Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-huệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-huệ. Hiển thị tất cả bài đăng

12/02/2022

Dấu ấn của thời Tây Sơn : "tiên nhu chi bảo" hay "hòa nhu chi bảo"

Lần trước, chúng tôi đã đến thăm vườn nhà Nguyễn Huệ tại Bình Định, đọc lại ở đây (năm 2017).

Hôm nay, bàn về một dấu ấn của triều đại Tây Sơn trên tư liệu văn bản.

Hiện đang có hai thuyết. Một thuyết đọc là "Tiên nhu chi bảo", một thuyết đọc là "Hòa nhu chi bảo" cho hình dấu triện trên các văn bản thời Tây Sơn.

30/11/2018

Từ quê hương Quy Nhơn và Bình Định, tới công nghiệp của Trần Bắc Hà

Một lần gần đây, chúng tôi đã du lãng Quy Nhơn và Bình Định. Đã đi nhanh một mẩu ngắn ở đây (tháng 9 năm 2017).

Lúc đó, đã nghe các thông tin về trùm tài chính Trần Bắc Hà. Một người bên Hội đồng Nhân dân tỉnh có tới chơi và la cà quán xá trong thành Quy Nhơn một vài lần. Người đó than phiền nhiều về vấn đề đất công đang bị ngang nghiên cắt xẻo luôn cho tư nhân. Người như vậy là tương đối có vị thế trong tỉnh, nhưng sự lên tiếng đều không có hồi đáp, tựa như nói với cái nhà trống hoác.

Bây giờ, chuyện ông trùm đang rộ trên các phương tiện thông tin.

12/10/2018

Vẫn về "Quang Trung thật" hay "giả" sang Thanh (phản luận của Lê Nguyễn Lưu)

Vấn đề "Quang Trung thật" hay "Quang Trung giả" đi sang nhà Thanh gặp Càn Long năm đó, hiện vẫn còn treo. Phía Nguyễn Duy Chính thì vẫn tiếp tục khẳng định Quang Trung thật (cụ Hồ Thơm thực sự đã sang nhà Thanh). Ngược lại, nhiều người khác thì cũng lại khẳng định đó chỉ là Quang Trung đóng thế mà thôi (cụ Hồ Thơm còn bận việc quốc nội tanh bành, lòng nào mà sang bên Thanh).

Bây giờ là phản luận khá thú vị của một nhà nghiên cứu ở Huế - học giả Lê Nguyễn Lưu quen biết.

26/03/2018

Qua phố Nỉ, nhớ chuyện "thủ cấp giả" của Đề Thám làm Pháp phải ngậm bồ hòn

Qua phố Nỉ, ở lần đầu tiên nhiều năm trước tự nhiên lại có ý nghĩ khác về nghĩa chữ "nỉ non" trong câu ca dao cổ về Cao Bằng. Từ phố Nỉ, có đường tắt lên Cao Bằng thật. Mà dấu tích vẫn còn để lại rải rác hành trình. "Nỉ non" và "tiếng khóc nỉ non". Chẳng bao xa là đã vào đến Cầu Vồng. Cứ mỗi lần đến Yên Thế, là thế nào người ta cũng lại nhắc đến Nhã Nam - nơi bọn Pháp bêu đầu cụ Đề Thám.

20/02/2018

Tôn Sĩ Nghị chính là người biên tập bộ sách có vẽ tranh về Quang Trung

Bộ sách lớn có tranh vẽ về vua Quang Trung đang được đề cập ở đây (bắt đầu từ 7/1/2018). Hôm nay, nhắc đến vua Quang Trung, vì đang là ngày mùng 5 Tết Mậu Tuất 2018, như thường niên, tại Hà Nội, lễ kỉ niệm (229 năm) chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Mùng 5 Tết Mậu Tuất 2018 : 229 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Nhiều lần binh lửa gắn với Tết Việt trong lịch sử, mà những lần gần đây vẫn còn được nhắc đến nhiều nhất thì có thể kể tới (theo thứ tự từ gần tới xa): 17 tháng 2 (năm 1979, đã là 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi), Mậu Thân 1968 (đợt mở màn vào chính ngày Nguyên Đán, tính sang dương lịch là đêm 30/1/1968), mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 (tính sang dương lịch là 30/1/1789).

05/02/2018

Kí sự trên đường đi sứ với vua Quang Trung giả năm 1790 của Phan Huy Ích (bài Phạm Trọng Chánh)

Bài đọc vui là chính. Bởi như quan sát lâu nay của Giao Blog, thì ông Phạm Trọng Chánh là một tác giả viết rất khỏe, rất "đa di năng", và cũng rất ... liều, rất văng mạng (ví dụ ở đây, hay ở đây). Nhiều bài chỉ là xào xáo.

03/02/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 3

Tính sẽ bàn sang bức tranh thứ hai của phía nhà Thanh đang được bác Nguyễn Duy Chính sử dụng trong các nghiên cứu về Quang Trung, mà sử dụng một cách khá cẩu thả. Xong bức thứ hai, thì mới tính đến bức tranh thứ ba tức bức tranh được chụp đen trắng năm 1981 mà Trần Quang Đức vừa đưa ra xuất xứ (xem ở đây). Tuy nhiên, ở đây, vẫn phải dừng lại một chút, để nói thêm về bức tranh thứ nhất.

Đó là bức sau, cũng không được Nguyễn Duy Chính sử dụng một cách cẩn thận, đã được nói ở kì 2 trong loạt bài này (xem lại kì 2 ở đây).

14/01/2018

Về dung nhan hoàng đế Quang Trung (stt mới của Trần Quang Đức)

Lúc đã viết xong kì 1 của Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chinh), và đang viết dở kì 2 trên blog này, thì trên Fb, Trần Quang Đức đưa một stt ngắn lên.

13/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 2

Viết dần từ 9/1/2018

Một bức tranh có miêu tả đoàn sứ An Nam với trưởng đoàn là quốc vương Quang Bình trong lễ mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi, do họa sĩ nhà Thanh vẽ vào dịp đó (năm 1790), sau khắc in thành sách (nằm trong một bộ sách lớn có rất nhiều tranh), đã được Nguyễn Duy Chính giới thiệu và phân tích trong bài (tức bài "Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung ?" trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4 năm 2017).

Trong bức tranh ấy, theo Nguyễn Duy Chính thì có thấy hình ảnh của quốc vương Quang Bình (nguyên văn ông viết: "trong đó có cảnh vua Quang Trung cùng vương công đón hoàng đế hồi loan." - hoàng đế ở đây là vua Càn Long).

Bác Chính thì sử dụng bản tranh in khắc gỗ mà có màu.

Cũng trang tranh đó, hiện tôi mới chỉ có tư liệu đen trắng (tranh in khắc gỗ nhưng không có màu). Xem trích đoạn ở dưới (tạm thời sử dụng "in khắc gỗ" ở đây, kiểm tra lại sau).

Chân dung vua Quang Trung (bài Nguyễn Duy Chính bản chính thức)

Như đã nói hôm 8/1/2018, ở đây, bản chính thức bài của bác Nguyễn Duy Chính sẽ được tạp chí đưa lên mạng nội trong ít ngày. Thì hôm nay, vào kiểm tra, đã thấy bản chính thức vừa xuất hiện.

07/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 1

Có một số bài của bác Nguyễn Duy Chính đã được đưa về blog này từ trước. Ví dụ ở đây (về nhân vật Lê Quýnh, đăng tháng 3 năm 2014). Bây giờ, thì thử đọc chậm tư liệu do bác mới đưa ra gần đây về dung nhan hoàng đế Quang Trung. Tựa như đang có "bão" trên không gian mạng về các tư liệu đó cùng diễn giải của Nguyễn Duy Chính.