếu thích tôi sẽ cung cấp chứng minh. Giáo sư tin hay không thì tùy! Điều quan trọng hơn, mà không hiểu giáo sư vô tình hay chủ ý không phát hiện ra, là trong bức ảnh chụp bút tích của cụ Đào Phương Bình có ghi rõ: “Dịch tập thơ văn Lý – Trần (cộng tác với đ.c Nguyễn Đức Vân) hiện nay đang chuẩn bị xuất bản”. Những dòng này cụ Bình viết vào ngày 15 tháng 3 năm 1967, tức là một năm trước ngày giáo sư được giao nhiệm vụ (1968).
Giáo sư có cần tôi giải thích đoạn bút tích này nói lên điều gì?
- Điều thứ hai, giáo sư “khen” tôi khôn khéo đã sử dụng lời “tự khoe khoang” để làm người đọc mất cảm tình với giáo sư. Giáo sư nói: “đó chỉ là phản ứng tức thời của tôi viết trên Facebook của ông Sơn Kiều Mai nhằm chống lại dụng tâm của ông Sơn Kiều Mai”. Xin thưa: Đây không phải là lần duy nhất, trong một bối cảnh đặc biệt mà giáo sư buộc phải tự khoe mình. Chuyện này giáo sư hay khoe khoang có thể tìm thấy khá nhiều trên mạng. Không lẽ lần nào cũng đều là do phản ứng với ông Sơn Kiều Mai? Để khỏi mang tiếng vu vạ, tôi xin mời giáo sư đọc lại bài “Những năm tháng với Phong Lê”(2) của mình đăng trên Talawas ngày 14.6.2008.
So-510--Doi-loi-thua-lai-cung-GS-Nguyen-Hue-Chi-va-chuyen-Tho-Van-Ly-Tran---Anh-8
Bút tích cụ Đào Phương Bình.
“… Cái cầu toàn của mình đâu phải là hoàn toàn vứt đi. Chính nhờ nó mà một thời gian sau khi Thơ văn Lý – Trần Tập I ra mắt, chúng tôi đã được dư luận đón nhận. Kể từ năm 1978, từ bên trời Tây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gửi về qua đường ngoại giao cho tôi hai cuốn trong bộ Việt Nam Phật giáo sử luận của ông với lời đề tặng: “Kính tặng GS Nguyễn Huệ Chi. Nguyễn Lang – 1978. Khi lên Văn phòng Đảng ủy Ủy ban Khoa học xã hội nhận sách, tôi thấy ông Bí thư Đinh Lư trước khi trao sách, mở ra chỉ vào mấy lời ấy và cười – Đúng quá! Thứ tôi mà Giáo sư cái nỗi gì. Ít lâu sau nữa, từ Úc châu, từ Canada, và từ Pháp, các học giả Nguyễn Hưng Quốc, Trần Văn Tích và Claudine Salmon đã viết những lời đầy khích lệ làm tôi ấm lòng. Cái cầu toàn của tôi, trong điều kiện cực kỳ thiếu thốn sách vở tra cứu, phương tiện in ấn ở miền Bắc và sau 75 là cả nước những năm 70-80 thế kỷ trước, dẫu chưa “toàn” như ông Trần Văn Tích nói, thì cũng không đến nỗi hoàn toàn là thứ việc làm “chuyên môn thuần túy” – và hệ quả ngầm hiểu không cần nói ra: vô ích cho việc xây dựng “con người mới cuộc sống mới” – như dư luận một thời ở Viện ám ảnh mãi tôi. Tôi gắng noi gương Phong Lê để không thẹn với anh, nhưng tôi cũng có cái để cho anh nể” (NHC).
Xin được mở ngoặc nói thêm, ông Nguyễn Hưng Quốc (tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn) sinh năm 1957, năm 1979 tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường ĐHSP TP.HCM. Mãi đến năm 1985, Nguyễn Hưng Quốc mới rời Việt Nam sang Pháp và năm 1991 mới sang Úc định cư (xem wikipedia) thì bằng cách nào ông đã kịp trở thành học giả và từ Úc châu đã viết những “đã viết những lời đầy khích lệ làm tôi ấm lòng”?
Hay như cái clip(3) trên youtube mới đăng dạo tháng 2 gần đây giáo sư đã thao thao kể về mình cho Văn Việt thế nào, chắc hẳn chưa quên?
Khi trích dẫn, tôi bao giờ cũng tuân thủ nguyên tắc chỉ rõ nguồn để bạn đọc có thể đọc toàn bộ văn bản và tự rút ra kết luận. Việc giáo sư quy kết tôi “cố ý tách câu này chữ nọ ra khỏi văn cảnh để đánh vào tâm lý người đọc” là không đúng!
- Một điều nữa cũng xin trả lại giáo sư là việc giáo sư gán cho tôi “coi bộ sách là một “đại án văn chương của thế kỷ XX”. Xin thưa, trong bài viết của mình, tôi ghi rất rõ: “Thậm chí có người còn nói “Vụ Thơ văn Lý – Trần, có thể coi là đại án văn chương của thế kỷ XX, trong đấy nhân vật chính là GS Huệ Chi!”. Chẳng lẽ giáo sư đọc không hiểu đây là ý của người khác chứ không phải của tôi. Nói có sách, mách có chứng, xin đăng lại đây copy màn hình lời phát biểu về chuyện này (xin lỗi vì chưa được phép nên tôi giấu tên tác giả).
Điều cuối cùng trước khi quay lại chuyện Thơ văn Lý – Trần (TVLT), tôi muốn nói đôi lời về việc giáo sư bảo tôi nhục mạ giáo sư. Thứ nhất, giáo sư cho mình cái quyền nói về “tư cách trí thức” của GS Nguyễn Văn Hoàn thì tại sao tôi không được dùng đúng những từ này về giáo sư? Thứ hai, chắc giáo sư cũng đồng ý với tôi là dù có muốn cũng không thể bôi nhọ hay làm nhục được người hoàn toàn trong sạch và có nhân cách. Ngược lại, nếu tôi nói không đúng thì chính mình đã gây nghiệp và bị người đời đánh giá. Cây ngay không sợ chết đứng, đúng không giáo sư? Vấn đề mấu chốt là ở chỗ những cáo buộc về giáo sư có đúng hay không mà thôi?
So-510--Doi-loi-thua-lai-cung-GS-Nguyen-Hue-Chi-va-chuyen-Tho-Van-Ly-Tran---Anh-3
Ảnh chụp màn hình: Đại án văn chương.
Bây giờ quay lại về vấn đề chính: chuyện Thơ văn Lý – Trần.
Tôi sẽ đi vào từng điểm cụ thể, đưa ra chứng cứ và các luận cứ rõ ràng, không nói vòng vo lan man. Các câu hỏi hay thắc mắc tôi sẽ đánh số để giáo sư và bạn đọc tiện theo dõi. Hy vọng giáo sư sẽ trả lời trực tiếp từng điểm, từng câu hỏi trên tinh thần như vậy. Kể lể lan man, vòng vo và đưa ra những điều không thể kiểm chứng là vô ích cho cuộc tranh luận.
1) Xác định đúng sai, công sức của cụ Vân và cụ Bình đến đâu trong TVLT thì điều đầu tiên và mấu chốt phải là các bản thảo của hai cụ đã nộp cho viện. Thực hư thế nào xin giáo sư cứ trình bản thảo của hai cụ để mọi người nhìn thì sẽ rõ, khỏi phải giải thích qua lại phí lời.
“Ngẫm nghĩ lại, tôi có một cái lỗi rất nặng đối với hai cụ, đó là tôi đã không giữ lại được bản thảo chép tay của hai cụ (đúng hơn là bản do cụ Bình chép lại, có một phần nhỏ hình như chưa kịp chép, còn nguyên chữ cụ Vân) do anh Nguyễn Văn Hoàn trao cho trước mặt GS Viện trưởng vào cuối tháng 11-1968” (4) (NHC).
Câu hỏi 1: Làm thế nào để tôi có thể tin đây không phải là chuyện cố tình thủ tiêu, hay giấu tang chứng? Và sau việc “đánh mất” bản thảo này thì những lời thanh minh, tự kể của giáo sư lấy gì làm bằng cứ để tin?
Vật chứng, tang chứng đã bị thủ tiêu (hay bị giấu), giáo sư nói gì chẳng được. Làm sao có thể tin được giáo sư, người bị cáo buộc không chỉ với vụ TVLT mà còn dính với nhiều vụ lùm xùm khác? (5) (13)
Do tang chứng, vật chứng không còn, tôi đành mất công tìm hiểu để phơi rõ sự thật của vụ “đại án văn chương” này.
2) Câu hỏi 2: Giáo sư trả lời thế nào về phát biểu của GS Nguyễn Văn Hoàn trong cuộc trò chuyện ngày 20-4-2014 mà ông Kiều Mai Sơn có thuật lại?
“Còn bộ “Thơ văn Lý – Trần” thì nhiều người làm. Sau này ông Huệ Chi có hơi lạm dụng công của mình ở trong đó. Ví dụ như những bài nghiên cứu đầu thì những ý chính và chỉ đạo là Huệ Chi chịu khó nghe và ghi chép của cụ Đặng Thai Mai với cụ Vân rồi viết thành bài. Rồi việc dịch thì chính tay tôi đưa cho nhóm Huệ Chi mà làm chưa xong thì trong đó nhiều cụ làm lắm. Sau khi Huệ Chi trình bản thảo lên để đưa in thì những bản gốc cậu hủy đi. Cái này tôi không nắm vững cụ Vân dịch bao nhiêu bài, cụ Đào Phương Bình dịch bao nhiêu bài nhưng công dịch phải nói đến 2 người, nếu 2 người đó không dịch thì cũng tổ chức đưa những cụ khác dịch”(6)
Ừ thì những phát biểu của GS Hoàn có thể hiểu thế này thế khác, nhưng những dòng chữ viết tay của cụ Đào Phương Bình ngày 15-3-1967 (xem hình ở trên), thì giáo sư giải thích thế nào?
“Dịch tập thơ văn Lý – Trần (cộng tác với đ.c Nguyễn Đức Vân) hiện nay đang chuẩn bị xuất bản” (Đào Phương Bình).
So-510--Doi-loi-thua-lai-cung-GS-Nguyen-Hue-Chi-va-chuyen-Tho-Van-Ly-Tran---Anh-9
Thư cụ Nam Trân gửi GS Nguyễn Văn Hoàn ngày 6-8-1967.
Hay ngày đó cụ Bình đã cố tình viết sai để tranh công với học trò của mình là giáo sư Nguyễn Huệ Chi?
Nếu những điều trên vẫn chưa đủ thuyết phục xin mời giáo sư đọc thêm 2 bức thư viết tay gửi GS Nguyễn Văn Hoàn của cụ Nam Trân năm 1967 mà Kiều Mai Sơn vừa công bố trên facebook (7). Trong các thư có ghi rõ:
“Công việc duyệt tập thơ Lý Trần Hồ, mình đang tiến hành trong điều kiện khá thuận lợi vì ban đêm có đèn và ở khu Trần Hưng Đạo không cắt điện đêm nào…” (thư viết ngày 6-8-1967).
“Công việc duyệt thơ ca Lý – Trần tiến hành khá đều…” (thư viết ngày 21-8-1967).
Để khỏi dài xin đăng lại đây chỉ một bức thư ngày 6-8-1967:
3) Để làm TVLT điều tiên quyết đầu tiên là phải giỏi Trung văn, và hơn nữa là chữ Hán cổ, là thứ còn khó hơn nhiều. Giáo sư tự nhận mình giỏi chữ Hán:
“Khi vào Khoa Ngữ văn ĐHTH năm 1956 tôi đã được học chuyên Trung văn suốt 3 năm. Tôi còn được học chữ Hán với thân phụ mình ở nhà. Vì thế vừa về Viện tôi đã được ông Trần Thanh Mại là Tổ trưởng giao cho đi sưu tầm và chép lại toàn bộ tài liệu chữ Hán về Nguyễn Trãi trong Thư viện Khoa học để nhờ cụ Nguyễn Văn Huyến dịch, sau đó biên soạn cuốn Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi xuất bản năm 1963, có phần so sánh giữa Việt sử thông giám cương mục và Đại Việt sử ký toàn thư (cuốn sau bấy giờ chưa dịch) của tôi. Sau khi tốt nghiệp thêm Đại học Hán học 4 năm (1972) chúng tôi đều đọc và dịch được chữ Hán cổ, tất nhiên là còn phải học hỏi rất nhiều mới mong theo chân các cụ” (4) (NHC).
Không biết thời ở Khoa Ngữ văn ĐHTH giáo sư được dạy những gì nhưng có người mách thời đó làm gì có chuyện trường Tổng hợp có khóa chuyên Trung văn? Và trong 3 năm đại học giáo sư chỉ học chuyên tiếng Trung hay học Văn kết hợp thêm tiếng Trung? Thực tình, tôi chưa hiểu được làm thế nào mà một người tại cùng một thời điểm có thể học cả hai khoa/hai chuyên ngành khác nhau là Văn và Trung văn? Và hồi đó qui chế có cho phép như vậy?
So-510--Doi-loi-thua-lai-cung-GS-Nguyen-Hue-Chi-va-chuyen-Tho-Van-Ly-Tran---Anh-10
Thủ bút của GS Nguyễn Huệ Chi năm 2006 (ảnh copy màn hình từ FB Son Kieu Mai).
Tôi chẳng biết chữ Hán nhưng chỉ cần có chút tư duy cũng thấy việc chép tài liệu chữ Hán và việc đọc và dịch chữ Hán cổ là hai việc khác nhau: chép được chữ Hán không có nghĩa là sẽ hiểu và dịch được nó. Trung văn là một chuyện, Hán cổ là chuyện khác, khó hơn rất nhiều. Để tiếp cận và xử lý văn bản thơ văn Hán Nôm cần phải có một trình độ cao mới làm được.
Câu hỏi 3: Nếu giáo sư khẳng định mình giỏi Hán Nôm thì tại sao bao nhiêu năm sau ông vẫn viết sai chữ “Chúng” như bản chụp ở hình trên với hai lần viết đều thiếu nét, chưa nói việc viết với nét bút còn non yếu (chúng 眾, trong chúng đẳng 眾等 và tăng chúng 僧眾)? Khoe mình giỏi chữ Hán mà trong Lý lịch khoa học năm 1966 sao giáo sư lại không kể ra? (Xem lại bức ảnh chú thích nhầm trong bài viết trước của tôi (1)).
4) Xin trích lại một số đoạn được lấy từ TVLT:
“Năm 1960, tổ Hán Nôm của Viện được giao nhiệm vụ sưu tập và phiên dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ thời Hồ đổ về trước, trong các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và trong một số tài liệu bi kí còn nằm rải rác ở các đình chùa trên miền Bắc. Các đồng chí Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình, cán bộ trong tổ, đã trực tiếp tiến hành công việc đó. Nhờ nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, lại có sự giúp đỡ tận tình của những anh em khác trong tổ, nên công việc đã tiến hành tương đối thuận lợi; mỗi năm, mỗi năm khối lượng thơ văn tập hợp được một phong phú dần. Đến năm 1965 thì việc sưu tập cũng như việc phiên dịch bước đầu đã hoàn thành” (8) (trang 5-6, tập 1, TVLT).
“Đến năm 1965 thì việc sưu tập cũng như việc phiên dịch [của hai cụ] bước đầu đã hoàn thành. Nhưng cũng vào thời gian đó, giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại trên miền Bắc. Các thư viện lớn đều đi sơ tán. Bộ phận Hán học của Viện lúc này tập trung vào nhiệm vụ đào tạo một lớp cán bộ Hán học trẻ tuổi. Công tác biên soạn đành tạm thời gác lại. Phải đến cuối năm 1968, vấn đề Thơ văn Lý – Trần mới lại được tiếp tục đề ra. Do yêu cầu mới của công tác nghiên cứu, lúc bấy giờ, Viện nhận thấy cần đặt lại một cách hệ thống và toàn diện hơn việc khai thác di sản văn học Lý – Trần, tiếp tục tìm tòi bổ sung những tài liệu mới, cũng như đối chiếu, tra cứu lại tất cả những văn bản trước đây đã tuyển lựa. Có thế mới hy vọng cung cấp cho bạn đọc một tập tài liệu không đến nỗi quá tản mạn, nghèo nàn” (trang 8, tập 1).
So-510--Doi-loi-thua-lai-cung-GS-Nguyen-Hue-Chi-va-chuyen-Tho-Van-Ly-Tran---Anh-7
Trang 9, tập II, quyển Thượng.
“Cũng như đối với các tập I và III, ở quyển này tập thể soạn giả vẫn tích cực kế thừa các bản tuyển dịch thơ văn Lý – Trần do các nhà Hán học, nhà nghiên cứu, nhà thơ, như ĐINH VĂN CHẤP, NGÔ TẤT TỐ, NGUYỄN ĐỔNG CHI, NGUYỄN HỮU TIẾN, NGUYỄN LỢI, NGUYỄN TRỌNG THUẬT… đã làm từ trước Cách mạng, cũng như hai cụ NGUYỄN ĐỨC VÂN và ĐÀO PHƯƠNG BÌNH đã làm vài chục năm nay. Và trong quá trình biên soạn, ở mọi khâu công việc lớn hay nhỏ, đều có sự giúp đỡ, cộng tác mật thiết của các cụ, các đồng chí Trần Lê Văn, Đào Duy Anh, Lê Tư Lành, Khương Hữu Dụng, Trần Nghĩa, Nguyễn Cẩm Thúy, Tảo Trang, Phan Đại Doãn, Lê Hữu Nhiệm, Nguyễn Văn Lãng, Hoàng Lê, Ngô Thế Long, Nguyễn Văn Phát… Xin ghi nhận ở đây tình cảm biết ơn chân thành của tập thể soạn giả và của Viện chúng tôi” (trang 9, tập II, Quyển Thượng).
Từ những đoạn trích trên đây xin có những câu hỏi sau:
Câu hỏi 4.1: Tôi không phủ nhận giáo sư và cộng sự đã có những đóng góp nhất định vào công trình TVLT nhưng khi đã viết và xác nhận việc các cụ sưu tập và phiên dịch bước đầu đã hoàn thành thì tại sao số bài dịch của các cụ lại rất ít, thậm chí trong hai tập 1 và 2, tổng số bài dịch chỉ có 11 đơn vị (theo thống kê mà giáo sư cung cấp(4))? Ngược lại, nếu số lượng bài ít như vậy thì lý do gì các vị lại ghi “Đến năm 1965 thì việc sưu tập cũng như việc phiên dịch bước đầu đã hoàn thành”? Giáo sư có thấy sự không bình thường và mâu thuẫn trong câu chuyện này?
Câu hỏi 4.2: “Hai cụ NGUYỄN ĐỨC VÂN và ĐÀO PHƯƠNG BÌNH đã làm vài chục năm nay” mà kết quả lao động của 2 cụ chỉ có 124 bài, phần cụ Vân vẻn vẹn chỉ có 33,5 bài (theo thống kê của NHC)? Một hiệu suất thấp có thể nói là vô tiền khoáng hậu! Theo logic, điều này chỉ có thể được giải thích bởi những lý do: hoặc chữ Hán và khả năng dịch thuật của cụ Vân (và cụ Bình) quá kém hoặc hai cụ lười hay năng lực làm việc rất thấp. Điểm qua khối lượng công trình khá đồ sộ mà cụ Vân đã dịch hoặc cùng dịch (xin xem lại bài viết trước của tôi (1)) thì những lý do này liệu có đúng không? Nếu không thì vì lý do gì, hay là kết quả lao động của các cụ đã bị đánh tráo sang tên? Xin giáo sư cho lời giải thích?
Hai cụ được ghi nhận là chủ công (trước khi thành lập 2 nhóm biên soạn TVLT được thành lập), làm việc hàng chục năm trời, với trình độ Hán học và dịch thuật cao đã được kiểm chứng qua rất nhiều tác phẩm dịch mà số lượng bài dịch chỉ có “cụ Vân (dịch 20 bài) và Bình (dịch 37 bài)” (NHC) (4), không bằng chẳng hạn một nhà thơ Trần Lê Văn (23 bài) được mời dịch thêm. Thực tình tôi không thể hiểu được logic của giáo sư và các cộng sự!
Câu hỏi 4.3: Đã ghi là 2 cụ sưu tầm và dịch thuật toàn bộ thơ văn từ thời Hồ đổ về trước (xem trích dẫn ở trên) nay giáo sư lại ghi:
“Các cụ chỉ khoanh trong hai triều Lý và Trần, ngay thơ văn hai triều ấy, các cụ cũng làm tuyển mà không làm toàn bộ”(4)
Tại sao lại bất nhất như vậy?
(Còn tiếp kỳ sau)
Boristo Nguyen
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 510
————————————–
(1) Boristo Nguyen. Thơ văn Lý – Trần – Nghĩ về “tư cách trí thức” của GS. Nguyễn Huệ Chi. Tuần báo Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 502.

(2) Nguyễn Huệ Chi. Những năm tháng với Phong Lê. Talawas, 14.6.2008. 
(3) Video: Văn Việt trò chuyện cùng Nhà nghiên cứu, GS Nguyễn Huệ Chi, youtube, 20-2-2018.
(4) Nguyễn Huệ Chi. Vài lời đáp lại ông Boristo Nguyen. Tuần báo Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 504.
(5) “Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược”. Viện Văn học, 1981. 
Đây là công trình tập thể của Viện Văn học nhưng GS Nguyễn Huệ Chi coi là tác phẩm của mình (xem tiểu sử NHC). 
GS Nguyễn Huệ Chi bị nhiều nghi vấn về vấn đề tác giả hay thiếu trung thực khoa học đối với các công trình khoa học mà ông đứng tên. Tôi sẽ có bài viết điểm lại vấn đề này. 
(6) Kiều Mai Sơn. Mấy điều thưa lại cùng Giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Tuần báo Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 505.
(7) Kiều Mai Sơn. Tư liệu thơ văn Lý – Trần (14/7/2018). Facebook: Son Mai Kieu, 14-7-2018.
(8) Thơ văn Lý – Trần, tập 1, Nhà xuất bản KHXH, 1977.
(13)“Mai Quốc Liên soi công việc dịch “Nhật ký trong tù” của Huệ Chi”. Giao Blog, 27-7-2014.

http://tuanbaovannghetphcm.vn/doi-loi-thua-lai-cung-gs-nguyen-hue-chi-ve-chuyen-tho-van-ly-tran-ky-1-so-510/




12. Kiều Mai Sơn vừa đưa thêm bài trên Fb

"

(Thơ văn Lý Trần, 31/7/2018)


1/ NHỮNG NĂM THÁNG VỚI PHONG LÊ (Talawas, 14/6/2008), Nguyễn Huệ Chi viết:
" Sau này ngẫm nghĩ lại, tôi đoán cả hai cụ Đặng Thai Mai và Hoài Thanh đã bàn bạc cân nhắc từ trước, và tính toán phân bổ lực lượng già trẻ cho Viện đâu đấy cả. Các ông thật sự quan tâm đến văn học cổ của nước nhà. Vào năm 1965, các ông sẽ mở Lớp Đại học Hán học đầu tiên (chuẩn bị từ 1963, do Kiều Thu Hoạch khởi thảo dự án trình Thủ tướng và lo khâu tuyển sinh), để cho cả miền Bắc có người kế tục chữ Hán mà trước hết là kế tục nghiên cứu văn học cổ.
Rồi đến cuối năm 1968 khi Lớp đại học Hán học kết thúc, Tổ văn học Cổ cận đại được bổ sung thêm dăm bảy biên chế là sinh viên mới tốt nghiệp, Viện quyết định thành lập Nhóm văn học Lý-Trần để làm tiếp công việc của hai cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình làm từ 1960 (hai cụ là những bậc Hán học lão thành đã khai phá một bước đi đầu rất quan trọng, tuy thế bản dịch các cụ để lại vẫn chỉ dịch xuôi mà rất ít dịch thơ, chép nguyên từ một bản mà không khảo chứng, và bỏ hẳn phần thơ văn Phật giáo không làm, dịch văn bia mới có vài bản; hẳn vì thế Viện chưa in được phải bắt chúng tôi tiếp tục). Anh Nguyễn Văn Hoàn Tổ phó chủ trì cuộc họp nơi sơ tán Đồng Bèo, truyền đạt lại ý kiến lãnh đạo Viện giao cho tôi làm Nhóm trưởng".
2/ Đến thời điểm Nguyễn Huệ Chi viết bài này thì tôi được biết toàn bộ bản thảo THƠ VĂN LÝ TRẦN đã... biến mất khỏi Viện Văn học. Lý do thì không ai rõ.
Khi bản thảo viết tay của 2 cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình đã mất thì ông Nguyễn Huệ Chi nói gì chẳng được! Ông đang là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Ông nói gì mà người khác chẳng tin vì ông là 1 trong 2 nhóm trưởng, là chủ biên tập 2, quyển thượng, Thơ văn Lý Trần, xuất bản năm 1989 (khi các bậc thầy đã nhắm mắt xuôi tay). Ông có trình độ đại học, lại con nhà gia thế, làm việc theo phương pháp Viễn Đông bác cổ mà ông bố dạy...
Hồi nhà thơ Trần Huyền Trân còn sống, nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn - một người bạn "con nhà Nho cũ" có hỏi: - Sao anh không viết hồi ký? 
Trần Huyền Trân giả nhời: - Thằng còn sống thì tao không dám viết. Thằng chết rồi thì tao viết gì đố cãi được tao. Viết để làm gì. 
Đấy cũng chính là câu cụ Bùi "giả nhời" khi tôi hỏi cụ (2009) sao không viết hồi ký vì tôi biết cụ đã viết "Nguyễn Bính và tôi", cụ là người giao lưu rộng với văn nghệ sĩ từ thời Tiểu thuyết thứ Năm, Tri Tân,... Tôi kể lại một chuyện vui tạt ngang như vậy.

3/ Nguyễn Huệ Chi là người thông minh và láu cá. Tuy nhiên, khôn ngoan chẳng lại với giời. Nguyễn Huệ Chi trí trá trong Thơ văn Lý Trần nhưng chạy trời không khỏi nắng. Cao nhân tất hữu cao nhân trị.
Nguyễn Huệ Chi viết về bản dịch của 2 cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình để lại ở Viện Văn học như sau: "bản dịch các cụ để lại vẫn chỉ dịch xuôi mà rất ít dịch thơ, chép nguyên từ một bản mà không khảo chứng, và bỏ hẳn phần thơ văn Phật giáo không làm, dịch văn bia mới có vài bản".
Tôi chụp lại nguyên bản 5 trang bản thảo viết tay của cụ Nguyễn Đức Vân về Kiều Phù (Bảo Giám), bên góc trái có chữ ký của Nguyễn Huệ Chi để thấy cụ Vân đã làm việc nghiêm túc như thế nào nhé. Cụ Vân chỉ biết viết tiểu sử Kiều Phù, viết nguyên văn chữ Hán kèm phiên âm bài Cảm hoài (2 phần), dịch nghĩa, dịch thơ. Cụ không biết khảo chứng như người tốt nghiệp đại học, cụ chỉ biết khảo dị rằng Toàn Việt thi lục viết thế này, Thiền uyển tập anh viết thế kia... Cụ còn chú thích rằng Chính giác là gì, Mani là gì, Kim ô là gì (3 chú thích này khi in sách bị bỏ 2, chỉ còn Kim ô có sửa)...
Bạn đọc có thể đối chiếu với 2 trang viết về Kiều Phù (Bảo Giám) trong sách Thơ văn Ký Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, 1974, tr.482-483, để xem khác được bao nhiêu chữ trong bản thảo 2 cụ Vân, Bình đã làm?
Còn nhiều điều để nói về sự trí trá của ông Nguyễn Huệ Chi trong công trình Thơ văn Lý Trần. Ở đây, tôi dẫn 1 tác giả để bạn đọc và ông Nguyễn Huệ Chi biết rằng: Yên tâm, phó bản của bản thảo Thơ văn Lý Trần vẫn chưa tiệt!










"
https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/946215958898065




11. Bài vừa lên mạng của bác Boristo Nguyen (bác là cháu của cụ Nguyễn Đức Vân, theo như tự giới thiệu trong bài và một mẩu Fb đã đưa về Giao Blog).

Về Fb của Boristo Nguyen thì đọc mục 4 ở dưới đây (đây là mục 11).




Bản chép ngày 29/7/2018

"

ĐÔI LỜI THƯA LẠI CÙNG GIÁO SƯ NGUYỄN HUỆ CHI VỀ CHUYỆN THƠ VĂN LÝ -TRẦN


Boristo Nguyen

Trước hết xin cám ơn giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã mau chóng trao đổi lại bài viết “THƠ VĂN LÝ - TRẦN – NGHĨ VỀ “TƯ CÁCH TRÍ THỨC” CỦA GS NGUYỄN HUỆ CHI” (1) của tôi đăng trên Văn nghệ TP. HCM số 502.
Trước khi thưa lại những điểm cụ thể tôi xin đinh chính và trả lại những điều mà giáo sư gán cho tôi trong bài viết của mình.
- Giáo sư nói tôi “trưng một cái hình mập mờ về bản khai lý lịch khoa học của tôi (nhưng lại cố tình ghi ở dưới là bút tích cụ Đào Phương Bình), để bạn đọc nhìn vào tưởng nhầm rằng mấy lời trên là ông trích từ lý lịch tự khai của cá nhân tôi, nhưng do cụ Đào Phương Bình sao chép (nghĩa là bảo đảm rất thật)…”.
Xin thưa, đấy không phải là lỗi của tôi. Bài tôi đăng trên trang facebook cá nhân không có những bức ảnh này. Bài được đăng trên Tuần báo Văn Nghệ TP HCM là do người khác gửi và khi gửi đã tự bổ sung các bức ảnh tư liệu nói trên lấy từ facebook của Kiều Mai Sơn. Đó là bản khai lí lịch khoa học của giáo sư năm 1966 (không lẽ giáo sư không nhận ra bút tích của mình?) và lưu bút của cụ Đào Phương Bình. Bản đăng trên Văn nghệ TP Hồ Chí Minh có chú thích nhầm bản khai lí lịch của giáo sư thành bút tích của cụ Đào Phương Bình. Khi đọc báo (online) tôi phát hiện và đã nhắc ngay người gửi nói lại với ban biên tập để đinh chính. Giáo sư có thể hỏi thẳng tòa soạn, hoặc nếu thích tôi sẽ cung cấp chứng minh. Giáo sư tin hay không thì tùy! Điều quan trọng hơn, mà không hiểu giáo sư vô tình hay chủ ý  không phát hiện ra, là trong bức ảnh chụp bút tích của cụ Đào Phương Bình có ghi rõ: “Dịch tập thơ văn Lý - Trần (cộng tác với đ.c Nguyễn Đức Vân) hiện nay đang chuẩn bị xuất bản.” Những dòng này cụ Bình viết vào ngày 15 tháng 3 năm 1967, tức là một năm trước ngày giáo sư được giao nhiệm vụ (1968).

Hình 1a. Bút tích cụ Đào Phương Bình

 
Hình 1b. Bút tích cụ Đào Phương Bình
Giáo sư có cần tôi giải thích đoạn bút tích này nói lên điều gì?
- Điều thứ hai, giáo sư “khen” tôi khôn khéo đã sử dụng lời “tự khoe khoang” để làm người đọc mất cảm tình với giáo sư. Giáo sư nói: “đó chỉ là phản ứng tức thời của tôi viết trên Facebook của ông Sơn Kiều Mai nhằm chống lại dụng tâm của ông Sơn Kiều Mai”. Xin thưa: đây không phải là lần duy nhất, trong một bối cảnh đặc biệt mà giáo sư buộc phải tự khoe mình. Chuyện này giáo sư hay khoe khoang có thể tìm thấy khá nhiều trên mạng. Không lẽ lần nào cũng đều là do phản ứng với ông Sơn Kiều Mai?. Để khỏi mang tiếng vu vạ, tôi xin mời giáo sư đọc lại bài “Những năm tháng với Phong Lê”(2) của mình đăng trên Talawas ngày 14.06.2008:  
“… Cái cầu toàn của mình đâu phải là hoàn toàn vứt đi. Chính nhờ nó mà một thời gian sau khi Thơ văn Lý-Trần Tập I ra mắt, chúng tôi đã được dư luận đón nhận. Kể từ năm 1978, từ bên trời Tây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gửi về qua đường ngoại giao cho tôi hai cuốn trong bộ Việt Nam Phật giáo sử luận của ông với lời đề tặng: “Kính tặng GS Nguyễn Huệ Chi. Nguyễn Lang - 1978 . Khi lên Văn phòng Đảng ủy Ủy ban Khoa học xã hội nhận sách, tôi thấy ông Bí thư Đinh Lư trước khi trao sách, mở ra chỉ vào mấy lời ấy và cười - Đúng quá! Thứ tôi mà Giáo sư cái nỗi gì. Ít lâu sau nữa, từ Úc Châu, từ Canada, và từ Pháp, các học giả Nguyễn Hưng Quốc, Trần Văn Tích và Claudine Salmon đã viết những lời đầy khích lệ làm tôi ấm lòng. Cái cầu toàn của tôi, trong điều kiện cực kỳ thiếu thốn sách vở tra cứu, phương tiện in ấn ở miền Bắc và sau 75 là cả nước những năm 70-80 thế kỷ trước, dẫu chưa “toàn” như ông Trần Văn Tích nói, thì cũng không đến nỗi hoàn toàn là thứ việc làm “chuyên môn thuần túy” - và hệ quả ngầm hiểu không cần nói ra: vô ích cho việc xây dựng “con người mới cuộc sống mới” - như dư luận một thời ở Viện ám ảnh mãi tôi. Tôi gắng noi gương Phong Lê để không thẹn với anh, nhưng tôi cũng có cái để cho anh nể.” (NHC).
Xin được mở ngoặc nói thêm, ông Nguyễn Hưng Quốc (tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn) sinh năm 1957, năm 1979 tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường ĐHSP TP. HCM. Mãi đến năm 1985 Nguyễn Hưng Quốc mới rời Việt Nam sang Pháp và năm 1991 mới sang Úc định cư (xem wikipedia) thì bằng cách nào ông đã kịp trở thành học giả và từ Úc châu đã viết những “đã viết những lời đầy khích lệ làm tôi ấm lòng”?.
Hay như cái clip(3) trên youtube mới đăng dạo tháng 2 gần đây giáo sư đã thao thao kể về mình cho Văn Việt thế nào, chắc hẳn chưa quên?
Khi trích dẫn, tôi bao giờ cũng tuân thủ nguyên tắc chỉ rõ nguồn để bạn đọc có thể đọc toàn bộ văn bản và t rút ra kết luận. Việc giáo sư quy kết tôi “cố ý tách câu này chữ nọ ra khỏi văn cảnh để đánh vào tâm lý người đọc” là không đúng!
- Một điều nữa cũng xin trả lại giáo sư là việc giáo sư gán cho tôi “coi bộ sách là một “đại án văn chương của thế kỷ XX”. Xin thưa, trong bài viết của mình, tôi ghi rất rõ: “Thậm chí có người còn nói “Vụ Thơ văn Lý - Trần, có thể coi là đại án văn chương của thế kỉ 20, trong đấy nhân vật chính là GS Huệ Chi!” Chẳng lẽ giáo sư đọc không hiểu đây là ý của người khác chứ không phải của tôi. Nói có sáchmách có chứngxin đăng lại đây copy màn hìnhlời phát biểu về chuyện này (xin lỗi vì chưa được phép nên tôi dấu tên tác giả).

Hình 2. Screenshot: đại án văn chương
Điều cuối cùng trước khi quay lại chuyện Thơ văn Lý - Trần (TVLT) tôi muốn nói đôi lời về việc giáo sư bảo tôi nhục mạ giáo sư. Thứ nhất, giáo sư cho mình cái quyền nói về “tư cách trí thức” của GS Nguyễn Văn Hoàn thì tại sao tôi không được dùng đúng những từ này về giáo sư? Thứ hai, chắc giáo sư cũng đồng ý với tôi là  dù có muốn cũng không thể bôi nhọ hay làm nhục được người hoàn toàn trong sạch và  có nhân cách. Ngược lại, nếu tôi nói không đúng thì chính mình đã gây nghiệp và bị người đời đánh giá. Cây ngay không sợ chết đứng, đúng không giáo sư? Vấn đề mấu chốt là ở chỗ những cáo buộc về giáo sư có đúng hay không mà thôi?
Bây giờ quay lại về vấn đề chính: chuyện Thơ văn Lý - Trần.
Tôi sẽ đi vào từng điểm cụ thể, đưa ra chứng cứ và các luận cứ rõ ràng, không nói vòng vo lan man. Các câu hỏi hay thắc mắc tôi sẽ đánh số để giáo sư và bạn đọc tiện theo dõi. Hy vọng giáo sư sẽ trả lời trực tiếp từng điểm, từng câu hỏi trên tinh thần như vậy. Kể lể lan man, vòng vo và đưa ra những điều không thể kiểm chứng là vô ích cho cuộc tranh luận.
1)   Xác định đúng sai, công sức của cụ Vân và cụ Bình đến đâu trong TVLT thì điều đầu tiên và mấu chốt phải làcác bản thảo của hai cụ đã nộp cho viện. Thực hư thế nào xin giáo sư cứ trình bản thảo của hai cụ để mọi người nhìn thì sẽ rõ, khỏi phải giải thích qua lại phí lời.
“Ngẫm nghĩ lại, tôi có một cái lỗi rất nặng đối với hai cụ, đó là tôi đã không giữ lại được bản thảo chép tay của hai cụ (đúng hơn là bản do cụ Bình chép lại, có một phần nhỏ hình như chưa kịp chép, còn nguyên chữ cụ Vân) do anh Nguyễn Văn Hoàn trao cho trước mặt GS Viện trưởng vào cuối tháng 11-1968.” (4) (NHC) 
Câu hỏi 1Làm thế nào để tôi có thể tin đây không phải là chuyện cố tình thủ tiêu, hay dấu tang chứng? Và sau việc “đánh mất” bản thảo này thì những lời thanh minh, tự kể của giáo sư lấy gì làm bằng cứ để tin?
Vật chứng, tang chứng đã bị thủ tiêu (hay bị dấu), giáo sư nói gì chẳng được. Làm sao có thể tin được giáo sư, người bị cáo buộc không chỉ với vụ TVLT mà còn dính với nhiều vụ lùm xùm khác? (5) (13)
Do tang chứng, vật chứng không còn, tôi đành mất công tìm hiểu để phơi rõ sự thật của vụ “đại án văn chương” này.
2)   Câu hỏi 2: Giáo sư trả lời thế nào về phát biểu của GS Nguyễn Văn Hoàn trong cuộc trò chuyện ngày 20-04-2014 mà ông Kiều Mai Sơn có thuật lại?
Còn bộ “Thơ văn Lý – Trần” thì nhiều người làm. Sau này ông Huệ Chi có hơi lạm dụng công của mình ở trong đó. Ví dụ như những bài nghiên cứu đầu thì những ý chính và chỉ đạo là Huệ Chi chịu khó nghe và ghi chép của cụ Đặng Thai Mai với cụ Vân rồi viết thành bài. Rồi việc dịch thì chính tay tôi đưa cho nhóm Huệ Chi mà làm chưa xong thì trong đó nhiều cụ làm lắm. Sau khi Huệ Chi trình bản thảo lên để đưa in thì những bản gốc cậu hủy đi. Cái này tôi không nắm vững cụ Vân dịch bao nhiêu bài, cụ Đào Phương Bình dịch bao nhiêu bài nhưng công dịch phải nói đến 2 người, nếu hai người đó không dịch thì cũng tổ chức đưa những cụ khác dịch.”(6)
Ừ thì những phát biểu của GS Hoàn có thể hiểu thế này thế khác, nhưng những dòng chữ viết tay của cụ Đào Phương Bình ngày 15-03-1967 (xem hình 1a ở trên) thì giáo sư giải thích thế nào?
 Dịch tập thơ văn Lý Trần (cộng tác với đ.c Nguyễn Đức Vân) hiện nay đang chuẩn bị xuất bản.” (Đào Phương Bình)
 Hay ngày đó cụ Bình đã cố tình viết sai để tranh công với học trò của mình là giáo sư Nguyễn Huệ Chi?
Nếu những điều trên vẫn chưa đủ thuyết phục xin mời giáo sư đọc thêm 2 bức thư viết tay gửi GS Nguyễn Văn Hoàn của cụ Nam Trân năm 1967 mà Kiều Mai Sơn vừa công bố trên facebook (7). Trong các thư có ghi rõ:
Công việc duyệt tập thơ Lý Trần Hồ, mình đang tiến hành trong điều kiện khá thuận lợi vì ban đêm có đèn và ở khu Trần Hưng Đạo không cắt điện đêm nào…” (thư viết ngày 6-8-1967)
 “Công việc duyệt thơ ca Lý - Trần tiến hành khá đều…” (thư viết ngày 21-8-1967)
Để khỏi dài xin đăng lại đây chỉ một bức thư ngày 06-8-1967:
 
Hình 3a. Thư cụ Nam Trân gửi GS Nguyễn Văn Hoàn ngày 6-8-1967
 
Hình 3b. Thư cụ Nam Trân gửi GS Nguyễn Văn Hoàn ngày 6-8-1967

3)   Để làm TVLT điều tiên quyết đầu tiên là phải giỏi Trung văn, và hơn nữa là chữ Hán cổ, là thứ còn khó hơn nhiều. Giáo sư tự nhận mình giỏi chữ Hán:
Khi vào Khoa Ngữ văn ĐHTH năm 1956 tôi đã được học chuyên Trung văn suốt 3 năm. Tôi còn được học chữ Hán với thân phụ mình ở nhà. Vì thế vừa về Viện tôi đã được ông Trần Thanh Mại là Tổ trưởng giao cho đi sưu tầm và chép lại toàn bộ tài liệu chữ Hán về Nguyễn Trãi trong Thư viện Khoa học để nhờ cụ Nguyễn Văn Huyến dịch, sau đó biên soạn cuốn Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi xuất bản năm 1963, có phần so sánh giữa Việt sử thông giám cương mục và Đại Việt sử ký toàn thư (cuốn sau bấy giờ chưa dịch) của tôi. Sau khi tốt nghiệp thêm Đại học Hán học 4 năm (1972) chúng tôi đều đọc và dịch được chữ Hán cổ, tất nhiên là còn phải học hỏi rất nhiều mới mong theo chân các cụ.” (4) (NHC).
Không biết thời ở khoa ngữ văn ĐHTT giáo sư được dạy những gì nhưng có người mách thời đó làm gì có chuyện trường Tổng hợp có khóa chuyên Trung văn? Và trong 3 năm đại học giáo sư chỉ học chuyên tiếng Trung hay học văn kết hợp thêm tiếng Trung? Thực tình, tôi chưa hiểu được làm thế nào mà một người tại cùng một thời điểm có thể học cả hai khoa/hai chuyên ngành khác nhau là Văn và Trung Văn? Và hồi đó qui chế có cho phép như vậy?
Tôi chẳng biết chữ Hán nhưng chỉ cần có chút tư duy cũng thấy việc chép tài liệu chữ Hán và việc đọc và dịch chữ Hán cổ là hai việc khác nhau: chép được chữ Hán không có nghĩa là sẽ hiểu và dịch được nó. Trung văn là một chuyện, Hán cổ là chuyện khác, khó hơn rất nhiều. Để tiếp cận và xử lí văn bản thơ văn Hán Nôm cần phải có một trình độ cao mới làm được.

 
Hình 4. Thủ bút của GS Nguyễn Huệ Chi năm 2006. Ảnh copy màn hình từ FB Son Kieu Mai

Câu hỏi 3: Nếu giáo sư khẳng định mình giỏi Hán Nôm thì tại sao bao nhiêu năm sau ông vẫn viết sai chữ “Chúng” như bản chụp ở hình 4 trên với hai lần viết đều thiếu nét, chưa nói việc viết với nét bút còn non yếu (chúng , trong chúng đẳng 眾等 và tăng chúng )? Khoe mình giỏi chữ Hán mà trong Lý lịch khoa học năm 1966 sao giáo sư lại không kể ra (xem lại bức ảnh chú thích nhầm trong bài viết trước của tôi (1))?
4)     Xin trích lại một số đoạn được lấy từ TVLT:
Năm 1960, tổ Hán Nôm của Viện được giao nhiệm vụ sưu tập và phiên dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ thời Hồ đổ về trước, trong các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và trong một số tài liệu bi kí còn nằm rải rác ở các đình chùa trên miền Bắc. Các đồng chí Nguyễn Đức Vân*, Đào Phương Bình, cán bộ trong tổ, đã trực tiếp tiến hành công việc đó. Nhờ nỗ lực tìm tòinghiêncứulại có sự giúp đ tận tình của những anh em khác trong tổnên công việc đã tiến hành tương đốithuận lợimỗi nămmỗi năm khối lượng thơ văn tập hợp được một phong phú dầnĐến năm 1965 thì việc sưu tập cũng như việc phiên dịch bước đầu đã hoàn thành”⁽8⁾ (trang 5-6, tập 1, TVLT)
Đến năm 1965 thì việc sưu tập cũng như việc phiên dịch [của hai cụbước đầu đã hoànthànhNhưng cũng vào thời gian đó, giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại trên miền Bắc. Các thư viện lớn đều đi sơ tán. Bộ phận Hán học của Viện lúc này tập trung vào nhiệm vụ đào tạo một lớp cán bộ Hán học trẻ tuổi. Công tác biên soạn đành tạm thời gác lại. Phải đến cuối năm 1968, vấn đề Thơ văn Lý-Trần mới lại được tiếp tục đề ra. Do yêu cầu mới của công tác nghiên cứu, lúc bấy giờ, Viện nhận thấy cần đặt lại một cách hệ thống và toàn diện hơn việc khai thác di sản văn học Lý-Trần, tiếp tục tìm tòi bổ sung những tài liệu mới, cũng như đối chiếu, tra cứu lại tất cả những văn bản trước đây đã tuyển lựa. Có thế mới hy vọng cung cấp cho bạn đọc một tập tài liệu không đến nỗi quá tản mạn, nghèo nàn” (trang 8, tập 1)
Cũng như đối với các tập I và III quyển này tập thể soạn giả vẫn tích cực kế thừa các bản tuyểndịch thơ văn Lý – Trần do các nhà Hán họcnhà nghiên cứunhà thơ, như ĐINH VĂN CHẤPNGÔ TẤTTỐNGUYỄN ĐỔNG CHINGUYỄN HỮU TIẾNNGUYỄN LỢINGUYỄN TRỌNG THUẬT… đã làm từ trướcCách mạngcũng như hai cụ NGUYỄN ĐỨC VÂN và ĐÀO PHƯƠNG BÌNH đã làm vài chục năm nay.Và trong quá trình biên soạn mọi khâu công việc lớn hay nhỏ, đều có sự giúp đcộng tác mật thiếtcủa các cụcác đồng chí Trần Lê Văn, Đào Duy AnhLê Tư LànhKhương Hữu DụngTrần Nghĩa,Nguyễn Cẩm ThúyTảo TrangPhan Đại DoãnLê Hữu NhiệmNguyễn Văn LãngHoàng Lê, Ngô ThếLongNguyễn Văn Phát… Xin ghi nhận  đây tình cảm biết ơn chân thành của tập thể soạn giả và củaViện chúng tôi” (trang 9, tập IIQuyển Thượng).
Từ những đoạn trích trên đây xin có những câu hỏi sau:
Câu hỏi 4.1Tôi không phủ nhận giáo sư và cộng sự đã có những đóng góp nhất định vào công trình TVLT nhưngkhi đã viết và xác nhận việc các cụ sưu tập và phiên dịch bước đầu đã hoàn thành thì tại sao số bài dịch củacác cụ lại rất ítthậm chí trong hai tập 1, và 2 tổng số bài dịch chỉ có 11 đơn vị (theo thống kê mà giáo sư cungcấp(4))?  Ngược lạinếu số lượng bài ít như vậy thì lí do gì các vị lại ghi  Đến năm 1965 thì việc sưu tậpcũng như việc phiên dịch bước đầu đã hoàn thành”? Giáo sư có thấy sự không bình thường và mâu thuẫntrong câu chuyện này?
Câu hỏi 4.2: “hai cụ NGUYỄN ĐỨC VÂN và ĐÀO PHƯƠNG BÌNH đã làm vài chục năm nay” mà kết quả lao độngcủa 2 cụ chỉ có 124 bàiphần cụ Vân vẻn vẹn chỉ có 33,5 bài (theo thống kê của NHC)? Một hiệu suất thấp có thểnói là vô tiền khoáng hậuTheo logic, điều này chỉ có thể được giải thích bởi những lí dohoặc chữ Hán và khảnăng dịch thuật cuả cụ Vân (và cụ Bìnhquá kém hoặc hai cụ lười hay năng lực làm việc rất thấp. Điểm qua khốilượng công trình khá đ sộ mà cụ Vân đã dịch hoặc cùng dịch (xin xem lại bài viết trước của tôi (1)thì những lído này liệu có đúng khôngNếu không thì vì lí do gì, hay là kết quả lao động của các cụ đã bị đánh tráo sang tên?Xin giáo sư cho lời giải thích?
 
Hình 5. Trang 9, tập II, quyển Thượng.
Hai cụ được ghi nhận là chủ công (trước khi thành lập 2 nhóm biên soạn TVLT được thành lập), làm việc hàng chục năm trời, với trình độ Hán học và dịch thuật cao đã được kiểm chứng qua rất nhiều tác phẩm dịch mà số lượng bài dịch chỉ có “cụ Vân (dịch 20 bài) và Bình (dịch 37 bài (NHC))(4) không bằng chẳng hạn một nhà thơ Trần Lê Văn (23 bài) được mời dịch thêm. Thực tình tôi không thể hiểu được logic của giáo sư và các cộng sự!
Câu hỏi 4.3: Đã ghi là 2 cụ sưu tầm và dịch thuật toàn bộ thơ văn từ thời Hồ đổ về trước (xem trích dẫn ở trên) nay giáo sư lại ghi:
Các cụ chỉ khoanh trong hai triều Lý và Trần, ngay thơ văn hai triều ấy, các cụ cũng làm tuyển mà không làm toàn bộ”(4)
Tại sao lại bất nhất như vậy?
Câu hỏi 4.4: Trong TVL đã ghi rõ là 2 cụ “  sưu tập và phiên dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ thời Hồ đổ về trước, trong các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và trong một số tài liệu bi kí còn nằm rải rác ở các đình chùa trên miền Bắc… Các đồng chí Nguyễn Đức Vân*, Đào Phương Bình, cán bộ trong tổ, đã trực tiếp tiến hành công việc đó”,
Tại sao bây giờ giáo sư lại nói các cụ không đi điền dã:
“Các cụ không có điều kiện đi về địa phương để đọc văn bia. Còn chúng tôi thì đã về tận nơi có bia để dập bia và mang về dịch trực tiếp.”
Câu hỏi 4.5: Trong TVLT ghi rõ ràng 2 cụ đã dịch văn bia: “dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ thời Hồ đổ về trước, trong các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và trong một số tài liệu bi kí còn nằm rải rác ở các đình chùa trên miền Bắc
Tại sao bây giờ lại nói 2 cụ chưa làm việc đó hay chỉ dịch 1 bài?:
Soát kỹ lại phần văn bia khá phong phú ở cả hai tập thì thấy cụ Nguyễn Đức Vân chỉ dịch một bài văn bia Linh Xứng ca ngợi công lao Lý Thường Kiệt (mà anh Hỷ có xin chỉnh sửa lại cả văn và ý), là bài văn đã được GS Hoàng Xuân Hãn ca ngợi trong sách của ông; số còn lại phần lớn đều do anh Hỷ dịch.” (NHC)
Còn có thể đưa ra nhiều câu hỏi khác, chẳng cần kiếm tư liệu minh chứng đâu xa, chỉ cần lấy ngay từ sự bất nhất - tự mâu thuẫn trong các phát biểu của chính giáo sư và những gì đã công bố trong TVLT.
5)  Quay lại lời phát biểu của giáo sư: “Ông có ý đổ riệt cho tôi cái tội tiếm danh, xóa tên hai cụ đi để bộ sách nghiễm nhiên là sách của tôi”. Thiết nghĩ, những điều trình bày ở phần 4 nói trên đã đủ chứng minh điều tôi cáo buộc. Nếu chưa thỏa mãn, xin chép lại đoạn văn với những câu hỏi mà tôi đã đăng trong bài trước (1)  mà giáo sưu cố ý hay vô tình lờ đi không trả lời:
“Và hơn nữa, còn có sự cố tình xóa bỏ dần vai trò cũng như đóng góp của các cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình. Như trên đã nói, 2 cụ bắt đầu tiến hành từ năm 1960 và đến năm 1965 đã bước đầu hoàn thành việc sưu tập và biên dịch. Thế nhưng ngày 5 tháng 9 năm 2007 trong nghiệm thu đề cương công trình “Tuyển tập thơ văn Lý - Trần” do Nguyễn Huệ Chi làm chủ biên thì phạm vi công việc đã bị thu hẹp lại một cách đáng kể, chỉ còn lại các tác phẩm đã in từ trước. Tức là những tìm kiếm - sưu tầm (và biên dịch) các tác phẩm, văn bia thất tán, tản mác tại các đình chùa khắp nơi trên miền Bắc không còn được tính đến:
Viện Văn học đã giao cho nhóm cụ Nguyễn Đức Vân - Tổ Hán văn, các cụ chỉ tuyển trên cơ sở các tác phẩm đã in từ trước, từ thế kỷ X - XV nên không được thông qua 9
Tiếp theo, trong thuyết minh đề tài “Tuyển tập thơ văn Lý - Trần” cho “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” cũng do Nguyễn Huệ Chi chủ biên thì vai trò của 2 cụ Vân và Bình hoàn toàn bị gạt bỏ. Trong phần “Mục đích, ý nghĩa và đối tượng phục vụ” của bản đề cương ghi rõ:
Việc sưu tầm, nghiên cứu được đặt ra từ 1968,… ⁽10⁾
Câu hỏi 5: Giáo sư  trả lời như thế nào về việc thu hẹp dần và cuối cùng là xóa bỏ hoàn toàn vai trò của 2 cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình? Trong trả lời điện thoại giáo sư Nguyễn Đình Chú (được đăng lại trên Talawas ngày 22-10-2008) giáo sư có trả lời:
NHC: Tôi sơ suất - xin lỗi.
NÐC: Huệ Chi mà cũng sơ suất thế à?
NHC: Ðược rồi, rồi đây tôi sẽ đưa tên các cụ lên đầu.”
Một lần thì còn bảo là nhầm, nhiều lần vẫn nhầm sẽ được hiểu như thế nào?
6)     Quay lại chuyện dịch thơ. Giáo sư khoe:
“Khốn nỗi tôi lại là người kỹ tính đến độ một bài thơ do mình dịch ra bao giờ cũng nâng lên đặt xuống, xóa đi dịch lại nhiều lần. Phải hơi kỳ khu trong dùng chữ, phải hiện đại một chút trong biểu đạt mới chịu. Ông biết đấy, chỉ một việc dịch thơ đã làm khổ tôi đến thế thì đi nhận xằng những bài dịch mộc mạc chân chất của người sẽ còn khổ tôi đến thế nào”(4)
Giáo sư nói ông không phải là “người thích huyên hoang”, lần tự khoe trước chỉ là phản ứng tức thời nhằm chống lại dụng tâm của ông Kiều Mai Sơn. Vậy thì lần này được hiểu thế nào, chắc cũng vẫn là phản ứng tức thời?
Trong bài trước, tôi đã nói rõ về vị trí của dịch thơ trong công trình đặc thù này. Dịch thơ nếu hay được thì cũng rất tốt nhưng với  TVLT theo tôi đó là việc thứ yếu (tất nhiên, giáo sư và ban soạn thảo có thể nghĩ khác). Việc chính của TVLT là khôi phục lại tài sản văn hóa của cha ông xưa, tìm kiếm lại các văn bản, giải nghĩa và giải mã để mọi người biết được cha ông đã để lại những gì, triết lí sống, thế giới quan, tinh thần, tâm lí .. ra sao? Đấy mới là mục tiêu và giá trị của TVLT, chứ không phải là dịch thơ hay. Do vậy, việc tìm kiếm - sưu tầm và dịch nghĩa mới đóng vai trò cốt lõi. Chưa nói, trên thực tế không thiếu người chẳng cần biết ngoại ngữ hay Hán cổ vẫn dịch được thơ, thậm chí là hay. Nhưng đọc không hiểu, không có người dịch nghĩa, không có những “bài dịch mộc mạc chân chất” thì lấy gì mà dịch thơ? Hay giáo sư định dùng cái vốn Hán học như mình đã thể hiện và đã được đề cập ở mục 3 ở trên để dịch các văn bản Hán cổ?
Tự cho mình là kĩ tính, khi dịch “bao giờ cũng nâng lên đặt xuống, xóa đi dịch lại nhiều lần. Phải hơi kỳ khu trong dùng chữ, phải hiện đại một chút trong biểu đạt mới chịu.” nhưng sao giáo sư lại phải pha chế thế này?
Ðặc biệt, trong đó có một mẩu cụ Vân đã dịch nghĩa, dịch thơ và khảo đính mà ông đã pha chế thì chẳng ra gì, thậm chí còn là hao hụt, rồi đề thêm tên mình cùng cụ Vân.
NHC: Hồi bấy giờ, cụ Nam Trân cũng làm thế.
NÐC: Tôi chả biết cụ Nam Trân có làm hay không, chỉ biết ông làm thế.”
Ừ thì khi sách in năm 1989 tên người dịch đã được trả lại cho cụ Vân. Tuy nhiên nhìn từ góc độ khác, bỏ qua chuyện tác quyền ai là tác giả dịch bài thơ, phải chăng đây là cách giáo sư vẫn “nâng lên đặt xuống”?
Bản thảo của cụ Vân đã bị thủ tiêu (hay bị dấu) nên giáo sư nói thế nào chẳng được? Lấy gì làm chứng là không có các bài khác mà cụ cũng đã dịch thơ và được giáo sư “nâng lên đặt xuống” thành tên của mình?
Mà giáo sư đâu có chỉ nâng lên đặt xuống với TVLT, còn những vụ khác thì sao?. Chẳng hạn chuyện chế biến, sửa bản dịch của cụ Nam Trân, thầy dạy của giáo sư, rồi sang tên cho mình:
 
Hình 6. NHC chế biến các bản dịch thơ của Nam Trân và sang tên cho mình (12)
Tuyên ngôn thì tuyệt vời: “Khốn nỗi tôi lại là người kỹ tính đến độ một bài thơ do mình dịch ra bao giờ cũng nâng lên đặt xuống, xóa đi dịch lại nhiều lần. Phải hơi kỳ khu trong dùng chữ, phải hiện đại một chút trong biểu đạt mới chịu”, thực tiễn thì hoàn toàn ngược lại. Những người làm khoa học đứng đắn chắc không ai làm như vậy, thưa giáo sư. Chi tiết hơn có thể đọc bài “Mai Quốc Liên soi công việc dịch "Nhật ký trong tù" của Huệ Chi  được chia sẻ lại tại Giao Blog ngày 27-7-2014 (13) hay chính bài viết của Mai Quốc Liên mà tôi xin không kể lại đây.
Câu hỏi 6: Giáo sư giải thích chuyện này là thế nào?.
7)   Đọc bài trả lời của giáo sư Nguyễn Huệ Chi bạn đọc nếu không rõ sự tình sẽ dễ sa vào vào cảm nhận là ông rất nhã nhặn, có tình có lý, và trọng thị với 2 cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình. Ông viết:
“Đọc đi đọc lại Lời nói đầu Tập II Quyển Thượng này, tôi thấy viết như thế là tương đối nghiêm chỉnh, đặt hai cụ vào giữa lớp dịch giả tiền bối và lớp hiện tại là xác đángvà không chỉ coi trọng các bậc tiền bối và hai cụmà cũng không bỏ sót bất cứ ai chúng tôi đã từng tham vấn dù chỉ một điển cố hay một chữ, kể cả với các bạn ở nhóm Lý - Trần 2 như Trần Nghĩa, hoặc các bạn trước ở trong cùng nhóm biên soạn với mình mà lúc này đã đi sang cơ quan khác” (4)
Bề ngoài thì đóng vai đạo đức như vậy nhưng thực tế có phải vậy không? Không! Việc làm đi ngược lại với lời nói! Đọc lại những điều tôi nói ở trên chắc bạn đọc đã thấy rõ Nguyễn Huệ Chi đối xử với hai cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình, các bậc tiền bối và thầy học của mình như thế nào? Những dòng NHC viết trên, hay những phát biểu ra vẻ trân trọng các cụ lâu nay thực chất chỉ là sự ngụy biện, che đậy cho việc làm khuất tất của mình. Cụ thể là thế nào? Cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình là hai người chủ công, trực tiếp làm “vài chục năm nay” (NHC) còn các bậc tiền bối khác không trực tiếp tham gia, chỉ là người có bài dịch được sử dụng. Vai trò của hai cụ Vân và Bình không chỉ là người bắt đầu như giáo sư nói mà còn những người trực tiếp, đóng góp rất vào việc tìm kiếm - sưu tầm, dịch nghĩa, dịch thơ, …
Câu hỏi 7: Xóa bỏ công sức kết quả rồi đánh đồng người làm trực tiếp với người không làm trực tiếp như vậy có thể coi là nghiêm chỉnh và xác đáng?
8)   Tôi hiểu TVLT không phải chỉ có 2 cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình làm mà còn cả công sức nhiều người khác trong đó có giáo sư và các đồng sự. Và từ lúc 2 nhóm biên soạn được thành lập phạm vi, khối lượng của bộ tuyển tập chắc cũng được mở rộng. Tôi không phủ nhận điều đó! Tuy nhiên sự đóng góp của các cụ hầu như bị xóa bỏ, còn lại không đáng kể thì như những phân tích ở trên, chắc chắn là không phải! Tôi thực sự không biết các cụ làm bao nhiêu bài và cũng không bình luận về những con số mà giáo sư đưa ra. Đơn giản là vì bản thảo, vật chứng đã bị thủ tiêu (hay che dấu) thì đâu biết được những bài nào giáo sư và ai đó đã sang tên?  
“Tôi thử lấy 1 bản dịch trong Thơ văn Lý - Trần tập 1 (in 1977) và 1 bản dịch viết tay của cụ Nguyễn Đức Vân về Thơ văn Lý - Trần. Đó là bài CẢM HOÀI của Kiều Phù (Bảo Giám) thì tên cụ Nguyễn Đức Vân không có.
Trong khi cụ Nguyễn Đức Vân dịch đủ cả 2 bài thơ (1-2) và phần lời nhà sư cũng được cụ dịch trong bản thảo. Thế rồi, bài CẢM HOÀI (1) Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhẹ nhàng gạt cụ Nguyễn Đức Vân ra để nhẹ nhàng đưa bản dịch của ông bố mình là Nguyễn Đổng Chi vào.” (14) (Fb: Son Mai Kieu)

Hình 7a. Cảm hoài. Ảnh chụp từ TVLT và lưu bút của cụ Vân (Ảnh tư liệu, Fb: Son Mai Kieu)
 
Hình 7b. Cảm hoài. Ảnh chụp lưu bút của cụ Vân (Ảnh tư liệu, Fb: Son Mai Kieu)
Giáo sư có nói không tin ai đó tự ý đoạt rồi sang tên các bài mà hai cụ đã làm và đây là công trình tập thể chứ không phải sách của riêng giáo sư. Thiết nghĩ, với những người liên đới thì chuyện giáo sư tin hay không tin, không có mấy giá trị. Khi cần che chắn thì giáo sư lôi cả tập thể vào, nhưng lúc khoe công thì một mình giáo sư hưởng. Vì giáo sư là chủ sự vụ này nên tạm thời tôi mới chỉ đặt vấn đề riêng với giáo sư.
Thực ra, muốn biết chính xác công sức các cụ tham gia đến đâu, ít hay nhiều là việc làm rất đơn giản: công bố toàn bộ các bản thảo viết tay của hai cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình! Còn khi đã thủ tiêu hồ sơ hay che dấu chúng thì giáo sư có thao thao bất tuyệt kể đến mấy cũng vô nghĩa. Vì đơn giản là nó không được chứng minh và chẳng có chứng cứ! Hơn nữa, như tôi đã chỉ ra và phân tích ở phía trên: có quá nhiều điều bất nhất và tự mẫu thuẫn.
Bạn đọc có khả năng phân tích sẽ nhận thấy điều này!

9)   Có thể có người sẽ hỏi: tay Boristo Nguyên là ai, ở đâu ra mà xông vào đánh giáo sư, thần tượng của không ít người? Động cơ gì? Xin thưa: tôi là cháu cụ Nguyễn Đức Vân. Là cháu, tôi nghĩ, tôi có quyền khôi phục lại sự thật cho ông mình! Ngoài ra không có bất cứ động cơ nào khác!
Cũng xin nói thêm: tôi là dân khoa học tự nhiên, không phải dân Văn hay KHXH, lại nhiều chục năm sống ở Nga, chịu ảnh hưởng của văn hóa Nga nên quen nói thẳng không vòng vo, tư biện. Tôi nói chỉ dựa trên bằng cứ và lập luận logic! Tôi có thể hạ nhục giáo sư Nguyễn Huệ Chi được không, nếu như ông là người trong sạch? Vấn đề cốt lõi là sự thực ở đâu? Xin bạn đọc hãy lưu tâm vào chính những lập luận mà tôi đưa ra trong bài viết (cũng như bài viết trước) và đánh giá chúng có đủ để chứng minh cho những cáo buộc mà mình nêu ra hay không? Nếu không, xin hãy chỉ ra chỗ không đúng chỗ nào?
Không hiểu giáo sư Nguyễn Huệ Chi có dám trả lời thẳng vào những câu hỏi mà tôi nêu ra ở trên! Hay ít nhất cũng trả lời một đôi câu hỏi rút gọn này:

Câu hỏi 8, cuối cùng: Trong vòng mấy chục năm làm việc kết quả của hai cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình (là những nhà Hán học đã có rất nhiều công trình dịch thuật và là những người làm việc cần mẫn) tại sao chỉ vẻn vẹn có một vài bài khiêm tốn như vậy, liệu có gì không bình thường? Nếu chỉ với kết quả khiêm tốn như vậy tại sao trong lời nói đầu của TVLT lại ghi “Đến năm 1965 thì việc sưu tập cũng như việc phiên dịch bước đầu đã hoàn thành”? Và cuối cùng, tại sao các phát biểu của giáo sư lại có những bất nhất, tự mâu thuẫn như tôi đã chỉ ra trong bài viết này?

Cụ Vân mất cũng đã gần nửa thế kỉ. Khi sống, cụ là người khiêm nhường, công danh không màng thì bây giờ chuyện ghi tên hay không với cụ cũng là vô nghĩa, đâu có mang theo được sang thế giới bên kia?. Con cháu cụ cũng vậy, coi chuyện công danh như vật ngoại thân, cũng chẳng coi quá quan trọng. Nếu không cũng chẳng phải chờ sau nhiều chục năm chuyện TVLT mới được khơi lại. Có thể giáo sư không biết: lẽ ra cuộc tranh luận này đã không xảy ra. Mười năm trước đây, sau bài viết của GS Nguyễn Đình Chú tại Talawas cứ nghĩ giáo sư đã biết lỗi và im lặng (cũng là một cách nhận lỗi), con cháu cụ Vân đã coi cho qua. Nhưng một năm trước tình cờ vào trang facebook Son Mai Kieu thấy giáo sư khoe vì TVLT mà được chi bộ đề nghị kết nạp Đảng, tôi có trao đổi qua lại đôi dòng với giáo sư.  Thực tình hôm đó tôi cũng thấy buồn cười, nếu là ở địa vị mình tôi sẽ không bao giờ lại khoe chuyện được mời vào Đảng. Tuy nhiên, đấy là chuyện riêng của giáo sư, tôi không quan tâm. Cái mà tôi (và không ít người khác) rất không hài lòng là việc giáo sư hạ thấp trình độ hai cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình (xin xem lại bài viết trước của tôi (1)). Lỡ làm bậy, ngụy biện bao che cho mình thì còn hiểu và thông cảm được nhưng lấp liếm bằng cách bất nhẫn như vậy với các bậc tiền bối, ngay cả với thầy dạy mình thì không thể chấp nhận được! Lúc đó tôi đã định viết bài nhưng sau nghĩ lại thôi, dù sao hiện giáo sư cũng đã có tuổi. Nhưng đến gần đây, khi trả lời Văn Việt (xem video trên youtube (3)) giáo sư vẫn tiếp tục khoe khoang, bất nhẫn với hai cụ Vân, Bình. Đó là lí do buộc tôi không thể im lặng mà nói lại sự thật để mọi người biết về vụ “đại án văn chương của thế kỷ XX” và con người giáo sư NHC là như thế nào.
Nói nhiều không bằng vật chứng. Xin tặng giáo sư 2 bức ảnh chụp tư liệu và mấy lời sau của ông Kiều Mai Sơn:
Đây là bản thảo những trang đầu tiên tập Thơ văn Lý Trần viết tay. Góc trên cùng bên trái là bút tích nhà thơ Nam Trân. Cuối trang, có bút tích tổng cộng 911 trang, đánh số trang ngày 26/1/1969 tại ... (có lẽ là địa điểm Viện Văn học sơ tán). Chữ ký tắt tên của PGS Nguyễn Văn Hoàn.
Hai cụ già Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình đã tổ chức được bản thảo 911 trang tức là không phải ít. Mà tập bản thảo này được bảo quản giữ gìn trong chiến tranh khi máy bay Mỹ ném bom từ năm 1967 - ít nhất là trước khi nhà thơ Nam Trân mất đến khi PGS Nguyễn Văn Hoàn đánh số trang năm 1969. Nó chỉ bị thất lạc, ém nhẹm và phi tang sau đó. Điều này hẳn Gs Nguyễn Huệ Chi rành hơn ai hết./.
 
Hình 8. Bản thảo viết tay TVLT, 911 trang. (Ảnh tư liệu, Fb: Son Mai Kieu)

Với những gì giáo sư đã làm với hai cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình, nếu là người còn chút lương tâm, tôi nghĩ giáo sư nên chính thức có lời xin lỗi! Ít ra là tôi sẽ bỏ qua, coi như ở đời mấy ai không mắc sai lầm.
Ngược lại, nếu thích, giáo sư cứ tiếp tục ôm cái hư danh mà TVLT đã đem lại cho mình!
Nhà Phật nói: tạo nghiệp sẽ được hưởng nghiệp!
Boristo Nguyen
Cofu 23-07-2018

(1)Boristo Nguyen. Thơ văn Lý - Trần – Nghĩ về “tư cách trí thức” của GS. Nguyễn Huệ Chi. Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh số 502.
(2)Nguyễn Huệ Chi. Những năm tháng với Phong Lê. Talawas, 14.06.2008.
(4)Nguyễn Huệ Chi. Vài lời đáp lại ông Boristo NguyenTuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh số 504.
Đây là công trình tập thể của Viện Văn học nhưng GS Nguyễn Huệ Chi coi là tác phẩm của mình (xem tiểu sử NHC).
GS Nguyễn Huệ Chi bị nhiều nghi vấn về vấn đề tác giả hay thiếu trung thực khoa học đối với các công trình khoa học mà ông đứng tên. Tôi sẽ có bài viết điểm lại vấn đề này.
(6)Kiều Mai Sơn. Mấy điều thưa lại cùng Giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh số 505.
(7) Kiều Mai Sơn. TƯ LIỆU THƠ VĂN LÝ TRẦN (14/7/2018). Facebook: Son Mai Kieu, 14-07-2018
(8)Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nhà xuất bản KHXH, 1977.
(9)    Nghiệm thu đề cương công trình “Tuyển tập thơ văn Lý - Trần” do GS. Nguyễn Huệ Chi chủ biên tại NXB Hà Nội, 5-9-2007
(10)    Đề cương biên soạn “Tuyển tập thơ văn Lý - Trần” thuộc tủ sách ““THĂNG LONG NGÀN NĂM VĂN HIẾN”, chủ biên Nguyễn Huệ Chi, NXB Hà Nội.
(11)    Nguyễn Đình Chú. Cuộc đối đáp chung quanh công trình Thơ văn Lý - TrầnTalawas, 22-10-2008
(14) Kiều Mai Sơn. “XIN HỎI GIÁO SƯ NGUYỄN HUỆ CHI”, Facebook Son Mai Kieungày 21-07-2018
(15) Kiều Mai Sơn. “THƠ VĂN LÝ TRẦN (23/7/2018)”. Facebook: Son Mai Kieu, 14-07-2018.

 Tác giả gửi cho viet-studies ngày 28-7-18

"
http://www.viet-studies.net/BoristoNguyen_v_NguyenHueChi.html














10. Kiều Mai Sơn đưa một entry mới về cô Băng Thanh

"


Trên facebook của một vị nọ, có nữ tiến sĩ của Viện Văn học bình luận kiểu khích bác rằng tại sao tôi đến gặp PGS.TS Trần Thị Băng Thanh để hỏi về Thơ văn Lý Trần rồi mà không dám đưa lên, hay đợi bà Băng Thanh chết rồi mới công bố?

Bình luận kiểu gái đĩ già mồm như vậy làm tôi thấy khó chịu cho nên tôi viết mấy chữ cho rõ.

1/ Thứ nhất, ngày 13/6/2018, tôi có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Thị Băng Thanh tại nhà riêng. Nội dung chính không phải về Thơ văn Lý Trần, mà nội dung chính là về Lớp đại học Hán học do Viện Văn học tổ chức. Hôm đấy, tôi còn có hẹn với nhà báo Đào Hiếu, cháu nội cụ Đào Phương Bình đến để hỏi thêm về cụ, nhưng anh Đào Hiếu sáng hôm đó bận họp cơ quan nên không đến. (Bà Băng Thanh có quan hệ thông gia thế nào đó với cụ Đào Phương Bình, tôi không biết rõ).
Trước khi hỏi chuyện, tôi có nói rõ với PGS.TS Trần Thị Băng Thanh là nội dung chính tôi muốn hỏi là Lớp đại học Hán học, nếu còn thời gian thì bà nói chuyện thêm về Thơ văn Lý Trần với những đóng góp của hai cụ Đào Phương Bình và Nguyễn Đức Vân. Gần đây, có ý kiến rằng Giáo sư Nguyễn Huệ Chi "thuổng" bản dịch của hai cụ Vân-Bình, nếu không có gì nhạy cảm, xin bà chia sẻ một vài ý kiến.
Cuộc trò chuyện giữa tôi và PGS.TS Trần Thị Băng Thanh bắt đầu từ 10h, kết thúc lúc 10h50. Bà có ký tặng tôi cuốn sách mới xuất bản tại Nxb Phụ nữ về Đoàn Thị Điểm (do tôi mua mang tới). Tôi chụp một số tấm ảnh kỷ niệm (là ảnh đăng trên Facebook này).
Đây là cuộc trò chuyện được hẹn sẵn nên tôi có đề nghị với bà Băng Thanh cho phép: 1- Ghi âm; 2- Ghi hình. Bà Băng Thanh đồng ý. Tôi đặt máy quay, bật máy ghi âm, rồi bắt đầu hỏi chuyện và ghi sổ tay phóng viên.
2/ Thứ hai, kết thúc cuộc trò chuyện, PGS.TS Trần Thị Băng Thanh có đề nghị như sau: 
- Về bản dịch Thơ văn Lý Trần, một bên là Giáo sư Nguyễn Đình Chú là thầy dạy của cô ở Đại học Sư phạm khoá 3 (1959-1961) và cụ Nguyễn Đức Vân cũng là thầy dạy cô ở lớp Đại học Hán học; với một bên là anh Huệ Chi vừa là đồng nghiệp vừa là thủ trưởng cũ ở Viện Văn học cho nên CŨNG CÓ CÁI TẾ NHỊ. Vì thế, đừng nêu gì ý kiến của cô ngày hôm nay!


Người kể chuyện đã đề xuất như vậy, tôi lại bội ước bô bô đem bày ra ư? Đạo đức nghề nghiệp của tôi không cho phép làm như vậy.
Điều tế nhị ấy có thể là ở năng lực của hai cụ Vân-Bình chăng? Điều tế nhị ấy cũng có thể ở phía ông Nguyễn Huệ Chi chăng? Người kể không muốn nói ra thì hà tất người hỏi chuyện phải tọc mạch làm gì.
Lý do tôi không nêu bất cứ ý kiến nào của bà Băng Thanh là vì vậy. Còn clip phỏng vấn & file ghi âm tôi lưu đầy đủ.
Ai muốn biết PGS.TS Trần Thị Băng Thanh nói gì về Thơ văn Lý Trần thì cứ đến nhà bà ấy mà hỏi./.


"
https://www.facebook.com/son.kieumai?hc_ref=ARRRvbBDGgvyMcCKrLBSd-LTS5UquCrwbLpm58A25K-NVrch91x-LVgTFzg4U--5vrc




9. Sau bài của bác Huệ Chi, thì Kiều Mai Sơn đưa tiếp một stt trên Fb

"
1/ Giáo sư Trần Hữu Dũng (Hoa Kỳ) có gửi cho tôi link bài phản hồi của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi về lời kể của Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn (1931-2015). Tôi đã đọc từ đêm qua về sáng nay. Quả thực Giáo sư NHC là người khôn nên ăn nói nửa chừng.
Tôi không quen biết ông NHC và cũng chưa từng va chạm gì với ông. Chuyện ông tham gia làm việc nọ việc kia tôi cũng chẳng để tâm vì các bạn vong niên của tôi cũng có người tham gia, có người phản ứng, có bàng quan. Chuyện Thơ văn Lý Trần đến với tôi cũng hết sức ngẫu nhiên. Tôi buộc phải có lời trao đổi lại với ông NHC vì trong bài đáp lời ông Boristo Nguyen, ông NHC nhắc đến tôi và dùng câu: chống lại dụng tâm của tôi - KMS - mượn miệng ông Nguyễn Văn Hoàn (không biết thật hay giả).
Tôi đã công bố tư liệu nhật ký ngày 20/4/2014 cùng ghi âm lời kể của ông NVH để chứng minh đó là... lời thực. Còn chuyện phải xác minh những điều ông NVH kể, đương nhiên tôi làm nếu như tôi công bố trong một công trình nào đó liên quan đến ông NHC. Nhưng ở đây, tôi chưa phải xác minh những điều trong nội dung câu chuyện mà tôi chỉ cần chứng minh cho ông NHC biết tôi không bịa ra lời kể của ông NVH.
2/ Tôi dẫn lời các cụ dạy "người khôn ăn nói nửa chừng" chỉ là muốn nói thêm 1 chuyện: Cụ Nguyễn Đổng Chi và Đảng Lao động Việt Nam!
Năm 1947, cụ Nguyễn Đổng Chi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đến năm 1954, với khí thế đấu địa chủ ở Hà Tĩnh, cụ Nguyễn Đổng Chi bị khai trừ Đảng. Nhờ cụ Trần Huy Liệu kiên quyết bảo vệ đòi đưa ra bằng được nên cụ Nguyễn Đổng Chi về Ban Văn Sử Địa trung ương.
Thời gian công tác tại Ban, để tỏ rõ lập trường, cụ Nguyễn Đổng Chi viết bài phê bình Nhân văn Giai phẩm, tiêu biểu là bài chống cụ Phan Khôi. Sau này, Giáo sư NHC có viết bài "rửa mặt" cho cụ thân sinh.
Tôi nói thêm chỗ này. Năm 2014, nhân vào đọc tài liệu trong Lưu trữ Trung ương 3, để chuẩn bị kỷ niệm 100 năm sinh ông Ngô Tấn Nhơn, nguyên Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ NN-PTNT), tôi gặp Giáo sư Peter Zinoman. Tôi và ông Zinoman đã trò chuyện về Nhân văn Giai phẩm. Một trong số tài liệu được chúng tôi bình luận đó là lá đơn của Ban Văn Sử Địa trung ương gửi Quốc hội đề nghị đóng cửa báo Nhân văn và truy tố những người tham gia viết báo Nhân văn.
Lá đơn có chữ ký của các cụ Trần Huy Liệu, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đổng Chi... Tôi nhìn vào danh sách thấy 3 người còn sống là: Nguyễn Xuân Đào tức Giáo sư Văn Tạo, sau này làm Viện trưởng Viện Sử học; Nguyễn Công Bình và Mai Hanh.
Giáo sư Văn Tạo trao tặng tư liệu cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Ông được ghi hình nhiều cuộc. Là nhân chứng lịch sử, ông nói rằng Ban Văn Sử Địa dưới thời cụ Trần Huy Liệu không tham gia chống Nhân văn Giai phẩm. Trong 1 cuộc toạ đàm mừng thọ 85 tuổi cụ Văn Tạo năm 2011 của Trung tâm mà tôi được mời tham dự, tôi lại được nghe chính Giáo sư Văn Tạo nhắc lại điều này trước đông đảo các Giáo sư: Nguyễn Đình Chú, Phan Hữu Dật, Nguyễn Văn Hoàn, Chương Thâu, Chu Hảo...
Sau tôi nói với Bùi Minh Hào là nghiên cứu viên của Trung tâm: - Mày hay đến nhà cụ Văn Tạo, mày bảo cụ bốc phét vừa thôi. Cái đơn gửi Quốc hội đề nghị đóng cửa báo Nhân văn và truy tố những người viết báo Nhân văn mà những người ở Ban Văn Sử Địa trung ương ký vào có tên ông Nguyễn Xuân Đào và các ông Trần Huy Liệu, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đổng Chi... chưa cháy thành than đâu.
3/ Nói lan man dài dòng, tôi quay trở lại câu chuyện. Đây là lá thư Giáo sư NHC gửi Phó Giáo sư NVH ngày 14-11-65. Nội dung của nó cũng sẽ giúp sáng tỏ thêm vài điều... râu ria.
Còn chuyện nửa chừng nữa, ấy là cụ thân sinh Giáo sư NHC sau khi bị khai trừ thì cùng với cụ Trưởng ban Cổ-Cận-Dân, chồng của nữ sĩ làm thơ biếu cam Cụ Hồ, viết đơn xin vào Đảng Lao động Việt Nam. Chuyện dài dòng nên xin nói tắt. Ông Táo Lành xuống động viên: Hai anh rất xứng đáng được kết nạp vào Đảng Lao động nhưng lúc này hai anh ở ngoài sẽ có lợi cho Đảng hơn. Đó cũng là làm nhiệm vụ Đảng giao.
Nửa vế ấy, những người cao tuổi làm công tác Đảng ở Viện Văn học và Uỷ ban KHXH Việt Nam cũng khó quên.
Tôi sẽ không nói thêm những chuyện bên lề Thơ văn Lý Trần nữa. Xin dành thời gian để bàn cụ thể về nội dung chính của việc: Ai đã tháu cáy gạt cụ Nguyễn Đức Vân, cụ Đào Phương Bình ra khỏi Thơ văn Lý Trần, mà hạ bút viết công trình này có từ năm 1968? Ai học lớp Hán học được nghe cụ Cao Xuân Huy giảng vài bữa về Liêu trai chí dị mà sau này đề 2 chữ HIỆU ĐÍNH bên dưới tên cụ Cao Xuân Huy, cụ Tản Đà, cụ Thạch Can... và các bậc túc Nho khác, khiến cho Phó Giáo sư Vũ Đức Phúc nổi giận mắng rằng: Mày là cái thằng VÔ QUÂN VÔ PHỤ. Mày không đáng là học trò cụ Huy. Mày học được mấy chữ của cụ Huy mà dám hiệu đính cụ?



"
https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/941676072685387




8. Bác Huệ Chi đã có lời đáp lại

"


Lược bày những sự thật khác với bài nói của ông Nguyễn Văn Hoàn
Thưa anh Trần Hữu Dũng,
Tôi cứ ngỡ sẽ không còn phải phiền đến trang mạng của anh để đăng những chuyện xung quanh bộ sách Thơ văn Lý-Trần mà Viện Văn học công bố cách đây trên dưới 40 năm, không ngờ lại vẫn cứ phải phiền anh một lần nữa – hy vọng đây là lần cuối. Bởi hôm nay mở máy tính, lướt xem các trang mạng, đến trang viet-studies thì gặp bài của ông Kiều Mai Sơn ghi lại lời ông Nguyễn Văn Hoàn – một đồng nghiệp của tôi thuở ở Viện Văn học – trò chuyện với ông này về những điều liên quan đến cá nhân tôi và bộ sách nói trên. Vì phát biểu của ông Hoàn trong chỗ riêng tư lại có động đến nhân cách tôi, hơn nữa xét cách nói không phải ngẫu nhiên, tiện thể thì nói, mà nói rất nghiêm túc, nên buộc tôi phải trả lời. Nhưng ông Hoàn đã quá cố, không thể mời ông dậy đối thoại được nữa. Còn ông Kiều Mai Sơn chỉ là người đưa chuyện, chẳng dây mơ rễ má gì với tôi. Vì thế, hay hơn hết, tôi nghĩ, xin mượn anh làm một thính giả để tôi có đôi lời phân giải (xin dùng chữ Anh ở tất cả những chỗ phải nhắc đến anh), qua đó giúp công luận nhìn rõ hơn vài điều về bản thân mình. Tôi cũng không muốn đem những chuyện tỉ mẩn trong nhà mình ra kể, nhưng không dưng ông Hoàn lại đề cập, đành phải bỏ thói quen lâu nay vẫn giữ, cũng là bất đắc dĩ, rất mong bạn đọc cảm phiền.

1. Theo tôi, những gì ông Nguyễn Văn Hoàn nói về việc biên soạn Thơ văn Lý-Trần thì chẳng đáng bàn thêm dài dòng. Ông ấy không trực tiếp bắt tay làm bộ sách nên nhận xét sai lạc cũng là dễ hiểu, phản bác lại thực chẳng để làm gì. Vậy, chỉ xin Anh cho tôi được gói gọn trong hai điểm:
Thứ nhất, ông Hoàn cho rằng phần Khảo luận hơn 150 trang của tôi in ở đầu bộ sách “thì những ý chính và chỉ đạo là Huệ Chi chịu khó nghe và ghi chép của cụ Đặng Thai Mai với cụ Vân rồi viết thành bài”. Nếu quả có điều đó chắc hẳn tôi rất mừng chứ không việc gì phải cãi, vì chứng tỏ mình là người có duyên mới nhận được sự “truyền thừa” của hai cụ. Khổ nỗi, cụ Mai tuy là một trong hai người chỉ đạo và duyệt bộ sách, lại không hề giảng giải về thơ văn Lý-Trần cho chúng tôi một buổi, một giờ nào cả, cả ở lớp Đại học Hán học cũng như ở trong Viện. Còn cụ Vân ở tổ Hán Nôm thì tôi có biết, có được nghe cụ phát biểu một đôi lần khi họp với nhóm biên soạn Truyện Kiều, nhưng không từng giao thiệp. Năm 1965, toàn Viện đi sơ tán lên Hà Bắc và mở lớp Đại học Hán học, riêng tôi tuy là sinh viên bắt buộc của lớp nhưng lại được giao ở lại Hà Nội lo xong số Tạp chí Văn học kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du ra mắt vào tháng 11 và viết bài “Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du” trong số này. Lúc đã xong xuôi, lên tham gia lớp học vào đầu năm 1966 thì nghe nói cụ đã về hưu, rời bỏ nơi sơ tán của Viện về xuôi, và không còn một lần nào quay lại. Mãi đến tháng 11 năm 1968, thi xong kỳ thứ nhất khóa học 3 năm tôi mới được Viện trưởng trao quyết định phụ trách Nhóm Lý-Trần, trước khi cả Viện chuyển về Hà Nội. Sau đó, sang đầu 1969 Nhóm Lý-Trần mới thành lập. Hỏi từ đấy tôi còn có cơ hội nào để tiếp xúc với cụ Vân mà xin chỉ giáo về những “lý thuyết văn học Lý-Trần” do cụ đúc rút được, nếu có? Giá thử có đi tìm cụ để hỏi thì cũng chỉ trong một vài buổi chứ đâu dám đến nhà các con cụ ngày này tháng khác quấy rầy, hơn nữa lại chẳng phải là việc chính thức tại Viện (ai bắt buộc được người già đến Viện khi họ đã về hưu?) thì ông Hoàn làm sao nắm được? Nghe ông Hoàn khẳng định chắc nịch tôi có hơi ngơ ngác, nhưng rồi nghĩ lại, do việc ai người ấy biết, ở tuổi ông trí nhớ về người xung quanh cũng có thể không còn minh mẫn, nên ông đã lầm lẫn mối quan hệ cộng tác nhiều năm giữa ông với cụ Vân trong việc làm Truyện Kiều sang chuyện tôi “thỉnh giáo cụ Vân” mất rồi!
Sang việc thứ hai, ông Hoàn có ý mai mỉa: “Còn bộ “Thơ văn Lý Trần” thì nhiều người làm. Sau này ông Huệ Chi có hơi lạm dụng công của mình ở trong đó”. Tôi đồng ý với lời ông, xác nhận Tập I và Tập II Quyển Thượng Thơ văn Lý-Trần là “do nhiều người làm” (như tôi đã trả lời ông Boristo Nguyen, cùng một ý ấy). Nhưng tôi lại tự hỏi: không biết ông Hoàn nói tôi “hơi lạm dụng công của mình trong đó” là muốn ám chỉ cái gì đây. Vì dẫu phải quán xuyến rất nhiều việc, tôi cũng chỉ ký tên dưới các bài dịch của mình hệt như người khácđứng tên trong nhóm biên soạn theo trật tự a, b, c hệt như người khác, và chỉ ghi thêm trách nhiệm chủ biên của mình ở dưới hàng tên nhóm biên soạn nữa thôi. Vậy có gì là “hơi lạm dụng”? Thậm chí ở Tập I, sau khi đã duyệt xong đâu đấy thì cụ Đặng Thai Mai có đưa cho đọc một bài “Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học” do cụ viết. Chúng tôi đều thấy bài viết ngắn gọn mà cô đúc nên xin phép cụ cho in vào đầu sách, đặt trước phần Khảo luậncủa tôi. Cụ rất thoải mái, tỏ ý bằng lòng. Nhưng bản thân tôi tự nghĩ, đã đưa bài cụ làm lời đề dẫn mà còn để tên mình chủ biên thì thực không phải đạo. Cho nên, trước khi chuyển sang nhà xuất bản tôi đã kịp xóa tên mình làm chủ biên đi. Sau 3 năm in xong, khi nhận được sách, chính cụ Mai cũng có ý thắc mắc, không hiểu vì sao, hay vì cụ mà tên chủ biên lại bị bỏ (cụ có gọi điện hỏi tôi). Nếu ông Hoàn còn sống tôi sẽ khuyến cáo ông mở lại Tập I xem điều tôi nói đúng hay không đúng. Phải chăng những nhận xét có vẻ như bôi bác của ông Hoàn đối với tôi là do ông chủ quan không mở sách ra ngó lại, để nhìn cho rõ những căn cứ xác thực phơi bày trên sách?
clip_image002
Bìa giả Tập I Thơ văn Lý-Trần, 1977
Các chuyện khác nữa cũng đều đại loại như trên. Cho nên, tôi hứa với Anh sẽ không nói lại ở đây những điều đã nói trong bài phúc đáp ông Boristo Nguyen. Nếu bạn đọc có gì cần tra cứu xin mời tìm vào đường link sau là đủ: http://www.viet-studies.net/NguyenHueChi_vs_Boristo.html
2. Bước vào vấn đề chính – chuyện nhân cách cá nhân – xin được lần lượt điểm qua từng việc ông Hoàn đưa ra làm ví dụ nhằm chỉ trích tôi là người “quay quắt trong thời tiết chính trị hiện nay”. Tôi chỉ nêu lên với Anh dưới hình thức một vài câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp, để Anh thử đặt mình vào địa vị ông Hoàn, xem nên trả lời tôi thế nào thì thỏa đáng. Thế thôi.
a. Ông Hoàn cho biết: “có 1 bài, cậu [HC] trả lời trên báo, cậu nói 1 cách tự hào là cả gia đình cậu không ai vào Đảng cả, không ai đảng viên cả, và lấy điều không đảng viên là cái vinh quang trong thế giới tự do”. Nếu ông Hoàn còn sống thì hư thực ra sao chuyện này sẽ rất dễ minh định, vì chỉ cần hỏi ông bài báo tôi viết có tên gì, xuất xứ từ báo hoặc trang mạng nào, là đủ “ba mặt một lời” rồi. Tiếc rằng ông Hoàn đã chết, và tôi cũng đã dùng cụm từ ông nói đem tra “gu gồ” mà tuyệt nhiên không thấy. Đành chỉ có thể thổ lộ với Anh, tôi là anh cả trong một gia đình có 5 anh em, trong đó 3 em đều là đảng viên (Nguyễn Du Chi ở Viện Mỹ thuật, Nguyễn Tộ Chi ở Sở Thủy lợi TP HCM, Nguyễn Ái Chi ở Trường ĐH Thương mại HN). Ba người em ấy lại cũng là những người có chút học thức, một người là Phó giáo sư nghiên cứu mỹ thuật, hai người nữa là Kỹ sư, và cho đến nay một người đã mất, hai người còn sống đã về hưu, nhưng chưa một ai đốt bỏ thẻ đảng. Nay xin anh hãy bình tâm phán xét, là anh cả, tôi có thể không dưng liều lĩnh vứt hết uy tín người anh cả của mình trước các em để nói dối với báo chí rằng nhà tôi không có ai là đảng viên, để mà “tự hào” về một điều gì đó, được hay không? Làm thế tôi không sợ các em khinh rẻ, không thèm nhìn mặt mình nữa sao? Dẫu là người từng gặp không ít vấp váp trong trường đời, riêng về phát ngôn không chỉ tôi mà cả mấy anh em chúng tôi vẫn thường tự lấy làm răn về câu nói của Khổng Tử “Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy” – Một lời đã nói ra, xe bốn ngựa đuổi theo không kịp – mà người bố dạy cho từ nhỏ.
b. Cũng để làm rõ thêm “sự quay quắt chính trị” của tôi, ông Nguyễn Văn Hoàn còn dẫn chứng, bố tôi – Nguyễn Đổng Chi – “không phải là người không thèm vào Đảng” mà “cũng xin vào Đảng nhưng người ta không kết nạp, dù người ta vẫn trọng thị ông là một trí thức làm việc nghiêm túc”. Rất lạ lùng là chưa bao giờ và ở đâu tôi đã nói bố tôi “không thèm vào đảng”. Nói thế sao được, bởi, thân phụ tôi vốn từ lâu lắm rồi đã là… một đảng viên. Sau khi ông mất, trên báo chí đã có người viết về điều này. Cụ thể là ông Nguyễn Chung Anh, một người hoạt động cùng thời với bố tôi trước 1945, là tác giả cuốn Hát ví Nghệ Tĩnh, sau này là Vụ trưởng Vụ đối ngoại Bộ Nội thương. Năm 1984 bố tôi qua đời, ông Nguyễn Chung Anh viết bài Nguyễn Đổng Chi nhà văn, nhà khoa học, đăng trên Tạp chí Văn học, có đoạn chỉ rõ: sau hai tháng tham gia tự vệ Thủ đô trong những ngày đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, “Trở về lại khu IV, ông [Đổng Chi] sẵn sàng nhận bất kỳ công việc gì mà trên giao phó, từ việc đi trồng trẩu tại nông trường Bà Triệu (Nghĩa Đàn), đến công tác Chánh văn phòng Ban Kinh tài Liên khu ủy IV, cho đến Giám đốc NXB Dân chủ mới Liên khu IV. Còn nhớ thời kỳ ở Nông trường Bà Triệu, ông phụ trách thanh niên. Đêm đêm ông đã đi ngựa hàng chục cây số vào các làng bản trong rừng dạy bình dân học vụ cho đồng bào Mường [… ] Ông được kết nạp Đảng vào cuối năm 1947, cũng tại nơi rừng núi này”. Cũng nói thêm, sau thời gian làm Chánh văn phòng Ban Kinh tài Liên khu ủy IV và Giám đốc NXB Dân chủ mới LK IV, cuộc đời bố tôi đã có một sự rẽ ngoặt. Cùng với anh trai (Thứ trưởng Bộ Y tế) và em trai (Quản đốc Xưởng giấy Đông Nam ở Hà Tĩnh) cả ba đều bảo nhau xin nghỉ công tác, trở về quê vào năm 1953, khi biết tin bà Nguyễn Thị Năm bị tử hình trong Cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên. Rồi khoảng một năm sau khi về, gặp cuộc CCRĐ đợt V ở quê nhà, ông lại bị quy thành phần địa chủ và khai trừ khỏi đảng. Chính vì lẽ đó, khi bài viết của tác giả Nguyễn Chung Anh được đăng lại trên nhiều sách và báo, như Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam in lần thứ 7 (1993), lần thứ 8 (1999), lần thứ 9 (2015), hay Văn hóa Nghệ An (năm 2015 – nhân 100 năm sinh Nguyễn Đổng Chi)…, để bạn đọc khỏi hiểu lầm, tôi đã mạnh dạn thêm một dòng chú thích ở dưới trang có đoạn vừa trích dẫn: “Đến năm 1954, trong phong trào Phát động giảm tô và CCRĐ đợt 5 ở Nghệ-Tĩnh, vì gia đình bị quy là địa chủ, Nguyễn Đổng Chi bị đưa ra khỏi Đảng (chú thích của con trai tác giả). Ở đây nữa, chỉ mong Anh cân nhắc để hiểu cho cái tâm của tôi là người con, không thể nói sai sự thật khi đưa các thông tin về bố mình.
clip_image004
Kho tàng truyện cổ tích VN, Tập I, in lần thứ 8, NXB GD, 1999; tr 28
clip_image006
Kho tàng truyện cổ tích VN, Tập I, in lần thứ 8, NXB GD, 1999; tr 29
c. Cũng để làm bằng chứng tôi là người “quay quắt trong thời tiết chính trị”, ông Hoàn lại còn thông báo với KMS rằng chính tôi – Nguyễn Huệ Chi – miệng nói không thèm vào đảng, mà kỳ thực “Chính cậu đó muốn vào Đảng lắm. Cậu làm đơn xin vào Đảng. Ở Viện, Huệ Chi công tác lâu năm, nó có tha thiết vào Đảng thì cũng chấp nhận, tổ Đảng đồng ý. Hai người giới thiệu là bà Băng Thanh [tức PGS.TS Trần Thị Băng Thanh – KMS] và tôi. Băng Thanh là người giới thiệu thứ hai, còn tôi làm việc với Huệ Chi lâu thì tôi là người giới thiệu thứ nhất”. Ông nói thêm: “Ra chi bộ nó bác thẳng thừng: Tư cách như thế này chưa được. Hai người giới thiệu bọn tôi phải đề nghị xin rút lui lần sau để bồi dưỡng thêm. Và lần sau không bao giờ xảy ra nữa”. Lại một lần nữa tôi phải ngạc nhiên: ô hay, tôi đâu có giấu chuyện mình từng hụt vào đảng (giấu cốt để chứng tỏ “mình không thèm vào đảng”, hoặc “vinh quang trong thế giới tự do”) như ông Hoàn bêu riếu? Sáu năm trước thời điểm diễn ra cuộc trò chuyện giữa NVH và KMS, tôi đã viết lại kỷ niệm “phấn đấu vào đảng” của chính mình trong bài Những năm tháng với Phong Lê – bạn tôi và là Viện trưởng Viện Văn học từ 1990 đến 1995 – in vào cuốn sách Phong Lê & chúng tôi do người con gái của anh biên soạn, và cũng đã đăng trên talawas ngày14-6-2008 rồi. Đoạn đó như sau: “Đến chuyện vào Đảng cũng thế, mãi năm 1983 tôi mới được nhất trí kết nạp, từ Chi bộ Viện Văn học đến Đảng ủy UBKHXH đều tán thành một trăm phần trăm. Vậy nhưng khi đưa lên Thành ủy HN tôi bị bác vì có đơn khiếu nại. Thế này thì đành là chịu, đến Phong Lê và Băng Thanh là bạn thân nhất cũng vô kế khả thi. Nguyên nhân vì đâu? Một Ủy viên thường vụ Đảng ủy UBKHXH, người viết những lời nhận xét nhiệt tình đối với tôi, sau đó có gọi điện bảo riêng: “Anh nên xem lại mình xem, có thể là trong chuyên môn bướng bỉnh quá cũng không nên”. Tôi biết chứ, ngay trước đấy vừa xẩy ra vụ “Hý trường tùy bút” xôn xao cả giới nghệ thuật. Trong cuộc hội thảo trang trọng về Đào Tấn ở Quy Nhơn, một mình tôi dám cả gan phơi bày sự giả mạo của một văn bản mà Tỉnh ủy Nghĩa Bình vẫn đinh ninh là “đặc sản vô giá” của đất Nghĩa Bình. Tôi “không có tính đảng” trong cái tạng con người mình là đúng quá đi rồi”.
clip_image008
Sách Phong Lê & Chúng tôi, NXB Hội Nhà văn, 2008; tr. 57
Thế đấy, điều ông Nguyễn Văn Hoàn nói tôi cố ý che đậy thì chính tôi đã phơi bày ra trong sách và cả trên mạng. Tôi có sợ người khác nói mình là người từng có nguyện vọng vào Đảng, và từng được xét kết nạp đảng đâu? Chỉ có điều, giữa sự trình bày của ông Hoàn và của tôi có một chỗ chênh nhau. Trong khi ông Hoàn nói: tổ đảng đưa ý kiến kết nạp tôi lên chi bộ “bị nó bác thẳng thừng”, thì những gì tôi nắm được là danh sách kết nạp tôi đã lên đến Thành ủy Hà Nội, rồi có thư gửi lên khiếu nại nên “đành dừng ở đấy”. Hai người là Bí thư chi bộ Bùi Công Hùng và Thường trực Đảng ủy Phạm Duy Hiển bấy giờ có trực tiếp gặp tôi báo tin, đưa cho xem nghị quyết kết nạp của Chi bộ Viện và lời phê chuẩn của Đảng ủy UBKHXH, để nếu thấy những khiếu nại về mình không thỏa đáng thì tôi có quyền viết thư đến Thành ủy trình bày lại, nhưng tôi đã khước từ. Gần đây, tôi cũng có hỏi lại PGS Trần Thị Băng Thanh, người giới thiệu thứ hai và là tổ trưởng đảng thuở đó, hiện đang minh mẫn. Chị ấy hồi đáp rằng thông tin của tôi đúng. Chị còn nói thêm: “Nghị quyết của Chi bộ đã gửi lên trên”; “Chắc anh Hoàn quên, nhưng anh Hoàn là người giới thiệu thứ nhất kia mà”. Tôi cũng không rõ vì sao ông Hoàn lại quên, song hẳn Anh cũng thấy, ở trường hợp này, sai một ly đi một dặm.
3. Trước khi đi vào phần kết, xin được chốt lại một lần nữa những nhận xét cụ thể của ông Nguyễn Văn Hoàn về tôi. Nguyên văn ông ấy quy kết cho tôi là “quay quắt trong thời tiết chính trị hiện nay”. Thì ra ông bảo tôi “quay quắt”, vì cho rằng tôi đã thay đổi quan điểm nhìn nhận các vấn đề học thuật cũng như xã hội hiện thời, xét theo lăng kính của ông. Ông Hoàn trao đổi với KMS vào ngày 20-4-2014. Tôi tự suy ngẫm: Từ sau “đổi mới” cho đến thời điểm 2014, tôi đã làm những việc gì khiến ông Hoàn phải nặng lời và buộc tôi vào một thái độ chính trị mà với ông là không đứng đắn? Không khó để tôi tìm ra câu trả lời. Có 6 việc tôi đã làm cho đến 2014, gây nên những chấn động, dù lớn dù nhỏ, đù dở dù hay. 1. Đó là việc tôi đề xuất Hội thảo “Đổi mới nhận thức và phương pháp trong khoa học lịch sử và trong nghiên cứu văn học” cho toàn Viện vào đầu những năm 90; 2. Đó cũng là việc tôi đề xuất tiếp Hội thảo nhân 75 năm Nam phong tạp chí năm 1992; 3. Là bài báo tôi viết “Vài cảm nhận về văn học hải ngoại” đăng Tạp chí văn học số 2-1994; 4. Là tham gia kiến nghị dừng thiêu hủy tập Trần Dần Thơgửi lên Bộ Thông tin Truyền thông và lên Quốc hội năm 2008 mà tôi là một trong 7 người khởi xướng; 5. Là hàng loạt kiến nghị do tôi và hai người nữa – nhà giáo Phạm Toàn và GS Nguyễn Thế Hùng – đề xuất, soạn thảo và trực tiếp gửi đi trong các năm 2009-2010, đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội dừng ngay việc mời Trung Quốc sang khai thác bauxite ở Tây Nguyên; 6. Là những cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Việt Nam, diễn ra rầm rộ trong nhiều năm mà tôi đã cùng nhiều trí thức và quần chúng tham gia tại Hồ Gươm cũng như tại vườn hoa Lê-nin trước Sứ quán Trung Quốc, từ 2011 đến 2013. Ông Hoàn chỉ trích tôi không phải vì tôi thay đổi (đổi mới mà khư khư cách nghĩ cũ liệu có được không?), mà ông thừa biết, ngay từ đầu chỗ đứng của ông và tôi đã đối lập nhau trong những sự kiện trên đây. Tôi tôn trọng ông, chưa từng hạ một lời phẩm bình hay chê trách gì ông. Về phía tôi, tự xem đi xét lại cũng không thấy có gì sai khi quyết tâm thực hiện các việc mình đã nung nấu và lựa chọn. Còn hơn thế, với thời gian, tôi ngày càng nghiệm ra con đường mình theo đuổi từ bấy đến nay trong tư cách một trí thức độc lập, là đúng đắn. Cuộc hội thảo đổi mới phương pháp nghiên cứu năm 1990 gây được tiếng vang trong giới khoa học xã hội, ngay đến Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm UBKHXH cũng đều về dự, tuy tôi lên tiếng phê phán nặng nề “chủ nghĩa công lợi” làm chính trị hóa đến trì trệ các ngành khoa học lịch sử, nhưng không một ai trong cuộc phản bác, mà trái lại, còn có những bài viết kế tiếp hưởng ứng, tán đồng. Mặc dù bài báo “Vài cảm nhận về văn học hải ngoại” của tôi sau khi in ra trong đầu năm 1994 có bị cấp trên “đánh động”, và Tòa soạn Tạp chí văn học phải theo lệnh gửi 30 số có đăng bài ấy lên cho các vị quan chức Ủy viên trung ương chuyên trách xem lại, tôi vẫn đinh ninh con đường giao lưu, hòa hợp giữa các nhà văn trong ngoài nước là một xu thế phát triển hợp lý hợp tình; nếu được thực hiện trên một tinh thần cởi mở, thiện chí, chắc hẳn nó chỉ có lợi cho việc nâng cao sức mạnh dân tộc. Việc phản kháng thiêu hủy tập thơ Trần Dần năm 2008 cũng đã buộc Bộ TTTT năm ấy phải rút bỏ lệnh chỉ phản văn hóa của chính quyền, đánh dấu thắng lợi đầu tiên của tiếng nói dân sự hướng tới một thái độ hành xử nhân văn hơn cho người cầm quyền hiện hành. Còn phong trào kiến nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì đã thu hút được sự đồng tình của hàng chục nghìn người ký tên, trong đó có không ít những trí thức tên tuổi từng suốt một đời đi theo Đảng. Hiện trạng thua lỗ trầm trọng và phá hoại môi trường, phá hoại an ninh, phá hoại nền văn hóa độc đáo của các cộng đồng thiểu số cư ngụ lâu đời trên “mái nhà Đông Dương”, do khai thác bauxite bằng mọi giá ở Tân Rai và Nhân Cơ gây ra, đã được các nhà khoa học hàng đầu, thông qua báo chí nhà nước phản ánh tường tận, như những lời cảnh báo rất nghiêm, đồng thời đánh dấu một nỗi bức xúc chỉ ngày càng dâng cao chứ không thuyên giảm. Tất cả, đều cho thấy sự xác đáng trong chủ kiến và hành động của tôi.
Tôi tôn trọng lập trường đối nghịch của ông Nguyễn Văn Hoàn còn với một tinh thần cởi mở, đàng hoàng, trong khu xử với nhau. Xin dẫn ra một việc có thể làm chứng cho sự trước sau như một cái tinh thần đó của mình. Năm 1992, tôi nẩy ra sáng kiến tổ chức cuộc hội thảo khoa học nhân 75 năm ngày ra đời tạp chí Nam phong do Phạm Quỳnh làm Chủ bút (1917-1992). Hơn hai năm trước, một thế hệ lãnh đạo mới của Viện Văn học lần đầu tiên đã được bầu lên bằng phiếu kín (trở về trước đều là chỉ định từ trên xuống và cũng rất tiếc đến các khóa sau việc bầu cử đúng nghĩa lại bị bỏ) – tôi được giữ chức danh Chủ tịch HĐKH Viện cũng là kết quả của phiếu bầu. Tôi đề xuất tổ chức hội thảo Nam phong là đứng trên cương vị này, được cả Viện trưởng, Viện phó và HĐKH Viện nhất trí tán thành. Tôi không thấy ai trong Viện phản đối, ngoại trừ ông Hoàn đáng lo hơn cả, bởi ông vẫn giữ quan điểm “Quỳnh Vĩnh đều là tội nhân của lịch sử”. Nhưng tại các cuộc sinh hoạt ở Ban và Viện, ngay khi tôi trực tiếp gặp hai ông bà để trình bày định hướng và chương trình hội thảo, dù vẫn phê phán Phạm Quỳnh gay gắt, ông không hề bày tỏ một ý kiến nào ngãng ra, nên tôi rất yên tâm. Cá nhân tôi chỉ nghĩ, tạo điều kiện cho học giả các trường đại học và các nơi đến trao đổi thật khách quan, về các mặt “công” và “tội” của một nhà văn hóa nổi tiếng như Phạm Quỳnh, nhất là từ góc độ học thuật vượt lên khỏi góc nhìn chính trị, là việc mà một trung tâm khoa học như Viện Văn học rất nên làm. Lời đề dẫn của tôi trước sau không chệch ra ngoài phương hướng do tôi và HĐKH thống nhất. Cả trong và ngoài Viện đều hưởng ứng viết bài rất đông. Vậy mà, bất ngờ đêm trước ngày hội thảo, có điện thoại từ cấp trên gọi xuống yêu cầu stop. Cuộc hội thảo vì thế đành phải bỏ dở.
Ai đúng ai sai? Tôi tin rằng công luận trong ngoài Viện đã, đang và sẽ còn phán xử. Chỉ muốn qua Anh gửi đến bạn đọc một lời tâm sự cuối cùng: rằng ngay trong những công việc chuyên môn có sự khác biệt không thể nhân nhượng về quan điểm, chưa bao giờ tôi làm một việc gì không phải với ông Nguyễn Văn Hoàn.
Xin cảm ơn Anh và quý bạn đọc.
25-7-18
Nguyễn Huệ Chi

"

https://vandoanviet.blogspot.com/2018/07/luoc-bay-nhung-su-that-khac-voi-bai-noi.html








7. Kiều Mai Sơn đưa tiếp vào ngày 23/7/2018, trên Fb. Mới biết đến cái chỗ ghi 911 trang, chú ý là mới thấy ghi vậy thôi nhé (còn nếu thấy luôn cả tập 911 trang nữa, đánh số từ 1 đến 911, thì mới kinh đây).

"



1/ Đây là bản thảo những trang đầu tiên tập Thơ văn Lý Trần viết tay. Góc trên cùng bên trái là bút tích nhà thơ Nam Trân. Cuối trang, có bút tích tổng cộng 911 trang, đánh số trang ngày 26/1/1969 tại ... (có lẽ là địa điểm Viện Văn học sơ tán). Chữ ký tắt tên của PGS Nguyễn Văn Hoàn.
(Điều này trùng khớp với những lời PGS Nguyễn Văn Hoàn kể cho tôi nghe vào ngày 20/4/2014:
"Còn bộ “Thơ văn Lý Trần” thì nhiều người làm. Sau này ông Huệ Chi có hơi lạm dụng công của mình ở trong đó. Ví dụ như những bài nghiên cứu đầu thì những ý chính và chỉ đạo là Huệ Chi chịu khó nghe và ghi chép của cụ Đặng Thai Mai với cụ Vân rồi viết thành bài.
Rồi việc dịch thì chính tay tôi đưa cho nhóm Huệ Chi mà làm chưa xong thì trong đó nhiều cụ làm lắm. Sau khi Huệ Chi trình bản thảo lên để đưa in thì những bản gốc cậu hủy đi.
Cái này tôi không nắm vững cụ Vân dịch bao nhiêu bài, cụ Đào Phương Bình dịch bao nhiêu bài nhưng công dịch phải nói đến 2 người, nếu hai người đó không dịch thì cũng tổ chức đưa những cụ khác dịch. Trong “Thơ văn Lý Trần” quyển 1, 2 quyển sau này Trần Nghĩa làm nhiều. Còn quyển đầu cụ Vân, cụ Bình làm nhiều. Sau dần dần biến thành cuốn của Huệ Chi").
2/ Hai cụ già Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình đã tổ chức được bản thảo 911 trang tức là không phải ít. Mà tập bản thảo này được bảo quản giữ gìn trong chiến tranh khi máy bay Mỹ ném bom từ năm 1967 - ít nhất là trước khi nhà thơ Nam Trân mất đến khi PGS Nguyễn Văn Hoàn đánh số trang năm 1969. Nó chỉ bị thất lạc, ém nhẹm và phi tang sau đó. Điều này hẳn Gs Nguyễn Huệ Chi rành hơn ai hết./.

"
https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/937742146412113




6.

Kiều Mai Sơn
1/ Mới đây, trong bài "Vài lời đáp lại ông Boristo Nguyen" đăng trên trang viet-studies, để trả lời bài viết "Thơ văn Lý - Trần – Nghĩ về “tư cách trí thức” (1) của GS. Nguyễn Huệ Chi" trên tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh số 502, tác giả Boristo Nguyen; (http://tuanbaovannghetphcm.vn/tho-van-ly-tran-nghi-ve-tu-c…/) thì GS Nguyễn Huệ Chi có hạ bút rằng:
"Chẳng hạn ngay mở đầu ông [Boristo Nguyen - KMS] đã trình ra mấy lời tôi “tự khoe khoang” làm độc giả mất cảm tình, mà mấy lời đó chỉ là phản ứng tức thời của tôi viết trên Facebook của ông Sơn Kiều Mai nhằm chống lại dụng tâm của ông Sơn Kiều Mai mượn miệng ông Nguyễn Văn Hoàn (không biết thật hay giả) nói những lời mạt sát tôi về tư cách nhà nghiên cứu".
Tôi thấy cần phải có mấy lời thưa lại cùng GS Nguyễn Huệ Chi trước những dòng trên để bạn đọc được tỏ tường và GS Nguyễn Huệ Chi rộng lòng soi xét xem đây là chuyện thật hay giả.
Tôi công bố đầy đủ hơn, rộng rãi hơn cuộc trò chuyện với PGS Nguyễn Văn Hoàn xung quanh con người GS Nguyễn Huệ Chi. Tôi được nghe sao thì chép lại vậy chứ không có thêm mắm, thêm muối gì. Đây là một phần trong cuộc trò chuyện tôi ghi trong Nhật ký ngày 20/4/2014.
Tôi cũng xin nói rõ là Nhật ký ngày 20/4/2014 được tôi gỡ lại từ file ghi âm vì thế độ chính xác đến từng câu.
 
2/ Trước hết xin phác nhanh đôi dòng về tiểu sử PGS Nguyễn Văn Hoàn để bạn đọc được biết.
PGS Nguyễn Văn Hoàn nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn học (1980 – 1988), là thủ trưởng của GS Nguyễn Huệ Chi.
PGS Nguyễn Văn Hoàn sinh ngày 26/6/1931 tại xã Bắc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông qua đời ngày 17/6/2015 tại Hà Nội sau chuyến công tác từ Bắc Kinh về nước, hưởng thọ 85 tuổi.
Nguyễn Văn Hoàn tốt nghiệp Trường Dự bị Đại học Liên khu IV rồi Trường Sư phạm Cao cấp (1952 – 1953). Từ năm 1954 đến năm 1959, ông tham gia giảng dạy Văn học tại trường cấp 3 Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên), Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương, Trường ĐHSP Hà Nội (1959 – 1962). Từ năm 1962, 1ông về công tác tại Viện Văn học, làm việc tại Phòng Văn học Việt Nam cổ cận đại (1962-1980), Phó Viện trưởng (1980-1988); Nghiên cứu viên cao cấp từ 1993 và nghỉ hưu năm 1999.
PGS Nguyễn Văn Hoàn là con rể GS Đặng Thai Mai (1902 – 1984), người bạn đời của ông là GS Đặng Thanh Lê (1932 – 2016), chuyên gia về Lịch sử Văn học trung đại và Truyện Kiều, Giám đốc Trung tâm Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội.
Tôi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội, được tiếp xúc, làm việc với GS Đặng Thanh Lê và PGS Nguyễn Văn Hoàn từ năm 2006 nên tôi vẫn xưng gọi ông bà là thầy cô.
Năm 2014, tôi có đề nghị với PGS Nguyễn Văn Hoàn cho phép tôi ghi chuyện (tôi không dùng từ phỏng vấn) ĐỜI & NGHỀ của thầy. Thầy đồng ý, song hẹn tôi để đến hết năm 2015, khi ấy hoàn thành tổ chức kỷ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du - mà thầy là Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam đang phải làm nhiều việc. Tiếc rằng ngày 17/6/2015 thầy ra đi đột ngột. Hai thầy trò chưa thực sự bắt đầu công việc.
Tuy nhiên, trước năm 2014 và xen giữa các tháng đến tháng 6 năm 2015, thi thoảng có việc tôi cần hỏi thầy, hoặc thầy cần tư liệu, thì tôi có vài lần được thầy cho gọi đến nhà. Thời gian này, thầy Hoàn và cô Lê đã cao tuổi, nhà không có người giúp việc, nhưng vẫn có những cán bộ trẻ trong trường ĐHSP Hà Nội tới giúp những việc chuyên môn. Người tôi hay gặp là Đặng Thế Anh khi đó là giáo viên của Trung tâm Việt Nam học. Ảnh kèm bài này do bạn Đặng Thế Anh chụp giúp tôi.
Dưới đây, tôi công bố toàn bộ phần trò chuyện của PGS Nguyễn Văn Hoàn về GS Nguyễn Huệ Chi ngày 20/4/2014 tại nhà riêng.
3/ Nhật ký - 10h, ngày 20/4/2014: PGS Nguyễn Văn Hoàn

Thầy cô mới đi Úc về.

PGS Nguyễn Văn Hoàn: Tôi có nhờ Nguyễn Bá Cường [hiện nay là Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm – KMS] tìm giúp cho cuốn “Kim Vân Kiều truyện” do cụ Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Khắc Hanh dịch, do Nguyễn Đăng Na hiệu đính [Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2008 – KMS]. Tôi có nghe nói ông Nguyễn Đình Chú phản ứng là cho rằng Na không hiểu Hán cổ bằng ông bố vợ mình. Tôi có 1 bản gốc in ro-ne-o, sau tôi có cho Nguyễn Hữu Sơn [hiện nay là Phó Viện trưởng – KMS] ở Viện Văn học cho Nhà xuất bản Hải Phòng in.
KMS: Em có thắc mắc, trong bản in lần đầu năm 1959, đề: Nguyễn Khắc Hanh – Nguyễn Đức Vân dịch, sau này bản in 1962 cũng ghi như vậy. Chỉ đến bản in ở Hải Phòng năm 1994 của Nguyễn Hữu Sơn mới thấy đề Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Khắc Hanh dịch. Từ đó bản in Nhà xuất bản ĐHSP cũng vẫn đề như bản in 1994.
PGS Nguyễn Văn Hoàn: Có lẽ bản gốc của Viện Văn học đúng hơn. Bởi vì thế này, hồi trước mà dịch thơ chữ Hán Nguyễn Du là cụ Hanh dịch. Ví dụ như tập “Thơ chữ Hán Nguyễn Du” đầu tiên mỏng mỏng in mà có cụ Bùi Kỷ, Phan Võ tham gia. Các cụ Bùi Kỷ, Phan Võ là Phó bảng nên đề tên to hơn, kỳ thực là cụ Hanh làm. Các cụ ngày xưa họ không giành nhau, họ nhường nhau là khác. Có lẽ cụ Hanh dịch nhiều hơn cụ Nguyễn Đức Vân. Sau này thì cụ Nguyễn Đức Vân lại tẩn mẩn làm nhiều thứ khác. Ví dụ sau này cuốn “Tài liệu thư mục về các tác phẩm Văn học Việt Nam” [xem ảnh đính kèm – KMS] là cụ Vân làm mà ở Viện Văn học có in được đâu.
Còn bộ “Thơ văn Lý Trần” thì nhiều người làm. Sau này ông Huệ Chi có hơi lạm dụng công của mình ở trong đó. Ví dụ như những bài nghiên cứu đầu thì những ý chính và chỉ đạo là Huệ Chi chịu khó nghe và ghi chép của cụ Đặng Thai Mai với cụ Vân rồi viết thành bài. Rồi việc dịch thì chính tay tôi đưa cho nhóm Huệ Chi mà làm chưa xong thì trong đó nhiều cụ làm lắm. Sau khi Huệ Chi trình bản thảo lên để đưa in thì những bản gốc cậu hủy đi. Cái này tôi không nắm vững cụ Vân dịch bao nhiêu bài, cụ Đào Phương Bình dịch bao nhiêu bài nhưng công dịch phải nói đến 2 người, nếu hai người đó không dịch thì cũng tổ chức đưa những cụ khác dịch. Trong “Thơ văn Lý Trần” quyển 1, 2 quyển sau này Trần Nghĩa làm nhiều. Còn quyển đầu cụ Vân, cụ Bình làm nhiều. Sau dần dần biến thành cuốn của Huệ Chi. Thành ra Việt kiều bên Pháp cứ coi trọng Huệ Chi, coi như là nhà Hán học... Chuyện đấy cũng khó làm chi li mà cũng chả cần làm chi li. Sau đó ông Chú có cãi cọ và viết thành bài trên mạng.
Tính Huệ Chi thì tôi không muốn đôi co. Tính về tuổi ông ấy ít tuổi hơn tôi. Về Viện Văn học ông ấy cũng về sau tôi. Rồi còn làm tổ viên của tôi. Sau này ông làm ra lắm chuyện thì kệ ông ấy. Ví dụ, ông ấy có viết bài về Trần Thanh Mại, tôi có viết bài trên Tạp chí Văn học ấy, trong đó ông Huệ Chi trình bày ông Trần Thanh Mại như người tri kỷ, chí cốt với ông ấy và ông ấy cũng giúp đỡ ông Trần Thanh Mại. Tôi biết một cách khách quan, Trần Thanh Mại ở Viện Văn học viết chữ Hán nhờ vào Kiều Thu Hoạch. Khi đó Kiều Thu Hoạch đã giỏi chữ Hán rồi, Huệ Chi còn chưa biết chữ Hán. Cho nên ông Mại cũng chưa coi Huệ Chi là cái gì. Khi đó ông Trần Thanh Mại là tổ trưởng, tôi là tổ phó. Khi đó là tổ Cổ – Cận. Ban đầu là tổ Cổ – Cận – Dân do ông Vũ Ngọc Phan làm tổ trưởng. Sau mới cắt Dân gian ra đứng riêng.
Cũng không vạch đời tư ông Huệ Chi nhưng cậu quay quắt, láu cá. Ví dụ có 1 bài cậu trả lời trên báo, cậu nói 1 cách tự hào là cả gia đình cậu không ai vào Đảng cả, không ai đảng viên cả và lấy điều không đảng viên là cái vinh quang trong thế giới tự do. Chính cậu đó muốn vào Đảng lắm. Cậu làm đơn xin vào Đảng. Ở Viện, Huệ Chi công tác lâu năm, nó có tha thiết vào Đảng thì cũng chấp nhận, tổ Đảng đồng ý. Hai người giới thiệu là bà Băng Thanh [tức PGS.TS Trần Thị Băng Thanh – KMS] và tôi. Băng Thanh là người giới thiệu thứ hai, còn tôi làm việc với Huệ Chi lâu thì tôi là người giới thiệu thứ nhất. Ra chi bộ nó bác thẳng thừng: Tư cách như thế này chưa được. Hai người giới thiệu bọn tôi phải đề nghị xin rút lui lần sau để bồi dưỡng thêm. Và lần sau không bao giờ xảy ra nữa.
Còn như ông bố của Huệ Chi là người trung thực thôi. Nhưng nói ông ấy không thèm vào Đảng là không đúng. Ông [tức GS Nguyễn Đổng Chi (1915 – 1984) – KMS] cũng xin vào Đảng nhưng người ta không kết nạp dù người ta vẫn trọng thị ông là một trí thức làm việc nghiêm túc. Huệ Chi nó cứ quay quắt trong thời tiết chính trị hiện nay.
**
*
Còn những nội dung khác thầy Hoàn chia sẻ và nhận xét về Phạm Quỳnh - Nam Phong tạp chí, về Luận văn Nhã Thuyên, về bài viết Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ... song không nằm trong phạm vi trao đổi của bài viết này./.


Kiều Mai Sơn (Hà Nội)

Ghi chú: Tôi gửi kèm theo tài liệu
Chứng từ PGS Nguyễn Văn Hoàn trả tiền dịch các tài liệu Hán Nôm của Viện Văn học cho các cụ Lê Thước, Nguyễn Đức Vân, Phạm Phú Tiết, Cao Xuân Huy, Cung Khắc Hoan… trong đó có “Thơ văn Lý – Trần” (năm 1967 – 1968) mà hiện tôi đang lưu giữ.
Tài liệu “Thư mục chữ Hán Việt Nam” của cụ Nguyễn Đức Vân (1900 – 1974).
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 30-6-18
http://www.viet-studies.net/KieuMaiSon_v_NguyenHueChi.html






.




NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH - TRAO ĐỔI

10/07/2018
1. Mới đây, trong bài “Vài lời đáp lại ông Boristo Nguyen” đăng trên Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, số 504, ra ngày 28/6/2018, để trả lời bài viết “Thơ văn Lý – Trần – Nghĩ về “tư cách trí thức” (1) của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi” trên Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 502, tác giả Boristo Nguyen; thì Giáo sư Nguyễn Huệ Chi có hạ bút rằng:
“Chẳng hạn ngay mở đầu ông [Boristo Nguyen – KMS] đã trình ra mấy lời tôi “tự khoe khoang” làm độc giả mất cảm tình, mà mấy lời đó chỉ là phản ứng tức thời của tôi viết trên Facebook của ông Sơn Kiều Mai nhằm chống lại dụng tâm của ông Sơn Kiều Mai mượn miệng ông Nguyễn Văn Hoàn (không biết thật hay giả) nói những lời mạt sát tôi về tư cách nhà nghiên cứu”.
Tôi thấy cần phải có mấy lời thưa lại cùng Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trước những dòng trên để bạn đọc được tỏ tường và Giáo sư Nguyễn Huệ Chi rộng lòng soi xét xem đây là chuyện thật hay giả.
Tôi công bố đầy đủ hơn, rộng rãi hơn cuộc trò chuyện với Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn xung quanh con người Giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Tôi được nghe sao thì chép lại vậy chứ không có thêm mắm, thêm muối gì. Đây là một phần trong cuộc trò chuyện tôi ghi trong Nhật ký ngày 20/4/2014.
So-505--May-loi-thua-lai-cung-Giao-su-Nguyen-Hue-Chi---Anh-6
Tác giả Kiều Mai Sơn và Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn tại nhà riêng. (Ảnh: Đặng Thế Anh).
Tôi cũng xin nói rõ là Nhật ký ngày 20/4/2014 được tôi gỡ lại từ file ghi âm vì thế độ chính xác đến từng câu. Nếu Giáo sư Nguyễn Huệ Chi có nhu cầu, tôi sẽ gửi tặng ông trích đoạn Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn nói về cá nhân ông.
2. Trước hết xin phác nhanh đôi dòng về tiểu sử Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn để bạn đọc được biết.
Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn học (1980 – 1988), là thủ trưởng của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi.
Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn sinh ngày 26/6/1931 tại xã Bắc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông qua đời ngày 17/6/2015 tại Hà Nội sau chuyến công tác từ Bắc Kinh về nước, hưởng thọ 85 tuổi.
Nguyễn Văn Hoàn tốt nghiệp Trường Dự bị Đại học Liên khu IV rồi Trường Sư phạm Cao cấp (1952 – 1953). Từ năm 1954 đến năm 1959, ông tham gia giảng dạy Văn học tại trường cấp 3 Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên), Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương, Trường ĐHSP Hà Nội (1959 – 1962). Từ năm 1962, ông về công tác tại Viện Văn học, làm việc tại Phòng Văn học Việt Nam cổ cận đại (1962 – 1980), Phó Viện trưởng (1980 – 1988); Nghiên cứu viên cao cấp từ 1993 và nghỉ hưu năm 1999.
Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn là con rể Giáo sư Đặng Thai Mai (1902 – 1984), người bạn đời của ông là Giáo sư Đặng Thanh Lê (1932 – 2016), chuyên gia về Lịch sử Văn học trung đại và Truyện Kiều, Giám đốc Trung tâm Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội.
Tôi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội, được tiếp xúc, làm việc với Giáo sư Đặng Thanh Lê và Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn từ năm 2006 nên tôi vẫn xưng gọi ông bà là thầy cô. 
Năm 2014, tôi có đề nghị với Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn cho phép tôi ghi chuyện (tôi không dùng từ phỏng vấn) ĐỜI & NGHỀ của thầy. Thầy đồng ý, song hẹn tôi để đến hết năm 2015, khi ấy hoàn thành tổ chức kỷ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du – mà thầy là Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam đang phải làm nhiều việc. Tiếc rằng ngày 17/6/2015 thầy ra đi đột ngột. Hai thầy trò chưa thực sự bắt đầu công việc.
So-505--May-loi-thua-lai-cung-Giao-su-Nguyen-Hue-Chi---Anh-7
Chứng từ PGS. Nguyễn Văn Hoàn trả tiền dịch các tài liệu Hán Nôm của Viện Văn học cho các cụ Lê Thước,
Nguyễn Đức Vân, Phạm Phú Tiết, Cao Xuân Huy, Cung Khắc Hoan… trong đó có “Thơ văn Lý – Trần”
(1967 – 1968) mà hiện tôi đang lưu giữ
Tuy nhiên, trước năm 2014 và xen giữa các tháng đến tháng 6/2015, thi thoảng có việc tôi cần hỏi thầy, hoặc thầy cần tư liệu, thì tôi có vài lần được thầy cho gọi đến nhà. Thời gian này, thầy Hoàn và cô Lê đã cao tuổi, nhà không có người giúp việc, nhưng vẫn có những cán bộ trẻ trong Trường ĐHSP Hà Nội tới giúp những việc chuyên môn. Người tôi hay gặp là Đặng Thế Anh khi đó là giáo viên của Trung tâm Việt Nam học. Ảnh kèm bài này do bạn Đặng Thế Anh chụp giúp tôi. 
Dưới đây, tôi công bố toàn bộ phần trò chuyện của Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn về Giáo sư Nguyễn Huệ Chi ngày 20/4/2014 tại nhà riêng.
3. Nhật ký – 10h, ngày 20/4/2014: Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn. Thầy cô mới đi Úc về.
Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn: Tôi có nhờ Nguyễn Bá Cường [hiện nay là Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm – KMS] tìm giúp cho cuốn “Kim Vân Kiều truyện” do cụ Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Khắc Hanh dịch, do Nguyễn Đăng Na hiệu đính [Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2008 – KMS]. Tôi có nghe nói ông Nguyễn Đình Chú phản ứng là cho rằng Na không hiểu Hán cổ bằng ông bố vợ mình. Tôi có 1 bản gốc in roneo, sau tôi có cho Nguyễn Hữu Sơn [hiện nay là Phó Viện trưởng – KMS] ở Viện Văn học cho Nhà xuất bản Hải Phòng in.
KMS: Em có thắc mắc, trong bản in lần đầu năm 1959, đề: Nguyễn Khắc Hanh – Nguyễn Đức Vân dịch, sau này bản in 1962 cũng ghi như vậy. Chỉ đến bản in ở Hải Phòng năm 1994 của Nguyễn Hữu Sơn mới thấy đề Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Khắc Hanh dịch. Từ đó bản in Nhà xuất bản ĐHSP cũng vẫn đề như bản in 1994.
PGS Nguyễn Văn Hoàn: Có lẽ bản gốc của Viện Văn học đúng hơn. Bởi vì thế này, hồi trước mà dịch thơ chữ Hán Nguyễn Du là cụ Hanh dịch. Ví dụ như tập “Thơ chữ Hán Nguyễn Du” đầu tiên mỏng mỏng in mà có cụ Bùi Kỷ, Phan Võ tham gia. Các cụ Bùi Kỷ, Phan Võ là Phó bảng nên đề tên to hơn, kỳ thực là cụ Hanh làm. Các cụ ngày xưa họ không giành nhau, họ nhường nhau là khác. Có lẽ cụ Hanh dịch nhiều hơn cụ Nguyễn Đức Vân. Sau này thì cụ Nguyễn Đức Vân lại tẩn mẩn làm nhiều thứ khác. Ví dụ sau này cuốn “Tài liệu thư mục về các tác phẩm Văn học Việt Nam” [xem ảnh đính kèm – KMS] là cụ Vân làm mà ở Viện Văn học có in được đâu.
So-505--May-loi-thua-lai-cung-Giao-su-Nguyen-Hue-Chi---Anh-8
Tài liệu “Thư mục chữ Hán Việt Nam” của cụ Nguyễn Đức Vân (1900 – 1974).
Còn bộ “Thơ văn Lý – Trần” thì nhiều người làm. Sau này ông Huệ Chi có hơi lạm dụng công của mình ở trong đó. Ví dụ như những bài nghiên cứu đầu thì những ý chính và chỉ đạo là Huệ Chi chịu khó nghe và ghi chép của cụ Đặng Thai Mai với cụ Vân rồi viết thành bài. Rồi việc dịch thì chính tay tôi đưa cho nhóm Huệ Chi mà làm chưa xong thì trong đó nhiều cụ làm lắm. Sau khi Huệ Chi trình bản thảo lên để đưa in thì những bản gốc cậu hủy đi. Cái này tôi không nắm vững cụ Vân dịch bao nhiêu bài, cụ Đào Phương Bình dịch bao nhiêu bài nhưng công dịch phải nói đến 2 người, nếu hai người đó không dịch thì cũng tổ chức đưa những cụ khác dịch. Trong “Thơ văn Lý – Trần” quyển 1, 2 quyển sau này Trần Nghĩa làm nhiều. Còn quyển đầu cụ Vân, cụ Bình làm nhiều. Sau dần dần biến thành cuốn của Huệ Chi. Thành ra Việt kiều bên Pháp cứ coi trọng Huệ Chi, coi như là nhà Hán học… Chuyện đấy cũng khó làm chi li mà cũng chả cần làm chi li. Sau đó ông Chú có cãi cọ và viết thành bài trên mạng.
Tính Huệ Chi thì tôi không muốn đôi co. Tính về tuổi ông ấy ít tuổi hơn tôi. Về Viện Văn học ông ấy cũng về sau tôi. Rồi còn làm tổ viên của tôi. Sau này ông làm ra lắm chuyện thì kệ ông ấy. Ví dụ, ông ấy có viết bài về Trần Thanh Mại, tôi có viết bài trên Tạp chí Văn học ấy, trong đó ông Huệ Chi trình bày ông Trần Thanh Mại như người tri kỷ, chí cốt với ông ấy và ông ấy cũng giúp đỡ ông Trần Thanh Mại. Tôi biết một cách khách quan, Trần Thanh Mại ở Viện Văn học viết chữ Hán nhờ vào Kiều Thu Hoạch [tức GS.TS Kiều Thu Hoạch, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian – KMS]. Khi đó Kiều Thu Hoạch đã giỏi chữ Hán rồi, Huệ Chi còn chưa biết chữ Hán. Cho nên ông Mại cũng chưa coi Huệ Chi là cái gì. Khi đó ông Trần Thanh Mại là tổ trưởng, tôi là tổ phó. Khi đó là tổ Cổ – Cận. Ban đầu là tổ Cổ – Cận – Dân do ông Vũ Ngọc Phan làm tổ trưởng. Sau mới cắt Dân gian ra đứng riêng.
Cũng không vạch đời tư ông Huệ Chi nhưng cậu quay quắt, láu cá. Ví dụ có 1 bài cậu trả lời trên báo, cậu nói một cách tự hào là cả gia đình cậu không ai vào Đảng cả, không ai đảng viên cả và lấy điều không đảng viên là cái vinh quang trong thế giới tự do. Chính cậu đó muốn vào Đảng lắm. Cậu làm đơn xin vào Đảng. Ở Viện, Huệ Chi công tác lâu năm, nó có tha thiết vào Đảng thì cũng chấp nhận, tổ Đảng đồng ý. Hai người giới thiệu là bà Băng Thanh [tức PGS.TS Trần Thị Băng Thanh – KMS] và tôi. Băng Thanh là người giới thiệu thứ hai, còn tôi làm việc với Huệ Chi lâu thì tôi là người giới thiệu thứ nhất. Ra chi bộ nó bác thẳng thừng: Tư cách như thế này chưa được. Hai người giới thiệu bọn tôi phải đề nghị xin rút lui lần sau để bồi dưỡng thêm. Và lần sau không bao giờ xảy ra nữa.
Còn như ông bố của Huệ Chi là người trung thực thôi. Nhưng nói ông ấy không thèm vào Đảng là không đúng. Ông [tức GS Nguyễn Đổng Chi (1915 – 1984) – KMS] cũng xin vào Đảng nhưng người ta không kết nạp dù người ta vẫn trọng thị ông là một trí thức làm việc nghiêm túc. Huệ Chi nó cứ quay quắt trong thời tiết chính trị hiện nay.
*
Còn những nội dung khác thầy Hoàn chia sẻ và nhận xét về Phạm Quỳnh – Nam Phong tạp chí, về Luận văn Nhã Thuyên, về bài viết Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ… song không nằm trong phạm vi trao đổi của bài viết này.

Kiều Mai Sơn
(Hà Nội)
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 505
http://tuanbaovannghetphcm.vn/may-loi-thua-lai-cung-giao-su-nguyen-hue-chi-so-505/


5.

Hôm nay ngày 14/7 tức là Cát-tó-duy-ê, quốc khánh ông Phú-lãng-sa thì phải? Giờ Việt Nam lúc này là sắp 23h. Giờ Mẽo chắc mới bình minh. Còn giờ anh Diêm Vương làm việc thì chả rõ.
1/ Tôi không có nhu cầu quan tâm đến cái bộ Thơ văn Lý Trần. Có vài lý do. Đầu tiên phải nói rõ là tôi chả quan tâm và cũng chả cần biết nó là gì, dù tôi vẫn cứ phải học và đã học qua những ông cụ Lý Công Uẩn với Thiên đô chiếu - tôi có thể thuộc phiên âm như cháo chảy kiểu "Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ"; hay cái đoạn Thăng Long ở thế "long bàn hổ cứ" mà các chuyên gia giải thích toát mồ hôi hột, chả bằng đồng chí Nê Văn Nan nói trên truyền hình có mấy chữ đầy tính giai cấp: Địa bàn của rồng, căn cứ của hổ... Hay như tôi dốt nát thuộc loại nhất khoá của khoa văn sư phạm thời tôi học thì cũng thuộc "Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma" do ông cụ Đặng Dung viết trong Cảm hoài.
Cái năm 2008, lúc Gs Nguyễn Đình Chú viết trên Talawas (do chị Phạm Thị Hoài phụ trách) bài Cuộc đối đáp với ông Nguyễn Huệ Chi về Thơ văn Lý Trần. Tôi biết tính cụ Chú vốn xuề xoà, nhân ái, cụ nói vậy là xong, rồi cũng cho qua vì cụ đâu có tranh giành gì quyền tác giả cho nhạc phụ đại nhân là cụ Nguyễn Đức Vân đâu. Cụ Chú đã có vài lần nói với tôi câu chuyện Vua nước Sở mất cung, người nước Sở được.
Quả nhiên ít ngày sau tôi đến chơi, cụ Chú kể: - Hôm đám tang ông Đặng Đức Siêu, ông Huệ Chi có đến viếng. Thấy mình, nghỉ chủ động lại bắt tay và nói xin lỗi mình. Mình thấy chuyện đến đây là dừng lại ông Sơn ạ. Vua nước Sở mất cung, người nước Sở được, có mất đi đâu.
2/ Tính cụ Chú là vậy, luôn bao dung, xuề xoà. Chả thế mà hồi cụ Đặng Thanh Lê còn, ngay từ năm 2007 đã đe tôi: - Anh Chú là người uyên bác nhưng hơi dễ dãi, cảm tính. Em làm việc với tôi sẽ khác với anh Chú một trời một vực đấy.
Nhắc lại để thấy rằng tôi chả quan tâm đến Thơ văn Lý Trần làm gì nhưng rồi qua câu chuyện kể của các bậc đại thụ cây đa cây đề trong làng nghiên cứu văn học câu chuyện lùm xùm xung quanh đấy cứ đến với tôi.
Cụ Nguyễn Văn Hoàn trước khi mất có kể cho tôi nghe về Thơ văn Lý Trần. Cụ Vũ Đức Phúc có vài câu đánh giá về Gs Nguyễn Huệ Chi đã phê rất nặng 4 chữ VÔ QUÂN VÔ PHỤ (cùng nghe với tôi lần thứ 2, cuối năm 2014 còn có PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn - Phó Viện trưởng Viện Văn học) tại nhà riêng trong ngõ nhỏ phố Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Hà Nội.
3/ Vừa qua, tôi đã công bố một chút tư liệu liên quan đến Thơ văn Lý Trần. Nay tôi công bố tiếp một vài tư liệu khác. Đương nhiên chưa phải là hết. Sẽ vẫn còn nữa. Điều tôi muốn nhắn nhủ rằng: Hậu nhân hưởng thành quả của tiền nhân mà ngồi xổm lên mặt các cụ để cướp công thì sớm hay muộn cũng sẽ bị bóc mẽ. Người đã chết rồi thì không cãi được người còn sống đang đóng vai nhân chứng song thời gian là thứ cường toan cực mạnh nó sẽ xối rã những thứ giả dối mà con người ta muốn nguỵ tạo. Cái lớp bả ma-tít ấy dẫu có đẹp đẽ đến mấy thì cũng rời khỏi bức tường sự thật!
Tôi xin kính tặng tư liệu này đến gia đình cụ Nguyễn Đức Vân và cụ Đào Phương Bình là 2 người dịch chủ yếu trong Thơ văn Lý Trần!
P/s: Các cụ chủ biên Từ điển Văn học thì phàn nàn rằng cái tay này có cái "bệnh" xoá tên người khác hoặc móc thêm cái tên mình vào với tên người khác. Ai coi cả 2 bộ Từ điển Văn học (bộ cũ 1983-1984 và bộ mới 2004) là thấy rõ./.







https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/929257233927271



4.

"


Boristo Nguyen Cám ơn Son Kieu Mai. Mình chính là cháu cụ Nguyễn Đức Vân. Mình vẫn đang còn nợ bài trả lời giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Chưa trả lời ngay được vì dạo này ở Nga đang WC, tính ham vui mà chẳng mấy khi Nga có lễ hội bóng đá vui như những ngày này. Hơn nữa, người quen sang nhiều, cũng phải đi chơi, điếu đóm tí chut vì chẳng mấy khi bạn bè sang. Mình cũng không muốn trong cái không khí đem lại nhiều năng lượng, cảm xúc positive lại phải chen vào những thứ negative này nọ. Điều đó, không có nghĩa câu chuyện sẽ không tiếp tục, mình sẽ bỏ qua chuyện này (mà ngày trước hay thậm chí 1 năm trước đây mình đã muốn bỏ qua nhưng gs NHC đã không biết điều, buộc mình phải làm đến nơi đến chốn).
Sự thật có che đậy thế nào rồi cũng phải có lúc hiện ra nguyên hình!


"
https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/929257233927271



3.

1/ Tôi được gặp Gs Đặng Thanh Lê và PGS Nguyễn Văn Hoàn từ năm 2006. Cho đến ngày thầy cô rời cõi tạm thì cũng tròn 10 năm. Trong 10 năm ấy, thời gian được làm việc nhiều với thầy Hoàn là từ năm 2011 đến năm 2014. Khi đấy, tôi đã cứng cáp trong làng báo với những bài viết phản biện về tư liệu.
Đồng thời, khi ấy tôi còn "giúp việc" PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn bản thảo TRƯƠNG TỬU - TUYỂN TẬP VĂN HOÁ.
Thầy Hoàn là học trò Gs Trương Tửu cho nên nhiều việc thầy kể cho tôi nghe. Đan xen vào đó còn là chuyện đời, chuyện nghề. Những cuộc trao đổi, tranh luận, bút chiến về các vấn đề Phạm Quỳnh - Nam Phong tạp chí, Nhân văn Giai phẩm, Trần Thanh Mại, Luận văn Nhã Thuyên, đương đại quốc sư Vũ Khiêu & ông kỹ sư Xuân (không doctor, không tóc đỏ) sửa Truyện Kiều... thầy Hoàn đều kể cho tôi nghe và đưa quan điểm của riêng thầy.
2/ Nhân kể về cuộc tranh luận trong bài Trần Thanh Mại với Gs Nguyễn Huệ Chi, PGs Nguyễn Văn Hoàn chia sẻ rằng ông nể ông Huệ Chi dám đứng ra làm trang Boxit, chứ ông không dám làm. Nhưng riêng những tuyên bố về nhân sĩ ngoài Đảng của Gs Nguyễn Huệ Chi thì PGs Nguyễn Văn Hoàn nhận xét rằng đó mới là một nửa sự thật.
Theo lời kể của ông Hoàn thì ông Huệ Chi có viết đơn xin vào Đảng. Người đề xuất trước hết là bà Trần Thị Băng Thanh. Mới đây, ngày 13/6/2018, trao đổi trực tiếp với tôi tại nhà riêng, bà Băng Thanh cũng xác nhận bà muốn giới thiệu ông Huệ Chi vào Đảng để xoá đi dư luận lúc bấy giờ chê cười đảng viên yếu chuyên môn.
Ông Hoàn cho biết: Mình là cấp trên của ông Huệ Chi, mình cũng chẳng hẹp hòi gì, mình là giới thiệu một. Nhưng ra chi bộ thì họ không tán hành.
3/ Tiếp đó, PGs Nguyễn Văn Hoàn kể về việc có 2 cụ ở Viện Văn học nhiều lần viết đơn xin vào Đảng mà không được kết nạp. Đó là cụ Vũ Ngọc Phan và cụ Nguyễn Đổng Chi (thân sinh Gs Nguyễn Huệ Chi).
Cuối cùng, ông Tố Hữu phải xuống Viện Văn học, động viên 2 cụ đại ý rằng Trung ương Đảng ghi nhận công lao đóng góp và sự tiến bộ của 2 cụ nhưng 2 cụ cứ ở ngoài làm nhân sĩ cũng là làm nhiệm vụ Đảng giao cho 2 đồng chí lão thành!
Từ đó 2 cụ không còn viết đơn xin vào Đảng nữa.
4/ Trong 10 năm tiếp xúc và làm việc cùng thầy Hoàn cô Lê, tôi có lần cũng tranh luận trên mặt báo cùng thầy cô với bài viết: GS TRẦN VĂN GIÀU CÒN LÀ GIÁM ĐỐC TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC. Bài đăng trên Văn hoá Nghệ An online.
Phòng Công tác Chính trị trường ĐHSP Hà Nội thì đăng bài phản hồi của thầy cô trên Bản tin ĐHSP. Tôi biết thông tin muộn sau vài tháng Bản tin ra và cũng không muốn tranh luận tiếp vì thấy cán bộ nghiên cứu lịch sử trường ĐHSP Hà Nội không có năng lực, đi dựa vào 2 cụ già.
Không vì bài tranh luận đó mà tình cảm của thầy cô dành cho tôi giảm sút. Cô đi nước ngoài về vẫn có quà cho tôi. Có sách vở hay tài liệu gì tôi cần đều được thầy cô chia sẻ.
Còn khi đã vào các cuộc trao đổi tư liệu, tôi đều thưa trước với thầy Hoàn là cho phép tôi ghi âm lại. Thầy Hoàn đồng ý. Đó là nguyên tắc của tôi. Ngay cả cuộc trao đổi cùng PGS.TS Trần Thị Băng Thanh ngày 13/6/2018, tôi cũng thưa trước cho tôi được ghi hình làm tư liệu. Bà Băng Thanh đồng ý.
Bởi thế, mấy chữ ông Nguyễn Huệ Chi hạ bút trong Vài lời đáp lại ông Boristo Nguyen rằng "dụng tâm của ông Sơn Kiều Mai mượn miệng ông Nguyễn Văn Hoàn (không biết thật hay giả) nói những lời mạt sát tôi - NHC - về tư cách nhà nghiên cứu". Tôi nghĩ rằng ông Nguyễn Huệ Chi đã hơi vội vã kết luận.
Tôi làm việc gì cũng có tư liệu nhiều chiều. 
Tư liệu tôi cứ từ từ đưa ra. Không đi đâu phải vội. 
Nói như tên một cuốn sách của ông Dương Trung Quốc thì "Thời gian như thứ thuốc hiện hình", tôi sửa chút: Tư liệu như thứ thuốc hiện hình. Miễn sao như Nguyễn Du đã dạy: "Mà trong lẽ phải có người có ta".

Sự đỏng đảnh hay tráo trở trong phương pháp kiểu như ai đó lần đến nhà các Việt kiều như bà Phạm Thị Như Anh (bạn gái của Liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc) kinh doanh bên Đức và nhiều Việt kiều khác ngửa tay xin tiền với lý do về nước làm các công trình nghiên cứu nọ kia mà rồi tiền thì tiêu hết, sản phẩm thì không có, hẳn trong bụng trong dạ ai đó biết.
5/ Tôi xin dành tặng những bạn đọc quan tâm đến công trình Thơ văn Lý Trần một vài tư liệu liên quan đến các cụ Nguyễn Đức Vân, Phạm Phú Tiết, Đỗ Văn Hỷ... với nội dung về tài chính: nói nôm na là thanh toán tiền./






https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/914369598749368



2. Bài đáp lại của ông Nguyễn Huệ Chi



Nguyễn Huệ Chi

Tôi rất khâm phục ông thưa ông Boristo Nguyen, trong việc ông chuẩn bị rất bài bản bài viết này để hạ nhục tôi sát đất, bằng nhiều cách khôn khéo. Chẳng hạn ngay mở đầu ông đã trình ra mấy lời tôi “tự khoe khoang” làm độc giả mất cảm tình, mà mấy lời đó chỉ là phản ứng tức thời của tôi viết trên Facebook của ông Sơn Kiều Mai nhằm chống lại dụng tâm của ông Sơn Kiều Mai mượn miệng ông Nguyễn Văn Hoàn (không biết thật hay giả) nói những lời mạt sát tôi về tư cách nhà nghiên cứu. Tiếp đó ông trưng một cái hình mập mờ về bản khai lý lịch khoa học của tôi (nhưng lại cố tình ghi ở dưới là bút tích cụ Đào Phương Bình), để bạn đọc nhìn vào tưởng nhầm rằng mấy lời trên là ông trích từ lý lịch tự khai của cá nhân tôi, nhưng do cụ Đào Phương Bình sao chép (nghĩa là bảo đảm rất thật). Lắp hai mảnh ghép khác nhau lại như thế, nếu không phải là khôn khéo thì còn gì nữa, bởi những ai đã đọc vào bài ông đều đinh ninh rằng đấy là lời khai trong lý lịch, thì còn ai chịu đọc tiếp cái chú thích vắn tắt của ông ở dưới bài để hiểu cho được nguyên ủy vì sao tôi lại tự khoe mình với một người mà mình chưa bao giờ quen biết như ông Sơn Kiều Mai. Vâng, nếu quả tôi là con người kiêu căng, hợm hĩnh, thích huênh hoang trước mọi người kiểu ấy, thì ông làm như thế có thể nói là đạt rồi đấy. Tiếc thay tôi lại không phải là người như ông hình dung. Ông cứ tìm hiểu những ai từng quen biết tôi mà xem. Tôi nghĩ, nên xem xét người khác một cách cầu thị hơn và không định kiến, không cố ý tách câu này chữ nọ ra khỏi văn cảnh để đánh vào tâm lý người đọc, thì mới tìm ra sự thật, đó là điều cần cho con người nhân văn trong thế giới hôm nay.

Ông lại có đưa những lời của GS Nguyễn Đình Chú viết trên talawas nhiều năm trước để làm dẫn chứng tiếp về sự lúng túng chịu trận của tôi trước một chân lý khó chối cãi là cụ Nguyễn Đức Vân và cụ Đào Phương Bình là hai người khởi thảo bản dịch thơ văn Lý-Trần đầu tiên và tất nhiên đóng một vai trò đi đầu rất quan trọng trong bộ sách Thơ văn Lý-Trần. Tôi đã quyết không trả lời GS Chú ngay lúc ông ấy vừa đăng, dù rằng cô Phạm Thị Hoài và một số bạn bè đã rất muốn tôi trả lời. Xác nhận vị trí của hai dịch giả tiền bối thì đó là điều đã hiển nhiên trong cả 3 tập của bộ sách. Trong tập I, ngoài việc ghi tên hai cụ vào “nhóm biên soạn”, Lời nói đầucũng viết những dòng rất đúng đắn về công lao của hai cụ mà GS Nguyễn Đình Chú đã trích dẫn. Trong Tập III, tuy không viết vào Lời dẫn (tức lời nói đầu) nhưng tên hai cụ vẫn được ghi theo trình tự a, b, c trong “nhóm biên soạn”. Còn trong Tập II Quyển Thượng, tên hai cụ được ghi ở trang nhất trong “nhóm dịch thơ” mà không ghi ở trang hai, “nhóm soạn thảo”, bởi khi Hội đồng duyệt bộ sách gồm 13 thành viên họp và bỏ phiếu, có một thành viên trong Viện phát biểu rằng đặt như thế không trang trọng và cũng không đúng với thực tế, vì hai cụ là thế hệ làm trước, ở bản thảo đầu tiên, nay đã là bản thảo làm đi làm lại đến lần thứ mấy rồi. Vì thế thay cho việc đó, Lời nói đầu Tập II Quyển Thượng đã viết rõ như sau:

“Cũng như đối với các tập I và III, ở [Tập II] Quyển [Thượng] này tập thể soạn giả vẫn tích cực kế thừa các bản tuyển dịch thơ văn Lý-Trần do các nhà Hán học, nhà nghiên cứu, nhà thơ, như ĐINH VĂN CHẤP, NGÔ TẤT TỐ, NGUYỄN ĐỔNG CHI, NGUYỄN HỮU TIẾN, NGUYỄN LỢI, NGUYỄN TRỌNG THUẬT… đã làm từ trước Cách mạng, cũng như hai cụ NGUYỄN ĐỨC VÂN và ĐÀO PHƯƠNG BÌNH đã làm vài chục năm nay. Và trong quá trình biên soạn, ở mọi khâu công việc lớn hay nhỏ, đều có sự giúp đỡ, cộng tác mật thiết của các cụ, các đồng chí Trần Lê Văn, Đào Duy Anh, Lê Tư Lành, Khương Hữu Dụng, Trần Nghĩa, Nguyễn Cẩm Thúy, Tảo Trang, Phan Đại Doãn, Lê Hữu Nhiệm, Nguyễn Văn Lãng, Hoàng Lê, Ngô Thế Long, Nguyễn Văn Phát… Xin ghi nhận ở đây tình cảm biết ơn chân thành của tập thể soạn giả và của Viện chúng tôi” (tr. 9).


 
Hình chụp trang 9, Tập II Quyển Thượng

Đọc đi đọc lại Lời nói đầu Tập II Quyển Thượng này, tôi thấy viết như thế là tương đối nghiêm chỉnh, đặt hai cụ vào giữa lớp dịch giả tiền bối và lớp hiện tại là xác đáng, và không chỉ coi trọng các bậc tiền bối và hai cụ mà cũng không bỏ sót bất cứ ai chúng tôi đã từng tham vấn dù chỉ một điển cố hay một chữ, kể cả với các bạn ở nhóm Lý-Trần 2 như Trần Nghĩa, hoặc các bạn trước ở trong cùng nhóm biên soạn với mình mà lúc này đã đi sang cơ quan khác. Tất nhiên khi GS Nguyễn Đình Chú có ý không hài lòng về tên nhạc phụ của ông không có trong những người soạn thảo thì tôi đã cân nhắc lại, nhận lỗi mình sơ suất và hứa rằng nếu tái bản tôi và anh chị em lại sẽ đưa tên hai cụ vào vị trí đó, mặc dù thật ra như trên cũng đã đủ.

Tôi biết trả lời chừng ấy ông Boristo vẫn không đời nào thỏa mãn, vì ông coi bộ sách là một “đại án văn chương của thế kỷ XX” kia. Sau việc hạ nhục tôi về nhân cách thì đây mới là mục tiêu chính của ông. Ông có ý đổ riệt cho tôi cái tội tiếm danh, xóa tên hai cụ đi để bộ sách nghiễm nhiên là sách của tôi. Ừ thì cứ cho là tôi có ý đồ như vậy, nhưng đây có phải sách của riêng tôi đâu. Chúng tôi là hai nhóm biên soạn Thơ văn Lý-Trầnđược đích thân Viện trưởng ký quyết định thành lập, nằm trong Tổ văn học Cổ cận đại lúc bấy giờ, nếu tôi xóa tên hai cụ đi để nổi danh một mình thì vẫn còn 12 người nữa, biết xóa làm sao được? Vì vậy, phải trở lại một chút lý do vì sao thay vì một việc nhẹ nhàng hơn là đưa ngay bản thảo của hai cụ ra xuất bản, Viện lại phải tổ chức ra hai nhóm Lý-Trần trong khoảng 1968-1970 làm gì cho thêm rắc rối (làm mệt lũ trẻ chúng tôi và vô tình lại sinh chuyện về sau). Muốn thế, thì cần trích tiếp một đoạn trong Lời nói đầu Tập I, tiếp theo đoạn mà GS Nguyễn Đình Chú đã trích, mới giúp sáng tỏ thêm ít nhiều. Đoạn đó như sau:     
   
“Đến năm 1965 thì việc sưu tập cũng như việc phiên dịch [của hai cụ] bước đầu đã hoàn thành. Nhưng cũng vào thời gian đó, giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại trên miền Bắc. Các thư viện lớn đều đi sơ tán. Bộ phận Hán học của Viện lúc này tập trung vào nhiệm vụ đào tạo một lớp cán bộ Hán học trẻ tuổi. Công tác biên soạn đành tạm thời gác lại. Phải đến cuối năm 1968, vấn đề thơ văn Lý-Trần mới lại được tiếp tục đề ra. Do yêu cầu mới của công tác nghiên cứu, lúc bấy giờ, Viện nhận thấy cần đặt lại một cách hệ thống và toàn diện hơn việc khai thác di sản văn học Lý-Trần, tiếp tục tìm tòi bổ sung những tài liệu mới, cũng như đối chiếu, tra cứu lại tất cả những văn bản trước đây đã tuyển lựa. Có thế mới hy vọng cung cấp cho bạn đọc một tập tài liệu không đến nỗi quá tản mạn, nghèo nàn [HC nhấn mạnh].

“Từ yêu cầu nói trên, trong khoảng 1969-1970, hai nhóm biên soạn thơ văn Lý-Trần đã được thành lập. Nhóm 1 gồm các đồng chí Nguyễn Huệ Chi (nhóm trưởng), Đỗ Văn Hỷ, Trần Thị Băng Thanh, Hoàng Lê, Phạm Tú Châu, Ngô Thế Long, Nguyễn Văn Phát. Nhóm II gồm các đồng chí Trần Nghĩa (nhóm trưởng), Trần Lê Sáng, Tiên Sơn, Phạm Đức Duật, Đào Thái Tôn. Cả hai nhóm đã kế thừa bản thảo của các vị túc nho làm từ trước, khảo đính lại văn bản và phiên dịch tiếp những phần chưa dịch, đồng thời đi về các địa phương còn khả năng lưu trữ tài liệu Lý-Trần để tìm kiếm; nhờ đó đã kịp thời phát hiện được một số trường hợp sai dị hoặc lầm lẫn về tác giả tác phẩm vốn bắt nguồn trong các sách vở cũ, cũng như đã tìm thêm được ít nhiều văn bia, thư tín, thơ, phú có giá trị nằm lẫn lộn đó đây, chưa kịp sao chép, sưu tầm. Và cũng do vậy, bản thảo bộ sách lại phải kéo dài thêm một thời gian, cho đến hết năm 1974 mới tạm gọi là xong” (tr. 8).

Nói cho đúng, tập bản thảo này đã được Viện mời nhà thơ Nam Trân, Trưởng phòng Tư liệu và Thư viện, đứng ra chỉnh lý, nhưng ông chỉ mới dịch và sửa được hơn vài chục bài thì năm 1967 bị bạo bệnh qua đời. Lúc đầu GS Đặng Thai Mai quyết định chỉ thành lập một nhóm biên soạn thơ văn Lý-Trần do tôi làm nhóm trưởng. Tuy nhiên, sau hai năm đi điều tra điền dã cũng như tiến hành đọc sách trong Thư viện Khoa học, chúng tôi bị ngốt bởi một đống tư liệu quá bề bộn, thấy không thể nào kham nổi, bèn đề xuất lên Viện và được Viện trưởng cho lập thêm một nhóm thứ hai, nhận một phần bản thảo (Tập III) nhằm chia sẻ gánh nặng với chúng tôi. Mặt khác, nói là “năm 1974 mới tạm gọi là xong” nhưng trên thực tế thì năm đó chỉ mới xong Tập I (nhóm 1) và đưa duyệt được một phần Tập II và Tập III. Phải đến 1978 mới xong Tập III (nhóm 2), và mãi đến 1989 mới xong Tập II (nhóm 1). Và vì càng làm thì việc càng đẻ ra, văn bản càng phát hiện thêm nhiều nên lại nẩy sinh thêm một tập nữa, đành phải đổi Tập II thành Tập II Quyển Thượng để còn có tiếp Tập II Quyển Hạ. Mãi cho đến tận lúc tôi về hưu (2005) Quyển Hạ này mới duyệt trọn vẹn nhưng tôi đã kiên trì không cho in vì những mắc míu trong sắp xếp: có 21 bài thơ của Phạm Nhữ Dực (đều nằm chung trong Toàn Việt thi lục) không hiểu sao các cụ lại bỏ lại không dịch, lẽ ra đã phải đặt vào Tập III (in năm 1978). Có nhiều văn bia thời Lý và thịnh Trần nay mới phát hiện, lẽ ra đã phải đưa vào Tập I (in năm 1977) và Tập II Quyển Thượng (in năm 1989). Có tác giả Nguyễn Trung Ngạn với Giới Hiên thi tập phải loại bỏ đi hơn một phần ba vì đều là thơ của thế kỷ XVIII lẫn vào, phần còn lại cũng thuộc về Tập II Quyển Thượng. Có những tác giả như Trần Ích Tắc, Lê Trắc đều là “tội đồ của xã tắc” có nên đưa vào không, đưa thế nào cho thỏa đáng, mà chắc chắn cũng phải đặt vào Tập II Quyển Thượng vì họ sống cùng thời với thế hệ kháng Nguyên. Vân vân… Nếu nay cứ dồn tất cả vào Tập II Quyển Hạ thì trình tự khoa học bị phá vỡ mất còn gì.

Hãy đặt một vài câu hỏi để ông Boristo rõ: Ví thử cả hai nhóm biên soạn được thừa kế sẵn một tập bản thảo đã thật hoàn chỉnh thì công việc đâu phải kéo ra lâu như đã thấy, nhiều lắm in xong toàn bộ cũng chỉ một hai năm là cùng. Và nếu định tiếm danh thì làm theo cách in mau có ngay sản phẩm có khỏe hơn mà danh cũng dễ kiếm hơn không? Đằng này mỗi tập phải kéo dài trên dưới 10 năm, riêng nhóm chúng tôi thì kéo cho đến hết cuộc đời nghiên cứu, như thế là khổ nạn chứ danh đâu ở đó?

Mượn ý GS Chú, ông Boris Nguyen cho rằng với cái vốn 3 năm Trung văn tôi làm gì dịch được chữ Hán nếu không thừa hưởng thành quả của các cụ. Xin thưa, thừa kế những gì các cụ để lại là việc không có gì phải xấu hổ mà chối bỏ, nhưng nói rằng tôi chỉ có cái vốn 3 năm Trung văn thì nhầm. Tôi không trả lời GS Chú cũng vì nghĩ việc trả lời là thừa. Khi vào Khoa Ngữ văn ĐHTH năm 1956 tôi đã được học chuyên Trung văn suốt 3 năm. Tôi còn được học chữ Hán với thân phụ mình ở nhà. Vì thế vừa về Viện tôi đã được ông Trần Thanh Mại là Tổ trưởng giao cho đi sưu tầm và chép lại toàn bộ tài liệu chữ Hán về Nguyễn Trãi trong Thư viện Khoa học để nhờ cụ Nguyễn Văn Huyến dịch, sau đó biên soạn cuốn Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãixuất bản năm 1963, có phần so sánh giữa Việt sử thông giám cương mục và Đại Việt sử ký toàn thư (cuốn sau bấy giờ chưa dịch) của tôi. Sau khi tốt nghiệp thêm Đại học Hán học 4 năm (1972) chúng tôi đều đọc và dịch được chữ Hán cổ, tất nhiên là còn phải học hỏi rất nhiều mới mong theo chân các cụ.

Bây giờ xin nói vào vấn đề then chốt nhất mà ông Boristo Nguyen mong đợi: lại cũng cứ coi như tôi cố tình xóa tên các cụ để thay tên mình vào các bài thơ các cụ dịch, nếu đúng thế thì tôi dám nhận ngay. Khốn nỗi tôi lại là người kỹ tính đến độ một bài thơ do mình dịch ra bao giờ cũng nâng lên đặt xuống, xóa đi dịch lại nhiều lần. Phải hơi kỳ khu trong dùng chữ, phải hiện đại một chút trong biểu đạt mới chịu. Ông biết đấy, chỉ một việc dịch thơ đã làm khổ tôi đến thế thì đi nhận xằng những bài dịch mộc mạc chân chất của người sẽ còn khổ tôi đến thế nào(2). Huống nữa bộ sách là một công trình tập thể, lại do hai nhóm khác nhau phụ trách, chẳng lẽ tôi làm việc “chiếm đoạt” mà các bạn đồng nghiệp không biết, hay là các bạn đồng nghiệp của tôi cũng đều ngấm ngầm thông đồng với tôi? Cấu trúc Tập I chủ yếu là do chúng tôi dựng lên chứ các cụ không có thêm các triều đại trước đời Lý, nên hãy tạm để sau. Cụ thể ở Tập II Quyển Thượng, không nói những bài thơ đứng riêng, tôi chủ yếu nhận dịch tác phẩm Thượng sĩ ngữ lục chung với anh Đỗ Văn Hỷ, thì tác phẩm này bấy giờ các cụ đều chưa biết hoặc chưa coi trọng, bởi tác giả Trần Tung chưa ai biết tên. Cho nên chỉ có 4 bài thơ dịch của cụ Đào Phương Bình mà cụ tưởng đó là của Trần Quốc Tảng nên chỉ chọn có thế – là những bài thiên về cảm hứng nhàn của một nhà nho ảnh hưởng Lão Trang chứ không có một bài nào dịch phần thơ Thiền cả. Còn những cuốn danh tiếng hơn như Khóa hư lục, gồm 58 bài văn xen với thơ, thì tôi mời anh Đỗ Văn Hỷ và chị Trần Thị Băng Thanh đảm nhiệm. Nay nhìn vào thì thấy cụ Nguyễn Đức Vân có 6 bài dịch, cụ Đào Phương Bình 3 bài (trong đó có 1 bài gồm 4 bài gộp chung lại dưới một tiêu đề), ông Lê Hữu Nhiệm 3 bài (trong đó cũng có 1 bài gồm 40 bài tứ tuyệt gộp lại dưới một tiêu đề, dịch chung với Băng Thanh), Thiều Chửu 3 bài lấy từ bản dịch cũ, tôi dịch 1 bài và 1 bài dịch chung với Đỗ Văn Hỷ, còn lại đều là bản dịch của hai bạn Hỷ và Băng Thanh. Lại nữa, anh Hỷ là người có vốn Hán học uyên thâm nhất trong anh em, nên tôi mời anh dịch những tác phẩm dài và khó như văn bia. Soát kỹ lại phần văn bia khá phong phú ở cả hai tập thì thấy cụ Nguyễn Đức Vân chỉ dịch một bài văn bia Linh Xứng ca ngợi công lao Lý Thường Kiệt (mà anh Hỷ có xin chỉnh sửa lại cả văn và ý), là bài văn đã được GS Hoàng Xuân Hãn ca ngợi trong sách của ông; số còn lại phần lớn đều do anh Hỷ dịch. Tôi không tin có chuyện cụ Vân vốn dịch nhiều bài hơn mà anh Hỷ và chị Băng Thanh đã tự ý đoạt lấy rồi thay bằng tên của hai người. Chỉ có thể giải đáp là các cụ đã tuyển chọn khá ít văn học Phật giáo và rất ít văn bia. Các cụ không có điều kiện đi về địa phương để đọc văn bia. Còn chúng tôi thì đã về tận nơi có bia để dập bia và mang về dịch trực tiếp. Nhìn sang Tập III do nhóm anh Trần Nghĩa phụ trách cũng vậy. Cuốn Nam Ông mộng lục gồm 30 truyện, không thấy cụ Vân dịch bài nào mà chỉ một mình tên ký của anh Nghĩa. Anh Nghĩa đã làm cái việc soán danh chăng? Tôi tin chắc là không. Bởi vì cuốn Nguyễn Phi Khanh thi văn cũng trong tập ấy, tuyệt đại đa số do cụ Bình dịch, vẫn giữ nguyên tên dịch giả Đào Phương Bình.

Bên Tập III còn có một hiện tượng rất đáng chú ý: trong 415 đơn vị tác phẩm, thì có đến 145 đơn vị chỉ có dịch nghĩa, không có dịch thơ. Cụ Nguyễn Đức Vân dịch 26 bài ½ và cụ Đào Phương Bình dịch 86 bài ½ (chỉ những bài hai cụ ký tên chung mới tính mỗi cụ một nửa), cộng lại cũng chỉ mới có 113 bài thơ thôi. Nhóm dịch đã cố gắng dịch thêm và tìm kiếm thêm bản dịch cũ hoặc mời một vài người cùng dịch nhưng cũng chỉ thêm được 162 bài. Rõ ràng 145 bài để trống tức là 35% đơn vị tác phẩm của Tập III đã không có ai dịch ra thơ, tính từ thời các cụ cho đến thời anh em trẻ tiếp tục công việc. Nay nếu bỏ con số 162 bài thơ dịch của những người biên soạn sau ra ngoài, thì cái tỷ lệ không dịch thơ trong bản thảo của hai cụ tăng lên suýt soát 80%. Điều đó cho phép xác nhận ý kiến của tôi – mà ông Boristo Nguyen khăng khăng bác bỏ – là hoàn toàn có cơ sở: trong bản dịch thơ văn Lý-Trần do các cụ để lại, các cụ chú trọng dịch nghĩa là chính mà không dồn tâm sức nhiều vào dịch thơ. Các cụ chú trọng chọn thơ văn nhà nho qua các bộ tuyển tập theo con mắt Nho gia ở thế kỷ XV và thế kỷ XVIII (Toàn Việt thi lục), chứ không lưu ý mấy đến văn học phi Nho. Các cụ chỉ khoanh trong hai triều Lý và Trần, ngay thơ văn hai triều ấy, các cụ cũng làm tuyển mà không làm toàn bộ.

Trở lại Tập I và Tập II Quyển Thượng do tôi phụ trách. Sở dĩ bạn đọc không thấy để trống bài nào không dịch thơ hoặc văn biền ngẫu, không phải vì các cụ đã dịch hết những bài này mà chúng tôi cố tình chiếm lấy, mà chỉ đơn giản vì chúng tôi không chịu để bài nào trống. Chúng tôi cố gắng dịch và chỉnh sửa cho nhau để bài dịch đáp ứng được yêu cầu khắt khe mà chủ biên đòi hỏi. Chúng tôi còn tìm trong các dịch giả quá khứ, ai đã dịch được bài nào hay thì đều chọn lại. Như Ngô Tất Tố chọn 22 bài, Đinh Văn Chấp 7 bài, Cao Huy Giu 31 bài, Đồ Nam Tử 3 bài, Trần Trọng Kim 3 bài, Hoàng Xuân Hãn 2 bài, Đông Châu 1 bài, Trúc Thiên 8 bài, Nguyễn Đổng Chi 13 bài ½, Nguyễn Lợi 5 bài, Nhóm Lê Quý Đôn 6 bài, Phan Võ 3 bài, Hoa Bằng 3 bài, Trần Văn Giáp 2 bài, Lê Thước 1 bài, Đào Duy Anh 1 bài, Phạm Trọng Điềm 1 bài, Lê Tư Lành 1 bài, Hải Thạch 1 bài, Khương Hữu Dụng 1 bài, Bùi Văn Nguyên 1 bài, Trần Quốc Vượng 4 bài, Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San 1 bài, Kiều Thu Hoạch 3 bài... Ngoài ra chúng tôi còn mời năm người là nhà thơ Trần Lê Văn dịch 23 bài, nhà thơ Hoàng Trung Thông 3 bài, nhà nho Lê Hữu Nhiệm 26 bài ½ , Trần Nghĩa 7 bài, Nguyễn Văn Lãng 2 bài. Lại thêm nhà thơ Nam Trân đã dịch 13 bài và sửa 9 bài, cả cụ Cao Xuân Huy trong khi duyệt cũng đã thuận tay chỉnh sửa và dịch lại 3 bài. Nhờ thế hai tập I và II trám được hết những bài chỉ có phần dịch nghĩa. Thử hỏi nếu các cụ Vân (dịch 20 bài) và Bình (dịch 37 bài) dịch được nhiều hơn con số ấy và đều là tuyệt phẩm cả, thì chúng tôi còn cần phải chọn thêm ở các dịch giả quá khứ và mời thêm người dịch hiện đại với số lượng bài dịch lớn như vậy làm gì? Phàm ăn cắp thì lo nuốt cho trôi chứ cần gì bày mâm bát.

Bổ sung cho điều vừa nói, một việc cuối cùng cũng cần nhắc cho phân minh và nhẹ lòng: GS Nguyễn Đình Chú trong bài viết trên talawas đã nhắc ở trên(3) cho rằng tôi có sửa lại và ký thêm tên vào một bài dịch của cụ Vân (đặt tên mình sau tên của cụ) là không làm cho bài đó hay hơn mà lại làm bài thơ dịch “hụt ý”. Bài của cụ dịch:

                                  Muôn duyên cắt đứt một thân nhàn, 
                                  Bốn chục năm dư những hão huyền.
                                  Nhắn nhủ người đời xin chớ hỏi,
                                  Bên kia trăng gió ấy vô biên.
                                                                      Nguyễn Ðức Vân dịch

Bài tôi sửa lại:

                                 Một thân nhàn nhã dứt muôn duyên,
                                 Hơn bốn mươi năm những hão huyền. 
                                 Nhắn bảo các người đừng gạn hỏi, 
                                 Bên kia trăng gió rộng vô biên.
                                            Nguyễn Ðức Vân và Nguyễn Huệ Chi dịch

GS Nguyễn Đình Chú bình: “Tôi chỉ nói qua thế này: pha chế lại như thế không thêm gì mà còn hụt đi đấy. Ở câu 3 làm mất cái nhã của lời thơ. Ở câu 4, đã "vô biên" thì sao lại còn phải "rộng". Trong khi "ấy vô biên" mới gây được ấn tượng đậm về sự vô biên, sự mênh mông chứ”. Vâng, tôi xin lắng nghe. Với tôi, sở dĩ phải chữa là vì bài dịch không đồng vần nên âm điệu câu thơ chưa nhịp nhàng lắm. Nguyên tắc căn bản mà tôi tuân thủ là chỗ ấy. Nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là: GS Chú chỉ mới tìm thấy bản thảo lần thứ nhất mà tôi chỉnh lý. Khi xem vào sách in (in 1989, trước bài viết của GS Chú 19 năm)(3), có một điều khác lạ đã xảy ra. Ở trang 648 Tập II Quyển Thượng, sách in như sau:

                                 Một thân nhàn nhã dứt muôn duyên,
                                 Hơn bốn mươi năm những hão huyền. 
                                 Nhắn bảo các người đừng gạn hỏi, 
                                 Bên kia trăng gió rộng vô biên.
                                                                 Theo Nguyễn Ðức Vân

Bản dịch đã chỉnh lý thì không khác. Chỉ khác là… cái tên Nguyễn Huệ Chi đã bị xóa đi, chỉ còn lại một mình tên Nguyễn Đức Vân. Trong khi dịch thơ văn Lý-Trần, chúng tôi thường chữa cho nhau hay chữa lại người khác theo đề nghị của người duyệt, có khi ký thêm tên mình bên cạnh cho có trách nhiệm. Điều ấy là bình thường. Nhưng với cụ Nguyễn Đức Vân, sau khi cân nhắc, tôi đã không ký thêm tên mình. Tôi tôn trọng cụ. Trong các bài dịch của cả hai cụ, tôi có thể có chỉnh sửa chút ít ở bài này bài khác, nhưng cũng không ghi thêm tên mình ở một bài nào cả. Thêm một minh chứng nữa cho thấy, việc gán cho tôi ý đồ xóa tên cụ đi để cho mình nổi danh là điều phi lý.

 
Hình chụp trang 648, Tập II Quyển Thượng

Ngẫm nghĩ lại, tôi có một cái lỗi rất nặng đối với hai cụ, đó là tôi đã không giữ lại được bản thảo chép tay của hai cụ (đúng hơn là bản do cụ Bình chép lại, có một phần nhỏ hình như chưa kịp chép, còn nguyên chữ cụ Vân) do anh Nguyễn Văn Hoàn trao cho trước mặt GS Viện trưởng vào cuối tháng 11-1968. Thời đó nhìn chung đều như vậy, máy photocopy còn rất lâu mới du nhập, chúng tôi lại trẻ người non dạ, bảo làm thì cắm đầu làm. Nhận cả tập giấy đen dày xong đem phân chia cho mọi thành viên trong nhóm, anh em cứ thế đem đi tra cứu, đối chiếu, viết thêm, gạch xóa vào chi chít, rồi về sau khi viết tinh lại (và viết đi viết lại nhiều lần) thì loại bỏ mất bản gốc. Cả nhóm tôi và nhóm anh Trần Nghĩa đều có chung tình trạng đó. Cầu mong hai cụ nơi suối vàng tha thứ cho những ấu trĩ không thể tránh của tất cả anh em chúng tôi.

Tôi nghĩ mình vẫn chưa nói hết, mà nói làm sao hết được, nhưng thế cũng tạm xong. Xin trình ông Boristo Nguyen cùng bạn đọc xa gần.

26-6-2018

N.H.C.

___________

 (1) Nhân đọc bài Thơ văn Lý - Trần – Nghĩ về “tư cách trí thức” (1) của GS. Nguyễn Huệ Chi trên tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh số 502Đường link mạng của bài báo: http://tuanbaovannghetphcm.vn/tho-van-ly-tran-nghi-ve-tu-cach-tri-thuc-cua-gs-nguyen-hue-chi-so-502/
(2) Tôi có mượn một vài đoạn câu hoặc chữ ở 1-2 bài dịch của Trúc Thiên, là những cụm từ ngữ rất đắt, khó lòng thay thế cách dịch khác cho hay hơn.
(3)(4) Bài của Nguyễn Đình Chú trên talawas công bố năm 2008 (xin xem: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14539&rb=0202), sau khi đã in Tập II Quyển Thượng (1989) mười chín năm. Tức là việc xóa bỏ tên Nguyễn Huệ Chi như một đồng dịch giả với cụ Nguyễn Đức Vân, là do chính tôi chủ động ngay từ lúc in Tập II Quyển Thượng Thơ văn Lý-Trần, chứ không phải như một sự sửa chữa sau khi bị GS Chú phê phán.


Tác giả gửi cho viet-studies ngày 26-6-18

http://www.viet-studies.net/NguyenHueChi_vs_Boristo.html




1. Bài khởi lên của ông Nguyen (kí tên là đang ở Mạc Tư Khoa)

NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH - TRAO ĐỔI



21/06/2018
Thơ văn Lý – Trần là bộ sách đồ sộ gồm 3 tập: tập 1 (1977), tập 2 quyển thượng (1988), tập 3 (1978), dày 2.419 trang, bao gồm 914 đơn vị văn bản. Đây là bộ tuyển tập thơ văn Việt Nam tính từ khi Ngô Quyền dựng nước (938) cho đến sát trước khi Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh (1418), trải qua 5 thế kỉ, 7 triều đại: Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Trần.
Thơ văn Lý – Trần là một công trình nổi tiếng của ngành nghiên cứu văn học và theo như lời của GS. Nguyễn Huệ Chi trong video trả lời phỏng vấn của Văn Việt, “là một trong những công trình nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam xã hội chủ nghĩa”(2). Bộ sách là một công trình tập thể, có sự đóng góp của nhiều người nhưng với tư cách là người chủ chốt, có công lao chính, Thơ văn Lý – Trần đã đem lại danh tiếng cho vị giáo sư này. Nguyễn Huệ Chi được đánh giá cao không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Đây là những “tiết lộ” của ông:
“Xin được tiết lộ thêm, trong suốt thời gian làm bộ sách, tôi được cả Viện đánh giá rất cao, là Chiến sĩ thi đua toàn UBKHXH trong rất nhiều năm (Viện Văn học chỉ có mình tôi), sau khi Tập I in ra lại được Công đoàn toàn ngành Khoa học xã hội biểu dương là một công trình khoa học nổi bật, bắt phải đi trao đổi kinh nghiệm đây đó, rồi lại được Chi bộ nhất trí kết nạp vào Đảng”, “Sau này, khi bộ sách đã in ra và nổi tiếng, tôi chịu nhiều hệ lụy về sự nổi tiếng ấy…” (3).
So-502--Tho-van-Ly-Tran-Nghi-ve-tu-cach-tri-thuc-cua-Gs-Nguyen-Hue-Chi---Anh-5
Phụ lục ảnh: Bút tích cụ Đào Phương Bình, người cùng cụ Nguyễn Đức Vân biên soạn
bộ Thơ văn Lý – Trần từ 1960 đến 1967, tư liệu do Kiều Mai Sơn cung cấp.
Nhưng thực sự là thế nào? Có việc khuất tất hay tranh cướp kết quả, công sức lao động của người khác trong Thơ văn Lý – Trần? Thậm chí có người còn nói “Vụ Thơ văn Lý – Trần, có thể coi là đại án văn chương của thế kỉ XX, trong đấy nhân vật chính là GS. Huệ Chi!”.
Đây là lời của GS. Nguyễn Văn Hoàn kể cho nhà báo Kiều Mai Sơn, ngày 20-4-2014:
“Còn bộ Thơ văn Lý – Trần thì nhiều người làm. Sau này ông Huệ Chi có hơi lạm dụng công của mình ở trong đó. Ví dụ như những bài nghiên cứu đầu thì những ý chính và chỉ đạo là Huệ Chi chịu khó nghe và ghi chép của cụ Đặng Thai Mai với cụ Vân rồi viết thành bài. Rồi việc dịch thì chính tay tôi đưa cho nhóm Huệ Chi mà làm chưa xong thì trong đó nhiều cụ làm lắm. Sau khi Huệ Chi trình bản thảo lên để đưa in thì những bản gốc cậu hủy đi. Cái này tôi không nắm vững cụ Vân dịch bao nhiêu bài, cụ Đào Phương Bình dịch bao nhiêu bài nhưng công dịch phải nói đến 2 người, nếu hai người đó không dịch thì cũng tổ chức đưa những cụ khác dịch. Trong Thơ văn Lý – Trần quyển 1, 2 quyển sau này Trần Nghĩa làm nhiều. Còn quyển đầu cụ Vân cụ Bình làm nhiều. Sau dần dần biến thành cuốn của Huệ Chi. Thành ra Việt kiều bên Pháp cứ coi trọng Huệ Chi, coi như là nhà Hán học… Chuyện đấy cũng khó làm chi li mà cũng chả cần làm chi li. Sau đó ông Chú có cãi cọ và viết thành bài trên mạng…” (3).
Tôi được nghe không ít người kể về việc Nguyễn Huệ Chi lèm nhèm, cướp công của cụ Nguyễn Đức Vân trong bộ sách Thơ văn Lý – Trần. Tuy nhiên, tôi sẽ không sử dụng những câu chuyện qua lại đó mà chỉ sử dụng thuần túy logic và những tài liệu đã được công bố, những bằng cứ có trong tay để minh chứng cho những phát biểu của mình. Những nguồn thông tin không chính thức, những trao đổi qua lại mang tính riêng tư giữa Nguyễn Huệ Chi và người khác mà có người cóp lại cho cũng sẽ không được sử dụng tại đây.
Bộ tuyển tập đồ sộ này có 914 đơn vị tác phẩm (tập I: 136 đơn vị; tập II, quyển thượng gồm 363 đơn vị; tập III: 415 đơn vị)(4). Cụ Nguyễn Đức Vân (1900-1974) ngày còn sống có kể cho con cháu phần cụ đã làm được 600 đơn vị văn bản, tức cỡ 600/914=65,6% số đơn vị văn bản. Tuy nhiên, trong bộ sách 3 tập in ra này “phần cụ Vân chỉ là 34 đơn vị rưỡi trong đó tập I là 9 rưỡi trên 136, tập II (Quyển thượng) là 6 trên 363, tập III là 19 trên 415. Trong 3 tập, hai tập I và III in trước thì còn có tên cụ Vân trong nhóm biên soạn. Nhưng đến tập II (Quyển thượng) in sau vào năm 1988 (lúc này cụ Vân đã qua đời 14 năm) thì không còn tên trong nhóm biên soạn nữa” (4). Như vậy, từ 65,6% phần cụ Nguyễn Đức Vân chỉ còn lại 3,77%! Bạn có thấy sự chênh lệch đó là không bình thường?
Cụ Nguyễn Đức Vân là người hiền lành đức độ và rất khiêm nhường. Đây là những trích đoạn trong bài “Nguyễn Đức Vân: một người xứ Nghệ” của GS. Nguyễn Đình Chú, con rể cụ Vân:
“Học giả Đặng Thai Mai, sư phụ của tôi, đã nói với tôi: “Ông Vân của chú là người trung hậu, làm việc nghiêm túc và giỏi”. Còn học giả Cao Xuân Huy (hồi ở cùng nhà với tôi) thì cũng hai lần nói với tôi: “Anh có một nhạc phụ tuyệt vời”. Chẳng bằng cấp gì cả mà xem ra cử tú cũng khó bằng” (4).
“Bấy giờ, có nhóm dịch thuật Hồng Lâu Mộng do cụ Phó bảng Bùi Kỷ làm trưởng nhóm, nhưng vừa khởi công chút ít thì cụ Bùi Kỷ qua đời. Công việc do đó gặp khó khăn bởi các vị khoa bảng tham gia dịch thuật tuy là bậc thầy về kinh truyện, nhưng lại không mấy thông thạo ngoại thư (8), nhất là với ngôn ngữ của tiểu thuyết đồ sộ Hồng Lâu Mộng. Cụ Vân đã hầu đỡ các cụ trong việc khắc phục khó khăn ngoài phần dịch riêng của mình. Khi đem in, nhà xuất bản có ý định ghi tên cụ Vân là người hiệu đính. Nhưng Cụ nhất định từ chối với lời lẽ: tôi chỉ là phận học trò các cụ, đâu dám, làm thế là hỗn” (4).
Để hiểu rõ thêm về con người cụ Nguyễn Đức Vân bạn có thể đọc bài viết nói trên, hay bài “Tưởng nhớ cụ Nguyễn Đức Vân (1900-1974): Nhà Hán học uyên thâm xứ Nghệ” của PGS.TS. Nguyễn Công Lý (5), hoặc đơn giản sử dụng công cụ google để tìm kiếm các bài viết, phim truyền hình nói về cụ.
Tuy nhiên, những điều viết trên chỉ mang tính tham khảo. Chúng ta sẽ xem xét bằng các luận cứ khác, khách quan hơn.
Trong lời nói đầu (trang 5-6) quyển 1 (1977) ghi rõ: “Năm 1960, tổ Hán Nôm của Viện được giao nhiệm vụ sưu tập và phiên dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ thời Hồ đổ về trước, trong các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và trong một số tài liệu bi kí còn nằm rải rác ở các đình chùa trên miền Bắc. Các đồng chí Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình, cán bộ trong tổ, đã trực tiếp tiến hành công việc đó. Nhờ nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, lại có sự giúp đỡ tận tình của những anh em khác trong tổ, nên công việc đã tiến hành tương đối thuận lợi; mỗi năm, mỗi năm khối lượng thơ văn tập hợp được một phong phú dần. Đến năm 1965 thì việc sưu tập cũng như việc phiên dịch bước đầu đã hoàn thành” (6).
So-502--Tho-van-Ly-Tran-Nghi-ve-tu-cach-tri-thuc-cua-Gs-Nguyen-Hue-Chi---Anh-6
Những điều ghi trên phù hợp và chứng tỏ điều cụ Vân kể lại với con cháu là đúng: phần cụ đã làm là 600 đơn vị văn bản. Năm 1965, “việc phiên dịch bước đầu đã hoàn thành”. Mãi đến tháng 11-1968, Nguyễn Huệ Chi mới được GS. Đặng Thai Mai giao nhiệm vụ nhóm trưởng, năm 1969-1970 hai nhóm biên soạn mới được thành lập. Vậy tại sao phần của cụ Vân từ 65,6% chỉ còn lại 3,77%?
Trả lời cho câu hỏi này như thế nào?
Theo cách giải thích của con cháu thì sau khi cụ Vân mất (năm 1974), toàn bộ bản thảo cụ nộp cho Viện Văn học đã bị sang tên người khác. Đây là đoạn đối thoại qua điện thoại giữa GS. Nguyễn Đình Chú và Nguyễn Huệ Chi được ghi lại trong bài “Cuộc đối đáp chung quanh công trình Thơ văn Lý – Trần” (7):
“… Cuộc thứ hai (cách một ngày sau) NHC:
Alô! anh Chú à.
NÐC: Vâng, tôi đây!
NHC: Hôm qua, tôi đã đến Viện Văn lục lạo những văn bản của cụ Vân. Nhưng cô Lan và cô Yến nói tất cả đã phôtô đưa anh rồi.
NÐC: Ðúng thế! Trước khi viết bài về cụ Vân, tôi và cả nhà tôi đã đến xin phôtô tất cả những gì mà cụ Vân đã dịch ở Viện để lưu niệm cho con cháu lâu dài thì tình hình là thế này. Những gì do Thư viện bảo quản thì cơ bản còn đủ cả. Còn phần do Ban cổ cận của ông bảo quản thì chỉ còn lại rất ít [10] . Ðặc biệt, trong đó có một mẩu cụ Vân đã dịch nghĩa, dịch thơ và khảo đính mà ông đã pha chế thì chẳng ra gì, thậm chí còn là hao hụt, rồi đề thêm tên mình cùng cụ Vân. [11]
NHC: Hồi bấy giờ, cụ Nam Trân cũng làm thế. 
NÐC: Tôi chả biết cụ Nam Trân có làm hay không, chỉ biết ông làm thế…”.
Bài viết được đăng trên Talawas từ tháng 10-2008, chỉ ra những chứng cứ với những cáo buộc nặng nề, công bố công khai. Từ đó đến nay đã 10 năm, Nguyễn Huệ Chi không có một lời cải chính chính thức, đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho những cáo buộc này. Thay vào đó, ở những chỗ không chính thức ông đưa ra những cách trả lời vòng vo, ngụy biện, bất nhất. Và hơn nữa, Nguyễn Huệ Chi vẫn quanh đi quẩn lại tự khoe mình tài giỏi, làm việc có phương pháp (2) (3). 
Một trong những lí lẽ mà Nguyễn Huệ Chi dùng để lấp liếm cho việc làm không hay của mình là đổ cho năng lực hạn chế của cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình:
“Lúc ấy tôi có hỏi sao không đưa nguyên bản thảo của hai cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình ra in luôn, thì anh Hoàn nói: Còn lủng củng lắm chưa in được, còn cụ Mai nói: Chỉ nên coi đây là bản phác thảo của hai cụ, các bạn trẻ có nhiệm vụ biên soạn hoàn chỉnh thành một bộ sách hẳn hoi. Rút kinh nghiệm năm 1964 tôi (cụ Mai) đã đồng ý gửi một bản thảo của hai cụ Vân và Bình dịch thơ chữ Hán Nguyễn Trãi sang NXB Văn học chỗ anh Như Phong, nhưng rồi bị anh ấy trả lại, sau phải nhờ anh Trần Thanh Mại chần từng chữ, làm lại rất khổ công mới in được”.
GS. Đặng Thai Mai và Nguyễn Văn Hoàn đã thành người thiên cổ nên không còn có điều kiện để hỏi lại đúng sai thế nào? Nhưng thiết nghĩ những gì mà cụ Nguyễn Đức Vân đã làm được sẽ nói lên năng lực của cụ. Xin liệt kê một số trong rất nhiều công trình mà cụ đã dịch hoặc tham gia dịch: Hồng Lâu Mộng – bộ tiểu thuyết đồ sộ của Tào Tuyết Cẩn (dịch cùng Bùi Kỷ và một số người khác), Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (dịch cùng Nguyễn Khắc Hanh), Tùy Viên thi thoại – bộ sách lý luận văn học nổi tiếng của Viên Mai (với cả nghìn trang dịch viết tay), Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô gia văn phái (dịch cùng Kiều Thu Hoạch), cùng với Nguyễn Sĩ Lâm và Nguyễn Văn Hoàn chú giải truyện Kiều, dịch Trung Quốc tư tưởng sử của Dương Vinh Quốc, Tuyển tập Dân ca Trung Quốc… và rất nhiều tác phẩm khác. Không phải tự dưng mà các học giả GS. Đặng Thai Mai và Cao Xuân Huy đã có những đánh giá cao về cụ Nguyễn Đức Vân như đã trích ở trên. Thiết nghĩ, những kết quả dịch thuật và những lời đánh giá của các học giả hàng đầu của Việt Nam nói trên cũng đủ cho ta thấy năng lực của cụ Vân, cái năng lực mà không dễ mấy người có được.
Nếu lỡ làm điều khuất tất thì việc ngụy biện, chống chế còn có thể hiểu và thông cảm phần nào. Nhưng để lấp liếm bằng cách hạ thấp người khác, thiết nghĩ là cách xử sự không nên có của một người mang danh trí thức!
So-502--Tho-van-Ly-Tran-Nghi-ve-tu-cach-tri-thuc-cua-Gs-Nguyen-Hue-Chi---Anh-7
Tôi sẽ đưa ra một luận cứ nữa để cho thấy cái lí do mà Nguyễn Huệ Chi đưa ra để biện minh cho hành động của mình là hoàn toàn vớ vẩn.
Không phải dân nghiên cứu văn học hay thậm chí làm việc trong ngành Khoa học xã hội, nhưng cũng dễ thấy Thơ văn Lý – Trần sẽ bao gồm các loại công việc: tìm kiếm – sưu tầm, chọn lọc, dịch nghĩa, chú giải, dịch thơ, khảo đính, khảo luận, index. Công đoạn nào cũng quan trọng, để có chất lượng tốt đều đòi hỏi người làm phải mất nhiều công sức và có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, Thơ văn Lý – Trần có những đặc thù riêng mà các bộ tuyển tập hay các công trình khác không có. Chỉ cần ngẫm một chút ta sẽ thấy vai trò quan trọng cốt lõi của 2 công đoạn: tìm kiếm – sưu tầm và dịch nghĩa, mà thiếu chúng thì sẽ không có bộ tuyển tập này.
Tìm kiếm – sưu tầm quan trọng vì sự khó khăn, phức tạp của nó. Đây là một giai đoạn lịch sử đã trôi qua 5 thế kỉ rưỡi (tính đến năm 1960 khi tổ Hán Nôm bắt đầu tiến hành sưu tầm và phiên dịch), kéo dài 5 thế kỉ, trải qua 7 triều đại với rất nhiều biến động lịch sử. Số lượng tác phẩm là vô cùng nhiều nhưng lại thất tán và tản mát, biến dạng rất nhiều. Để tìm kiếm – sưu tầm lại chúng không chỉ đơn thuần là vào thư viện hay kho lưu trữ tra cứu mà còn phải đi các đền chùa ở miền Bắc, tìm kiếm các văn bia, tư liệu còn lưu truyền…
Ngay tại trang 9, trong lời nói đầu của Thơ văn Lý – Trần cũng đã ghi rõ:
“đã trải qua gần 600 năm lịch sử – lại là sáu trăm năm đầy những biến thiên dữ dội – cho nên bộ mặt của nó chắc chắn từng bị sứt mẻ và biến dạng rất nhiều; ngay những phần hiện ít có vấn đề nhất cũng chưa thể nói là còn nguyên vẹn. Khôi phục cho được cái đường nét, cái hình dáng đích thực của những tài liệu còn lại đó cũng như làm sống lại những tài liệu tưởng chừng đã mất, là việc cần phải làm, song cũng là việc vô cùng khó khăn phức tạp” (7).
Và đây là lời của GS. Nguyễn Đình Chú, con rể cụ Vân:
“… riêng về cụ Vân thì trong mấy năm đó, ngoài chuyện gắn bó với các thư viện, đặc biệt là Thư viện Khoa học (vốn là thư viện Viễn Đông bác cổ), với một chiếc xe đạp cọc cạch, đã đi hết chùa này đình khác ở nhiều nơi trên miền Bắc để sưu tầm, sao chép những gì liên quan đến thơ văn Lý – Trần. Và nhiều ngày Chủ nhật, đã từ nội thành ra nhà tôi lúc này còn thuộc ngoại thành, để vừa thăm con cháu vừa tranh thủ làm việc dịch thuật” (4).
Mục đích đầu tiên và cốt lõi của Thơ văn Lý – Trần theo tôi hiểu là khôi phục, nhận diện lại bức tranh văn học của thời kì đó, hay nói cách khác như Nguyễn Huệ Chi “dựng lên bộ mặt văn chương của cả một thời đại bao gồm 6 thế kỷ dưới một tên chung: Lý – Trần (X – đầu XV)” (3). Những mục tiêu khác như nghiên cứu, đánh giá, phân tích, phê bình… sẽ chỉ là những cái tiếp theo. Tìm kiếm được thông tin, tư liệu nhưng không giải nghĩa, đọc hiểu được văn bản thì lấy cái gì để làm tiếp? Nên nhớ đây là các văn tự cổ, văn bia, cổ văn và là văn bút, ngoại thư, khó hơn rất nhiều so với sử bút. Đọc hiểu được thứ cổ văn với văn bút này không hề đơn giản! Học Trung văn 3 năm không chuyên, cho dù được hạng ưu như Nguyễn Huệ Chi vẫn khoe, đọc và dịch nghĩa được những văn bản cổ này có lẽ là điều không tưởng, trừ phi ông có một tài năng xuất chúng đặc biệt.
“NÐC: Ðiều thứ 4 tôi phải nói thẳng với ông là trong bài viết tranh cãi giữa ông với ông Nguyễn Văn Hoàn từ chuyện về bác Trần Thanh Mại, ông bác ý kiến ông Hoàn cho là trước khi có lớp Ðại học Hán văn ở Viện Văn học, trong số cán bộ trẻ chỉ có ông Kiều Thu Hoạch là người đọc được cổ văn. Ông cãi lại mà nhận mình đã biết. Ấy là ông nói với ai, chứ với tôi là không xong rồi. Bởi lẽ: Ông nói là ông đã học Trung văn 3 năm ở khoa Văn, Ðại học Tổng hợp thì tôi xin nói rằng: Tôi biết 3 năm không chuyên đó, các ông học được tới đâu, và cho dù có qua chuyên Trung 4 năm, 5 năm trong nước hay ở Trung Quốc thì vẫn chưa thể dịch được cổ văn đâu. Ông còn nói là ở thời gian đó (quãng 1960 – 1965), trong khi làm sách về Nguyễn Trãi, ông đã tìm đọc Ðại Việt sử ký toàn thư và Việt sử thông giám cương mục những đoạn nói về Nguyễn Trãi để đối chiếu. Ừ thì tôi cứ cho là ông đọc được các thứ đó, nhưng đó cũng chỉ là mấy dòng. Vả chăng, ông còn phải biết rằng trong cổ văn, giữa sử bút và văn bút vẫn có khoảng cách khá rõ. Với sử bút, cú pháp và từ vựng nói chung là đơn giản, dễ đọc chứ với văn bút, cổ văn thì không dễ gì dịch đâu.
NHC: (Im lặng)” (7).
Đọc đến đây, chắc bạn đọc cũng đã hình dung về công sức và mức độ (tỷ trọng) đóng góp của cụ Nguyễn Đức Vân (và Đào Phương Bình) vào công trình Thơ văn Lý – Trần. Vậy thì nguyên cớ gì mà phần của cụ Vân từ 65,6% chỉ còn lại 3,77% và “Trong 3 tập , hai tập I và III in trước thì còn có tên cụ Vân trong nhóm biên soạn. Nhưng đến tập II (Quyển thượng) in sau vào năm 1989 (lúc này cụ Vân đã qua đời 15 năm) thì không còn tên trong nhóm biên soạn nữa”(7)?
So-502--Tho-van-Ly-Tran-Nghi-ve-tu-cach-tri-thuc-cua-Gs-Nguyen-Hue-Chi---Anh-8
Và hơn nữa, còn có sự cố tình xóa bỏ dần vai trò cũng như đóng góp của các cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình. Như trên đã nói, hai cụ bắt đầu tiến hành từ năm 1960 và đến năm 1965 đã bước đầu hoàn thành việc sưu tập và biên dịch. Thế nhưng, ngày 5-9-2007, trong nghiệm thu đề cương công trình “Tuyển tập thơ văn Lý – Trần” do Nguyễn Huệ Chi làm chủ biên thì phạm vi công việc đã bị thu hẹp lại một cách đáng kể, chỉ còn lại các tác phẩm đã in từ trước. Tức là những tìm kiếm – sưu tầm (và biên dịch) các tác phẩm, văn bia thất tán, tản mác tại các đình chùa khắp nơi trên miền Bắc không còn được tính đến:
“Viện Văn học đã giao cho nhóm cụ Nguyễn Đức Vân – Tổ Hán văn, các cụ chỉ tuyển trên cơ sở các tác phẩm đã in từ trước, từ thế kỷ X – XV nên không được thông qua” (8).
Tiếp theo, trong thuyết minh đề tài “Tuyển tập thơ văn Lý – Trần” cho “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” cũng do Nguyễn Huệ Chi chủ biên thì vai trò của hai cụ Vân và Bình hoàn toàn bị gạt bỏ. Trong phần “Mục đích, ý nghĩa và đối tượng phục vụ” của bản đề cương ghi rõ:
“Việc sưu tầm, nghiên cứu được đặt ra từ 1968…” (9).
Tức là chỉ tính từ khi Nguyễn Huệ Chi được giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng còn trước đó coi như không có.
Tôi sẽ để bạn đọc tự đánh giá, liệu có chuyện cố tình muốn chiếm đoạt công sức, kết quả lao động của người khác hay chỉ là sơ suất như Nguyễn Huệ Chi trả lời GS. Nguyễn Đình Chú qua điện thoại:
“NHC: Tôi sơ suất – xin lỗi.
NÐC: Huệ Chi mà cũng sơ suất thế à?
NHC: Ðược rồi, rồi đây tôi sẽ đưa tên các cụ lên đầu” (7).
Còn một trong những lí do nữa mà Nguyễn Huệ Chi dùng để biện minh là cụ Vân chỉ dịch nghĩa mà không dịch thơ. Như đã nói ở trên, với bộ tuyển tập này, theo tôi việc dịch thơ chỉ là thứ yếu. Thứ nhất, cái khó là ở chỗ hiểu được văn bản và dịch nghĩa. Không dịch được nghĩa đừng nói đến chuyện dịch thơ. Ngược lại, khi đã có người dịch nghĩa cho rồi, người dịch được thơ chắc không phải hiếm. Thiếu gì trường hợp người dịch thơ mà không biết tiếng nước ngoài, chỉ cần người khác dịch nghĩa hộ. Thứ hai, với số lượng tác phẩm đồ sộ và mục đích của bộ tuyển tập là tái hiện, khôi phục lại bức tranh văn học của giai đoạn lịch sử chứ không phải mục đích chính là dịch thơ sao cho hay. Cái cớ không dịch thơ chỉ là lí do vớ vẩn. Đấy là chưa nói đến chuyện những điều mà Nguyễn Huệ Chi nói đã chắc gì đúng. Và chắc gì Nguyễn Huệ Chi đã dịch hay và đúng hơn cụ Vân? Hay chỉ là xào xáo rồi sang tên?:
“Ðặc biệt, trong đó có một mẩu cụ Vân đã dịch nghĩa, dịch thơ và khảo đính mà ông đã pha chế thì chẳng ra gì, thậm chí còn là hao hụt, rồi đề thêm tên mình cùng cụ Vân.
NHC: Hồi bấy giờ, cụ Nam Trân cũng làm thế.

NÐC: Tôi chả biết cụ Nam Trân có làm hay không, chỉ biết ông làm thế” (7).
Còn có thể kể tiếp nhiều điều bất nhất khác để chứng minh sự khuất tất của GS. Nguyễn Huệ Chi nhưng bài viết kể cũng đã dài và mọi chuyện cũng đã rõ, để bạn đọc tự đánh giá và rút ra kết luận.
Trong comment cuối cùng tại stt “trích Nhật kí KMS” (3), GS. Nguyễn Huệ Chi có đề nghị nhà báo Kiều Mai Sơn cho phép khi tái bản Thơ văn Lý – Trần sẽ đưa đoạn nhật kí nói trên của GS. Nguyễn Văn Hoàn và có nói đến “tư cách trí thức” của GS. Hoàn. Chắc mọi người sẽ đồng ý với tôi, người trí thức có tư cách phải là người trung thực, không giả khoa học, không đạo văn và đặc biệt là không trộm cướp công sức lao động của người khác.
Tư cách trí thức không phải nơi đầu môi chót lưỡi!
Với những điều được trình bày ở trên liệu GS. Nguyễn Huệ Chi có đủ tư cách để nói về tư cách trí thức? Tôi nghĩ là không!
Moscow, 4-5-2018
Boristo Nguyen
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 502

______________
(1) “Tư cách trí thức” – chữ của Nguyễn Huệ Chi trong comment trả lời stt Trích Nhật kí KMS đăng trên fb Son Kieu Mai, 5-5-2017.
(2) Video: Văn Việt trò chuyện cùng Nhà nghiên cứu, GS. Nguyễn Huệ Chi, youtube, 20-2-2018.
(3) Kiều Mai Sơn. Trích Nhật kí KMS đăng trên fb Son Mai Kieu ngày 5-5-2017, các comments của Nguyễn Huệ Chi. 
(4) Nguyễn Đình Chú. Nguyễn Đức Vân: một “Người xứ Nghệ. Văn hóa Nghệ An, 26-2-2010.
(5) Nguyễn Công Lý. Tưởng nhớ cụ Nguyễn Đức Vân (1900-1974): Nhà Hán học uyên thâm xứ Nghệ. Chuyên san KHXH&NV Nghệ An, số 9/2012. Bài viết này đã được bổ sung thêm từ bài Tưởng nhớ nhà Hán học Nguyễn Đức Vân, công bố trên Tạp chí Hán Nôm, số 3 (44) – 2000.
(6) Thơ văn Lý – Trần, tập 1, Nhà xuất bản KHXH, 1977.
(7) Nguyễn Đình Chú. Cuộc đối đáp chung quanh công trình Thơ văn Lý – Trần. Talawas, 22-10-2008.
(8) Nghiệm thu đề cương công trình “Tuyển tập thơ văn Lý – Trần” do GS. Nguyễn Huệ Chi chủ biên tại NXB Hà Nội, 5-9-2007.
(9) Đề cương biên soạn “Tuyển tập thơ văn Lý – Trần” thuộc tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, chủ biên: GS. Nguyễn Huệ Chi.

http://tuanbaovannghetphcm.vn/tho-van-ly-tran-nghi-ve-tu-cach-tri-thuc-cua-gs-nguyen-hue-chi-so-502/

8 nhận xét:


  1. 3.

    Son Kieu Mai
    6月29日 13:27 ·
    MÀ TRONG LẼ PHẢI CÓ NGƯỜI CÓ TA
    1/ Tôi được gặp Gs Đặng Thanh Lê và PGS Nguyễn Văn Hoàn từ năm 2006. Cho đến ngày thầy cô rời cõi tạm thì cũng tròn 10 năm. Trong 10 năm ấy, thời gian được làm việc nhiều với thầy Hoàn là từ năm 2011 đến năm 2014. Khi đấy, tôi đã cứng cáp trong làng báo với những bài viết phản biện về tư liệu.
    Đồng thời, khi ấy tôi còn "giúp việc" PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn bản thảo TRƯƠNG TỬU - TUYỂN TẬP VĂN HOÁ.
    Thầy Hoàn là học trò Gs Trương Tửu cho nên nhiều việc thầy kể cho tôi nghe. Đan xen vào đó còn là chuyện đời, chuyện nghề. Những cuộc trao đổi, tranh luận, bút chiến về các vấn đề Phạm Quỳnh - Nam Phong tạp chí, Nhân văn Giai phẩm, Trần Thanh Mại, Luận văn Nhã Thuyên, đương đại quốc sư Vũ Khiêu & ông kỹ sư Xuân (không doctor, không tóc đỏ) sửa Truyện Kiều... thầy Hoàn đều kể cho tôi nghe và đưa quan điểm của riêng thầy.
    2/ Nhân kể về cuộc tranh luận trong bài Trần Thanh Mại với Gs Nguyễn Huệ Chi, PGs Nguyễn Văn Hoàn chia sẻ rằng ông nể ông Huệ Chi dám đứng ra làm trang Boxit, chứ ông không dám làm. Nhưng riêng những tuyên bố về nhân sĩ ngoài Đảng của Gs Nguyễn Huệ Chi thì PGs Nguyễn Văn Hoàn nhận xét rằng đó mới là một nửa sự thật.

    Trả lờiXóa
  2. 5.

    Son Kieu Mai
    11時間前 ·
    TƯ LIỆU THƠ VĂN LÝ TRẦN (14/7/2018)
    Hôm nay ngày 14/7 tức là Cát-tó-duy-ê, quốc khánh ông Phú-lãng-sa thì phải? Giờ Việt Nam lúc này là sắp 23h. Giờ Mẽo chắc mới bình minh. Còn giờ anh Diêm Vương làm việc thì chả rõ.
    1/ Tôi không có nhu cầu quan tâm đến cái bộ Thơ văn Lý Trần. Có vài lý do. Đầu tiên phải nói rõ là tôi chả quan tâm và cũng chả cần biết nó là gì, dù tôi vẫn cứ phải học và đã học qua những ông cụ Lý Công Uẩn với Thiên đô chiếu - tôi có thể thuộc phiên âm như cháo chảy kiểu "Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ"; hay cái đoạn Thăng Long ở thế "long bàn hổ cứ" mà các chuyên gia giải thích toát mồ hôi hột, chả bằng đồng chí Nê Văn Nan nói trên truyền hình có mấy chữ đầy tính giai cấp: Địa bàn của rồng, căn cứ của hổ... Hay như tôi dốt nát thuộc loại nhất khoá của khoa văn sư phạm thời tôi học thì cũng thuộc "Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma" do ông cụ Đặng Dung viết trong Cảm hoài.
    Cái năm 2008, lúc Gs Nguyễn Đình Chú viết trên Talawas (do chị Phạm Thị Hoài phụ trách) bài Cuộc đối đáp với ông Nguyễn Huệ Chi về Thơ văn Lý Trần. Tôi biết tính cụ Chú vốn xuề xoà, nhân ái, cụ nói vậy là xong, rồi cũng cho qua vì cụ đâu có tranh giành gì quyền tác giả cho nhạc phụ đại nhân là cụ Nguyễn Đức Vân đâu. Cụ Chú đã có vài lần nói với tôi câu chuyện Vua nước Sở mất cung, người nước Sở được.
    Quả nhiên ít ngày sau tôi đến chơi, cụ Chú kể: - Hôm đám tang ông Đặng Đức Siêu, ông Huệ Chi có đến viếng. Thấy mình, nghỉ chủ động lại bắt tay và nói xin lỗi mình. Mình thấy chuyện đến đây là dừng lại ông Sơn ạ. Vua nước Sở mất cung, người nước Sở được, có mất đi đâu.
    2/ Tính cụ Chú là vậy, luôn bao dung, xuề xoà. Chả thế mà hồi cụ Đặng Thanh Lê còn, ngay từ năm 2007 đã đe tôi: - Anh Chú là người uyên bác nhưng hơi dễ dãi, cảm tính. Em làm việc với tôi sẽ khác với anh Chú một trời một vực đấy.
    Nhắc lại để thấy rằng tôi chả quan tâm đến Thơ văn Lý Trần làm gì nhưng rồi qua câu chuyện kể của các bậc đại thụ cây đa cây đề trong làng nghiên cứu văn học câu chuyện lùm xùm xung quanh đấy cứ đến với tôi.
    Cụ Nguyễn Văn Hoàn trước khi mất có kể cho tôi nghe về Thơ văn Lý Trần. Cụ Vũ Đức Phúc có vài câu đánh giá về Gs Nguyễn Huệ Chi đã phê rất nặng 4 chữ VÔ QUÂN VÔ PHỤ (cùng nghe với tôi lần thứ 2, cuối năm 2014 còn có PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn - Phó Viện trưởng Viện Văn học) tại nhà riêng trong ngõ nhỏ phố Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Hà Nội.
    3/ Vừa qua, tôi đã công bố một chút tư liệu liên quan đến Thơ văn Lý Trần. Nay tôi công bố tiếp một vài tư liệu khác. Đương nhiên chưa phải là hết. Sẽ vẫn còn nữa. Điều tôi muốn nhắn nhủ rằng: Hậu nhân hưởng thành quả của tiền nhân mà ngồi xổm lên mặt các cụ để cướp công thì sớm hay muộn cũng sẽ bị bóc mẽ. Người đã chết rồi thì không cãi được người còn sống đang đóng vai nhân chứng song thời gian là thứ cường toan cực mạnh nó sẽ xối rã những thứ giả dối mà con người ta muốn nguỵ tạo. Cái lớp bả ma-tít ấy dẫu có đẹp đẽ đến mấy thì cũng rời khỏi bức tường sự thật!
    Tôi xin kính tặng tư liệu này đến gia đình cụ Nguyễn Đức Vân và cụ Đào Phương Bình là 2 người dịch chủ yếu trong Thơ văn Lý Trần!
    P/s: Các cụ chủ biên Từ điển Văn học thì phàn nàn rằng cái tay này có cái "bệnh" xoá tên người khác hoặc móc thêm cái tên mình vào với tên người khác. Ai coi cả 2 bộ Từ điển Văn học (bộ cũ 1983-1984 và bộ mới 2004) là thấy rõ./.

    Trả lờiXóa
  3. 6.

    MẤY LỜI THƯA LẠI CÙNG GS NGUYỄN HUỆ CHI
    Kiều Mai Sơn
    1/ Mới đây, trong bài "Vài lời đáp lại ông Boristo Nguyen" đăng trên trang viet-studies, để trả lời bài viết "Thơ văn Lý - Trần – Nghĩ về “tư cách trí thức” (1) của GS. Nguyễn Huệ Chi" trên tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh số 502, tác giả Boristo Nguyen; (http://tuanbaovannghetphcm.vn/tho-van-ly-tran-nghi-ve-tu-c…/) thì GS Nguyễn Huệ Chi có hạ bút rằng:
    "Chẳng hạn ngay mở đầu ông [Boristo Nguyen - KMS] đã trình ra mấy lời tôi “tự khoe khoang” làm độc giả mất cảm tình, mà mấy lời đó chỉ là phản ứng tức thời của tôi viết trên Facebook của ông Sơn Kiều Mai nhằm chống lại dụng tâm của ông Sơn Kiều Mai mượn miệng ông Nguyễn Văn Hoàn (không biết thật hay giả) nói những lời mạt sát tôi về tư cách nhà nghiên cứu".
    Tôi thấy cần phải có mấy lời thưa lại cùng GS Nguyễn Huệ Chi trước những dòng trên để bạn đọc được tỏ tường và GS Nguyễn Huệ Chi rộng lòng soi xét xem đây là chuyện thật hay giả.
    Tôi công bố đầy đủ hơn, rộng rãi hơn cuộc trò chuyện với PGS Nguyễn Văn Hoàn xung quanh con người GS Nguyễn Huệ Chi. Tôi được nghe sao thì chép lại vậy chứ không có thêm mắm, thêm muối gì. Đây là một phần trong cuộc trò chuyện tôi ghi trong Nhật ký ngày 20/4/2014.
    Tôi cũng xin nói rõ là Nhật ký ngày 20/4/2014 được tôi gỡ lại từ file ghi âm vì thế độ chính xác đến từng câu.

    Trả lờiXóa
  4. 7. Kiều Mai Sơn đưa tiếp vào ngày 23/7/2018, trên Fb. Mới biết đến cái chỗ ghi 911 trang, chú ý là mới thấy ghi vậy thôi nhé (còn nếu thấy luôn cả tập 911 trang nữa, đánh số từ 1 đến 911, thì mới kinh đây).

    Trả lờiXóa
  5. 8. Bác Huệ Chi đã có lời đáp lại

    "
    Lược bày những sự thật khác với bài nói của ông Nguyễn Văn Hoàn
    Lược bày những sự thật khác với bài nói của ông Nguyễn Văn Hoàn
    Thưa anh Trần Hữu Dũng,
    Tôi cứ ngỡ sẽ không còn phải phiền đến trang mạng của anh để đăng những chuyện xung quanh bộ sách Thơ văn Lý-Trần mà Viện Văn học công bố cách đây trên dưới 40 năm, không ngờ lại vẫn cứ phải phiền anh một lần nữa – hy vọng đây là lần cuối. Bởi hôm nay mở máy tính, lướt xem các trang mạng, đến trang viet-studies thì gặp bài của ông Kiều Mai Sơn ghi lại lời ông Nguyễn Văn Hoàn – một đồng nghiệp của tôi thuở ở Viện Văn học – trò chuyện với ông này về những điều liên quan đến cá nhân tôi và bộ sách nói trên. Vì phát biểu của ông Hoàn trong chỗ riêng tư lại có động đến nhân cách tôi, hơn nữa xét cách nói không phải ngẫu nhiên, tiện thể thì nói, mà nói rất nghiêm túc, nên buộc tôi phải trả lời. Nhưng ông Hoàn đã quá cố, không thể mời ông dậy đối thoại được nữa. Còn ông Kiều Mai Sơn chỉ là người đưa chuyện, chẳng dây mơ rễ má gì với tôi. Vì thế, hay hơn hết, tôi nghĩ, xin mượn anh làm một thính giả để tôi có đôi lời phân giải (xin dùng chữ Anh ở tất cả những chỗ phải nhắc đến anh), qua đó giúp công luận nhìn rõ hơn vài điều về bản thân mình. Tôi cũng không muốn đem những chuyện tỉ mẩn trong nhà mình ra kể, nhưng không dưng ông Hoàn lại đề cập, đành phải bỏ thói quen lâu nay vẫn giữ, cũng là bất đắc dĩ, rất mong bạn đọc cảm phiền.
    1. Theo tôi, những gì ông Nguyễn Văn Hoàn nói về việc biên soạn Thơ văn Lý-Trần thì chẳng đáng bàn thêm dài dòng. Ông ấy không trực tiếp bắt tay làm bộ sách nên nhận xét sai lạc cũng là dễ hiểu, phản bác lại thực chẳng để làm gì. Vậy, chỉ xin Anh cho tôi được gói gọn trong hai điểm:

    Trả lờiXóa
  6. 9. Sau bài của bác Huệ Chi, thì Kiều Mai Sơn đưa tiếp một stt trên Fb

    "
    Son Kieu Mai
    28分前 ·
    NGƯỜI KHÔN ĂN NÓI NỬA CHỪNG
    1/ Giáo sư Trần Hữu Dũng (Hoa Kỳ) có gửi cho tôi link bài phản hồi của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi về lời kể của Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn (1931-2015). Tôi đã đọc từ đêm qua về sáng nay. Quả thực Giáo sư NHC là người khôn nên ăn nói nửa chừng.
    Tôi không quen biết ông NHC và cũng chưa từng va chạm gì với ông. Chuyện ông tham gia làm việc nọ việc kia tôi cũng chẳng để tâm vì các bạn vong niên của tôi cũng có người tham gia, có người phản ứng, có bàng quan. Chuyện Thơ văn Lý Trần đến với tôi cũng hết sức ngẫu nhiên. Tôi buộc phải có lời trao đổi lại với ông NHC vì trong bài đáp lời ông Boristo Nguyen, ông NHC nhắc đến tôi và dùng câu: chống lại dụng tâm của tôi - KMS - mượn miệng ông Nguyễn Văn Hoàn (không biết thật hay giả).
    Tôi đã công bố tư liệu nhật ký ngày 20/4/2014 cùng ghi âm lời kể của ông NVH để chứng minh đó là... lời thực. Còn chuyện phải xác minh những điều ông NVH kể, đương nhiên tôi làm nếu như tôi công bố trong một công trình nào đó liên quan đến ông NHC. Nhưng ở đây, tôi chưa phải xác minh những điều trong nội dung câu chuyện mà tôi chỉ cần chứng minh cho ông NHC biết tôi không bịa ra lời kể của ông NVH.
    2/ Tôi dẫn lời các cụ dạy "người khôn ăn nói nửa chừng" chỉ là muốn nói thêm 1 chuyện: Cụ Nguyễn Đổng Chi và Đảng Lao động Việt Nam!
    Năm 1947, cụ Nguyễn Đổng Chi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đến năm 1954, với khí thế đấu địa chủ ở Hà Tĩnh, cụ Nguyễn Đổng Chi bị khai trừ Đảng. Nhờ cụ Trần Huy Liệu kiên quyết bảo vệ đòi đưa ra bằng được nên cụ Nguyễn Đổng Chi về Ban Văn Sử Địa trung ương.
    Thời gian công tác tại Ban, để tỏ rõ lập trường, cụ Nguyễn Đổng Chi viết bài phê bình Nhân văn Giai phẩm, tiêu biểu là bài chống cụ Phan Khôi. Sau này, Giáo sư NHC có viết bài "rửa mặt" cho cụ thân sinh.
    Tôi nói thêm chỗ này. Năm 2014, nhân vào đọc tài liệu trong Lưu trữ Trung ương 3, để chuẩn bị kỷ niệm 100 năm sinh ông Ngô Tấn Nhơn, nguyên Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ NN-PTNT), tôi gặp Giáo sư Peter Zinoman. Tôi và ông Zinoman đã trò chuyện về Nhân văn Giai phẩm. Một trong số tài liệu được chúng tôi bình luận đó là lá đơn của Ban Văn Sử Địa trung ương gửi Quốc hội đề nghị đóng cửa báo Nhân văn và truy tố những người tham gia viết báo Nhân văn.
    Lá đơn có chữ ký của các cụ Trần Huy Liệu, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đổng Chi... Tôi nhìn vào danh sách thấy 3 người còn sống là: Nguyễn Xuân Đào tức Giáo sư Văn Tạo, sau này làm Viện trưởng Viện Sử học; Nguyễn Công Bình và Mai Hanh.

    Trả lờiXóa
  7. 11. Bài vừa lên mạng của bác Boristo Nguyen (bác là cháu của cụ Nguyễn Đức Vân, theo như tự giới thiệu trong bài và một mẩu Fb đã đưa về Giao Blog).

    Bản chép ngày 29/7/2018

    "

    ĐÔI LỜI THƯA LẠI CÙNG GIÁO SƯ NGUYỄN HUỆ CHIVỀ CHUYỆN THƠ VĂN LÝ -TRẦN

    Boristo Nguyen

    Trả lờiXóa
  8. 14.

    Tháng 11, bài in trên Văn hóa Nghệ An.

    Sau đó, bản trên Fb của con cháu.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.