Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam-Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam-Định. Hiển thị tất cả bài đăng

23/03/2024

Báo Nhân Dân : Tránh sử dụng bản sao sắc phong thiếu chính xác

Bài đã đăng trên báo Thời Nay (ấn phẩm của báo Nhân Dân; Tổng Biên tập Lê Quốc Minh) số 1463 (Thứ Hai, ngày 22/1/2024). Sau đó, xuất hiện trên trang web của báo Nhân Dân.

Tác giả là một nhà báo lâu nay có chuyên về mảng sắc phong.

28/01/2024

Cập nhật ghi chép nhanh về Phủ Giầy - cuối tháng 1 năm 2024 (NNC Bùi Hùng) : 1 (Lăng Mẫu)

Vào hạ tuần tháng 1 năm 2024, nhà nghiên cứu Bùi Hùng có chuyến khảo sát nhanh tại Phủ Giầy Nam Định. Xưa nay, anh thường ghi chép bằng ảnh và video các nơi tới khảo sát (vùng Nam Bộ, vùng miền Trung, vùng Bắc Bộ, Hà Nội,...), rồi đưa dần lên mạng.

Chúng ta biết, Bùi Hùng có blog, Fb, kênh đăng video mang tên anh. Chỉ tính riêng ảnh và video mà anh ghi chép dần trong nhiều năm qua thì cũng đã vô cùng quí giá. Các tư liệu của anh, đúng như nghĩa của từ "tư liệu" là thiên về tư liệu, có gì thì đưa lên như thế. Ví dụ, loạt ảnh thú vị từ mười mấy năm về trước của anh chụp tại chùa Tây Hồ, đã được đưa về Giao Blog, thì có thể xem lại ở đây (năm 2009).

Loạt bài về Phủ Giầy vào cuối tháng 1 năm 2024 của anh, tôi cũng đưa dần về Giao Blog, ưu tiên ảnh và video (các luận giải của anh thì tôi cũng đưa về nhưng để ở cuối bài; sở dĩ làm thế là vì các luận giải của anh hiện có nhiều điểm chưa đúng, chưa chuẩn xác, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để biên tập tiếp trong tương lai).

20/01/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : "Dãy núi Trang Nghiêm đứng chống trời" (thơ Nguyễn Bính, 1957)

Núi Tiên Hương (trước là núi An Thái, mà xửa xưa là núi Vân Cát), núi Trang Nghiêm, núi Hổ Sơn, núi Lê Xá, núi Xuân Bảng (Kim Bảng), núi Côi Sơn,... những ngọn núi chạy liền nhau ở huyện Vụ Bản (xửa xưa là huyện Thiên Bản) danh tiếng, thì trên Giao Blog đã nói đến ở đây hay ở đây.

Bây giờ, hãy đến với núi Trang Nghiêm (chạy liền một mạch với núi Tiên Hương) trong thơ Nguyễn Bính viết năm 1957. Núi Trang Nghiêm ở xã Trang Nghiêm (có Trang Nghiêm Thượng và Trang Nghiêm Hạ), nay quen gọi là Núi Ngăm.

Khi ấy, Nguyễn Bính trở lại Bắc Việt, làm báo với anh trai ruột (Nguyễn Mạnh Phác, tờ báo tư nhân "Trăm hoa") một thời gian tại Hà Nội, có về thăm quê hương Vụ Bản. Ông kể lại chuyện cũ rồi ghi lại chuyện mới sau 1954 ở xung quanh núi Trang Nghiêm.

13/09/2023

Người Việt vẫn chưa biết yêu hàng Việt (từ ghi chép dạo chơi tp Nam Định khoảng 100 năm trước)

Bây giờ về thành Nam mà ăn sáng thì người ta thường qua thưởng thức phở bò hiệu Cụ Tặng (23 phố Hàng Tiện), rồi có uống cà-phê thì sẽ sang hiệu Côn (112 phố Hoàng Văn Thụ),... Đại khái phong vị thành Nam bây giờ là vậy.

Bây giờ đang là những năm 20 của thế kỉ 21.

Vào thập niên 20 của thế kỉ 20, tức khoảng 100 năm trước, có kí giả đi chơi thành phố Nam Định, thì thấy hàng hóa Việt hoàn toàn bị lép vế trước hàng hóa của người Hoa hay người Nhật.

"Bởi vì ta chưa biết yêu ta", và "ta đã chẳng biết yêu ta, còn ai biết yêu ta nữa".

27/07/2023

Địa phương Trà Lũ - qua "Trà Lũ xã chí" và di văn hiện còn (1)

Cụ cử nhân Lê Văn Nhưng có để lại một ghi chép quan trọng bằng Hán văn là Trà Lũ xã chí. Tài liệu này đã được biết đến rộng rãi. Những tài liệu độc đáo dạng như thế này của làng xã Bắc Bộ đã được chúng tôi đọc luân phiên trong các nhóm đọc sử liệu địa phương được tổ chức từ cuối thể kỉ XX, mà là tại Tokyo. Đến khi tôi rời Tokyo đi làm điều tra điền dã dài hạn ở tỉnh xa Tokyo, thì không tham gia được nữa.

Mở một số entry trên Giao Blog để lưu những bài viết mới hiện nay liên quan đến Trà Lũ xã chí và các di văn hiện còn.

26/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghi chú về "tổng Vụ Bản" (vốn là "Thiên Bản") ở huyện Bình Lục, không phải "huyện Vụ Bản"

Chúng tôi nhận được câu hỏi sau của người ở xứ Nam, trên đường du lãng, rằng:

- Cái địa danh "Vụ Bản" hình như không chỉ có ở tỉnh Nam Định ?

- "Vụ Bản" (vốn có tên cũ là "Thiên Bản") hình như không chỉ có tỉnh Nam Định ?

Câu hỏi, thật ra, là rất thú vị. Tôi đã trả lời nhanh:

1. Đúng là "Vụ Bản" thì không phải chỉ có ở tỉnh Nam Định thật ! "Vụ Bản" mà gắn với người Mường, nằm trong tỉnh Hòa Bình, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây. Xem ra ở Vụ Bản thuộc tỉnh Hòa Bình ngày nay cũng có nhiều truyền thuyết về việc tái sinh (đầu thai).

07/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghé thăm giáo xứ Xuân Bảng ở quê Thánh Mẫu Liễu Hạnh và mục vụ Đa Minh ở Phú Nhai

 Chúng tôi đang du lãng ở xứ Nam.

Đoàn du lãng liên hợp: có mấy vị từ Huế ra, có mấy vị ở Hà Nội, một vị là người Nhật Bản.

Ở Vụ Bản, một quan tâm của chúng tôi lần này là: để tâm đến Công giáo ở quê hương Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bởi vậy, chúng tôi đã cùng nhau tới thăm giáo xứ Xuân Bảng (tục gọi là Báng) ở cùng xã Kim Thái - xã có quần thể di tích Phủ Dầy (Giầy/Dày).

Về Trà Lũ, thì chúng tôi tới thăm nhà thờ Phú Nhai và các cơ quan của dòng Đa Minh.

13/10/2022

Bà Vân thủ nhang Phủ Nấp ở Nam Định đã từ trần (1947-2022)

Về Phủ Nấp - một ngôi đền thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa - ở xã Yên Đồng huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, cách Phủ Giầy khoảng 10 km, thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Ngôi đền bề thế một thời, được gọi là Phủ Nấp, là bởi đó là làng Nấp (tên gọi dân dã của Quảng Nạp). Tên gọi chính thức là Quảng Cung linh từ

Thời hợp tác xã, Phủ Nấp bị hạ giải toàn bộ. Khu đất đó bị đào thành ao, thả cá, cắm biển "Ao cá Bác Hồ".

Sau Đổi Mới, dân làng đã lấp ao cá, dựng lại đền. Một nhân vật đặc biệt, là bà Vân, vốn chấp tác ở Phủ Giầy và đền Cây Đa Bóng đã tới Phủ Nấp, tái thiết ngôi đền (đọc bài đã đưa lên năm 2018 trên Giao Blog, ở đây). Cô Vân thường giải thích "Phủ Nấp" có nghĩa là: Thánh Mẫu nấp đi, vắng mặt đi một thời gian dài, rồi bây giờ xuất hiện trở lại ở đầu thế kỉ XXI.

09/04/2022

Học giả nhà văn Nguyễn Sỹ Tế (1922 - 2005)

Gần đây, tôi mới biết Nguyễn Sỹ Tế là thuộc vào gia tộc có nhà đông y Nguyễn Sĩ Lâm. Một gia tộc gắn bó với đông y.

Tôi cũng mới nhận một tập thơ viết thuần bằng tiếng Pháp của Nguyễn Sỹ Tế in tại USA vào năm 1997 (quà gửi tặng của con cháu gia tộc Nguyễn Sĩ ở Nam Định). Lúc đó, Nguyễn Sỹ Tế cho in tập thơ này và giữ bản quyền, ở bên trong tựa như có chữ kí của ông.

Bài giới thiệu đầu tiên về Nguyễn Sỹ Tế là của Viên Linh.

08/03/2022

Máy bay Pháp rồi Mỹ đã ném bom miền Bắc như thế : Tư liệu và hồi ức của khu vực Nam Định

Thời nhỏ chúng tôi vẫn được kể lại rằng, ngày đó tháng đó năm đó, có khi chính xác là giờ đó phút đó, giữa lúc máy bay Mỹ lượn trên bầu trời thì có anh ấy chị ấy được sinh ra. Những đứa trẻ Bắc Việt được sinh ra ở khu tránh bom Mỹ. Giờ sinh và ngày tháng năm sinh của những đứa bé ấy được đánh dấu thật dễ, bởi là gắn với âm thanh của máy bay Mỹ, với kí ức chân thực về chiến tranh không bao giờ phai.

Bom Mỹ rơi xuống làng quê chúng tôi. Chỗ bom rơi thì lõm xuống, gọi là "hố bom", rồi có cái cứ để nguyên vậy thành ra ao. Nhiều cái ao được hình thành từ hố bom như vậy ở xóm trên xóm dưới. Các ông các bác trong làng ngồi đan rổ rá bên cạnh hố bom ngày trước, đôi khi kể cho chúng tôi nghe chuyện sơ tán khi có báo động về máy bay Mỹ.

Đại khái chúng tôi không có trải nghiệm tại chỗ về chiến tranh chống Mỹ. Hình ảnh về cuộc chiến ấy là được mường tượng từ những cái "ao-hố bom" có thể thả cần câu hồi chúng tôi lên mười, từ những cái kẻng làm từ xác bom treo ở cổng trường hay hợp tác xã, từ rất nhiều chuyện kể dần dần của cha mẹ và hàng xóm láng giềng.

14/02/2022

Đọc hồi kí của người thầy dân gian Bùi Văn Tam ở Nam Định

Đọc nhanh về học giả Bùi Văn Tam ở đây hay ở đây. Cụ là một trong những người thầy dân gian của tôi. Giao Blog có đặt một nhãn là những-người-thầy-dân-gian, kể dần về những người thầy gặp gỡ nhân duyên ở trong đời, như cụ Dương Quảng Châu ở Thái Bình, cụ Nông Minh Nhằm ở Cao Bằng, cụ Đàm Viết Phòng ở Tây Hồ (Hà Nội), cụ Bùi Văn Tam ở Vụ Bản (Nam Định), cụ Tosu hay cụ Uchida ở Fukuoka,....

Những năm 1990s, tôi đã nhận và lưu giữ mãi mãi những lá thư viết tay của cụ Châu (ví dụ đọc lại ở đây).

Những năm 2000s, tôi đã nhận và lưu giữ mãi mãi những bưu thiếp viết tay và tư liệu viết tay của cụ Tosu, cụ Uchida (ví dụ đọc lại ở đây).

Với cụ Đàm Viết Phòng ở Hồ Tây thì không có thư tay, mà là những cuộc nói chuyện dài và trở đi trở lại nhiều năm (khi ở bên hồ câu cá, khi ở sân đền sân phủ, khi ở tư gia, khi ở ngoài chợ, lúc ở trong khuôn viên chùa đình,...).

Thế rồi những năm 2010s-2020s, tôi nhận và đang lưu giữ những lá thư viết tay của cụ Bùi Văn Tam. Cụ Tam hiện đã vào 91 tuổi, nhưng giọng vẫn sang sảng, mắt vẫn tinh, tai vẫn thính. Cụ vẫn tự ra bưu điện gửi sách về Hà Nội và nhiều nơi khác để tặng bạn bè. Bưu phẩm cụ gửi thường do chính tay cụ làm và đề địa chỉ người nhận. Ở thời điểm các năm 2020-2022, cụ vẫn dùng zalo một cách thông suốt. Cụ viết cho mọi người bằng thư tay, lại cũng có thể chát zalo gõ từ ai-pát.

12/02/2022

Dấu ấn của thời Tây Sơn : "tiên nhu chi bảo" hay "hòa nhu chi bảo"

Lần trước, chúng tôi đã đến thăm vườn nhà Nguyễn Huệ tại Bình Định, đọc lại ở đây (năm 2017).

Hôm nay, bàn về một dấu ấn của triều đại Tây Sơn trên tư liệu văn bản.

Hiện đang có hai thuyết. Một thuyết đọc là "Tiên nhu chi bảo", một thuyết đọc là "Hòa nhu chi bảo" cho hình dấu triện trên các văn bản thời Tây Sơn.

02/02/2022

Khai bút ngày 2/2/2022 (nhằm mùng 2 Tết năm Nhâm Dần)

Bản thảo đầu tiên được hoàn thành và đã gửi ngay sáng sớm nay, lúc hạ bút dòng cuối cùng, rồi mới bất giác thấy một hàng số đẹp đến giật mình:

"Ngày 2 tháng 2 năm 2022".

Một ngày thật đáng ghi nhớ. Tính theo can chi, thì là ngày Bính Tuất, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần. Tạm lưu tờ lịch từ trang lịch Việt Nam của chuyên gia lịch học Hồ tiên sinh:

22/01/2022

Xem kĩ thêm bia và chuông ở Phủ Chính Tiên Hương (từ VTV1 - Thời sự 19h ngày 21/1/2022)

Về vấn đề Phủ Chính ở quần thể Phủ Giầy/Dầy, chương trình thời sự của VTV1 trong ngày 21/1/2022 đã phát tin hai lần: bản tin trưa (lúc 12h),  bản tin buổi tối (lúc 19h).

Chủ nhân Giao Blog đang xem kĩ thêm văn bia ở hai nhà bia trong khuôn viên Phủ Chính. Lần xem cập nhật của tháng 1 năm 2022 (lần khảo sát bia ở Phủ Chính đầu tiên của tôi là vào đầu thập niên 1990, cách nay cũng tới gần 30 năm). Đại khái hình ảnh của tháng 1 năm 2022 thì như sau (cắt ra từ video).

17/01/2022

Danh vị "Phủ Chính" ở quần thể Phủ Giầy (Nam Định) : trả lời nhanh đài VTC 6

Vào lúc 21 h tối qua (tối Chủ Nhật ngày 16/1/2022), đài VTC 6 đã phát chương trình Văn hóa Tâm linh do ê-kíp phóng viên Đào Thu Thủy thực hiện những ngày đầu tháng 1 năm mới này.

Chủ đề của chương trình lần này là về danh vị "Phủ Chính" tại quần thể Phủ Giầy (Giày/Dầy/Dày).

Có hai học giả tham gia chương trình. Cụ Trần Lâm Biền thì đã cùng nhóm phóng viên về Phủ Giầy thực hiện việc ghi hình, trả lời phỏng vấn tại thực địa. Còn tôi thì làm chớp nhoáng tại một điểm hẹn trước ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) - do tình hình covid, nên ê-kíp phải xoay xở mãi mới tìm được một điểm xem như có phép.