Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-duy-chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-duy-chính. Hiển thị tất cả bài đăng

12/10/2018

Vẫn về "Quang Trung thật" hay "giả" sang Thanh (phản luận của Lê Nguyễn Lưu)

Vấn đề "Quang Trung thật" hay "Quang Trung giả" đi sang nhà Thanh gặp Càn Long năm đó, hiện vẫn còn treo. Phía Nguyễn Duy Chính thì vẫn tiếp tục khẳng định Quang Trung thật (cụ Hồ Thơm thực sự đã sang nhà Thanh). Ngược lại, nhiều người khác thì cũng lại khẳng định đó chỉ là Quang Trung đóng thế mà thôi (cụ Hồ Thơm còn bận việc quốc nội tanh bành, lòng nào mà sang bên Thanh).

Bây giờ là phản luận khá thú vị của một nhà nghiên cứu ở Huế - học giả Lê Nguyễn Lưu quen biết.

03/02/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 3

Tính sẽ bàn sang bức tranh thứ hai của phía nhà Thanh đang được bác Nguyễn Duy Chính sử dụng trong các nghiên cứu về Quang Trung, mà sử dụng một cách khá cẩu thả. Xong bức thứ hai, thì mới tính đến bức tranh thứ ba tức bức tranh được chụp đen trắng năm 1981 mà Trần Quang Đức vừa đưa ra xuất xứ (xem ở đây). Tuy nhiên, ở đây, vẫn phải dừng lại một chút, để nói thêm về bức tranh thứ nhất.

Đó là bức sau, cũng không được Nguyễn Duy Chính sử dụng một cách cẩn thận, đã được nói ở kì 2 trong loạt bài này (xem lại kì 2 ở đây).

14/01/2018

Về dung nhan hoàng đế Quang Trung (stt mới của Trần Quang Đức)

Lúc đã viết xong kì 1 của Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chinh), và đang viết dở kì 2 trên blog này, thì trên Fb, Trần Quang Đức đưa một stt ngắn lên.

13/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 2

Viết dần từ 9/1/2018

Một bức tranh có miêu tả đoàn sứ An Nam với trưởng đoàn là quốc vương Quang Bình trong lễ mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi, do họa sĩ nhà Thanh vẽ vào dịp đó (năm 1790), sau khắc in thành sách (nằm trong một bộ sách lớn có rất nhiều tranh), đã được Nguyễn Duy Chính giới thiệu và phân tích trong bài (tức bài "Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung ?" trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4 năm 2017).

Trong bức tranh ấy, theo Nguyễn Duy Chính thì có thấy hình ảnh của quốc vương Quang Bình (nguyên văn ông viết: "trong đó có cảnh vua Quang Trung cùng vương công đón hoàng đế hồi loan." - hoàng đế ở đây là vua Càn Long).

Bác Chính thì sử dụng bản tranh in khắc gỗ mà có màu.

Cũng trang tranh đó, hiện tôi mới chỉ có tư liệu đen trắng (tranh in khắc gỗ nhưng không có màu). Xem trích đoạn ở dưới (tạm thời sử dụng "in khắc gỗ" ở đây, kiểm tra lại sau).

Chân dung vua Quang Trung (bài Nguyễn Duy Chính bản chính thức)

Như đã nói hôm 8/1/2018, ở đây, bản chính thức bài của bác Nguyễn Duy Chính sẽ được tạp chí đưa lên mạng nội trong ít ngày. Thì hôm nay, vào kiểm tra, đã thấy bản chính thức vừa xuất hiện.

07/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 1

Có một số bài của bác Nguyễn Duy Chính đã được đưa về blog này từ trước. Ví dụ ở đây (về nhân vật Lê Quýnh, đăng tháng 3 năm 2014). Bây giờ, thì thử đọc chậm tư liệu do bác mới đưa ra gần đây về dung nhan hoàng đế Quang Trung. Tựa như đang có "bão" trên không gian mạng về các tư liệu đó cùng diễn giải của Nguyễn Duy Chính.

22/03/2014

Một trung thần An Nam hộ tống vua Lê Chiêu Thống sang Bắc quốc : Lê Quýnh (1750-1805) qua khảo cứu của Nguyễn Duy Chính

Lời dẫn: Sử liệu hiện còn của thời Tây Sơn và thời Nguyễn đều tỏ thái độ có thể nói là khinh bỉ đối với ông vua Lê Chiêu Thống. Những trung thần đi theo hầu, nói chữ là "hộ giá sang Bắc quốc", cũng vì thế, bị ghẻ lạnh.

Nghiên cứu của học giả Nguyễn Duy Chính, bằng việc khai thác những nguồn sử liệu mới (chính sử và sử thư tư nhân của Trung Quốc, ghi chép dạng nhật kí của chính Lê Quýnh, ghi chép khác của phía Việt Nam,...) giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về các ông vua đã vũng vẫy ở Nam quốc thời đó (Lê Chiêu Thống, Nguyễn Văn Huệ) cũng như những bề tôi của họ (Lê Quýnh, Hoàng Ích Hiểu,... về phía Chiêu Thống; Nguyễn Quang Hiến về phía Văn Huệ - người này là em đi thay anh sang triều kiến cũng như dâng biểu xin hàng tới vua Thanh).

Về một nhân vật khác cũng đi hộ giá Lê Chiêu Thống, mà sau này, bị chuyển tới tận miền biên viễn Tân Cương để khai hoang, là Hoàng Ích Hiểu, thì có thể xem bài "Đồn thú ở Tân Cương thời Thanh và người Việt Nam" trong cuốn sách đã in năm 2013 (Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, trang 38 - 88; nguyên tác tiếng Trung của Dương Liễm, bản dịch và chú giải của Giao).