Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

03/01/2018

Thủ cấp của anh hùng Nguyễn Huệ và các huynh đệ ở đâu, còn tìm thấy được không (2)

Bắt đầu viết cái này từ năm 2013, ở đây.


(đang viết tiếp)


---


















TƯ LIỆU BỔ SUNG

(về hình ảnh vua Quang Trung, thảo luận đầu năm 2018)


10. Một mẩu nữa của Nguyễn Đức Toàn


Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Quang Trung xin Càn Long cho đổi mũ áo theo Thiên triều.😤😌Mà không được👎

👎👎👎
Tranh màu: Cảnh vua An Nam Nguyễn quang Bình tại Tỵ Thử Sơn trang, xin thay áo mũ theo lệ của Thiên triều. Được trên khen lời xin và ban thơ cho.

Thơ chép trong Ngự chế thi quyển ngũ
Nguồn Internet: 
https://zh.wikisource.org/zh-hant/%E5%BE%A1%E8%A3%BD%E8%A9%A9_(%E5%9B%9B%E5%BA%AB%E5%85%A8%E6%9B%B8%E6%9C%AC)/%E4%BA%94%E9%9B%86%E5%8D%B7059

安南國王阮光平乞遵天朝衣冠嘉允其請並詩賜之
丹誠萬里近瞻依
惇史全無寧渠稀
不肯有更頒鳳詔
卻欣無意乞鶯衣
清涼取適嘉應允
典禮如常慎莫違
詎曰一家覃父子
海邦奕葉永禎禨
Phiên âm:
Dịch nghĩa:
Quốc vương An Nam Nguyễn quang Bình xin được theo y quan của Thiên triều. Khen ngợi đồng ý cho, lại ban thơ
Tấc lòng son từ muôn dặm tới chầu,
Thực trong sử sách há không có, người như hắn hiếm có.
Không chịu đổi thay, khi ban chiếu phượng,
Lại tự vui vẻ đi xin áo lông oanh vàng.
Được khi mát mẻ, vừa ý, khen cho được,
Giữ điển lễ như thường, cẩn thận chớ trái.
Nếu được một nhà cha con tình vui thỏa,
Trong ngoài khắp cả nước mãi được đời đời điềm lành, yên ổn.



Dịch thơ
Muôn dặm về trầu giãi lòng son,
Sử sách xưa nay hiếm vẫn còn.
Chiếu báu đâu đòi thay áo mũ,
Tự vui xin đổi áo vàng hơn.
Thanh lương vừa ý nên khen ngợi,
Lễ thường chớ trái mới là ngoan.
Nếu được một nhà tình phụ tử,
Điềm lành trải rộng bốn phương lan.
Diễn ca
Lòng son vạn dặm về trầu,
Thực trong sử sách được đâu mấy người.
Chiếu Phượng ý có đâu đòi,
Mà lòng vui vẻ xin thôi áo vàng.
Được hôm vừa ý thanh nhàn,
Ban khen phải giữ lễ thường chớ xa.
Cha con tình vẹn một nhà,
Thì trong bốn biển âu ca thái bình



Quang Trung từng dâng biểu tạ ơn, tôn vua Thanh Càn Long như cha. Càn Long cũng tỏ lòng yêu mến Quang Trung như con. 😆(như các con khác😈)


[1] Nguyên chú: Khứ thanh去聲
[2] Nguyên chú: Nguyễn quang Bình đến sơn trang yết kiến, rất là cungcẩn. Trẫm rất là thương. Hắn lại tạ ơn, kêu xin được theo mũ áo yquan của Thiên triều. Càng đáng thêm ngợi khen, lòng thành hết mực.Nhân đó ban cho 3 cái đính hồng bảo thạch, áo lông chim vàng, để tỏ lòng yêu quý. Nhưng Trẫm từ trước chưa từng có lệnh chỉ cho hắn đổi y phục trong nước.
阮光平來山荘瞻覲最為恭謹予亦甚憐之彼且感恩籲請遵從天朝衣冠益嘉其誠悃因賜紅寳石頂三眼翎黃褂以示優寵然予前此未肯有令其更易本國服飾也
[3] Nguyên chú: Đầu xuân  năm nay, gia ơn đã ban cho Nguyễn quangBình đai ngọc hoàng sính. Nay lại khẩn khoản xin theo phép mũ áothiên triều. Khi ăn yến ở Sơn trang đã ban cho Áo Mãng bào cuốn bốn khúc theo bậc Hoàng tử sử dụng. Đến ngày lên Kinh vào chầu mừng lại là điển lễ quan trọng. Nên vẫn mệnh cho dùng mũ áo của nước hắn, để rạng tỏ thể chế. Lại xét bực Quốc vương, là chủ 1 nước. Thần dân trong nước đều trông vào. Nếu muốn dóc tóc, đổi cả trang phục nước hắn, không phải là ý của Ta vui.  Nhân lệnh hiểu rõ, tuyên dụ cho, để hắn ơn lễ đều vẹn được.  今春加恩已賜阮光平黃鞓玉帶茲既懇遵天朝衣冠扵山荘筵宴之日並即令依皇子所用金黃色蟒袍四團龍褂賜之至進京朝賀之日典禮所闗仍命用該國衣冠以昭體制且念該國王係一國之主彼國臣民所具瞻若欲薙髪竟更彼國服飾轉非予意所嘉恱因令詳悉宣諭以示恩禮兼至
[4] Nguyên chú: Các ngoại phiên, vương công Mông CổBối lặc ngày nay, đều là ân nghị quân thần, con cháu của Trẫm, chẳng chỉ như cha con người nhà. Trước Nguyễn quang Bình dâng tấu tạbiểu văn có lờiTôn vua như cha. Thực đủ thiên lương, phát tự lòng thành. Ta cũng không bất nhẫn xem là người ngoài đâu. 各外藩古王公貝勒等今皆為予子孫輩君臣恩誼不啻家人父子前阮光平奏謝表文有君為師為父之語伊具有天良肫誠所發予亦不忍外之也
http://yeuhannom.blogspot.com/2018/01/quang-trung-xin-can-long-cho-oi-mu-ao.html




9. Nguyễn Đức Toàn bàn luận:

"

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018


Vua Ta là vua Tàu?! Vua Tàu là vua Ta! ?😅

Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung !?!?
Qua Facebook, cuối năm đọc bài Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung, của bác Nguyễn Duy Chính, trên trang Blog của Trần Đức Anh Sơn. 
(https://anhsontranduc.wordpress.com/2017/12/30/da-tim-ra-chan-dung-vua-quang-trung/). 
Càng ngày càng có nhiều tư liệu sử học mới được nghiên cứu khai thác. Bấm like ngay, bài viết rất sinh động và lý thú, cả tư liệu lẫn chữ Hán. Dẫn nguồn từ nhà nghiên cứu Trần Quang Đức (tác giả cuốn Ngàn Năm Mũ Áo/ với tư liệu tranh cực đẹp😤). Nhưng nhìn hình Vua Quang Trung, thấy gợn gợn. Một cảm giác kỳ lạ. Gương mặt gày gò, sống mũi độn, mắt sế sế kiểu người Hoa.  Hôm sau, trên cửa Facebooker Nguyễn Xuân Diện tỏ ý hoài nghi về việc trình độ thẩm mỹ của họa sư triều Thanh:
Bài viết rất hay. Rất đáng chú ý.
Chân dung Quang Trung hoàng đế ư? Chỉ cần nói Ngài mất năm 40 tuổi thì bức họa của họa sĩ cung đình nhà Thanh vứt đi rồi. Nếu là trực họa Quang Trung thì vua quan nhà Thanh hóa ra chả biết gì về hoàng đế Quang Trung!
. (https://www.facebook.com/nxdien2k15/posts/1764825833820380?comment_id=1764869463816017&notif_id=1514823158812692&notif_t=feed_comment_reply)
Khiến chúng tôi suy tư về bức hình vẽ 1 vị quân vương trắng bạch, gày gò, hóp má sắt lại, râu lơ thơ (có vẻ hoang dâm quá độ?, thiếu sinh khí?).
Chúng tôi cũng nhận thấy 1 vài điều cần thảo luận về bài viết của bác Nguyễn Duy Chính. Đọc lại cả bài gốc của Trần Quang Đức (http://dcvonline.net/2017/07/30/dau-moi-that-quang-trung/) và (https://www.facebook.com/quangduc.tran) để rõ nguồn cơn.

-Loại bỏ chi tiết Quang Trung Thật – Giả. Thì bài viết ngắn này của Trần, chỉ là quan điểm giới thiệu 1 tư liệu Tranh do 1 người bạn Trung Quốc gửi(?😎?), có dòng đề về An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình. Trần Quang Đức có ý cần khảo sát sâu hơn, nhưng trân trọng “sử thực”. "Sử Thực" là Bức ảnh đăng đen trắng, khá mờ ảo. 😆 Thì cũng nên từ từ! Chữ viết rất khó nhận dạng, nhưng tác giả cũng đọc đoán, tra truy ra được(?😃?). 
-Bài của Nguyễn Duy Chính trước khi dẫn lại bức Tranh kia, đã lướt qua 1 loạt các nghiên cứu, ghi chép về hình mạo Quang Trung từ trước qua các nguồn: Đại Nam liệt truyện, Tây Sơn thuật lược,Tượng ở chùa Bộc, hình trên tiền VNCH, ghi chép của Sứ Triều Tiên – Từ Hạo Tu, dẫn thêm tư liệu Tranh màu rất đẹp.
Hình 1. An Nam quốc vương chí Tị Thử sơn trang [安南國王至避暑山莊] (Cái này chỉ thấy lưng Quang Trung, chứ không thấy hình); 
Bức này thì chỉ thấy lưng vua thôi, nên không góp ý gì được 😩

Đáng còn có 1 bài thơ nữa chép trong Ngự chế thi. Là Quang Trung xin đổi y phục theo Thiên triều. Vua Càn Long ban khen cho bài thơ nữa:安南國王阮光平乞遵天朝衣冠嘉允其請並詩賜之. 
(https://zh.wikisource.org/zh-hant/%E5%BE%A1%E8%A3%BD%E8%A9%A9_(%E5%9B%9B%E5%BA%AB%E5%85%A8%E6%9B%B8%E6%9C%AC)/%E4%BA%94%E9%9B%86%E5%8D%B7059)
Chúng tôi không dẫn thêm cho rườm rà. Chỉ tập trung vấn đề Tranh vẽ Quang Trung mà thôi.

Hình 2.An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình cập Mông Cổ vương công, Triều Tiên, Miến Ðiện, Nam Chưởng các quốc sứ thần cung nghinh vạn thọ lai kinh ư thử chiêm cận[安南國王阮光平及蒙古王公朝鮮緬甸南掌各國使臣恭迎萬夀來京於此瞻覲]. Thì Hình màu rất đẹp,  zoom lên không còn nét nhưng cũng hình dung ra râu ria mũ áo😝.

Nhưng đến phần chính, giới thiệu bức hình vua Quang Trung mới phát hiện, thì lại là hình đen trắng, chữ mờ mờ ảo ảo. Trần tiên sinh kết giao với người ở Thượng Quốc cũng hay lắm, gửi ảnh Đen Trắng thôi đã là rất quý, chắc là khó chụp lắm, hoặc giả công nghệ không cho phép chăng. Và ông vua oanh liệt chiến công, được người dân dựng tượng vẽ hình đẹp đẽ, uy phong  theo trí tưởng tượng của người đời sau lại hiện ra đen trắng, gày gò, hóp má, với kiểu mũ được cho là của An Nam. Tất nhiên người gày gò, má hóp cũng có thể là người dũng lược, mưu trí chứ tôi cũng không nói họ theo tướng mạo: hèn, tiểu gì cả. Nhưng bảo tin vào cái hình mờ thế với dòng chữ Hán toét mắt mà luận, bảo tin vào đó là Quang Trung thì cũng nên từ tốn kiểm tra kỹ đã.

Phần thứ tư của bài viết, tác giả Nguyễn Duy Chính giới thiệu những điểm đáng nghi nhận từ việc khảo cứu bức chân dung đen trắng này. Chúng tôi lưu ý những điểm như sau:
1.     Tác giả say sưa phân tích cái Mão Xung Thiên của vua chúa nước ta. Có ý chừng là cái Mão ấy, đúng là cái Mão trong hình vẽ Quang Trung, vua An Nam đây. Nhưng Mão trong hình là cạnh vuông, còn mão minh họa tròn trơn ra. Theo tôi thi không liên quan lắm. Nhưng nhận xét  Sứ thần Triều Tiên vì chưa nhìn thấy triều phục của vua chúa nước ta nên đã nhầm mũ xung thiên với thất lương kim quan. Thì tôi cho là khá chủ quan. Nếu Sứ nước Tây Dương thì không nói, chứ Triều Tiên và An Nam đều ảnh hưởng Nho học, đều học tập theo Cổ chế Trung Hoa. Từ thời nhà Minh, sứ thần 2 nước đi triều cống đã từng giao lưu gặp gỡ, thơ văn xướng họa rồi.


2.     Bức tranh có dấu Ngọc tỷ của Càn Long. Ý chừng là quý lắm đấy, vua còn phải ngự dấu vào đấy là xác tín lắm đấy không phải đùa đâu. Nhưng ảnh là đen trắng mà tác giả cũng luận được chữ triện trên Ngọc tỷ, dù có 1 Tỷ chỉ nhìn được 1 nửa. Và cũng dẫn ra ảnh gốc màu các Ngọc này, chắc ở nguồn khác chứ không phải từ bức Tranh đen trắng kia. Bái phục ! Bái phục! Nếu mà tác giả luận tra được nốt mấy cái dấu con con thì hay biết mấy 😆! 

Trong đó 2 triện: Ngũ phúc ngũ đại đồng đường cổ hi thiên tử bảo, Bát trưng mạo niệm chi bảo đóng phạm vào dòng Chú thích. Khiến không đọc được chữ ở đó😱.

3.     Hàng chữ xác tín, nhận định đây là hình vua Quang Trung:Tân phong An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình.[23] [新封安南國王阮光平].🙌 Thì có ý là đấy là hình vua An Nam. Tôi cũng hơi băn khoăn về cách dùng từ: Tân phong- Mới phong! Tân phong quốc vương: Nghe sao sao !!! Nếu chỉ đề An Nam Quốc vương thì còn có nhẽ. Lại có từ Tân?. Nhưng không thể tranh luận được nếu không tìm được 1 bản rõ ràng, có nguồn gốc. Trên Internet đã phổ biến bức hình đen trắng này trên Wikipedia bản chữ Hán:  
https://zh.wikipedia.org/wiki/%E9%98%AE%E6%83%A0
 Và
https://commons.wikimedia.org/wiki/File:%E5%AE%89%E5%8D%97%E5%9C%8B%E7%8E%8B%E9%98%AE%E5%85%89%E5%B9%B3%E5%9C%96.jpg 
(Tác giả lại là Trần Quang Đức, nguồn Bảo tàng quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc. )


Cần phải tìm hiểu thêm nữa. Nhưng đâu dám nghi ngờ nguồn tài liệu mờ ảo từ Thượng Quốc gửi sang. Có khác gì bức Tranh được Thiên Tử cho chạy ngựa trạm theo để ban cho Sứ Đoàn An Nam! Giờ thì Thiên tử gửi qua Internet !💕 Nhanh phải biết! Có điều quà Thiên tử ban mờ quá! Nhận cũng dở mà chối thì sao đây! Tên tước đề mờ mờ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình mà!💜 Hay tìm thằng nào tên Bình mà giả nó!😝 (Trước đây Trần Quang Đức đã từng "chế" các tài liệu chữ Hán "Phỏng cổ"😤 tung lên mạng)


Với bài thơ Ngự chế, được đánh máy lại rõ rõ ràng ràng, xác thực là ban cho Quốc vương An Nam Nguyễn Quang Bình. Thực không thể chối vào đâu được: ĐÂY LÀ HÌNH VUA QUANG TRUNG???🙌. Dù là lúc đó Quang Trung mới 37 tuổi, xông pha trận mạc, hành xử quyết đoán. So với bức hình thì có vẻ gì đó gợn gợn. Phải chăng chúng tôi đã bị ám thị là người như Quang Trung phải khác?Phải oai phong như trên đồng tiền VNCH kia mới xứng? Hay người đóng giả Quang Trung cũng gầy nhỏ, choắt như vậy? 

“2 Anh” Quang Trung, 37 tuổi. (1 anh "hoàn thành" 1790; 1 anh 1797)
Hai ông này liệu có phải là 1 không. 1 Bức Bán thân đen trắng mờ mờ. 1 Bức cục bộ từ tranh màu vẽ hình tý tẹo mà zoom lên còn được thế này.

Bài Thơ thì là Ngự ban cho trong dịp Quang Trung đến Tỵ Thử sơn trang, chép trong Ngự chế thi quyển ngũNhưng nét chữ trên tranh, dù mờ tôi cũng đặt nghi vấn đây không phải là Ngự bút(?😊?):
(https://zh.wikisource.org/zh-hant/%E5%BE%A1%E8%A3%BD%E8%A9%A9_(%E5%9B%9B%E5%BA%AB%E5%85%A8%E6%9B%B8%E6%9C%AC)/%E4%BA%94%E9%9B%86%E5%8D%B7059)
安南國王阮光平至避暑山莊陛見詩以賜之
瀛藩入祝值時巡
初見渾如舊識親
伊古未聞來象國
勝朝往事鄙金人
九經柔逺祇重譯
扵今勉體仁
武偃文修天道
明正徳間安南黎譓之臣莫登庸逼逐其主明興師討之踰年師不出登庸進代身金人遂封為都統其後譓孫維潭奪莫茂洽都統亦進金人復封為王是明代既不能致彼入朝而為金人以代兼有黷貨之譏其行事殊為可鄙
Ngự chế Bài thơ, vịnh Vua An Nam Nguyễn Quang Bình đến bệ kiến ở Tỵ Thự sơn trang, để ban cho.
Phiên vương vào chúc đúng dịp tuần,
Mới gặp mà như đã quen thân.
Xưa chưa từng nghe Tượng Quốc đến,
Triều trước đáng bỉ chuyện Kim nhân.
Xa mến chín phen phải trùng dịch,
Khen thêm nay được thể yêu nhân.
Ngừng võ sửa văn đạo trời thuận,
Đại Thanh nghiệp vững mãi muôn xuân.
Đời Minh Chính Đức, Lê Huệ ở An Nam bị bề tôi Mạc Đăng Dung đuổi. Nhà Minh đem quân thảo phạt. Nhưng hơn năm quân không ra đến nơi. Đăng Dung dâng người vàng để cầu phong Đô thống. Sau con cháu của Huệ là Duy Đàm đoạt chức Đô thống của Mạc Mậu Hợp. Cũng dâng người vàng để được phong vương. Đấy là đời nhà Minh, đã không khiến người ta vào chần được, làm người vàng đề thay, lại thêm tiếng chê tham lam của cải. Việc ấy đáng khinh lắm.
4.     Bác Chính còn dẫn trích hình Phan Huy Ích. Mà theo bài là cũng được vẽ năm Phan Huy Ích 39 tuổi, ông cùng đi theo đoàn của vua Quang Trung đi triều cống năm đó. Tỏ ý là người nước ta GIÀ TRƯỚC TUỔI như thế đấy, nên hình vua Quang Trung chắc cũng thế, trông thì thế thôi chứ chưa đến 40 đâu. (Xem hình có bút tích Càn Long tôi còn ngờ ngợ. Xem đến hình cụ Phan 39 tuổi, tôi ngất xỉu luôn. Vợ con lay tỉnh, tôi chạy ngay vào nhà tắm soi gương lại mình. Ngất tiếp!)
                                            
      
"Anh" Phan Huy Ích, 39 tuổi


5.     Bác Chính dẫn thêm được 2 họa sư nổi tiếng của Thanh triều. Nhưng chỉ chụp trang bìa mà không trích dẫn gì thêm. Theo bác 2 ông Họa Sư này đã thực hiện các tác phẩm trong cung đình nhà Thanh. Có khẳ năng chính 2 ông này đã vẽ hình vua Quang Trung. Và khi Quang Trung đang trên đường về nước, bức vẽ mới được hoàn thành, cho chạy ngựa trạm đuổi theo đoàn để ban ân tứ. Bác Chính lại trích được 1 câu trong Dụ Am văn tập, quyển I, “Trình Phúc Công Gia giản” (chú thích số 32): một cuộn tranh vẽ dung nhan quê mùa của kẻ hèn này [陋容小照一軸]. Nhưng ở bức Bát thọ thịnh điển thì bác Chính không xác định được Tác giả, nhưng lại xác định năm hoàn tất là 1797.
Theo báo cáo ghi trong bản tổng kê của Như Ý Quán trong Thanh cung nội vụ phủ tạo biện xứ đáng án tổng hối, quyển 52 [1790-1791] từ tr. 30 đến tr. 34 thì có ba [3] bức hình vua Quang Trung được vẽ, cả ba đều là vẽ nửa người [半身臉像 – bán thân kiểm tượng]. Chúng ta lại biết cả tên họa gia thực hiện là Mậu Bính Thái[30] [繆炳泰] và một hoạ sĩ phụ tá là Y Lan Thái[31][伊蘭泰]. Hai ông này đều là họa sĩ có tiếng trong cung đời Thanh Cao Tông.
-         Họa sư nhà Thanh lại vẽ những 3 bức vua Quang Trung. Chắc là Càn Long yêu ông lắm, vẽ tới ba bức: 1 bức ban cho Quang TRung mang về (đã mất), 1 bức để treo (còn lại ở Bảo tàng Cố cung), 1 bức nữa … chắc nguyên nhân nào đó mà bị … mất rồi. Kinh khủng thật! ÂN ĐIển đến thé là cùng! Rồi sau Thái thượng hoàng còn đóng ấn lên để làm tranh quý mà treo ở Ngự thư phòng nữa cơ! Chắc Thái thượng hoàng Pê đê mất rồi! Tác giả không trích Báo cáo đó, chỉ ghi chung số trang, nên tôi không kiểm tra được.
Bác Chính lại viết tiếp: Công tác này được thực hiện trong khoảng từ ngày 20 tháng 8 năm Canh Tuất và hoàn tất vào khoảng 23 tháng 10 cùng năm sau khi đã gắn trục bằng gỗ sam, hai đầu bằng tử đàn. Ngày 20 tháng 8 chính là ngày vua Quang Trung tâu với vua Thanh xin từ biệt để về nước. Như vậy đúng như sử nước ta chép, việc họa hình là một biệt ân được vua Càn Long ban cho ngay khi phái đoàn Ðại Việt từ biệt và tác phẩm chỉ hoàn tất khi Nguyễn Huệ đã rời kinh đô nên được dịch trạm đuổi theo trao lại cho phái đoàn nước ta khi gần đến Nam Quan.

-         Do không được đọc bác Chính dẫn nguồn nào, nguyên văn ra sao. Nên chỉ suy thế này. Ngày 20 -8 -1790(Canh tuất), Quang Trung dâng biểu xin về. Vua Càn Long cho Họa sỹ vẽ tranh, trong2 tháng, gắn trục gỗ Sam, 2 đầu Tử đàn. Nhưng cho ngựa chạy đuổi theo đoàn khi đến gần cửa ải mới trao được. Theo Thanh Sử Cảo thì ngày Quý Mùi tháng 9 năm1790(Canh tuất), An nam quốc vương Nguyễn Quang Bình vê nước. Không rõ các Họa sỹ nhà Thanh có yêu cầu vua Quang Trung ngồi mẫu để vẽ không?

Phần Tài liệu Tham khảo của bài viết, số 25: Hoàng Xuân Hãn. Chinh ph ngâm b kho. Paris: Minh Tân, 1953, http://dcvonline.net/2017/07/30/dau-moi-that-quang-trung/ . Người ta tưởng bác Chính Tham khảo Hoàng Xuân Hãn đấy. Nhưng khi bấm vào nguồn thì link chạy đến bài của Trần Quang  Đức 
Chắc là bác ngắt trang nhầm.

-         Trực quan của tôi thi bức hình này khá giống hình 1 vua đời Minh. Nhưng tôi tìm không thấy. Tuần theo lịch đại thì rất giống hình Càn Long thời trẻ. Tôi không có khả năng tiếp xúc tư liệu. Chỉ tìm tồi những gì có trên Internet:
 Tôi ghép lại các hình Càn Long sưu tầm được trên mạng với 2 hình vua Quang Trung mà bài viết nêu ra: Hình giữa là hình Càn Long năm 24 tuổi, vừa đăng cơ. Hai hình nhỏ bên trên là hình Càn Long thời còn là Thân Vương. Hình bên trái là hình Càn Long lúc già. Và 2 hình Quang Trung lấy ở bài viết của Nguyễn Duy Chính, chúng tôi xếp xen vào: 

-                     


Thời điểm vẽ bức tranh này là năm Càn Long đã già/ Bát tuần vạn thọ. Nhưng Thiên tử ban cho, thì ngài thích ban ảnh nào thì ngài ban. Có thể ngài ban ảnh lúc ngài phong độ nhất chăng? 37 tuổi? Tôi không dám bàn thêm. Cũng có thể tôi nhầm. Nhưng gọi cái hình đen trắng kia là hình vua Quang Trung thì cũng được chứ nhỉ?.😎 Càn Long đâu có kém gì uy nghi! 
Mà Vua Ta kêu vua Tàu bằng Bố, thì Bố Vua Ta cũng là Vua Ta nhỉ?. 
Hay là tổ tiên Nguyễn Huệ cũng là người Hoa di cư vào Đằng Trong. Sau này ra Vua Ta?

Tranh Hoàng tử Hoàng Lịch việt Thư pháp trên lá chuối. khi chưa lên ngôi.

Tranh Càn Long mới lên ngôi năm 24 tuổi


Càn Long năm 80 tuổi
"
http://yeuhannom.blogspot.com/2018/01/vua-ta-la-vua-tau-vua-tau-la-vua-ta.htm







8.






Thứ Ba, 09/01/2018 07:35 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Một tuần trôi qua, kể từ khi một tờ báo đăng tải bài viết “Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung?"

Vắn tắt, theo bài viết, học giả Nguyễn Duy Chính là người dày công đi tìm kiếm các sử liệu để phác họa lại dung mạo thật của vua Quang Trung trong lịch sử. Do những hạn chế về sử liệu của Việt Nam, nguồn sử liệu Trung Quốc cũng được tham khảo.
Để rồi, từ hình chụp một bức tranh đang lưu giữ tại cố cung Bắc Kinh (được nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cung cấp), học giả này đoán định: đây là bức tranh cổ vẽ vua Quang Trung, nhân dịp ông sang "chúc thọ vua Càn Long". So với các tư liệu khác, đây là chân dung vẽ "rõ nét" nhất về  nhân vật lịch sử này.


Chú thích ảnh
Hình vẽ vua Quang Trung từ tư liệu của Trung Quốc. Ảnh: Trần Quang Đức công bố
Một tuần ấy cũng là những cuộc tranh luận khá gay gắt, khi không chỉ giới chuyên gia mà cộng đồng mạng cũng hào hứng tham gia vào việc “thẩm định thật giả” cho bức tranh được bài báo đề cập.
Cũng cần nhắc lại, học giả Nguyễn Duy Chính là người đã có hàng chục năm nghiên cứu về vua Quang Trung và triều Tây Sơn, kèm theo đó là một số công trình đã công bố. Theo nghiên cứu của mình, ông cho rằng vua Quang Trung chính là người sang Trung Quốc chúc thọ vua Càn Long vào năm Canh Tuất 1790 (sử nhà Nguyễn chép, đây là vị vua giả do Quang Trung cử đi).
Tuy nhiên, cũng theo quan điểm cá nhân, ông khẳng định rằng đây không phải là việc vua nước Đại Việt sang triều cống hay chầu phục vua nhà Thanh, mà là vua Thanh mời vua Quang Trung sang dự lễ mừng thọ, tức vua Quang Trung là quốc khách của nhà Thanh trong một sự kiện lớn của họ.
Đã có những ý kiến không đồng tình với quan điểm này. Và, khi vấn đề về bức tranh vẽ chân dung vua Quang Trung được đưa ra, câu chuyện lại được xới lên.
***
Thẳng thắn, vua Quang Trung là vị vua có công trạng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, ông đã đánh đuổi được giặc Thanh và giặc Xiêm ra khỏi bờ cõi nước nhà và là người không khuất phục hay triều cống cho nhà Thanh Trung Quốc. Chính vì điều này mà vị vua áo vải cờ đào này được nhân dân nhiều đời nay tôn sùng.
Tuy nhiên lại không co một bức chân dung nào được cho là chính xác về ông đến tận hôm nay. Và mọi người tự hình dung về vị hoàng đế Quang Trung theo cách của mình. Trong hình dung đầy tính thần tượng ấy, vua Quang Trung hiện lên là một người phương phi võ khí toát ra từ dung mạo.
Đó có lẽ là lí do vì sao rất nhiều người không chấp nhận được các công bố của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính cho rằng vua Quang Trung có đi sứ sang Trung Quốc cũng như tính xác thực của bức tranh được cho là chân dung vua Quang Trung cũng có xuất xứ từ Trung Quốc. (Sự thực, theo như những gì được vẽ thì vua Quang Trung có diện mạo cũng không được đẹp lắm).
Việc đúng sai vẫn chưa ngã ngũ ở đây nhưng đáng buồn thay, rất nhiều người trên mạng xã hội lại dùng những lời lẽ công kích và quy chụp cho nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính và Trần Quang Đức là những người cố ý bôi nhọ hình ảnh vua Quang Trung cũng như có ý đồ xấu muốn bóp méo sự thật lịch sử. Đó là điều mà người viết không tán thành.
Chúng ta có thể không đồng ý với quan điểm được đưa ra, nhưng việc việc đánh phủ đầu đầy cảm tính đối với các công trình và tác giả nghiên cứu khoa học có phải là thái độ ứng xử đúng đắn?
Thái độ ấy chắc chắn sẽ gây ra những hệ lụy khá xấu. Bởi việc quy chụp như thế sẽ làm tổn thương tinh thần và lòng tự trọng hai nhà nghiên cứu ở trên. Lịch sử nước ta còn quá nhiều câu hỏi chưa được trả lời, và những nhà nghiên cứu lịch sử, những người quan tâm lịch sử luôn muốn góp phàn làm sáng tỏ chúng. Dù điều ấy có thể không có được câu trả lời chân xác cho mọi vấn đề nhưng đó là nỗ lực đáng ghi nhận.
Nhìn từ phương diện này có thể thấy, cả nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính lẫn nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đều đáng được trân trọng và ứng xử với tinh thần của học thuật, thay vì những cách quy chụp như vậy.
Chúng ta đừng để những người làm công tác nghiên cứu lịch sử một cách khoa học phải e dè và không dám mạnh dạng đi vào nghiên những vẫn đề nhạy cảm nữa. Bởi dù đúng dù sai, đó sẽ là thiệt thòi trước hết cho những người muốn tìm hiểu về lịch sử như chúng ta.
Hãy phản biệt một cách có văn hóa và logic trên tinh thần học thuật, thay vì bị chi phối bởi cảm xúc và suy nghĩ võ đoán của cá nhân như thế.

Tiểu Mục Đồng

https://thethaovanhoa.vn/dien-dan-van-hoa/chan-dung-vua-quang-trung-va-chan-dung-doc-gia-n20180109063941255.htm



7.

Hai học giả nói về 'chân dung Quang Trung'




Tượng vua Quang Trung ở Hà NộiBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionVua Quang Trung được xem là anh hùng dân tộc ở Việt Nam

Hai học giả nước ngoài, một từ Malaysia, một từ Mỹ nói với BBC về tranh cãi quanh tính chân thực của 'bức chân dung vua Quang Trung' nêu ra ở Việt Nam gần đây.
Trong mấy tuần trước, ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính được dẫn thuật khẳng định tính chân thực của "chân dung vua Càn Long đã ra lệnh cho hoạ gia trong cung vẽ tại Bắc Kinh năm 1790 khi vua Quang Trung cầm đầu một phái đoàn sang chúc thọ".
Bài viết của ông Duy Chính đã khá lâu nhưng chỉ gây ồn ào sau bài tường thuật của báo Tuổi Trẻ ngày 31/12/2017.

'Chưa thuyết phục'

Bình luận với BBC, Tiến sĩ Ku Boon Dar, nghiên cứu về nhà Tây Sơn ở Universiti Sains Malaysia (USM), nói ông không cảm thấy được thuyết phục.
Tiến sĩ Ku Boon Dar dẫn lại các nguồn lịch sử từng mô tả vua Quang Trung (1753 - 1792) là người "có giọng nói vang to, tóc quăn, da dày, mắt sáng".
"Ông ấy được mô tả là khỏe tới mức có thể nâng cả tấn lúa trên vai."
Bài viết của ông Nguyễn Duy Chính dựa vào một công bố của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức trên mạng.
Theo ông Đức, "một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh)".
Tuy tác giả Trần Quang Đức dè dặt không khẳng định nhưng ông Duy Chính "tin tưởng" đây chính là một trong ba bức chân dung được vẽ tại Bắc Kinh năm 1790 "khi vua Quang Trung cầm đầu một phái đoàn sang chúc thọ".
Nhiều người phản ứng sau tin này, vì cho rằng nhân vật trong tranh có "tướng mạo tiểu nhân".
Cũng cần nói thêm rằng nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính, trong các sách đã in tại Việt Nam, cho rằng người cầm đầu phái đoàn sang Trung Hoa năm 1790 chính là vua Quang Trung, tuy các nguồn sử Việt trước đây đều nói đó chỉ là "giả vương".
Ví dụ, Hoàng Lê nhất thông chí cho rằng giả vương tên là Nguyễn Quang Thực. Còn Đại Nam chính biên liệt truyện nói người đó tên là Phạm Công Trị.



Hình vẽ 'vua Quang Trung' từ tư liệu của Trung Quốc, ảnh do ông Trần Quang Đức công bốBản quyền hình ảnhINTERNET
Image captionHình vẽ 'vua Quang Trung' từ tư liệu của Trung Quốc, ảnh do ông Trần Quang Đức công bố

Bình luận với BBC, Tiến sĩ Ku Boon Dar cho rằng giả vương là Nguyễn Quang Thực, người Nghệ An.
"Vì thế, tôi cũng nghi ngờ liệu bức hình này có phải vẽ Quang Trung không," ông nói khi được BBC Tiếng Việt gửi cho xem tấm hình trên.
Tiến sĩ Ku Boon Dar giải thích thêm rằng trong thế kỷ 19, Trung Quốc "thường vẽ chân dung người nước ngoài không chính xác".
Ông chỉ ra rằng Quang Trung trước đó đã thắng đạo quân nhà Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789).
"Nhiều bức chân dung chỉ nhằm khẳng định cảm giác tự tin của họ, khẳng định cảm giác mình đứng cao hơn ở Đông Á."

Chân dung Càn Long?

Trong khi đó, trên blog của mình, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội, chuyên ngành Hán Nôm, phản bác bài viết của ông Nguyễn Duy Chính.
Chỉ vào bức tranh "đen trắng nhòe nhoẹt này", tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói ông Nguyễn Duy Chính đã "bỏ qua, không dịch và lý giải tiêu đề của bức tranh".
Theo ông Diện, bức tranh có tiêu đề chữ Hán, và ông dịch ra là: "Bài thơ Ngự chế để ban cho An Nam Quốc Vương Nguyễn Quang Bình đến bệ kiến tại Tị Thử Sơn trang."




Từ đó, ông Diện nói: "Bức tranh này, nếu có thật, thì là tranh vẽ bên cạnh bài thơ để ban/tặng cho Quang Trung."
"Và người trên bức tranh đó, chính là Vua Càn Long nhà Đại Thanh, chứ không thể là Quang Trung của Đại Việt được. Bức tranh vẽ hình Càn Long để ban tặng cho Quang Trung (giả - hoặc thật) đưa về nước treo."
Về điểm này, BBC hỏi thêm ý kiến của ông Joshua Herr vừa hoàn tất luận văn tiến sĩ năm 2017 về quan hệ Việt - Trung thế kỷ 17 - 18 tại Đại học California, Los Angeles (UCLA).
Ông Joshua Herr tỏ ra nghi ngờ đây là chân dung vua Càn Long.
"Bức hình này trông không giống hình nào còn sót lại về vua Càn Long."




Theo ông, đây là chân dung một người còn trẻ hoặc trung niên, còn vua Càn Long khi đó đã 80.
"Những biểu chương và bộ quần áo của người trong hình không phải của một hoàng đế Mãn Thanh."
Ông Joshua Herr cũng đồng ý với các nguồn sử Việt trước đây, nghi ngờ không phải Quang Trung đích thân đến Bắc Kinh năm 1790.
"Trong các nguồn sử Trung Quốc, họ ghi chính Nguyễn Huệ - Quang Trung đến Bắc Kinh mừng thọ vua Càn Long."
"Nhưng các hồ sơ Việt Nam nói rằng Nguyễn Huệ chỉ gửi giả vương."
Ông Joshua Herr kết luận:
"Dù bức tranh này có phải là vẽ ông vua Việt Nam hay không, thì vẫn còn tranh luận liệu người ngồi đó là Nguyễn Huệ hay chỉ là người giả."
Tranh cãi mới nhất cho thấy mặc dù triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, bản thân Quang Trung chỉ ở ngôi 5 năm, qua đời ở tuổi 40, Quang Trung tiếp tục là chủ đề hấp dẫn, và cũng nhiều bí ẩn, cho giới sử học.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42609113




6. Một bài báo trên trang Phượng Hoàng (đã được đưa lên vào ngày 22/7/2017)

清朝唯一一位来中国朝贡的国王 曾企图吞并广西广东 喊乾隆爸爸

越南古与今<更多内容2017-07-22 00:04:16

清朝乾隆时期,当时越南南北内部因政权更迭,战乱四起。最后归仁府西山阮氏兄弟率兵推翻阮主郑主和黎氏王朝,把黎朝皇帝黎维祁赶出越南,阮氏兄弟中最有作为的阮惠建立西山朝。乾隆五十三年(1788年),黎朝皇帝之母和妻子向清廷求援,乾隆皇帝鉴于自康熙五年(1666年),清廷册封黎朝黎维禧为安南国王始,黎氏王朝即守藩奉贡,对清廷十分恭顺,决定出兵帮助黎氏,恢复黎氏王朝在安南的统治。乾隆皇帝令两广总督孙士毅统军征讨,很快攻占了安南宣光、兴化及当时安南国都升龙等地,拥立黎维祁重新承袭了王位。但是次年在清兵欢度年节时,遭到阮惠军的大举反攻,清兵仓皇应战,损兵折将。
阮惠虽然击溃清军,灭了黎朝,但他知道如果要使得西山朝稳定,必须经过中原王朝的承认与册封才行。阮惠于是主动向清朝表示愿意投降,希望能得到满清的册封和承认。乾隆皇帝面对阮惠主动认错的举动和安南的实际情况,决定改变对安南的政策,由扶黎改为承认西山王朝,于是册封阮惠为安南国王。
乾隆八旬万寿庆典图 安南国王
之后阮惠为了表达自己对满清的忠心,向乾隆请求在1790年(乾隆五十五年)亲自前来中国为乾隆皇帝祝寿。这可不乾隆皇帝给乐坏了,这可是自永乐皇帝之后唯一一位主动要求前来中国朝贡的藩属国国王。对于这位外国国王的到访,当时作为天朝皇帝的乾隆反复叮咛军机大臣以及负责安南事务的封疆大吏福康安要好好招待,还未其何时动身前来,沿途如何接待都一一交代,当他听说,阮光平的母亲年已八十,曾让人到京采购人参时,还特别赐给人参一斤。
乾隆对于和安南国王的见面还特意给予优待,让安南国王到京朝见时,“大皇帝欲令国王行抱见请安之礼”,乾隆还特别强调,能和大皇帝行抱见请安之礼,“此系逾格施恩,天朝大臣内懋著勋劳者,始能膺此异数”,是最大的荣誉。还宣布要赏赐给他衣冠鞓带,赏赐的规格还是金黄鞓带,并称这一切都体现大清对于安南国王的重视“邀此隆礼,实为希有宠荣”。
对于乾隆给予如此的殊荣,安南国王也十分重视,命安南重要文臣潘辉益,事先撰写了称颂乾隆的《钦祝万寿词曲十调》,并一再表示对大清皇帝的忠诚,还称要以乾隆皇帝“为师为父”,并且希望乾隆答应。这可让乾隆高兴得不得了,连声说“王既以父视朕,朕亦何忍不以子视王”。
不过就是这位三百年来唯一到访中原的藩属国王史料记载是“假的”的,清史稿记载“其实光平使其弟冒名来,光平未敢亲到也”。越南官修史料《大南实录》也记载“使人朝于清,初,惠既败清兵,又称为阮光平,求封于清,清帝许之,复要以入觐,惠以其甥范公治貌类己,使之代。令吴文楚、潘辉益等俱。清帝丑其败,阳纳之,赐賫甚厚,惠自以为得志,骄肆益甚”。这个意思就是说真的安南国王阮惠不敢自己来,让相貌和自己一样的亲属冒名前来。
阮惠是否真的冒着欺君大罪以假冒国王骗乾隆,其实完全是有可能是,因为当时阮惠只是想讨好满清,自己好在对付南方阮主后裔(后来建立越南末代王朝的阮福英),彻底统一越南南北。而且阮惠也是狼子野心,他想用这一招麻痹好大喜功的乾隆,进而日后拿下两广恢复南越国疆土。而乾隆也未尝不知阮惠的小九九,只是他太好大喜功了,并不会细问这个国王的真假,反正都是安南国派出的使臣,只要对皇帝和满清认输就好。
http://wemedia.ifeng.com/23215798/wemedia.shtml







5. Bài của Nguyễn Xuân Diện (3/1/2018)



Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

TS. Nguyễn Xuân Diện: KHÉP LẠI CHUYỆN CHÂN DUNG QUANG TRUNG




QUANH CHUYỆN CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG

TS. Nguyễn Xuân Diện

Ngày cuối cùng của năm 2017, Tuổi trẻ công bố bài viết của nhà báo Lam Điền có tiêu đề: Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung?. Bài báo tổng thuật các ý kiến của hai ông Nguyễn Duy Chính và Trần Quang Đức, đều là những nhà nghiên cứu cũng có tiếng lâu nay. Theo đó, ta thấy như sau:



1- Cả hai ông Nguyễn Duy Chính và Trần Quang Đức đều không khẳng định chắc chắn đó là chân dung của Hoàng đế Quang Trung, mà mới chỉ nêu ra tư liệu và các lý giải riêng của mình. Tuy nhiên, cách viết cho thấy cả Nguyễn Duy Chính và Trần Quang Đức đều muốn mọi người cùng nhau thừa nhận và tin đó là chân dung của Vua Quang Trung.



2- Báo Tuổi trẻ và tác giả Lam Điền cũng không khẳng định đó là chân dung Quang Trung, và ngay tiêu  đề bài báo đã là một dấu hỏi chấm (?).

3- Bài báo đó chỉ thành vấn đề nóng khi nữ LS. Liên Thành, bằng sự cảm nhận của mình viết một stt tỏ ý nghi ngờ: Điều gì ẩn đằng sau việc công bố chân dung Vua Quang Trung?. Tiêu đề vài viết cũng là một dấu chấm hỏi (?).


4- Từ bài viết này, cư dân mạng bắt đầu nóng dần và cơ hồ vẫn chưa thể chấm dứt, với sự bàn luận của đủ mọi người, mọi giới. Sở dĩ như vậy, là vì bài báo và tư liệu do Trần Quang Đức đưa ra động đến một vị anh hùng dân tộc, hơn nữa, một anh hùng chống Tàu. Phần lớn mọi người đều cho rằng Quang Trung hoàng đế không thể có tướng mạo tiểu nhân và hèn hèn như bức tranh do Trần Quang Đức đưa ra.


5. Bây giờ chúng ta tìm về ngọn nguồn vấn đề từ trước đó xa hơn nữa.

Thực ra Trần Quang Đức công bố bức tranh này từ khá lâu. Và dưới đây là bản công bố trên trang Đàn Chim Việt Online:

Đâu mới thật Quang Trung? 
 
July 30, 2017
Trần Quang Đức

Lâu nay, hình minh họa Quang Trung Nguyễn Huệ trên tờ tiền 200 đồng của VNCH đã dần trở nên quen mắt, được sử dụng tương đối rộng rãi khi người ta muốn hình dung về vị vua áo vải cờ đào.

Nhưng khi đối chiếu với bức tranh vua Quang Trung cưỡi ngựa in trong sách khảo cứu về Quang Trung từ xưa, có thể thấy rõ hình minh họa trong tờ tiền thời VNCH được tham khảo từ đó.
 



Có điều, trong giới khảo cứu, bức tranh chân dung Quang Trung cưỡi ngựa đã được chỉ ra là hàng nhái từ lâu. Nguyên mẫu của nó vốn là tranh chân dung Càn Long kỵ mã đồ 乾隆騎馬圖 của Trung Quốc. 



Hình (từ trên xuống, theo chiều kim đồng hồ): Tranh “chân dung Càn Long kỵ mã đồ”; tranh Quang Trung trên tiền thời Việt Nam Cộng hoà; tranh “An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình”

Dựa vào sử liệu nhà Thanh, có thể chắc chắn một điều, Quang Trung khi ở Trung Quốc quả thực đã được vẽ lại chân dung. Nhưng tranh chân dung ấy hiện ở đâu, là tranh nào, thì xưa nay chưa thực xác quyết. Và vị Quang Trung khi sang nhà Thanh rốt cuộc là Quang Trung thật hay giả, cũng vẫn còn có nhiều tranh cãi. Khảo luận của Nguyễn Duy Chính gần đây chứng minh Quang Trung khi sang Thanh là Quang Trung thật, theo tôi, có tính thuyết phục cao. 

Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh). Lai lịch tường tận của bức tranh cần đợi những khảo cứu chuyên sâu hơn. Ít nhất, cho tới thời điểm hiện tại, bức tranh này vẫn tiệm cận với “sử thực” hơn cả. Có điều đến ảnh selfie còn ảo huống hồ là tranh vẽ.


Thực ra khi Trần Quang Đức công bố, cũng chẳng có mấy ai quan tâm. Chỉ sau khi gần đây, tài liệu đó được Nguyễn Duy Chính quan tâm và viết bài thì mới thành vấn đề, và Lam Điền báo Tuổi trẻ mới viết thành bài, coi như một công bố đáng chú ý.



Trong bài viết của mình, Nguyễn Duy Chính đã bỏ đi đoạn quan trọng nhất, mà không dịch, cũng không lý giải. 

.

Bức tranh do Trần Quang Đức công bố, sau đó Nguyễn Duy Chính nghiên cứu.

Trần Quang Đức viết: Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh). Lai lịch tường tận của bức tranh cần đợi những khảo cứu chuyên sâu hơn. Ít nhất, cho tới thời điểm hiện tại, bức tranh này vẫn tiệm cận với “sử thực” hơn cả. Có điều đến ảnh selfie còn ảo huống hồ là tranh vẽ.

Bức tranh đen trắng nhòe nhoẹt này được Nguyễn Duy Chính đọc ra hết các chữ Hán. Và trên tranh quả thực có mấy chữ 安南國王阮光平 (An Nam Quốc Vương Nguyễn Quang Bình). Và chính điều này khiến cả Trần Quang Đức và Nguyễn Duy Chính cho rằng người đàn ông mặt choắt trong tranh chính là An Nam Quốc vương Nguyễn Quang Bình - tức Vua Quang Trung.


Vậy nhưng, không hiểu sao Nguyễn Duy Chính bỏ qua, không dịch và lý giải tiêu đề của bức tranh.


Bức tranh có tiêu đề như sau: 御製安南國王阮光平至避暑山莊陛見詩以賜之 và Nguyễn Duy Chính đọc như sau: Ngự chế An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình chí Tị Thử Sơn Trang bệ kiến thi dĩ tứ chi. Nhưng ông không dịch nghĩa và không lý giải. 


Tiêu đề này, dịch như sau: Bài thơ Ngự chế để ban cho An Nam Quốc Vương Nguyễn Quang Bình đến bệ kiến tại Tị Thử Sơn trang. Dịch rõ ra nữa là: Bài thơ do Trẫm làm ra và ban cho An Nam Quốc vương là Nguyễn Quang Bình khi (ông này) đến bệ kiến trẫm ở trang trại Tránh nóng. 


Bức tranh này, nếu có thật, thì là tranh vẽ bên cạnh bài thơ để ban/tặng cho Quang Trung. Và người trên bức tranh đó, chính là Vua Càn Long nhà Đại Thanh, chứ không thể là Quang Trung của Đại Việt được. Bức tranh vẽ hình Càn Long để ban tặng cho Quang Trung (giả - hoặc thật) đưa về nước treo. 


Chuyện này cũng chẳng khác gì cố Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ban huy hiệu của mình, có ảnh mình cho những chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc những người có thành tích trong một lĩnh vực nào đó. Chứ không thể là ban tặng bức ảnh chính bản thân người đó. 


Thật đáng tiếc, một học giả có tiếng như Nguyễn Duy Chính lại mắc lỗi này!!!. 


6. Có hay không chuyện như Trần Quang Đức viết: Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. 

Từ đây đặt ra nhiều câu hỏi: Tại sao lại chỉ là một bức ảnh đen trắng chụp vội vàng và mờ nhòe. Tại sao Trần Quang Đức lại chỉ nói lửng lơ: 
Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh).? 



Nhân đây lại nhớ 5 năm trước, Trần Quang Đức cũng đã bịa ra một bài thơ chữ Hán có tên Tối ức Thọ Xương thang, và nói rằng bài thơ chữ Hán này của Dương Khuê, chép trong một cuốn sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập.



“Nguyên bản cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập hiện đang lưu trữ tại thư Viện nghiên cứu Hán Nôm. Sách này có chép bài thơ mang tên Tối ức Thọ Xương thang (Nhớ nhất canh Thọ Xương) của Dương Khuê”

Nguyên văn viết:
 裊裊搖風竹,
蒼蒼鎮武鐘,
壽昌多故舊,
同買燉雞湯。
煙鎖西湖水,
杵驚安泰鄉,
河城斯美景,
最耐客思量

“Niểu niểu dao phong trúc, thương thương Trấn Vũ chung, Thọ Xương đa cố cựu, đồng mãi đốn kê thang. Yên tỏa Tây Hồ thủy, chử kinh Yên Thái hương, Hà thành tư mỹ cảnh, tối nại khách tư lương.”
Dịch nghĩa nôm na: Gió lay trúc phất phơ, chuông Trấn Vũ xa thẳm, quán Thọ Xương nhiều ông bạn cũ, đều đến mua canh gà hầm. Khói sương vây bủa mặt nước hồ Tây, nhịp chày kinh động làng Yên Thái, cảnh đẹp này của Hà Thành, khiến khách nhớ nhung nhất.

Phía dưới có một dòng chữ nhỏ, chú rằng “sau khi bài này làm ra, sĩ phu tranh nhau ngâm tụng. Bà Thọ chủ quán Thọ Xương mắng tiếng, đích thân đến nhà ta xin chữ, song lại cầu ta diễn ra quốc âm ngõ hầu hiểu được trọn nghĩa.

Ta liền bỏ hai câu cuối mà diễn lại rằng:

“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Dịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ.”

Thế là đã rõ nhé. Nếu tích trên có thật thì canh gà Thọ Xương đúng mà món canh gà, chẳng có tiếng gà gáy sang canh như văn học đã tưởng.
Lúc ấy, mạng xã hội sôi lên ùng ục. Giáo viên Văn các trường đều hoang mang. Và báo chí vào cuộc. Trò lưu manh này đã khiến tất cả đổ xô đi tìm, tra cứu văn bản đó.

Xem bài 1 tại đây:


Xem bài khép lại, tại đây:

Thế thì tôi chẳng tin có "một người bạn Trung Quốc" nào gửi cho Trần Quang Đức bức tranh đen trắng kia. Bức tranh ấy chắc là do Trần Quang Đức làm ra bằng thủ pháp riêng, rồi tung lên mạng.

Lúc đó, mọi người chẳng ồn ào làm chi. Đến khi thấy Nguyễn Duy Chính mắc lỡm thì mọi người mới ồ lên làm nóng cả mạng xã hội mấy hôm nay.


7- Cho đến nay, chưa ai có được bức họa vẽ chân dung Quang Trung lúc đương thời, kể cả tranh do họa sĩ ta hay Tàu vẽ. Vì vậy cho nên tất cả các bức tượng, tranh, tượng đài Quang Trung ở chùa, đền, quảng trường hay trên tiền giấy, sách vở cũng chỉ là sản phẩm tưởng tượng của người họa sĩ, điêu khắc mà thôi.


Có lẽ vì thế mà các đền miếu, đình làng chỉ để bài vị ghi tên vị thánh, thần, thành hoàng được thờ mà không có tượng. Thế mới biết, các cụ ta xưa sâu sắc biết nhường nào!


Và, mỗi người dân Đất Việt đều có một bóng dáng Quang Trung lồng lộng trong tâm tưởng. Đó là một vị anh hùng dân tộc được tôn kính và ngưỡng mộ đời đời. Vì thế, bất cứ kẻ nào, bịa tạc ra một Quang Trung sai khác với tâm tưởng người dân Đại Việt đều bị phản ứng dữ dội.

Hà Nội, chiều 3-1-2018
N.X.D
________________
.

https://xuandienhannom.blogspot.com/2018/01/ts-nguyen-xuan-dien-quanh-chuyen-chan.html



4. Trần Quang Đức vừa trả lời (3/1/2018)

"

Mấy bữa nay cộng đồng facebook náo loạn, tôi cứ ngập ngừng, nửa muốn trả lời đôi câu, nửa muốn lặng im, bởi ai hiểu thì đã hiểu, còn ai không hiểu thì dẫu có nói thêm, rốt cũng chẳng đạt hiệu quả giao tiếp. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, có lẽ vẫn nên nói đôi lời để hầu chuyện người đương thời, thứ còn làm cái chứng cớ cho thế hệ hậu sinh vài chục năm sau còn được tỏ tường, khảo chứng.
Tôi được 1 người bạn thân ở TQ gửi cho 1 tấm ảnh, trong đó có thể nhận đọc một số chữ: Tân phong An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên khác của vua Quang Trung). Tranh gốc hiện được lưu giữ tại Tử Quang các, Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Bức ảnh hiện lưu hành được chụp lại trong tập sách ảnh những bảo vật được đem đấu giá từ năm 1981 có tên đầy đủ 1981年苏富比拍卖图册 (1981 niên, Tô Phú Tỉ phách mại đồ sách). So với các bức tranh chân dung Quang Trung hiện lưu hành, có thể nói bức tranh này gần với ''sử thực'' hơn cả. Trong stt tương quan, tôi đã nói các bức tranh chân dung hiện lưu hành ở ta đều là tranh nhầm lẫn, điều này có chứng cớ minh xác. Còn cái ''sử thực'' tôi cho trong ngoặc kép, có nghĩa là nó có thể là ông Quang Trung thật cũng có thể là Quang Trung giả, điều này tùy thuộc vào việc ông Quang Trung sang nhà Thanh là ai. Có ông Nguyễn Xuân Diện viện Hán Nôm bảo tôi photoshop lừa mọi người, thì tôi cũng ko hiểu động cơ tôi lừa bịp là gì, và trong cái thời đại công nghệ này, làm gì có ai lừa được ai.
Về việc Quang Trung sang Thanh là thật hay giả, ông Nguyễn Duy Chính vào năm 2016 đã cho xuất bản chuyên khảo GIỞ LẠI MỘT NGHI ÁN LỊCH SỬ ''GIẢ VƯƠNG NHẬP CẬN'' CÓ THỰC NGƯỜI SANG TRUNG HOA LÀ VUA QUANG TRUNG GIẢ HAY KHÔNG (235 trang, nxb Văn hóa - Văn nghệ). Sau khi đọc cuốn sách của ông Chính, tôi thấy lập luận cũng như chứng cứ của ông ấy đưa ra khá thuyết phục. Kết luận của ông là: Vua Quang Trung đã đích thân dẫn sứ đoàn sang triều kiến Càn Long. Tin đồn Quang Trung giả sang Thanh là do triều thần nhà Lê và Nguyễn phao tin.
Vì nhận định rằng Quang Trung sang Thanh là vị hoàng đế thật, cho nên ngay sau khi tôi cung cấp bức tranh chân dung vua Quang Trung được vẽ khi đi sứ, ông Chính đã rất phấn khích, coi đó là một phát hiện quan trọng mang tính chấn động. Chỉ có 3 ngày, ông đã viết xong 1 bài khảo cứu đối với bức tranh này, dài hơn chục trang. Rất tỉ mỉ cặn kẽ. Bài viết sau đó được rút gọn, đăng trên tạp chí Xưa Nay, số tháng 11, năm 2017. Ba ngày trước, nhà báo Lam Điền đưa câu chuyện này lên báo, và dĩ nhiên, do khuôn khổ của bài viết, những chứng lý của ông Chính không thể bày tỏ được tường tận.
Đối với sự việc này, cá nhân tôi giữ thái độ dè dặt. Sự dè dặt của tôi là do: 1. Ảnh được cung cấp là ảnh đen trắng chụp trong sách, (gạt mấy cái tinh thần yêu nước, chống Tàu nhiệt tình nhưng vô tri sang một bên) không phải loại ảnh ngụy tạo, mang động cơ chính trị gì hết, song muốn thực sự xác quyết vấn đề, khi và chỉ khi tiếp cận, khai thác được bản gốc. 2. Việc Quang Trung sang Thanh dẫu ông Chính chứng minh rất thuyết phục, tôi vẫn còn một số lăn tăn, nhất là những dòng ghi chép của sứ thần Triều Tiên cùng thời "Vua nước ấy (chỉ vị Quang Trung sang chầu) ngẫu nhiên hỏi sứ thần nước ta rằng cách Nhật Bản gần hay xa. Sứ thần đáp lời. Vua ấy định nói tiếp thì đám Phan Huy Ích đưa mắt ngăn cấm, hết sức đáng sợ".
Dù sao, tôi cũng ko muốn đánh giá mấy vị trí thức yêu nước nhiệt tình đến độ như ông Chu Mộng Long đòi dìm tôi và ông Chính xuống biển hay yêu cầu truy tố tội phản quốc. Tôi chỉ thấy chán nản cho cái tệ trạng của nước mình, kêu gọi văn minh dân chủ mà tư duy thì không chịu dân chủ. Những hiểu biết về lịch sử chỉ là 1 thứ thông tin cũ kỹ giáo điều, vẫn là cái thói sùng bái anh hùng, lãnh tụ. Nhưng cứ hễ chửi Tàu, phất cờ dân tộc là hung hãn, hăng máu, chẳng khác cái thời cải cách ruộng đất là mấy. Giá như, cái nhiệt thành ấy mà biến thành tinh thần học hỏi, cái căm phẫn ấy mà biến thành động lực cầu tiến, có lẽ cái nước này đã chả nát tươm đến vậy. Nhưng thôi, có người nọ người kia. Rồi sẽ khác! Nhất định rồi sẽ khác!


https://www.facebook.com/quangduc.tran/posts/10155176494566526
"


3. Bài phản luận của Hồ Bạch Thảo




Chân dung Quang Trung hay chân dung vua giả ?


Báo Tuổi Trẻ tại Sài gòn tuyên bố đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung, nhưng chỉ là vua giả

Hồ Bạch Thảo



nqb

Báo Tuổi Trẻ Online số ra ngày Chủ nhật 31/12/2017 đăng tấm hình phía bên phải có 4 chữ Nho 王阮光平 [Vương Nguyễn Quang Bình] và cho rằng đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung. Tôi cũng có tấm hình giống y như vậy, lấy từ trang Wikipedia chữ Nho, đăng ở trên ; hình tôi in đầy đủ, nên bên phải có nguyên 9 chữ 新封安南國王阮光平 [Tân phong An Nam Quốc vương Nguyễn Quang Bình]. Dưới tấm hình, chú thích như sau :
“ Gác Tử Quang tại Trung Nam Hải 1 từ lâu tàng trử Tân phong An Nam quốc vương tượng đồ. Căn cứ sử liệu từ các bộ sử như Thanh Sử Cảo có thể biết rằng bức tượng vẽ không phải là bản thân Nguyễn Huệ ” [中南海紫光閣舊藏「新封安南國王阮光平像圖」。據《清史稿》等史料可知,此畫像所繪實非阮惠本人]
Mở Thanh Sử Cảo quyển 527, phần Liệt Truyện Việt Nam, chép về Nguyễn Quang Bình giả đến triều Thanh chúc mừng như sau :
“ Năm thứ 55 [1790], Nguyễn Quang Bình đến triều chúc mừng, trên đường phong cho con trưởng Nguyễn Quang Toản Thế tử. Tháng 7, vào triều cận tại sơn trang Nhiệt Hà ; phong chức dưới Thân vương trên Quận vương, ban cho thơ ngự chế, khăn đội đầu, dây đai, rồi trở về. Kỳ thực Quang Bình sai em mạo danh đến, còn Quang Bình thì không dám đến ; nguỵ trá như vậy ! ” [五十五年,阮光平來朝祝釐,途次封其長子阮光缵爲世子。七月,入觐熱河山莊,班次親王下、郡王上,賜御製詩章,受冠帶歸。其實光平使其弟冒名來,光平未敢親到也,其谲詐如此]
Riêng Wikipedia lại tham khảo thêm các sách như Việt Nam tập lược của Án sát Quảng Tây Từ Diên Húc, nên ghi chi tiết hơn :
“ Nguyễn Huệ đổi tên là Nguyễn Quang Bình, sai con người anh là Nguyễn Quang Hiển, bọn Bồi thần Vũ Huy Tấn đi sứ triều Thanh ; mang hiến sản vật địa phương, cùng dâng biểu cầu phong. Lúc yết kiến vua Càn Long, Nguyễn Quang Hiển xưng rằng Nguyễn Huệ sẽ đến kinh đô chiêm cận. Càn Long nhận thấy việc Quốc vương An Nam đến triều kiến, từ khi có lịch sử đến nay mới xảy ra lần đầu, nên rất lấy làm mừng ; bèn lập tức phong Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Lại sai viên Hậu bổ Quảng Tây Thành Lâm đến An Nam trước, hẹn Nguyễn Huệ năm sau đến triều cận. Còn đối với vua Lê Chiêu Thống, người đã để mất chính quyền, thì Càn Long cho rằng trời đã bỏ, nên không giúp chi trì ; ra lệnh cho ông ta cùng bầy tôi nhà Lê còn sót lại đến kinh sư cư trú.
Lúc Thành Lâm đến Trấn Nam Quan, Nguyễn Huệ mời đến Phú Xuân [Huế] du ngoạn, với mưu đồ mượn cơ hội để kéo dài thời gian, nhưng bị Thành Lâm cự tuyệt. Nguyễn Huệ lúc này nại cớ bị bệnh chối từ, không muốn ra đi chiêm cận. Phúc Khang An lại thúc dục, Nguyễn Huệ xin cho con là Nguyễn Quang Thùy thay mặt, nhưng không được chấp thuận. Cuối cùng bất đắc dĩ Nguyễn Huệ chọn người tướng mạo tương tự giả làm mình ; rồi cùng với Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lộc, Đỗ Văn Công làm bồi thần. Ngoại trừ chiếu theo lệ mang đầy đủ cống phẩm, còn dâng 2 con voi lớn. Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An, Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh bồi tiếp phái đoàn đến kinh sư. Càn Long đối với việc Quốc vương An Nam đích thân đến triều cống tin là thực, hạ lệnh địa phương trên đường đến kinh đô hết sức long trọng đãi ngộ, các dịch trạm dọc đường phục dịch rất khổ. Sau khi đến kinh sư, Càn Long triệu đến hành cung Nhiệt Hà tương kiến, làm lễ ôm gối 2, rồi ban yến, cùng ngồi chung với các Thân vương. Trước khi ra về, Càn Long ra lệnh cho họa sư vẽ chân dung để tặng, biểu thị mối tình nồng hậu. Sự thực quan nhà Thanh tại các nơi đều biết kẻ gọi tên Nguyễn Huệ là giả, nhưng do Càn Long thích vĩ đại ham công to, nên không có vị quan nào dám vạch ra sự lừa dối này.”



[阮惠改名阮光平,派遺兄子阮光顯、陪臣武輝瑨等人出使清朝,向清朝進獻方物,並上表求封。 在謁見乾隆帝的時候,阮光顯聲稱阮惠將親自來到京師覲見。乾隆帝認為安南國王親自前來朝見有史以來尚屬首次,因此大喜,當即冊封阮惠為安南國王,又派遣廣 西候補成林前往安南,約阮惠次年入朝覲見。而對於失去政權的黎昭統帝,乾隆帝認為上天已經把他拋棄,因此不再給予他支持,下令將他與後黎朝遺臣一起遷到京師居住。成林來到鎮南關(今中越邊境友誼關)的時候,阮惠邀請他來富春遊 玩,企圖借此機會拖延時間,但被成林拒絕。阮惠於是一直推稱自己生病,不欲前往覲見。福康安一再催促,阮 惠只得要求讓兒子阮光垂代替自己前去覲見,但不被允許。不得已之下,阮惠最終選出與自己相貌相似的人冒充 自己,並以吳文楚、鄧文真、潘輝益、武輝瑨、武名標、阮 進祿、杜文功為陪臣,除照例須攜帶的貢品之外,還向清朝進獻雄象兩匹。兩廣總督福康安、廣西巡撫孫永清陪他們抵達京師。乾隆帝對這個親自前來朝貢的「安南 國王」的身份信以為真,下令在上京的路上給予安南使團極為隆重的待遇,沿途驛站皆苦之。到達京師之後,乾隆帝召至熱河行宮相見,行抱膝禮,並賜宴與諸親王 同席;臨行前,乾隆帝又命畫師繪畫其像以贈之,表示對他的厚待之情。事實上,清朝各地的官員都知道這個所謂的阮惠是假的,但由於乾隆帝好大喜功,沒有一個 官員敢戳穿這個謊言]

Nhận xét rằng Càn Long thích vĩ đại ham công to (hiếu đại hỷ công) là chìa khóa mở cửa, giúp khám phá tham vọng của vị vua này. Thời gian trị vì Càn Long say mê lập võ công, tính từ năm 1792 trở về trước đã : 2 lần bình định bộ tộc Chuẩn Cát Nhĩ, thuộc dòng giống Mông Cổ ; 1 lần bình định Hồi Hột tại Tân Cương, 2 lần tảo trừ Kim Xuyên tại tỉnh Tứ Xuyên, 1 lần bình định Lâm Sảng Văn tại Đài Loan, 1 lần hàng Miến Điện, 2 lần bình định Khuyếch Nhĩ Khách tại Tây Tạng ; nhưng bị 1 lần thảm bại tại thành Thăng Long Việt Nam, vào năm Kỷ Dậu 1789. Tổng kết Càn Long thu được 9 trận thắng, 1 trận thua. Càn Long muốn thập toàn, rất đau buồn bởi 1 trận thua này, nhưng lực bất tòng tâm, không biết làm sao. Để giải sự thua bại, cần có một vua An Nam sang triều cống, thực hay giả không thành vấn đề, giúp cho Càn Long trở thành thập toàn. Thực vậy, sau khi vua Quang Trung giả đến kinh đô, tháng 10 năm Càn Long thứ 57 [1792] vua Càn Long đích thân soạn thành sách Thập toàn võ công ký trong đó chép 9 võ công đã nêu trên, riêng về Việt Nam thì trơ trẽn ghi “Bình An Nam” rồi cho khắc bia bằng 4 thứ chữ : Mãn, Hán, Mông, Tạng.
Lịch sử Trung Quốc ghi nhận Càn Long không phải vị vua duy nhất “ hiếu đại hỷ công ”. Dưới thời Cộng sản “ vua ” Mao Trạch Đông còn vượt xa Càn Long. Mong cầm lá cờ đầu trong thế giới Cộng sản và làm lãnh tụ Cộng sản quốc tế, Mao bắt toàn dân thực hiện chế độ xã hội không tưởng như lập công trường, bước tiến nhảy vọt vv… khiến 37 triệu 550 ngàn người chết đói (Tài liệu chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2005), số người chết vượt quá số người tử trận trong Đại chiến thế giới lần thứ 2 ; có nơi cha mẹ phải giết con để ăn thịt 3. Rồi để chối tội giết dân chết đói, Mao lập Vệ binh đỏ, tìm cách đổ tội cho Lưu Thiếu Kỳ vả thành phần tư sản phản động. Nội bộ thanh toán lẫn nhau kéo dài cho đến lúc Mao mất vào năm 1976, số người chết thêm cũng đến trên 20 triệu người.

Hồ Bạch Thảo


1 Trung Nam Hải : chỉ vùng Tử Cấm thành tại phía tây Bắc Kinh.

2 Lễ ôm gối : nghi thức ôm gối tỏ sự thân cận giữa Chư hầu và Thiên tử.

3 Theo Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, tác giả Tân Tử Lăng, do Thông Tấn Xã Việt Nam dịch và in năm 2009.

https://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/chan-dung-quang-trung-hay-chan-dung-vua-gia




2. Báo Tuổi Trẻ




Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung?

31/12/2017 08:44 GMT+7

Hình vẽ vua Quang Trung từ tư liệu của Trung Quốc - Ảnh: Trần Quang Đức công bố

TTO - Nhà nghiên cứu, TS. Nguyễn Duy Chính vừa công bố bài viết có tính hệ thống lại quá trình xuất lộ và tìm kiếm hình ảnh chân dung vua Quang Trung của học giới nước ta từ xưa đến nay.

Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 1.
Bức tượng tại chùa Bộc có ghi chú Vua Quang Trung nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau - Ảnh: từ bài của Nguyễn Duy Chính
Hoàng đế Quang Trung là nhân vật lịch sử đặc biệt, nhưng triều đại Tây Sơn tồn tại quá ngắn ngủi cùng với những biến động lịch sử khiến cho những mô tả về nhân dạng của ông khuyết thiếu. 
Và mới đây, từ nguồn sử liệu của Trung Quốc đã hé lộ những thông tin khả quan nhất về chân dung vua Quang Trung.

Thiếu vắng trong sách sử và những lần xuất hiện

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã tìm kiếm trong các bộ sử triều Nguyễn, và bắt gặp trong bộ Đại Nam chính biên liệt truyện ở phần "Ngụy Tây" có một đoạn chép tả Nguyễn Văn Huệ (tức Quang Trung): "Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng vang như chuông, mắt sáng như ánh điện, mưu lược thiện chiến, người người đều kinh sợ".
Và một đoạn khác trong sách Tây Sơn thuật lược có chép chi tiết hơn: "… Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu …".
Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 2.
Sách Tây Sơn thuật lược - tư liệu hiếm hoi của Việt Nam có miêu tả nhân dạng vua Quang Trung - Ảnh: L.Điền
Ngoài hai tư liệu trên, nhà sử học Nguyễn Phương cũng từng dẫn một trường hợp vua Quang Trung xuất lộ trong hình chụp một pho tượng ở chùa Bộc (Hà Nội). 
Theo ông Nguyễn Phương, đi kèm với bức tượng là đôi câu đối được xem là chỉ dấu cho thấy bức tượng ấy chính là tượng vua Quang Trung: "Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ; Quang trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân" (Trong hang không bụi, lưu nêu cột giữa non sông rộng lớn, Giữa sáng thành Phật, chuyển gió mây trong thế giới cỏn con). 
Tuy nhiên, học giới lâu nay vẫn còn chưa thống nhất nhau về hai chữ "quang trung" trong câu đối trên liệu có nên hiểu là tên riêng (viết hoa) của vua Quang Trung hay không.
Về tranh vẽ, vào năm 1932, trên Đông Thanh tạp chí số 1 có đăng bức hình vẽ "giả vương Quang Trung", hình này đến năm 1968 xuất hiện lại trong tập san Sử Địa số 9-10 với ghi chú là tranh này lấy từ tập "Mãn Châu cổ họa". 
Tuy nhiên, lâu nay không có thông tin gì về tập cổ họa ấy.
Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 3.
Hình vẽ vua Quang Trung trên bìa tập san Sử Địa năm 1968 - Ảnh: L.Điền chụp lại
Tuy nhiên, chính bức tranh này đã trở thành cơ sở để họa sĩ thiết kế giấy bạc thời Việt Nam Cộng hòa đã đưa hình vua Quang Trung vào tờ tiền mệnh giá 200 đồng. 
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính ghi nhận, từ đây, "nhiều nghệ sĩ đã sử dụng để điêu khắc tượng đài, cả trong nước lẫn hải ngoại coi như đây là diện mạo chính thức của Nguyễn Huệ".
Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 4.
Tờ giấy bạc 200 đồng thời Việt Nam Cộng Hòa vẽ chân dung vua Quang Trung

Từ tư liệu của Trung Quốc

Liên quan đến chuyến đi của vua Quang Trung sang Bắc Kinh dự lễ Bát tuần đại khánh của vua Càn Long, sứ thần Triều Tiên bấy giờ là Từ Hạo Tu có mấy đoạn tả vua nước An Nam là Quang Bình (tên của vua Quang Trung lúc sang Trung Quốc): 
"Quang Bình cốt cách khá thanh tú, hình dáng bệ vệ xem ra khác hẳn với người ở Giao Nam. Thế nhưng các bầy tôi đi theo tuy hơi giỏi văn tự nhưng thân thể nhỏ bé, yếu đuối...", hoặc "Vua của họ (tức nước ta) đầu bịt khăn lưới, đội thất lương kim quan, mình mặc long bào bằng gấm màu, đeo đai bằng ngọc trắng".
Tuy nhiên đây chỉ là văn tả, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính tìm kiếm được hai tư liệu hình vẽ vua Quang Trung trong chuyến đi Bắc Kinh dự lễ thọ vua Càn Long này, một trong bộ tranh "Thập toàn phu tảo", và một bức trong bộ tranh đồ sộ "Bát tuần Vạn thọ thịnh điển".
Trong bộ Thập toàn phu tảo, vua Quang Trung xuất hiện trong bức tranh có tên "An Nam quốc vương chí Tị Thử sơn trang", vẽ hình vua Quang Trung và hai bồi thần (tức Phan Huy Ích và Ngô Văn Sở) vào triều kiến vua Càn Long ở Nhiệt Hà.
Còn trong bộ "Bát tuần Vạn thọ thịnh điển", vua Quang Trung được vẽ trong bối cảnh đứng chung với bồi thần, sứ thần các nước nước Triều Tiên, Nam Chưởng, Miến Ðiện và các sơn phiên Kim Xuyên, Ðài Loan cho đến các hãn Mông Cổ, Hồi Bộ, kế đến các vương, thai cát quì bên cạnh đường, nghênh đón vua Càn Long hồi kinh.
Cả hai tư liệu này đều vẽ vua Quang Trung từ xa, vẽ chung với các nhân vật khác, nên không rõ nét chân dung.
Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 5.
Bức tranh Thập toàn phu tảo vẽ vua Quang Trung và hai bồi thần đang hành lễ bệ kiến vua Càn Long - Ảnh: từ bài của Nguyễn Duy Chính
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức mới đây đã công bố một tài liệu.
Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh). Lai lịch tường tận của bức tranh cần đợi những khảo cứu chuyên sâu hơn. Ít nhất, cho tới thời điểm hiện tại, bức tranh này vẫn tiệm cận với "sử thực" hơn cả.
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức công bố trên trang facebook cá nhân
Đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung? - Ảnh 7.
Bức hình vẽ vua Quang Trung do Trần Quang Đức công bố
Từ tư liệu này, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã khảo cứu kỹ: xem xét kiểu mũ xung thiên vua Quang Trung đội trong hình, đọc được ba dấu triện đóng trên tranh, đọc và dịch bài thơ ngự bút của vua Càn Long viết phía trên bức tranh. 
Căn cứ vào đó, Nguyễn Duy Chính đoán định bức hình này là bản trắng đen của một trong ba bức bán thân vẽ màu vua Quang Trung do vua Càn Long chỉ thị cho họa gia trong cung thực hiện nhân chuyến vua Quang Trung sang chúc thọ. 
Tác giả của ba bức tranh này là họa gia Mậu Bính Thái và một hoạ sĩ phụ tá là Y Lan Thái. Hai ông này đều là họa sĩ có tiếng trong cung đời Thanh Cao Tông. Thông tin này chép trong bộ "Thanh cung nội vụ phủ tạo biện xứ đáng án tổng hối" mà Nguyễn Duy Chính đã tiếp cận được.
Như vậy có thể theo thông tin do Trần Quang Đức công bố "hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh" để tìm ra bức hình gốc vẽ vua Quang Trung trong bộ ba bức tranh do vua Càn Long chỉ thị thực hiện, có thể được xem là đã tìm ra chân dung trung thực nhất của vua Quang Trung.
Điều đó sẽ khép lại thông tin về chân dung vua Quang Trung mà ngay chính trong bức thư gửi Phúc Khang An trên đường từ Bắc Kinh trở về sau lễ mừng thọ, vua Quang Trung đã cho biết: "đại hoàng đế nghĩ xuống đường sá xa xôi gửi ban cho một hộp bánh sữa, một hộp mứt trái cây và một cuộn tranh vẽ dung nhan quê mùa của kẻ hèn này".
Chi tiết này được chép trong tập "Dụ Am văn tập" của Phan Huy Ích, nhưng chẳng biết cuộn tranh vẽ "dung nhan quê mùa" mà vua Quang Trung khiêm xưng từ ấy đến nay đã thất lạc đâu rồi.

LAM ĐIỀN
https://tuoitre.vn/da-tim-ra-chan-dung-chinh-xac-nhat-cua-vua-quang-trung-20171230203943696.htm














1. Bài của Nguyễn Duy Chính

Vốn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (ở đây).

Bản ở dưới là lấy về từ blog TĐAS.



ĐÃ TÌM RA CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG?

Tác giả: NGUYỄN DUY CHÍNH
1. HÌNH ẢNH VUA QUANG TRUNG THEO SỬ CŨ
Cho đến gần đây, khuôn mặt vua Quang Trung vẫn còn là một câu hỏi. Tuy chính sử và ngoại sử cũng có những chi tiết đề cập đến dung mạo, hình dáng và y phục của ông nhưng quá mơ hồ và đáng tin đến mực nào thì vẫn không ai dám khẳng định.
Quốc sử quán triều Nguyễn trong Đại Nam chính biên liệt truyện, quyển XXX, Ngụy Tây, truyện Nguyễn Văn Huệ chép:
Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng vang như chuông, mắt sáng như ánh điện, mưu lược thiện chiến, người người đều kinh sợ.[1]
Tây Sơn thuật lược chép:
… Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu …[2]
Trong văn chương, các nhà nho Bắc Hà gọi ông là “cuồng Chiêm[3], hắc tử[4]” với hàm ý khinh miệt, coi ông chỉ là một kẻ mọi rợ ở phương nam. Nho sĩ cuối đời Lê cũng diễu cợt ông về nhân dáng, về giọng nói và cả cách xử thế. Tuy nhiên, những chi tiết này tuyệt nhiên không thể coi là tả chân dung mạo và con người Nguyễn Huệ.
Về điêu khắc chúng ta thấy ông qua hình ảnh một pho tượng đi hài một chân trong, một chân ngoài ở một ngôi chùa tại Hà Nội. Nguyễn Phương viết:
… Đó là ảnh chụp một pho tượng ở chùa Bộc, tại Hà Nội. Đã lâu nhiều người cứ nghĩ rằng đó là một pho tượng Phật nhưng kỳ thực hình dung Quang trung với tất cả thái độ ngang tàng của ông, ví dụ mình bận triều phục mà chân thì một trong hia một nằm ngoài. Đôi câu đối hai bên pho tượng vừa ngụ ý Quang trung là anh hùng cái thế, vừa dùng danh nghĩa tôn giáo để gìn giữ cho pho tượng khỏi bị triều Nguyễn phá. Đôi câu đối đọc là:
Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ [vũ],
Quang trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân.[5]
Dịch nghĩa:
Trong hang không bụi, lưu nêu cột giữa non sông rộng lớn,
Giữa sáng thành Phật, chuyển gió mây trong thế giới cỏn con.
Và câu đối cũng nói rằng ở Thăng Long vẫn còn có chỗ để thờ Quang trung dưới hình dạng một tượng Phật [6]
CDQT 01
Tượng ở chùa Bộc. Nguồn: internet
Về tranh vẽ, lâu nay sách vở lưu truyền hình một võ tướng cưỡi ngựa được chú thích là vua Quang Trung [hay dè dặt hơn là Phạm Công Trị, “giả vương” sang Trung Hoa]. Bức hình này xuất hiện trên Đông Thanh tạp chí, số 1, 1932 [theo ghi chú trên Tập san Sử Địa, số 9-10 phát hành Tết Mậu Thân][7] và được in lại trên nhiều ấn phẩm khác.
Dựa trên bức tranh, hoạ sĩ đã mô phỏng để tạo hình vua Quang Trung trên giấy bạc 200 đồng (trước năm 1975 tại miền Nam) và theo đó nhiều nghệ sĩ đã sử dụng để điêu khắc tượng đài, cả trong nước lẫn hải ngoại coi như đây là diện mạo chính thức của Nguyễn Huệ.
CDQT 02
Hình vẽ Quang Trung trên giấy bạc 200 đồng ở miền Nam Việt Nam trước 1975
Tuy nhiên, khi tư liệu lịch sử được phổ biến công khai và rộng rãi hơn, người ta có thể khẳng định rằng bức tranh người cưỡi ngựa này chỉ là một bản sao của hoạ phẩm nổitiếng do hoạ sĩ Giuseppe Castiglione [giáo sĩ người Ý]vẽvua Càn Long [cưỡi con tuấn mã có tên là Vạn Cát Sương [萬吉驦] do quận vương xứ Khalkha tiến cống] trong một lần duyệtbinh được thực hiện vào khoảng 1743[8] chứ không phải vua Quang Trung.
CDQT 03
Vua Càn Long chuẩn bị duyệt binh. Nguồn: Zhang Hongxing. The Qianlong Emperor.
2. HÌNH ẢNH VUA QUANG TRUNG BÊN NGOÀI NƯỚC
Khi vua Quang Trung đem một phái đoàn hùng hậu sang Bắc Kinh dự lễ Bát Tuần Khánh Thọ của vua Cao Tông [Càn Long], nhiều tài liệu của Trung Hoavà Triều Tiên nhắc đến ông nhưng chỉ nói về hành vi mà không miêu tả về dung mạo.
Sứ thần Triều Tiên Từ Hạo Tu [徐浩修] trong bộ Yên hành lục tuyển tập [燕行錄選集][9] chép:
Quang Bình cốt cách khá thanh tú, hình dáng bệ vệ xem ra khác hẳn với người ở Giao Nam. Thế nhưng các bầy tôi đi theo tuy hơi giỏi văn tự nhưng thân thể nhỏ bé, yếu đuối, ăn nói, hành động giảo trá khinh bạc.[10]
… Hôm đứng vào tế ban ở Tịch Nguyệt Ðàn nơi điện Thái Hòa mới thấy họ [tức sứ đoàn nước ta] mặc y phục bản quốc. Vua của họ đầu bịt khăn lưới,[11] đội thất lương kim quan [七梁金冠][12] mình mặc long bào bằng gấm màu, đeo đai bằng ngọc trắng. Tòng thần cũng quấn khăn, đội mão đen năm ngấn, thân mặc mãng bào hoặc màu xanh, hoặc màu tía, đeo đai vàng, hình trên áo bác tạp, lạ lùng trông như trong tuồng hát khác xa cổ chế nước An Nam.[13]
Trong nhiều thế kỷ, triều đình Trung Hoa đã phát triển việc lưu giữ hình ảnh qua các kỹ thuật mộc bản [khắc in bằng bản gỗ], đồng bản [khắc in bằng bản đồng] và đến đời Minh – Thanh thì du nhập thêm nhiều phương pháp hội họa của Âu châu, trong cung luôn luôn có một đội ngũ họa gia đông đảo bao gồm nhiều giáo sĩ sang truyền giáo. Chính vì thế, trong chuyến đi sang Bắc Kinh, hình ảnh vua Quang Trung đã được ghi lại trên nhiều họa phẩm bằng màu, đặc biệt là trên hai bức vẽ sinh hoạt cung đình và chính chân dung của ông do vua Càn Long sai thợ vẽ trước khi ông về nước.[14]
Thập toàn phu tảo [十全敷藻[15]
Một trong bộ tranh mười bức ca tụng Thập toàn võ vông của vua Cao Tông do Uông Thừa Bái [汪承霈] vẽ có tên là Thập toàn phu tảo [十全敷藻] trong đó có một bức nhan đề An Nam quốc vương chí Tị Thử sơn trang [安南國王至避暑山莊] vẽ hình vua Quang Trung và hai bồi thần [tức Phan Huy Ích và Ngô Văn Sở] vào triều kiến vua Càn Long ở Nhiệt Hà.
CDQT 04
Tranh An Nam quốc vương chí Tị Thử sơn trang [安南國王至避暑山莊].
Bức tranh này – như tên gọi (phu tảo) là dạng tranh tuyên truyền vẽ vua Quang Trung và phái đoàn bệ kiến vua Càn Long ở Nhiệt Hà ngày 13 tháng 7 khi ông được ban mũ, áo bậc thân vương [có hai đại thần một người cầm mũ, một người cầm áo đứng trao].
Chúng ta cũng nhận ra hai tòng [tụng] thần mặc áo đỏ quì bên cạnh mà chúng ta biết rằng đây là Phan Huy Ích và Ngô Văn Sở. Sáu nhạc công An Nam ở phía sau cầm các loại nhạc khí, hiện còn hình vẽ ghi trong Hoàng triều lễ khí đồ thức.[16]
CDQT 05
Tranh An Nam quốc vương chí Tị Thử sơn trang [安南國王至避暑山莊].
* Bát tuần vạn thọ thịnh điển [八旬萬夀盛典]
Bộ sách này tổng cộng 120 quyển, nằm trong Sử bộ [史部], Khâm định tứ khố toàn thư[欽定四庫全書]. Thịnh điển do đại học sĩ A Quế làm tổng tài cùng với một ban biên tập 74 người trong đó có 12 danh thần, hoàn tất tháng Mười năm Nhâm Tí, Càn Long 57 (1792), hai năm sau kỳ đại lễ. Tài liệu đồ sộ này ghi lại đầy đủ chi tiết về nghi lễ và tổ chức khánh thọ. Hai quyển 77 và 78 trong Bát tuần vạn thọ thịnh điển là các tranh vẽ, mỗi quyển 121 bức, tổng cộng 242 bức tranh khắc bản với đầy đủ chi tiết từ Viên Minh Viên đến Tây Hoa Môn (cửa tây thành Bắc Kinh)[17] trong đó có cảnh vua Quang Trung cùng vương công đón hoàng đế hồi loan.
Theo Ngô Chấn Vực [吳振棫] trong Dưỡng Cát trai tùng lục [養吉齋叢錄] (Bắc Kinh: Bắc Kinh cổ tịch xuất bản xã, 1983) viết đời Ðồng Trị (1861 – 1875) (tr. 125-126) thì bức tranh có hình vua Quang Trung được miêu tả như sau:
“… Phía bắc chiếc cầu màu đỏ là một tòa [giả] sơn, hình ngoằn ngoèo như thước gập, ngoài có lan can màu son. Phía tây là một nham động làm cửa, có đường nhỏ lên núi, trên có hai ngôi lầu, trong lầu diễn kịch “Vạn quốc lai triều”. Trước tòa núi giả là quốc vương An Nam Nguyễn Quang Bình cùng với bồi thần, sứ thần các nước Triều Tiên, Nam Chưởng, Miến Ðiện và các sơn phiên Kim Xuyên, Ðài Loan cho đến các hãn Mông Cổ, Hồi Bộ, kế đến các vương, thai cát quì bên cạnh đường, nghênh đón thiên tử.”
Miêu tả nói chung khá chính xác. Bức tranh có một tấm bia vẽ ngay bên cạnh trên đề: 安南國王阮光平及蒙古王公, 朝鮮, 緬甸, 南掌, 各國使臣恭迎萬夀來京於此瞻覲 (An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình cập Mông Cổ vương công, Triều Tiên, Miến Ðiện, Nam Chưởng các quốc sứ thần cung nghinh vạn thọ lai kinh ư thử chiêm cận: Quốc vương An Nam Nguyễn Quang Bình cùng vương công Mông Cổ và sứ thần các nước Triều Tiên, Miến Điện, Nam Chưởng cung kình nghinh đón nhà vua trở về kinh đô nên chiêm cận ở đây).
Trong hình vua Quang Trung quì đón hàng đầu tiên, đằng sau là Ngô Văn Sở và lễ quan, bên trái là các thân vương và người trong hoàng tộc [với bổ phục hình tròn, đeo triều châu], bên phải là các đại thần nhà Thanh [với bổ phục hình vuông, không đeo triều châu]. Vua Càn Long đi kiệu khiêng trên vai [kiên dư] do 28 thị vệ [hay thái giám], chung quanh có ngự lâm quân và các cận thần theo hầu.
CDQT 06
Vua Quang Trung cầm đầu phái đoàn vương công đại thần đón vua Càn Long hồi kinh ngày 12 tháng Tám. [không rõ tác giả, hoàn tất năm 1797]. Nguồn: China: The Three Emperors (1662-1795), tr. 77.
CDQT 08 CDQT 07
Đây là một bộ phận trong bức trường đồ, cuộn thứ hai [không rõ tác giả, hoàn tất năm 1797]. Nguồn: China: The Three Emperors (1662-1795), tr. 77.
3. ĐẾN MỘT PHÁT HIỆN MỚI …
CDQT 09
Hình vua Quang Trung do Trần Quang Đức mới công bố
Gần đây, trên mạng internet[18], nhà nghiên cứu Trần Quang Đức ở trong nước đã công bố một bức chân dung vua Quang Trung mà ông cho biết là “một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc KinhBức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh)”.
Tuy tác giả Trần Quang Đức dè dặt không khẳng định và bức hình khá mờ nên cũng khó xác định nhiều chi tiết nhưng chúng tôi tin tưởng rằng đây chính là một trong ba bức chân dung vua Càn Long đã ra lệnh cho hoạ gia trong cung vẽ tại Bắc Kinh năm 1790 khi vua Quang Trung cầm đầu một phái đoàn sang chúc thọvà nhờ những duyên may nên bức tranh này còn tồn tại sau nhiều cơn binh lửa.[19]Nếu đúng như thế, đây phải là tranh màu và rất khác với bản trắng đen này vì nhiều chi tiết bị che lấp. Tuy nhiên, trong giới hạn có thể chúng tôi cũng đưa ra một số nhận định sơ khởi để khi có một hình ảnh rõ ràng hơn sẽ bổ túc sau.
4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐÁNG GHI NHẬN
Theo hình vẽ, vua Quang Trung đội mũ xung thiên là mũ của vua chúa nước ta thời đó. Trước đây, khi đọc miêu tả của sứ thần Triều Tiên Từ Hạo Tu nói là ông đội thất lương kim quan, chúng tôi đã nhầm với loại mũ có 7 múi thời cổ của Trung Hoa [còn gọi là thông thiên quan].[20]
Phan Huy Chú định nghĩa mũ Xung Thiên tức mũ Phốc Đầu, riêng hai cánh chuồn hướng lên trên, nên gọi là Xung Thiên. Theo quy chế của nhà Minh và Triều Tiên, loại mũ Thường triều của vua là mũ Dực Thiện, cũng có hai cánh chuồn hướng lên trời, song hầu hết là những chiếc mũ trơn, không có trang sức. Riêng vua Minh ngoài mũ trơn còn có loại mũ được sức trang sức hình rồng vàng, hoa vàng, bác sơn vàng. Qua khảo sát một số pho tượng và mũ thờ có kiểu dáng Xung Thiên, chủ yếu là sản phẩm thế kỷ XVIII, XIX, có thể nhận thấy tuyệt đại đa số các loại mũ này đều được đính vô số trang sức và có dạng thức tương tự như nhau. Mũ thờ thường có xu hướng phức hoá, khoa trương nên không thể coi là loại mũ tả thực. Song chúng tôi cho rằng việc sức trang sức vàng bạc lên mũ dường như đã trở thành truyền thống của các triều đại Việt nam, nên nhiều khả năng loại mũ Xung Thiên của các vị vua thời Lê sơ cũng được đính một số trang sức bằng vàng nhất định.[21]
CDQT 10CDQT 10b
Mũ dùng cho hoàng đế hay thân vương đời Minh có tên là dực thiện quan (翼善冠) trước tròn, sau vuông có hai cánh chuồn đâm lên ở phía sau tương tự như xung thiên quan của ta.[22]
Ngay trên bức chân dung là bài thơ ngự chế [và cũng là ngự bút] của vua Càn Long khi vua Quang Trung vào bệ kiến, thi hành lễ “bão kiến thỉnh an” ngày 11 tháng Bảy năm Canh Tuất (1790) với hai dấu ngọc tỉ ngay chính giữa theo bề ngang, một trên một dưới. Chếch sang bên trái còn một dấu thứ ba là dấu Thái Thượng Hoàng đóng sau này khi vua Càn Long đã nhượng vị để xác nhận đây là tranh được treo trong khu bảo tàng riêng của vua cha. Đối chiếu với các tranh vẽ và bút thiếp khác đời Càn Long, chúng tôi nhận ra như sau:
CDQT 11
– Ngọc tỉ đóng ngay chính giữa trên đầu bức tranh là Bát trưng mạo niệm chi bảo [八徴耄念之寳]. Quả ấn này được khắc năm Canh Tuất để đánh dấu đại khánh vua Càn Long đúng 80 tuổi, cũng là năm vua Quang Trung sang dự lễ.
CDQT 12
– Con dấu thứ hai nằm chếch sang phía bên trái là ngọc tỉ Thái thượng hoàng đế chi bảo [太上皇帝之寶] được khắc khi vua Càn Long nhường ngôi cho con là Vĩnh Diễm lên làm Thái thượng hoàng năm Gia Khánh nguyên niên (1796).
CDQT 13
– Con dấu thứ ba ở trên cùng, bị cắt mất một nửa nhưng cũng còn nhận ra được là ngọc tỉ Ngũ phúc ngũ đại đường cổ hi thiên tử bảo [五福五代堂古稀天子寶].
Ba chiếc ngọc tỉ này đều là những bảo vật riêng của vua Càn Long coi như dấu ấn lúc cuối đời. Hàng chữ bên phải của chân dung chúng tôi nhận ra được là Tân phong An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình.[23] [新封安南國王阮光平].
Về bài thơ ở bên trên, theo đúng thông lệ khi vẽ hình những đại thần, tướng lãnh để treo trong Tử Quang Các, vua Càn Long luôn luôn tự đề một đoạn văn khen ngợi hay một bài thơ [ngự chế]. Tuy nét chữ tương đối khó nhận nhưng đây chính là bài thơ hoàng đế làm khi vua Quang Trung vào bệ kiến lần đầu, hành lễ “bão kiến thỉnh an”.
CDQT 14
Chúng tôi sao lại như sau (từ phải sang trái, đọc theo hàng dọc):
御製安南國王阮光平至避暑山莊陛見詩以賜之
瀛藩入祝值時巡,初見渾如舊識親.
伊古未聞來象國,勝朝往事鄙金人.
明正德間安南黎惠之臣莫登庸逼逐其主明興師討之踰年師不出登庸進代身金人逐封為都統其後惠孫維潭奪莫茂洽都統亦進金人後封為王是明代既不能致彼入朝而為金人以代兼有黷貨之殊為可鄙
九經柔遠祗重驛, 嘉會於今勉體仁.
武偃文修順天道, 大清祚永萬千春.[24]
乾隆庚戌孟秋
Phiên âm
Ngự chế An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình chí Tị Thử Sơn Trang bệ kiến thi dĩ tứ chi
Doanh phiên nhập chúc trị thời tuần
Sơ kiến hồn như cựu thức thân
Y cổ vị văn lai Tượng quốc[25]
Thắng triều vãng sự bỉ kim nhân
Minh Chính Đức gian, An Nam Lê Huệ chi thần Mạc Đăng Dung bức trục kỳ chủ. Minh hưng sư thảo chi. Du niên bất xuất. Đăng Dung tiến đại thân kim nhân trục phong vi đô thống. Kỳ hậu Huệ tôn Duy Đàm đoạt Mạc Mậu Hợp đô thống diệc tiến kim nhân, hậu phong vi vương. Thị Minh đại ký bất năng chí bỉ nhập triều nhi vi kim nhân dĩ đại, kiêm hữu độc hoá chi thù vi khả bỉ.
Cửu kinh nhu viễn chi trùng dịch
Gia hội ư kim miễn thể nhân
Võ yển văn tu thuận thiên đạo
Ðại Thanh tộ vĩnh vạn thiên xuân
Càn Long Canh Tuất Mạnh Thu
Dịch nghĩa
Kẻ phiên thuộc ở ngoài đến chúc thọ trong khi đang đi tuần,[26]
Mới gặp lần đầu mà như người thân đã biết từ lâu.
Từ xưa đến nay chưa từng nghe người ở Tượng quốc đến,
Việc triều trước đòi người vàng thật là đáng khinh.
Nguyên chú: (chữ nhỏ) Đời Chính Đức nhà Minh, bầy tôi của Lê Huệ [chữ Huệ có bộ ngôn] nước An Nam là Mạc Đăng Dung đuổi chủ chạy đi, nhà Minh hưng sư đánh dẹp nhưng qua một năm mà quân chưa ra [khỏi cửa quan]. Đăng Dung tiến người vàng thay mình được phong làm đô thống. Về sau, cháu của Huệ là Duy Đàm đoạt lại chức đô thống của Mạc Mậu Hợp, lại cũng tiến người vàng, sau được phong tước vương. Ấy là đời Minh không khiến họ tới triều đình được nên lấy người vàng để thay, lại cũng vì tham của cải thật là đáng khinh bỉ.[27]
Đường xa đạo nhu viễn phải qua nhiều trạm,
Mừng rằng hôm nay gặp được nhau để tỏ điều nhân.
Dấu việc võ, sửa việc văn là thuận với đạo trời,
Nhà Đại Thanh sẽ kéo dài mãi đến nghìn năm.
Càn Long tháng Mạnh Thu [Bảy] năm Canh Tuất [1790]
Theo tác giả Trần Quang Đức, dưới thời Lê vua Lê chúa Trịnh trong các đại lễ đều đội mũ xung thiên, mặc hoàng bào, thắt đai ngọc.[28] Trịnh Quang Vũ miêu tả y phục của hoàng đế khi thiết triều:
1. Mũ miện: vua Lê đội mũ xung thiên, hình lăng trụ trên bằng có hai cánh phía sau trỏ thẳng lên trời, chóp mũ hướng lên trời màu vàng.
2.  Y phục: vua Lê mặc hoàng bào (áo bào màu vàng) thêu rồng 5 móng… Hoàng bào triều Lê được dệt hình mặt rồng nghiêng, uốn lượn, đuôi quặp, rồng có sừng và vảy, 5 vuốt móng dữ dội, mang nhiều đặc điểm vương quyền, ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc.[29]
Trong cả ba bức tranh vẽ mà hiện nay còn tồn tại ở Bắc Kinh nêu trên [Thập toàn phu tảo, Vạn thọ trường đồ và Chân dung vua Quang Trung mới phát hiện], lễ phục của Nguyễn Quang Bình tương tự như dạng thức của triều Lê. Sứ thần Triều Tiên vì chưa nhìn thấy triều phục của vua chúa nước ta nên đã nhầm mũ xung thiên với thất lương kim quan.
Như chúng ta biết, khi vua Quang Trung sang Trung Hoa ông chỉ mới 37 tuổi. Cũng trong dịp này, một người đi trong phái đoàn là tiến sĩ Phan Huy Ích cũng mang về một bức truyền thần [nay đã mất] được in lại trên bìa quyển Chinh phụ ngâm bị khảo của Hoàng Xuân Hãn (Paris: Minh Tân, 1953). Bức truyền thần này vẽ họ Phan năm ông mới 39 tuổi cho thấy dường như thời đó người mình trông già hơn ngày nay rất nhiều. Chúng tôi kèm theo đây để dễ hình dung và so sánh :
 CDQT 15
Phan Huy Ích (1751-1822)
5. BỨC TRANH ĐƯỢC VẼ KHI NÀO ?
Theo báo cáo ghi trong bản tổng kê của Như Ý Quán trong Thanh cung nội vụ phủ tạo biện xứ đáng án tổng hối, quyển 52 [1790-1791] từ tr. 30 đến tr. 34 thì có ba [3] bức hình vua Quang Trung được vẽ, cả ba đều là vẽ nửa người [半身臉像 – bán thân kiểm tượng]. Chúng ta lại biết cả tên họa gia thực hiện là Mậu Bính Thái[30] [繆炳泰] và một hoạ sĩ phụ tá là Y Lan Thái[31][伊蘭泰]. Hai ông này đều là họa sĩ có tiếng trong cung đời Thanh Cao Tông.
CDQT 16
Trang bìa Thanh cung nội vụ phủ tạo biện xứ đáng án tổng hối, quyển 52 [1790-1791]
Công tác này được thực hiện trong khoảng từ ngày 20 tháng 8 năm Canh Tuất và hoàn tất vào khoảng 23 tháng 10 cùng năm sau khi đã gắn trục bằng gỗ sam, hai đầu bằng tử đàn. Ngày 20 tháng 8 chính là ngày vua Quang Trung tâu với vua Thanh xin từ biệt để về nước. Như vậy đúng như sử nước ta chép, việc họa hình là một biệt ân được vua Càn Long ban cho ngay khi phái đoàn Ðại Việt từ biệt và tác phẩm chỉ hoàn tất khi Nguyễn Huệ đã rời kinh đô nên được dịch trạm đuổi theo trao lại cho phái đoàn nước ta khi gần đến Nam Quan.
Sở dĩ chúng ta biết được chi tiết này vì theo lá thư của vua Quang Trung gửi Phúc Khang An thì trên đường đi “đại hoàng đế nghĩ xuống đường sá xa xôi gửi ban cho một hộp bánh sữa [妳餠], một hộp mứt trái cây và một cuộn tranh vẽ dung nhan quê mùa của kẻ hèn này [陋容小照一軸: lậu dung tiểu chiếu nhất trục]”.[32]
Việc phát hiện ra bức chân dung vua Quang Trung của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức là một đóng góp lớn cho những ai quan tâm đến bang giao Thanh – Việt thời Tây Sơn. Tuy chỉ thu hẹp trong một thời kỳ ngắn ngủi, khôi phục lại lịch sử giai đoạn này vẫn còn là một công trình dài.
Trong thời đại thông tin càng lúc càng mở rộng, việc tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu mới đã cho chúng ta những góc độ rộng rãi hơnlắm khi trái ngược với những gì chúng ta lâu nay được định hình. Chúng tôi mong mỏi rằng từ đầu mối này, những sử gia có thể tiếp tục đi xa hơn để có thêm chi tiết về bức chân dung độc nhất vô nhị trong lịch sử.
Tháng 8 năm 2017
Tài liệu tham khảo
  1. Cao Dương [高陽]. Mai khâu sinh tử ma da mộng [梅丘生死摩耶夢], Ðài Bắc: Liên Kinh, 2004.
  2. Khúc Diên Quân (曲延钧) [chủ biên]. Trung Quốc Thanh đại cung đình bản họa: Bát tuần vạn thọ thịnh điển. (中國清代宮廷版畫. 八旬萬夀盛典). Hợp Phì: An Huy Mỹ Thuật, 2002.
  3. Lê Duy Đản (黎惟亶). Lê Duy Đản thi tập (黎惟亶詩集). A. 2821. Thư viện Viễn Đông Bác Cổ.
  4. Ngô Chấn Vực [吳振棫]. Dưỡng Cát Trai Tùng Lục [養吉齋叢錄]. Bắc Kinh: Bắc Kinh cổ tịch xuất bản xã, 1983.
  5. Nguyễn Duy Chính (dịch). Đại Việt quốc thư (大越國書). TPHCM: Văn hóa – Văn nghệ, 2016.
  6. Nguyễn Duy Chính (dịch). Khâm định An Nam kỷ lược (欽定安南紀略), 31 quyển. Hà Nội: Hà Nội, 2016.
  7. Nguyễn Duy Chính. Giở lại một nghi án lịch sử “Giả vương nhập cận” – Có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không?. TPHCM: Văn hóa -Văn nghệ, 2016.
  8. Nguyễn Duy Chính. Núi xanh nay vẫn đó. TPHCM: Văn hóa -Văn nghệ, 2016.
  9. Nguyễn Phương. Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn. Saigon: Khai Trí, 1968.
  10. Phan Huy Ích (潘輝益). Dụ Am văn tập (裕庵文集). Bản chép tay Viện Hán Nôm Hà Nội (A.604/1-3)
  11. Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam chính biên liệt truyện, quyển XXX, Ngụy Tây.
  12. Rawski, Evelyn Sakakida & Jessica Rawson (ed.). China: The Three Emperors, 1662-1795. London: Royal Academy of Arts, 2005.
  13. Thanh Cao Tông ngự chế thi văn toàn tập (清高宗御製詩文全集)(10 quyển). Ðài Bắc: Quốc lập Cố cung Bác vật viện, 1976.
  14. Thanh thực Lục (清實錄): Cao Tông Thuần hoàng đế thực lục (高宗純皇帝實錄). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1986.
  15. Thôi Khuê Thuận [崔圭順]. Trung Quốc lịch đại đế vương miện phục nghiên cứu[中国历代帝王冕服研究] A Historical and Cultural Study on Emperor’s Mianfu of China. Thượng Hải : Đông Hoa đại học, 2007.
  16. Trần Danh Án (陳名案). Tản Ông di cảo (散翁遺槀) (tài liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội, H. 2157)
  17. Trần Quang Đức. Ngàn năm áo mũ. Lịch sử trang phục Việt Nam giai đoạn 1009 – 1945. Hà Nội: Nhã Nam (Thế Giới), 2013.
  18. Trang Cát Phát (莊吉發). Thanh Cao Tông thập toàn võ công nghiên cứu (清高宗十全武功研究). Ðài Loan: Cố Cung Tùng San, Giáp Chủng số 26, tháng 6 năm 1982.
  19. Trịnh, Quang Vũ. Trang phục triều Lê – Trịnh. Hà Nội: Từ Điển Bách Khoa, 2008.
  20. Trung Hoa ngũ thiên niên văn vật tập san (中華五千年文物集刊). Phục sức thiên [服飾篇] (thượng và hạ). Đài Bắc, 1986.
  21. Trung Quốc đệ nhất lịch sử đáng án quán (中國第一歷史檔案館), Hương Cảng Trung văn đại học văn vật quán (香港中文大學文物館) (hợp biên). Thanh Cung nội vụ phủ tạo biện xứ đáng án tổng hối (清宮内務府造辦處檔案總匯), quyển 52. Bắc Kinh: Nhân Dân xuất bản xã, 2005.
  22. Viện Hán Nôm Hà Nội (cộng tác với Phục Ðán đại học, Trung Quốc). Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành (越南漢文燕行文献集成) (quyển VI, Tinh tra kỷ hành), Bắc Kinh: Phục Ðán đại học xuất bản xã, 2010.
  23. Vô danh thị. Tây Sơn thuật lược (西山述略) (bản dịch Tạ Quang Phát). Saigon: Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá, 1971.
  24. Zhang, Hongxing. The Qianlong Emperor: Treasures From The Forbidden City. United Kingdom: National Museums of Scotland Publishing Limited, 2002.
  25. Hoàng Xuân Hãn. Chinh phụ ngâm bị khảo. Paris: Minh Tân, 1953, http://dcvonline.net/2017/07/30/dau-moi-that-quang-trung/
  26. Sử Ðịa. Ðặc khảo về Quang Trung, Số 9-10 (số đặc biệt Xuân Mậu Thân). Saigon: Khai Trí, 1968.
Chú thích
[1] Nguyên văn (tr. 17B): 阮文惠, 岳之弟也. 聲如巨鐘, 目閃若電光. 狡黠善[戰]鬬人皆憚之. Nguyễn thị Tây Sơn ký cũng chép như vậy, có lẽ hai quyển cùng một nguồn.
[2] Vô danh thị. Tây Sơn thuật lược (bản dịch Tạ Quang Phát). (Saigon: Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, 1971) tr. 16-7. Nguyên văn (tr. 9b-10a), 是年阮惠殂. 惠髮鬈, 面瘡. 一目細, 而眼睛甚異. 昏坐無燈, 光射燭席.
[3] Người Chiêm hung hăng. Trước đây người Bắc Hà vẫn đồng hóa người Nam Hà với người Chiêm vì phương nam là đất cũ của Chiêm Thành. Lê Duy Ðản thi tập. Tài liệu chép tay, Viện Hán Nôm Hà Nội, BEFEO A.2821
[4] Tên da đen. Tờ bẩm của Phan Khải Đức gửi Tôn Sĩ Nghị ngày mồng 1 tháng Tám năm Mậu Thân (1788). Trang Cát Phát (莊吉發). Thanh Cao Tông thập toàn võ công nghiên cứu (清高宗十全武功研究). Ðài Loan: Cố Cung Tùng San, Giáp Chủng số 26, tháng 6 năm 1982 tr. 355. Nguyên văn: … 況天朝尊台禀大皇帝之命, 汎愛藩王, 恢復黎緒一播, 檄於通衢, 則草木皆兵, 何險不夷, 何堅不破, 況西山一黑子乎? Huống chi tôn đài theo lệnh của hoàng đế tỏ lòng yêu rộng rãi đến phiên vương, truyền bá việc khôi phục lại dòng họ Lê, tờ hịch một khi tung ra khắp nơi thì ắt là cây cỏ cũng thành binh lính, nguy hiểm đến đâu cũng thành yên được, kiên cố đến đâu cũng phá được, sá gì một tên mọi đen đất Tây Sơn?
[5] 洞裡無塵, 大地山河留棟宇. 光中化佛, 小天世界轉風雲.
[6] Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn (Saigon: Khai Trí, 1968), trang 401, cước chú 1. Bức tượng này được tạc đời Thiệu Trị (1841-1847), hơn 50 năm sau khi Nguyễn Huệ qua đời nên không có gì làm cơ sở.
[7] Tập san Sử Địa (Saigon) số 9-10 (1968) có ghi chú [nguyên văn]: Ảnh do vua Kiền Long sai vẽ năm 1790, đồ quân phục cũng do vua Tàu tặng. Ảnh lấy ở trong tập Mãn-Châu Cổ-họa, đăng trong Đông Thanh tạp chí, số I, 1932
[8] Legacies of Imperial Power: Two Exceptional Qianlong Scrolls from a ptivate collection (Auction in Hongkong Wednesday 8 October 2008) tr. 18 và 28.
[9] Seoul: Minjok Munhwa Ch’ujinhoe, 1976. Yên hành nghĩa là chuyến đi sang Yên kinh, một tên gọi khác của Bắc Kinh, thường được chỉ về việc đi sứ. Trong văn chương của nước ta cũng có những thi văn tập dùng hai chữ Yên hành hoặc như Yên của các sứ thần ghi chép khi sang Trung Hoa.
[10] Nguyên văn: 光平骨格頗清秀, 儀容亦沉[沈]重似是交南之傑. 然者從臣則雖稍解文字而軀材短小, 殘劣,言動狡詐輕佻 (Quang Bình cốt cách phả thanh tú, nghi dung diệc trầm trọng tự thị Giao Nam chi kiệt. Nhiên giả tòng thần tắc tuy sảo giải văn tự nhi khu tài đoản tiểu, tàn liệt, ngôn động giảo trá khinh diêu).
[11] Nguyên văn: đầu tạp võng cân [頭匝網巾]
[12] Theo hình vẽ nhà nghiên cứu Trần Quang Đức mới công bố, đối chiếu với hai bức tranh trong Thập toàn phu tảo và Vạn thọ trường đồ thì có thể nhận ra vua Quang Trung không đội thất lương kim quan như tên gọi môt loại mũ miện theo cổ phục mà là mũ Xung Thiên của vua chúa đời nhà Lê.
[13] Yên hành kỷ (燕行紀), Tuyển tập V, quyển II, phần nguyên văn chữ Hán.
[14] Xem Nguyễn Duy Chính. Núi xanh nay vẫn đó. “Vài sự kiện về bức chân dung vua Quang Trung do họa sĩ nhà Thanh vẽ” (TPHCM: Văn hóa – Văn nghệ, 2016) tr. 213-239
[15] Chu Mẫn [chủ biên] ( 朱敏). Trung Quốc quốc gia bác vật quán tàng văn vật nghiên cứu tùng thư (Studies of the Collections of the National Museum of China) (中国国家博物館館蔵文物研究叢書) Hội Hoạ Quyển – Lịch Sử Hoạ (絵画巻) (歴史画). (Thượng Hải: Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 2006).
[16] Bức tranh này có người nhận lầm là vua Chiêu Thống nhưng thực tế vua Chiêu Thống không bao giờ có dịp bệ kiến vua Càn Long và việc bắt buộc đổi sang y phục Trung Hoa không phải là một nghi lễ quan trọng. Xem thêm Nguyễn Duy Chính: Phái đoàn Đại Việt và lễ Bát tuần khánh thọ của Thanh Cao Tông (TPHCM: Văn hóa – Văn nghệ, 2016) tr. 251-253.
[17] Khúc Diên Quân [chủ biên]. Trung Quốc Thanh đại cung đình bản họa: Bát Tuần vạn thọ thịnh điển, quyển 34 (Hợp Phì: An Huy Mỹ thuật, 2002).
[19] Theo nghiên cứu của chúng tôi, khi vua Quang Trung sang Trung Hoa, ông được vẽ ba bức nhưng chỉ một bức tranh được tặng cho ông mang về. Xem thêm “Vài sự kiện về bức chân dung vua Quang Trung do họa sĩ nhà Thanh vẽ”. Núi xanh nay vẫn đó (TPHCM: Văn hóa – Văn Nghệ, 2016), tr. 213-239.
[20] Xem thêm : Thôi Khuê Thuận [崔圭順]. Trung Quốc lịch đại đế vương miện phục nghiên cứu [中国历代帝王冕服研究] A Historical and Cultural Study on Emperor’s Mianfu of China. (Thượng Hải: Đông Hoa đại học, 2007).
[21] Trần Quang Đức. Ngàn năm áo mũ: Lịch sử trang phục Việt Nam giai đoạn 1009-1945 (Hà Nội: Nhã Nam, 2013) tr. 166
[22] Trung Hoa ngũ thiên niên văn vật tập san (中華五千年文物集刊). Phục sức thiên (hạ) [服飾篇] (下) (Đài Bắc, 1986) tr. 275-276
[23] Nguyễn Quang Bình là tên chính thức của vua Quang Trung, còn Nguyễn Huệ là tên gọi thường ngày với ý không tôn trọng. Sử nhà Nguyễn thường gọi trổng là Huệ này, Huệ nọ … cũng như phía Tây Sơn gọi chúa Nguyễn Phúc Ánh là Chủng, thường thóa mạ tên Chủng kia
[24] Cao Tông thực lục, quyển 1358; Thanh Cao Tông ngự chế thi văn toàn tập, tập 10 [quyển 59, tr. 10], Đại Nam chính biên liệt truyện, quyển XXX, tr. 26B. Tinh tra kỷ hành(YHVH, tr. VI, tr. 232)
[25] Tượng quốc là tiếng nước ta tự xưng trong bài biểu mừng khắc trên kim tiên vua Quang Trung đem sang [hiện còn trong Bang giao hảo thoại]
[26] Vua Càn Long hàng năm đến Tị Thử sơn trang nghỉ mát, sách vở gọi là đi tuần [vua ra khỏi hoàng cung]
[27] Những hàng chữ nhỏ chú thích này là của chính vua Càn Long viết thêm để làm rõ nghĩa cho bài thơ nhưng không được ghi trong Thực lục hay sao chép của tòng thần nước ta mà chỉ có trong Thanh Cao Tông thi văn toàn tập khắc in sau này. Ngay cả trong Khâm định An Nam kỷ lược cũng không thấy. Trước đây nhiều tác giả đã không đánh giá đúng mức việc vua Càn Long bãi bỏ lệ cống người vàng và thường cho rằng do sự cứng cỏi của nước ta hoặc chủ quan hơn, do Thanh triều sợ mình nên không đòi.
[28] Trần Quang Đức. Ngàn năm áo mũ: Lịch sử trang phục Việt Nam giai đoạn 1009-1945 (Hà Nội: Nhã Nam, 2013), “Trang phục vua, chúa”, tr. 188-191
[29] Trịnh Quang Vũ. Trang phục triều Lê – Trịnh (Hà Nội: Từ Điển Bách Khoa, 2008), tr. 44.

[30] Mậu Bính Thái [1744-1808] là một văn nhân người Triết Giang, được Phúc Trường An [là em của Phúc Khang An, một trong bốn người con của danh tướng Phó Hằng, đại thần trong Quân Cơ Xứ của vua Càn Long] tiến cử nhập cung làm họa gia. Ông chuyên vẽ chân dung và được coi là họa gia vẽ người nổi tiếng nhất đời Thanh. Theo Cao Dương [高陽] trong Mai khâu sinh tử ma da mộng [梅丘生死摩耶夢] tr. 102-103 (Ðài Bắc: Liên Kinh, 2004) thì Mậu Bính Thái là người duy nhất trong mấy chục họa gia cung đình được vua Cao Tông khen ngợi và luôn luôn cho đi theo mỗi khi ra ngoài. Có đến vài chục bức chân dung trong Tử Quang Các do ông vẽ.

[31] Họa sĩ cung đình đời Càn Long, nổi tiếng với bức Hải Yến Ðường vẽ cung điện tại Viên Minh Viên.
[32] Phan Huy Ích, Dụ Am văn tập, quyển I, “Trình Phúc Công Gia giản”.

https://anhsontranduc.wordpress.com/2017/12/30/da-tim-ra-chan-dung-vua-quang-trung/










































Đâu mới thật Quang Trung?


Trần Quang Đức

Lâu nay, hình minh họa Quang Trung Nguyễn Huệ trên tờ tiền 200 đồng của VNCH đã dần trở nên quen mắt, được sử dụng tương đối rộng rãi khi người ta muốn hình dung về vị vua áo vải cờ đào.
Nhưng khi đối chiếu với bức tranh vua Quang Trung cưỡi ngựa in trong sách khảo cứu về Quang Trung từ xưa, có thể thấy rõ hình minh họa trong tờ tiền thời VNCH được tham khảo từ đó.
Có điều, trong giới khảo cứu, bức tranh chân dung Quang Trung cưỡi ngựa đã được chỉ ra là hàng nhái từ lâu. Nguyên mẫu của nó vốn là tranh chân dung Càn Long kỵ mã đồ 乾隆騎馬圖 của Trung Quốc.


Hình (từ trên xuống, theo chiều kim đồng hồ): Tranh “chân dung Càn Long kỵ mã đồ”; tranh Quang Trung trên tiền thời Việt Nam Cộng hoà; tranh “An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình”
Dựa vào sử liệu nhà Thanh, có thể chắc chắn một điều, Quang Trung khi ở Trung Quốc quả thực đã được vẽ lại chân dung. Nhưng tranh chân dung ấy hiện ở đâu, là tranh nào, thì xưa nay chưa thực xác quyết. Và vị Quang Trung khi sang nhà Thanh rốt cuộc là Quang Trung thật hay giả, cũng vẫn còn có nhiều tranh cãi. Khảo luận của Nguyễn Duy Chính gần đây chứng minh Quang Trung khi sang Thanh là Quang Trung thật, theo tôi, có tính thuyết phục cao.
Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh). Lai lịch tường tận của bức tranh cần đợi những khảo cứu chuyên sâu hơn. Ít nhất, cho tới thời điểm hiện tại, bức tranh này vẫn tiệm cận với “sử thực” hơn cả. Có điều đến ảnh selfie còn ảo huống hồ là tranh vẽ.
Một vài ý kiến của bạn đọc
  • Lượng Đậu Sỹ: Vua Quang Trung khi mất, mới ngoài 30 tuổi. Tôi thấy hình vẽ kia có vẻ già, chưa chắc đúng.
  • Hà Mai Tấn Phát: “Tóc Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng mà cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu…” (trích Tây Sơn thuật lược).
  • Lie Devill: Ảnh trên cùng tay phai có phải của vua quang trung đâu ạ.


Nguồn: Lie Devill
Huy Đặng Ngọc: Cụ Nguyễn Duy Chính tham khảo các đầu sách không chỉ của nhà Thanh mà còn của các quan nhà Tây Sơn ghi chép lại đối chiếu để đưa ra kết quả. Riêng cụ nhận định sử nhà Nguyễn ghi chép về nhà Tây Sơn có phần chủ quan, thiếu tính căn cứ rõ ràng là chứa đựng hiềm khích và mâu thuẫn rất nhiều. Việc đưa ra kết quả về thực hư là vua Quang Trung sang nhà Thanh diện kiến vua Càn Long hay là cháu của ông Phạm Công Trị còn là một vấn đề lớn?
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
http://dcvonline.net/2017/07/30/dau-moi-that-quang-trung/





"

ĐÂU MỚI THẬT QUANG TRUNG?



Lâu nay, hình minh họa Quang Trung Nguyễn Huệ trên tờ tiền 200 đồng của VNCH đã dần trở nên quen mắt, được sử dụng tương đối rộng rãi khi người ta muốn hình dung về vị vua áo vải cờ đào. Nhưng khi đối chiếu với bức tranh vua Quang Trung cưỡi ngựa in trong sách khảo cứu về Quang Trung từ xưa, có thể thấy rõ hình minh họa trong tờ tiền thời VNCH được tham khảo từ đó. 


Có điều, trong giới khảo cứu, bức tranh chân dung Quang Trung cưỡi ngựa đã được chỉ ra là hàng nhái từ lâu. Nguyên mẫu của nó vốn là tranh chân dung Càn Long kỵ mã đồ 乾隆騎馬圖 của Trung Quốc.

Dựa vào sử liệu nhà Thanh, có thể chắc chắn một điều, Quang Trung khi ở Trung Quốc quả thực đã được vẽ lại chân dung. Nhưng tranh chân dung ấy hiện ở đâu, là tranh nào, thì xưa nay chưa thực xác quyết. Và vị Quang Trung khi sang nhà Thanh rốt cuộc là Quang Trung thật hay giả, cũng vẫn còn có nhiều tranh cãi. Khảo luận của Nguyễn Duy Chính gần đây chứng minh Quang Trung khi sang Thanh là Quang Trung thật, theo tôi, có tính thuyết phục cao. 

Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh). Lai lịch tường tận của bức tranh cần đợi những khảo cứu chuyên sâu hơn. Ít nhất, cho tới thời điểm hiện tại, bức tranh này vẫn tiệm cận với "sử thực" hơn cả. Có điều đến ảnh selfie còn ảo huống hồ là tranh vẽ. ^^


画像に含まれている可能性があるもの:3人
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10154777996561526&set=a.459074711525.248247.705311525&type=3&theater

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.