Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng-Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng-Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

02/09/2023

Cách mạng Tháng Tám và Ủy ban Hành chính thời kì đầu ở xứ Lạng - chuyện về nhà văn Xích Điểu

Kỉ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 năm 2023, báo Lạng Sơn đăng tải bài viết về nhà báo - nhà văn Xích Điểu (1910-2003; có tư liệu ghi sinh năm 1913). Cụ tên thật là Trần Minh Tước, là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Hành chính tỉnh Lạng Sơn (1946-1947).

Cùng thế hệ với Trần Minh Tước, là nhà dân tộc học Lã Văn Lô, cũng tham gia chính quyền cách mạng ở thời điểm Cách mạng Tháng Tám 1945. 

Gần đây, tôi có viết về nhà dân tộc học Lã Văn Lô (1909-1993) - cụ vốn là tri châu Hữu Lũng ở xứ Lạng, đi theo cách mạng, rồi sau này chuyên về dân tộc học. Trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (viết và phát biểu năm 2017; in năm 2020). 

15/06/2023

Chúng tôi chuẩn bị du lãng Thất Khê, xem lại giật mình: hồi 1930s, người Kinh cũng mới lên

Chúng tôi sắp đi mạn Bắc, lần này là khu vực thị trấn Thất Khê (huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn). Đại khái, ở mạn Lạng Sơn - Cao Bằng thì có nhiều địa danh nổi tiếng xưa nay, như Thất Khê, Đông Khê, Nà Cham,... Vùng ấy, vốn là địa bàn của các tộc người thiểu số mà trung tâm là Tày - Nùng (cũng có khi được gọi là "người Thổ" hay "người thổ"). Dĩ nhiên, nhóm Kinh già hóa Thổ ở khu vực ấy khá nhiều (truy gia phả một lúc, sẽ thấy là người họ Định, họ Hoàng, họ Bùi,...ở đồng bằng lên từ xa xưa --- gắn nhiều với thời kì Cao Bằng của vương triều Mạc từ khoảng 1593 đến tận 1683).

Xem lại một chút tư liệu cũ, thì cũng hơi giật mình: khoảng 100 năm trước, vào hồi thập niên 1930, người Kinh (với nghĩa là người Kinh mới, không phải "Kinh già hóa Thổ") mới chỉ là thiểu số ở trong vùng ấy.

Một thế kỉ trước, việc một người Kinh được bầu vào hội đồng làng xã vùng Thất Khê, là một sự kiện đáng quan tâm. Nếu so sánh nhanh, thì khéo từa tựa như việc một người Kinh được bầu vào hội đồng thành phố ở bên Mĩ bây giờ (đầu thế kỉ 21) !

Anh em người Kinh ở Thất Khê lúc bấy giờ tính lập một xã riêng, và dự kiến gọi là "Thất Khê Kinh" (người Kinh ở Thất Khê). Tựa như lập "Hội đồng hương Kinh" ở vùng Thất Khê lúc ấy.

Quả thực, đầu thế kỉ 20, Thất Khê được xem như ngang ngang với "thành phố Lạng Sơn" hay "thị xã Lạng Sơn". Có khi người ta gọi Thất Khê là "thành phố", tức "thành phố Thất Khê". Cũng có khi chỉ gọi "Thất Khê" hay "vùng Thất Khê" một cách phiếm chỉ.  

Bây giờ, năm 2023, thì là "thị trấn Thất Khê". Cái tên "thị trấn Thất Khê" đi kèm với "huyện Tràng Định", để thành "thị trấn Thất Khê huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn" đang được tôi xác định là ngày sau năm 1945. Đến năm 1945, Thất Khê mới chính thức là "thị trấn Thất Khê" thuộc "huyện Tràng Định".

07/11/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đến với sông Kỳ Cùng và chợ đêm Kỳ Lừa

Đang là thượng tuần của tháng 11 năm 2020. Tiết trời mát mẻ. Chúng tôi lên mạn Bắc, du lãng xứ Lạng.

1. Người ở xứ Lạng bày cho cách nói đùa khi cùng du lãng phố đi bộ Kỳ Lừa mới khai trương hồi tháng 10 năm nay, rằng: Kỳ Lừa thì là "kỳ lừa", mà cũng là "lừa cho đến kỳ cùng mới thôi".

Ban ngày thì tới công sở trong thành phố Lạng Sơn ở bên kia cầu, buổi tối thì về mặc áo chàm phong cách Tày đứng bán những món quà vặt cùng với ông xã ở bên trong cái xe bán hàng di động có mái che nhỏ. Một mặt là cán bộ của tính, một mặt khác thì là thương nhân trong phố chợ đêm Kỳ Lừa.

11/09/2018

Mở cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm, thông Lạng Sơn sang Khu tự trị Choang tỉnh Quảng Tây

Nói một cách hình ảnh mang tính lịch sử, thì là: trên đường biên giới Việt - Trung, có thêm một cửa khẩu thông từ quê hương cụ Chu Văn Tấn sang quê hương cụ Vi Quốc Thanh.

Trước 1975, thời của hai cụ Chu Văn Tấn và Vi Quốc Thanh, thì là Khu tự trị Việt Bắc với Khu tự trị Choang Quảng Tây. 

Riêng tỉnh Lạng Sơn, đến nay đã có 12 cửa khẩu thông với Trung Quốc.

Đọc lại về Vi Quốc Thanh và Chu Văn Tấn ở đây. Tính từ năm 1958 hồi đó, đến hôm nay, là tròn 60 năm !

17/07/2018

Lại chuyện nhìn thấu đất thấy những kho vàng : trường hợp "nhà ngoại cảm" Lương Gia Long

Có những trường hợp tìm vàng đặc biệt đã và đang diễn ra, ví dụ ở đây hay ở đây. Tiểu biểu nhất là trường hợp cụ Tiệp. Mãi sau này, có người mới cho tôi biết rằng: cụ Tiệp cũng là người có nhiệt thành với công việc hầu Thánh (sẽ tìm hiểu cụ thể thêm sau).

Bây giờ, ở ngoài Bắc, lại rộ lên chuyện "nhà ngoại cảm" Lương Gia L. nhìn thấy cả kho vàng. Báo chí không ghi đầy đủ tên, chỉ viết tắt là L.

23/03/2018

Tên gọi "Việt Nam" trong bia đá thời Lê Trung Hưng (năm 1994, Phạm Thị Vinh)

Có nhiều cứ liệu được đưa ra trong bài.

Nhưng không có hai trường hợp ở ngôi làng mà chúng tôi vừa tới thăm hôm qua (một mang niên đại 1675, và một mang niên đại 1681). Đọc lại ở đây. Hai trường hợp này bổ sung cho nhau, vì một cái là Nam Việt, và một cái là Việt Nam. Với tôi, chúng quí ở chỗ gắn được với Cao Bằng.

04/03/2018

Đi sang Tàu chặt mía thuê ngay sau Tết : vùng biên Việt - Trung đầu 2018

Chuyện thường ngày ở huyện, tại vùng biên giới. Nhiều chỗ thì không gian biên giới chỉ được xem là xóm trên xóm dưới trong cùng làng. Đâu có việc là ta cứ đi.

Qua trải nghiệm cá nhân, đã từng kể ở đây (đưa lên vào tháng 9/2013) hay ở đây (năm 2014).

01/05/2017

15/11/2016

Lễ hội Mặt Nhọ rước sinh thực khí cỡ lớn ở Bắc Sơn (bài Bàn Tuấn Năng)

Một tâm điểm của tranh luận bây giờ: sinh thực khí (cái dương vật lớn) được rước trong lễ hội Mặt Nhọ ở Lạng Sơn gần đây có phải là bắt chước Nhật Bản, hay không ? Có thể thấy ở các entry cũ, đã đi ở đây hay ở đây.

Đại khái, trước đây, bác Bàn Tuấn Năng đã cho biết như sau (xem tư liệu bổ sung 1):

17/02/2016

Chiến tranh biên giới Việt - Trung tháng 2 năm 1979 : phim "Thị xã trong tầm tay"

Đó là thị xã Lạng Sơn.

Phim sản xuất năm 1983.

Diễn viên là lứa Tất Bình (vai nhà báo Việt), Đặng Nhật Minh (đạo diễn, kiêm vai nhà báo Nhật).

Một người quen cho biết: mẹ của em ấy có tham gia đóng phim này (từ phút 17).