Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chúa-Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chúa-Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng

05/01/2024

Châu phê của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vẫn ghi rõ niên đại vua Lê ở Đàng Ngoài

Ở xuất bản hơn 10 năm về trước, khi nói về ba đàng (Đàng Ngoài, Đàng Trong, Đàng Trên), tôi đã đưa nhanh khái quát về sử dụng niên đại của ba đàng như sau:

- Đàng Ngoài và Đàng Trong, về thực chất, như hai vương quốc, nhưng Đàng Trong không đặt niên hiệu riêng, mà vẫn sử dụng niên hiệu của vua Lê ở Đàng Ngoài. Cả hai vương quốc đều tính thời gian chung, căn cứ theo niên hiệu của vua Lê (ví dụ: Vĩnh Trị, Vĩnh Khánh, Cảnh Hưng,...).

- Chỉ có Đàng Trên của các vua nhà Mạc là có niên hiệu riêng. Đàng Trên tính thời gian theo lịch của riêng mình, theo niên hiệu của các vua nhà Mạc đang trị vì: Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương (xem lại trên Giao Blog, ở đây hay ở đây).

Bây giờ, xem châu phê của các chúa Nguyễn (trong triển làm "Bảo đạc trường minh寶鐸長鳴" tại Huế, đang diễn ra, gắn với Thiền phái Liễu Quán danh tiếng)  thì thấy rõ niên hiệu vua Lê xuất hiện trong văn thư chính thức của hệ thống hành chính Đàng Trong.

27/03/2022

Đọc lại "Ngọa Long cương vãn" thơ Nôm lục bát viết khoảng 1620s của Đào Duy Từ (1572-1634)

 Lúc đó, Đại Việt hình thành thế chân vạc gồm Ba Đàng, là Đàng Ngoài - Đàng Trong - Đàng Trên.

Đào Duy Từ đã bỏ Đàng Ngoài (vua Lê chúa Trịnh) mà vào tìm và giúp minh chủ ở Đàng Trong (chúa Nguyễn). Một số người giúp việc quan trọng cho chúa Nguyễn lúc đó lại xuất thân từ Đàng Ngoài (ví dụ như Đào Duy Từ) và Đàng Trên (tức Cao Bằng, lúc đó nhà Mạc vẫn cai quản). Nhóm xuất thân từ Đàng Trên thì đáng chú ý nhất là con cháu Mạc Cảnh Huống - sau được ban họ Nguyễn (rồi thành Nguyễn Hữu).

"Ngọa Long cương vãn" tương truyền là thơ quốc âm (chữ Nôm) theo thể lục bát mà Đào Duy Từ đã dâng lên chúa Nguyễn. Chúa đã khởi dụng họ Đào nhờ bài vãn danh tiếng này.

22/02/2018

Đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi : xung quanh năm 1600s với vùng đất Phú Yên

Thời điểm xung quanh năm 1600, có nhiều vận động đáng chú ý. Tôi thì quan tâm tới các bước đi của nhà Mạc ở Cao Bằng, mà tiêu biểu là chuông Đà Quận mang niên đại 1611 (đã đi ở đây hay ở đây).

Thế chân vạc rất rõ ở thời điểm đó. Nhà Mạc là chân vạc ở phía Bắc, được gọi là Đàng Trên.

Một chân vạc quan trọng ở phía Nam là giang sơn của họ Nguyễn, được gọi là Đàng Trong. Lúc đó, người Kinh nối nhau đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi.

20/01/2017

Gái lấy chồng xa hồi 1620s : nơi ấy, đã có biển ghi tiếng Việt

Khoảng mười năm trước (năm 2008), chỗ đó, mới chỉ có tiếng Nhật và một chút tiếng Anh. Chưa hề có tiếng Việt.

Chi tiết thì đọc lại ở đây (bài của bác Trương Văn Tân 2008), hoặc ở đây (nhân triển lãm Đại Việt Nam 2013). Còn đại khái, qua ảnh, thì thế này:

08/11/2016

Chong đèn đọc lại "Hoài Nam khúc" : triều chính nát bét vì đồng tiền

Nhân có việc, đọc lại Hoài Nam khúc - chữ Nôm, cuối thế kỉ 18, ở Đàng Trong của chúa Nguyễn.

Đại khái, tác phẩm Nôm đặc biệt quan trọng này của Đàng Trong (theo thể lục bát trường thiên), có những đoạn tả rất chân thực về hiện tình triều chính khi đó, bị đồng tiền tha hóa tất cả:

28/12/2015

Chữ quốc ngữ và Đắc Lộ (bài Đào Trinh Nhất, năm 1932)

Học giả Đào Trinh Nhất (1900-1951) từng khai thác tài liệu của Đắc Lộ để viết về trận hải chiến của người An Nam với người Hòa Lan thời 1640s. 

Ở thập niên 1930, có thể nói, Đào Trinh Nhất đã đọc Đắc Lộ tương đối kĩ lưỡng.