Một bài viết mới trên tạp chí NCPH.
Home
20/11/2024
16/11/2024
Truyền hình Nhân Dân (ngày 15/11/2024): Ngăn chặn hành vi làm sai lệch di sản
27/10/2024
Năm 2024 đáng nhớ với đền Phố Cát : khôi phục lễ hội sau mấy chục năm gián đoạn
Đền Phố Cát danh tiếng ở xứ Thanh đã lâu lắm rồi không tổ chức được hội.
Dễ đến khoảng 30 năm gì đó.
Thì năm 2024 này, chính quyền huyện Thạch Thành đã quyết tâm mở lại hội đền Phố Cát (bây giờ ta quen gọi là "lễ hội đền Phố Cát").
Một thời gian trước, tôi như mơ khi đi trên tuyến cao tốc từ Hà Nội vào Diễn Châu (Nghệ An) mà đi qua khu vực huyện Thạch Thành.
Lúc đó, đã bàn luận trong xe là: vậy thì mai đây ta đi vèo một cái cũng sẽ đến Thạch Thành. Đường về Phố Cát tiện lợi hơn rất nhiều.
Thì bây giờ, từ 2024, hội đền Phố Cát đã được mở lại. Giao thông cao tốc hẳn sẽ có đóng góp gì đó trong tương lai.
26/10/2024
Phủ Trèo ở Nga Sơn (Thanh Hóa)
Một điểm thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa ở miền Nga Sơn.
Đi một bài ngắn của trang thông tin điện tử huyện Nga Sơn đầu tiên.
15/10/2024
Mục từ "Mẫu Liễu Hạnh" trong "Bách khoa toàn thư Việt Nam" mạng (truy cập 10/2024)
Mục từ này được viết bởi một học giả vốn nghiên cứu về Mẫu Liễu Hạnh và thánh địa Phủ Giầy từ đầu thập niên 1990. Sau này, chị có một thời gian dài chuyển sang nghiên cứu về Đức Thánh Trần. Đó là học giả Phạm Quỳnh Phương (hiện chị đã chuyển công tác vào Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội).
Hiện không thấy việc ghi rõ tên tác giả của mục từ (trên là tôi ghi theo thông tin tôi biết chắc chắn).
10/10/2024
"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) – 1b
Bài 1b (tiếp cho bài 1, tức
1a)
Phủ
Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm
soạn giả Nguyễn Xuân Diện (NXD).
Ở địa phương Phủ Giầy (Phủ Dầy) Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng
họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một
lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ
Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự
thực, góp phần tuyên truyền sai về giá
trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn
hóa).
Lá đơn của họ
Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày
20/9/2024.
Ngay trong ngày
20/9/2024, Nhà xuất bản Thế giới đã gửi công văn tới NXD.
NXD không trả lời Nhà xuất bản, mà vẫn cố tình tổ chức
lễ ra mắt sách tại Bảo tàng Phụ nữ vào ngày 21/9/2024.
Đến ngày 23/9/2024, NXD mới viết giải trình cho Nhà xuất bản
như việc đã rồi.
Đã có nhiều
phản biện trên không gian mạng cho thấy cuốn sách của nhóm NXD mang danh khoa học
mà hoàn toàn không có bất cứ căn cứ tin cậy nào. “Chứng cớ” của sách chỉ là tiểu
thuyết văn học, thần tích đi “chép” vào năm 1938, hoành phi câu đối văn bia có
niên đại rất muộn (thế kỉ 19, 20, 21) mà có nhiều nghi vấn về tính xác thực.
Nhìn toàn cục, các luận điểm mà họ Trần Lê đưa ra trong các đơn và các ý kiến phản biện trên mạng đối với sách của nhóm NXD đều chính xác. Có thể đi đến kết luận chung: sách của nhóm NXD là một sản phẩm khoa học kém cỏi. Đây là một cuốn sách tồi tàn về khoa học, độc hại về mọi phương diện, xứng đáng cần thu hồi như kiến nghị của dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định.
02/10/2024
26/09/2024
"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) --- Bài đọc thêm
"PHỦ VÂN CÁT" 2024 của NHÓM NGUYỄN XUÂN DIỆN - NHIỀU SAI LẦM VÀ ĐỘC HẠI (SẮC PHONG) --- (Bài đọc thêm, tác giả Học Thánh Mẫu)
08/09/2024
Cố đồng đền thủ nhang Nguyễn Văn Tiến (1940-2024; đền An Thọ, Yên Phụ - Hà Nội)
Ở khu vực Hà Nội, vào đầu thời kì Đổi Mới, cụ đồng Tiến (Nguyễn Văn Tiến, đền An Thọ ở Yên Phụ) là một trong những người đã đóng góp nhiều cho việc khôi phục tín ngưỡng thờ Mẫu. Cụ đồng Tiến giữ mối giao hảo với học giới từ rất sớm và bền bỉ.
03/09/2024
Ngô Đức Viên (1881-1947) ở xứ Lạng : tín ngưỡng Đức Thánh Trần và âm thầm giúp đỡ cách mạng
Nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (quen được gọi là Sếp Viên), người xây dựng rất nhiều tuyến đường ở xứ Lạng và xung quanh, cũng là người xây cất đền Ngũ Nhạc để thờ hệ thần Nhà Trần ở cửa Tây thành phố Lạng Sơn vào năm 1924, thì trên Giao Blog, đọc lại ở đây.
Hôm nay, trân trọng giới thiệu 2 bài viết liên hoàn của nhà báo nhà biên khảo Chu Quế Ngân về cụ Sếp Viên.
Cụ sau đã được chính phủ công nhận là người có công với cách mạng. Cụ đã nuôi giấu nhiều cán bộ cao cấp trong thời kì bí mật (tiêu biểu là cụ Sao Đỏ - tức cụ Nguyễn Lương Bằng).
Về đời tư, Sếp Viên có hơn một người vợ, nhiều con cháu. Nay thì còn có một bà con gái của cụ đã U100, đang sống tại Lạng Sơn, vẫn rất minh mẫn. Nhà báo Chu Quế Ngân đã gặp bà con gái gần đây và hỏi được nhiều chi tiết thú vị.
02/09/2024
Thánh Mẫu Tây Hồ ở Lạng Sơn và nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (1881-1947)
Ở thành phố Lạng Sơn ngày nay có một ngôi đền danh tiếng, gọi là đền Cửa Tây. Ngôi đền ấy phụng thờ Thánh Mẫu Tây Hồ.
Thánh Mẫu Tây Hồ ở Lạng Sơn chính là hệ thần Liễu Hạnh công chúa. Bà con ở vùng xứ Nam lên Lạng Sơn lập nghiệp đã xây dựng nên ngôi đền.
Nhưng "Tây Hồ" ấy là Tây Hồ của Lạng Sơn, không phải "Tây Hồ" của Hà Nội. Dĩ nhiên cũng không phải Tây Hồ của Hàng Châu hay Quảng Châu (Trung Quốc).
Vào năm 1924, nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (quen gọi là Sếp Viên) đã xây cất một ngôi đền ở khu vực cửa Tây đó gọi là Đền Ngũ Nhạc thờ hệ thần Thánh Trần (chúng tôi cũng gọi là "hệ thần nhà Trần").
Dưới đây là dán một bài viết đã công bố mấy năm trước của tôi về việc thờ phụng kết hợp hai hệ thần (Liễu Hạnh công chúa, Thánh Trần) tại khu vực đền Cửa Tây với vai trò quan trọng của cụ Sếp Viên.
Đặc biệt ngày quốc khánh: ba đạo sắc Cảnh Hưng 44 (1783) cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại Đền Bà Kiệu
Công bố đặc biệt, lần đầu tiên trên không gian mạng, nhân quốc khánh 2024.
Rất nhiều năm nay, có lẽ phải tính bằng đơn vị hàng chục năm, các cơ quan quản lí chưa từng thấy trực tiếp bộ sắc phong Đền Bà Kiệu này. Thậm chí, có đồn đại từ các cơ quan rằng, bộ sắc đã không còn giữ được !
Chúng tôi khẳng định: bộ sắc vẫn được bảo quản rất tốt tại Hà Nội, bởi gia đình thủ nhang Đền Bà Kiệu (theo gia phả, đang là đời thủ nhang thứ 10 và 11).
Sau công bố nhanh này, vào ngày quốc khánh 2024, chúng tôi sẽ công bố chính thức theo tiêu chuẩn học thuật.
01/09/2024
Gìn giữ sắc phong trân quí cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa - họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định
Dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định ngày nay là dòng họ xuất thân của hệ thần Liễu Hạnh công chúa (hệ thống thần linh mà trung tâm là Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy).
Có một nhóm sắc phong trân quí đã được dòng họ lưu giữ từ năm 1683 đến nay (năm 1683 là năm đầu tiên dòng họ được nhận sắc phong của triều đình Lê mạt cho hệ thần Liễu Hạnh).
29/08/2024
Đền Bà Kiệu và gia đình "thủ nhang" trải nhiều đời, suốt mấy trăm năm nay
Về đền Bà Kiệu (Huyền Chân từ) ở khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội đã mấy trăm năm thờ phụng Hệ thần Liễu Hạnh công chúa, trên Giao Blog, đọc lại ở đây hay ở đây.
Hiện nay, nhà đền có lưu giữ một cuốn ngọc phả bằng chữ Hán Nôm, bản in khắc gỗ, có tiêu đề Huyền Chân linh từ ngọc phả. Tôi đã trực tiếp xem và khảo sát nguyên bản.
Ở đây, đưa nhanh một ít trang trong ngọc phả nói về các đời "thủ nhang" của ngôi đền. Nguyên bản ghi là "thủ hương" (nghĩa đen là "giữ hương", cũng tức là "thủ nhang" theo cách gọi chung).
27/08/2024
Cố thủ nhang Trần Viết Đức (1931-2005) và Phủ Giầy Nam Định - ngày húy kị 2024
22/08/2024
Đền Bà Kiệu - từ sau ngày 21 tháng 8 năm 2024
Mở đầu là tin tức của báo chí chính thống về cuộc đối thoại ngày 21/8/2024.
Tên đầy đủ của cuộc đối thoại là "Hội nghị Đối thoại đối với tổ chức và các hộ dân nằm trong mốc giới thu hồi đất thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh di tích đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm.".
Cuộc đối thoại có sự tham gia của các cơ quan báo chí, nên sau đó, thông tin đã được đưa lên mạng.
12/08/2024
Ngôi đền cổ thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm - Đền Bà Kiệu
Một ngôi đền cổ thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa, mà tọa lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày nay.
Khu vực đó vốn là ở trước Phủ Chúa Trịnh. Bản thân ngôi đền đã có từ thời Lê mạt (khoảng cuối thời Cảnh Hưng).
Đầu tiên đăng một bài mới của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1.
Các bổ sung và cập nhật thì dán ở bên dưới như thường khi.
07/08/2024
Lễ ra hè ở các nơi năm 2024 : Mở đầu là Phủ Tây Hồ (Hà Nội)
Hôm nay là ngày 4 tháng Bảy nông lịch. Như thường niên, lễ ra hè ở Phủ Tây Hồ được làm buổi sáng nay.
Ba tháng trước, cũng ngày mùng 4, là "vào hè". Hôm nay là "ra hè".
Không chỉ Việt Nam, ở vùng Đông Á, dịp này thường có nghi lễ tương tự ra hè ở Việt Nam (sẽ điểm sau).
Mở đầu là Phủ Tây Hồ "ra hè" với tư liệu của bạn Phan Anh Tuấn như thường khi - nhiều năm nay, như đã nói, khi tôi bận việc gì đó không lên được Phủ Tây Hồ thì đã có nhóm các bạn ấy truyền hình trực tiếp ! Sức mạnh của IT thật lớn.
03/05/2024
Ông Nguyễn Xuân Diện vẫn quen bài chơi bẩn bịa đặt, bóp méo
Đây là bài đã đưa lên Fb Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" (nhóm Fb). Bây giờ chép về Giao Blog.
22/04/2024
Ghi chép ngày tiệc Chầu Đệ tứ 2024 - ở Phủ Giầy Nam Định và các nơi khác
Hôm nay, ngày 22/4/2024 nhằm ngày 14 tháng Ba ta, là ngày tiệc Chầu Đệ tứ trong hệ thần Liễu Hạnh công chúa. Giao Blog mở một entry này để thu thập tin tức từ trung tâm là Phủ Giầy Nam Định và các nơi khác.
Tư liệu (lời văn và ảnh/video) lấy nguyên từ các nơi về, không chỉnh sửa.