Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phủ-Giày. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phủ-Giày. Hiển thị tất cả bài đăng

05/04/2025

Kính mừng Tiệc Mẫu tháng Ba 2025 : Chúng tôi nói chuyện về Đền Bà Kiệu

Kính mừng Tiệc Mẫu tháng Ba 2025

Chúng tôi nói chuyện về Đền Bà Kiệu và việc phụng thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Chiều hôm nay - Thứ Bảy ngày 5/4/2025.

04/04/2025

HỘI PHỦ GIẦY 2025 cập nhật : KÉO CHỮ được hủy do toàn quốc để tang cố Chủ tịch Nhà nước Lào anh em

Theo dự kiện ban đầu thì sáng nay (4/4/2025) và sáng mai (5/4/2025), sẽ có Hội hoa trượng (kéo chữ) tại Phủ Vân (sáng nay) và tại Phủ Chính (sáng mai).

Do có thông báo của chính phủ về việc để tang cố Chủ tịch Nhà nước Lào anh em, trong hai ngày, nên dự kiến trên bị hủy.
Có thông tin chính thức của BTC (bằng văn bản) thì sẽ cập nhật lên sau.

01/04/2025

Vượt hàng trăm cây số từ Nghệ An đến Nam Định đi lễ Phủ Dầy (1/4/2025)

Tin của báo Lao Động.

Kính mừng Hội Phủ Giầy 2025 - Đọc lại câu thơ khắc in năm 1910 "Lô hương khuya sớm Phủ Dầy"

 "Lô hương khuya sớm Phủ Dầy,

Sùng sơn Phố Cát xưa nay hiển thần".

Trích từ tác phẩm Tiên Phả dịch lục của Kiều Oánh Mậu - tác phẩm được viết và in khắc gỗ trong cùng năm 1910.

Một cách đọc khác là:

 "Lửa hương khuya sớm Phủ Dầy,

Sùng sơn Phố Cát xưa nay hiển thần".

Có nghĩa là, cùng chữ, nhưng có cách đọc "lửa hương", lại có có cách đọc "lô hương". Chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán, và cùng một chữ có nhiều cách đọc, là thế.

Trường hợp này, tôi nhất quán đọc là "lô hương" (và sẽ mở ngoặc ghi "lửa hương" - một cách đọc khác). Tại sao tôi đọc "lô hương" sẽ diễn giải sau.

31/03/2025

Kính mừng Hội Phủ Giầy 2025 - Thánh Mẫu ở khắp mọi nơi với rất nhiều "cố trạch" và "cựu quán"

Hôm nay là ngày 3 tháng Ba năm Ất Tị, nhằm ngày 31/3/2025, là kị nhật của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Rất nhiều đền phủ trên toàn quốc đang tổ chức những ngày tiệc tháng Ba âm lịch.

1. "Mẫu Liễu ở khắp mọi nơi" là ý tưởng khoa học của cố học giả Vũ Ngọc Khánh nêu ra từ đầu thập niên 1990. Trong một bài viết đã công bố năm 2010, tôi đã nhắc lại ý tưởng này của thầy Khánh.

2. Từ thực tế điều tra tại vùng Huế, ngay từ thập niên 1960, cố học giả Trần Văn Toàn cũng nêu một ý tưởng tương tự, mà ở vùng Huế là có sự đan xen vào nhau giữa Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Mẫu Thiên Y (Thiên Y A Na). Ý tưởng này của thầy Toàn, nay tôi lần đầu nhắc ở đây, và sẽ xâu kết với ý tưởng của thầy Khánh ở một dịp khác.

29/03/2025

Kính mừng "Tiên Hương đại hội" 2025 - đọc lại thơ Nôm miêu tả Hội Phủ Giầy năm 1910

Hôm nay là ngày 1 tháng Ba năm Ất Tị (nhằm ngày 29/3/2025), mở đầu những ngày tiệc Mẫu tháng Ba trong toàn cõi Việt Nam.

"Tiên Hương đại hội" là thơ bằng chữ Nôm, viết năm 1910, của học giả Kiều Oánh Mậu. Viết năm 1910 và được in khắc gỗ ngay trong cùng năm đó.

"Tiên Hương đại hội" là đoạn thứ 23 trong toàn bộ 25 đoạn trong tác phẩm Nôm "Tiên Phả dịch lục" của Kiều Oánh Mậu.

Tiên Phả dịch lục (TPDL) có nghĩa là: dịch (diễn Nôm) và chép lại tác phẩm Tiên từ phả kí. Diễn Nôm "Tiên từ phả kí" (diễn từ chữ Hán ra thơ Nôm) và chép lại "Tiên từ phả kí" (chép nguyên bản Hán văn) là 2 nội dung chính yếu của TPDL (các nội dung khác là phụ thêm vào).

20/03/2025

Ngày xưa chân đất : Phủ Giầy qua ảnh (1920s, 1940s, 1950s, 1960s,...)

Những ảnh ít biết hơn và cổ hơn thì để sau.

Bây giờ đi những ảnh đã biết đến rộng rãi lâu nay, mà trọng tâm là chân đất.

Cơ bản các cụ đời trước đi chân đất đến khoảng thập niên 1970.

Sau đó, dép guốc giầy vẫn hiếm lắm.

Cuộc chiến kéo dài, làm đời sống kinh tế nghèo. Đất nước thay da đổi thịt từ Đổi Mởi.

Đến tận đầu thập niên 1990, cả khoa ở kí túc xá mới có một vài đôi giày adidas là chuyện thường. Có lễ lạt gì, sinh viên hay mượn giầy nhau để diện trong chốc lát (xong việc là trả lại chủ nhân). Thời đó, đang có mốt dép tổ ong. Một sản phẩm truyền thống và đáng nhớ lắm của công nghiệp Việt Nam !

Nhìn chung, toàn quốc, người Việt mình đủ giầy đủ dép thực sự là mới từ khoảng năm 2000 đến nay.

08/03/2025

Giải đáp về ngắt câu trong Hán văn : chỉ có "TIÊN HƯƠNG, PHỦ CHÍNH từ", mà không có "TIÊN HƯƠNG phủ, CHÍNH từ"

Trong bài "Quá trình điều chỉnh lại tên gọi của di tích, cho đúng lịch sử và tín ngưỡng : PHỦ CHÍNH" (lên trang ngày 25/2/2025), tôi có viết:

"3. Từ trữ lượng tư liệu rõ ràng và liền mạch về ngôi đền này, thấy rất rõ: cho đến trước năm 1964, chỉ có tên là "Phủ Giầy" hoặc "Phủ Chính". Tên từ xa xưa của ngôi đền là vậy.

Tên chữ Hán của ngôi đền được ghi rõ từ cuối thế kỉ 19 (thập niên 1890) là:
-"Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính ở Tiên Hương".
- "Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính").
- "Tiên Hương Phủ Chính" (có nghĩa là "Phủ Chính ở Tiên Hương").
- "Phủ Chính từ" (có nghĩa là "đền mang tên Phủ Chính").
Từ thập niên 1890, cái tên chính thức đó đã được ghi lên nhiều bia đá, ghi lên chuông đồng, ghi vào sách vở, in trên báo chí,...
"Phủ Chính" là tên riêng của "từ" (ngôi đền). Ngôi đền ("từ") có tên riêng là "Phủ Chính". Chữ "Phủ" đi trước chữ "Chính", để thành tên riêng rất rõ là "Phủ Chính".
Chìa khóa ở đây là ngữ pháp. "Phủ" đi trước, "Chính" đi sau. Không phải là "Chính Phủ" !
Không có tên chữ Hán nào là "Phủ Tiên Hương". Không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương".
Cũng không có tên bằng chữ quốc ngữ (hay chữ Pháp, chữ Đức, chữ Anh,...) nào trước năm 1964 ghi là "Phủ Tiên Hương". Trước năm 1964, không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương"."

07/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (5)

Các đoạn mang nội dung quan trọng, các đoạn nên thuộc làm lòng của bản diễn Nôm lục bát (từ nguyên bản Hán văn là "Tiên từ phả kí") của Kiều Oánh Mậu năm 1910.

Cụ Kiều dịch ra thơ Nôm, nhưng cũng là lồng thêm các kiến thức mới, các lí giải mới của cụ ở thời điểm năm 1910, nên cơ bản, có thể gọi đây là bản phỏng dịch "Tiên từ phả kí" (văn bản của dòng họ Trần Lê xã Tiên Hương thời Nguyễn).

Các đoạn thơ dưới đây, nên thuộc làm lòng (bản quốc ngữ toàn văn thì xem ở đây).

06/03/2025

Thanh đồng toàn quốc vân tập về Phủ Chính (Phủ Giầy Nam Định) hai ngày đầu tháng 3 năm 2025

Có khoảng 80 thanh đồng đang hoạt động trong các Câu lạc bộ Đạo Mẫu địa phương trên toàn quốc đã vân tập về Phủ Chính (thôn Tiên Hương xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định) để sinh hoạt thực hành nghi lễ hầu Thánh.

Câu lạc bộ Đạo Mẫu Việt Nam (cấp trung ương, gọi tắt là CLBĐM) là tổ chức thuộc vào Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm).

05/03/2025

Phủ Giầy Nam Định và Phủ Giầy Sài Gòn đầu năm 2025

Thủ nhang Phủ Chính ở Phủ Giầy Nam Định mở phủ cho chánh tế Phủ Giầy Sài Gòn.

Ngôi đền mang tên Phủ Giầy ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay, do hậu duệ dòng họ Trần Lê (dòng họ đã sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) cùng đồng hương Nam Định và Bắc Kỳ xây dựng tại Gia Định vào cuối thập niên 1950, sau cuộc di cư qui mô lớn năm 1954.

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (4)

Tạm sơ kết chút xíu về "Phủ Dầy" ở xã Tiên Hương vào năm 1910 khi danh sĩ Kiều Oánh Mậu về dự Hội năm đó và khảo sát tư liệu.

Thay cho cách trình bày ở 3 bài trước (1, 2, 3), bài này chỉ đưa một ít ảnh. Các ảnh tóm gọn nội dung chính từ cuốn "Tiên Phả dịch lục" (TPDL) do Kiều Oánh Mậu soạn và cho in mộc bản năm 1910.

04/03/2025

02/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (2)

Về chữ "Phủ Dầy" (trong đó, chữ Dầy có nghĩa là "dầy" trong "dầy mỏng") xuất hiện trong bản in khắc gỗ năm 1910 của cuốn "Tiên Phả dịch lục" (Kiều Oánh Mậu soạn bằng văn tự Hán Nôm).

Vấn đề "Giầy" với "Dầy", cũng giống như một cặp vấn đề Gióng - Dóng (trong Thánh GióngThánh Dóng), sẽ luận bàn cụ thể bằng các bài học thuật sau. 

Ở đây, để tránh rườm rà, chỉ đưa nhanh mã chữ "Phủ Dầy" mà Kiều Oánh Mậu đã viết năm 1910.

01/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (1)

Kiều Oánh Mậu là một danh sĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ông trước tác bằng chữ Hán Nôm (các tác phẩm viết bằng Hán Nôm của ông sau này được một số học trò và con cái trong nhà đem phiên ra quốc ngữ cho xuất bản đầu thế kỉ XX).

Kiều Oánh Mậu, như hạn chế chung của trí thức miền Bắc thời bấy giờ, chưa từng biết sử dụng chữ quốc ngữ - điều này, tôi đã trình bày ở một số công bố trước đây. Cùng thời đại thì nhóm trí thức miền Nam là Trương Vĩnh Kí (và nhiều người khác) đã sử dụng thành thạo quốc ngữ từ thập niên 1870.

Bản thân cụ Phan Bội Châu - một nhà cách mạng tiên phong ở đầu thế kỉ XX - cũng mãi sau này (khoảng sau năm 1910) mới bắt đầu học chữ quốc ngữ (đọc lại trên Giao Blog ở đây). Về phương diện sử dụng chữ  quốc ngữ, miền Bắc đi sau miền Nam khoảng nửa thế kỉ.

25/02/2025

Quá trình điều chỉnh lại tên gọi của di tích, cho đúng lịch sử và tín ngưỡng : PHỦ CHÍNH

Trước năm 1964 (mở rộng đến trước năm 1975 - năm được quyết định xếp hạng của Bộ Văn hóa), tên chính thức của ngôi đền là "Phủ Chính" ("Phủ"đi trước, "Chính" đi sau, dù viết bằng chữ Hán hay chữ quốc ngữ, chữ Pháp,..).

Chưa từng có tên gọi "Phủ Tiên Hương" ("Phủ" đi trước, "Tiên Hương" đi sau)
Bây giờ, đưa các đoạn viết đã đưa lên về riêng một chỗ này, để không lẫn lộn.

20/02/2025

Không chấp phường đạo văn (ăn cắp chuyên nghiệp) Nguyễn Xuân Diện - Trần Ngọc Đông

Trong phạm vi trang "Văn hóa Tín ngưỡng Hệ thần Liễu Hạnh công chúa", mấy hôm nay, nhóm chúng tôi đang bàn về Điện Mẫu trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Đáp ứng nhanh sự quan tâm của bạn đọc, mọi người cơ bản đều bất ngờ khi biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) mà từ lâu lại có Điện Mẫu (thờ Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy), tôi đưa bài vắn tắt lên blog và Facebook với tiêu đề "Liếc nhanh qua ảnh (1910s - 2010s) : Điện Mẫu trong Văn Miếu (Hà Nội) và mối quan hệ với Phủ Chính (tức Phủ Giầy) ở Nam Định"(xem ở đây).