Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tên-nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tên-nước. Hiển thị tất cả bài đăng

23/03/2018

Tên gọi "Việt Nam" trong bia đá thời Lê Trung Hưng (năm 1994, Phạm Thị Vinh)

Có nhiều cứ liệu được đưa ra trong bài.

Nhưng không có hai trường hợp ở ngôi làng mà chúng tôi vừa tới thăm hôm qua (một mang niên đại 1675, và một mang niên đại 1681). Đọc lại ở đây. Hai trường hợp này bổ sung cho nhau, vì một cái là Nam Việt, và một cái là Việt Nam. Với tôi, chúng quí ở chỗ gắn được với Cao Bằng.

21/03/2018

Du lãng ngoại thành, phát hiện quốc hiệu "Việt Nam" năm 1681

Đợt trước, đã phát biểu chính thức về quốc hiệu "Nam Việt" hay "Việt Nam" thuộc thời kì nhà Mạc ở Cao Bằng, gắn với chuông Đà Quận năm 1611 (đã đi cụ thể ở đâyở đây, và ở đây, ở đây). Không phải đợi đến nhà Nguyễn sau này mới có tên "Việt Nam".

Hôm nay, chúng tôi tranh thủ đi ra ngoại thành. Chỉ là ngoại thành mà thôi. Dự một lễ hội ở chùa làng.

Một ngôi chùa khác trong làng, tức ngôi không có lễ hội vào hôm nay, thì lại có một tư liệu thú vị vừa được phát hiện. Đó là: trên tư liệu mang niên đại 1681 (năm Chính Hòa thứ 2 thời Lê Trung Hưng), chúng tôi thấy rất rõ quốc hiệu VIỆT NAM. May là vào đúng dịp trùng tu, tư liệu được đưa xuống dưới, thì mới có cơ hội xem một cách kĩ lưỡng và dễ dàng.

30/08/2014

Nếu lúc đó chọn tên nước là Đại Hóa, có thể bây giờ Việt Nam đã khác

Từ lâu lâu, tôi cho chạy dần những entry liên quan đến quốc hiệu, hay là tên nước. Chắc là bắt đầu do ảnh hưởng của việc rục rịch nào đó bảo sẽ đổi tên nước hồi năm 2013, vẫn theo thông lệ là cho râm ran trên mặt báo trước. Rồi hình như cái rục rịch ấy đã bị ngưng lại, ngoắt cái, bảo: đổi đâu mà đổi. Cũng từ dạo đó, báo chí không còn, hay là không dám đề cập đến việc thay đổi quốc hiệu nữa.

Vấn đề là, có lúc, giới chóp bu đã từng bàn bạc là có nên hay không nên đổi tên nước là ĐẠI HÓA.

Chú ý là HÓA chứ không phải VIỆT.

16/09/2013

Lại về quốc hiệu : Đã có lúc, triều đình định đặt tên nước là ĐẠI HÓA

Quốc hiệu của Việt Nam, đầu tiên được cho là Xích Quỉ. Con cháu bây giờ hay suy luận lung tung, đọc "Xích Quỉ", có đứa bảo: em cứ tưởng tượng ra đội Bỉ. Hẳn nhiên, những con quỉ đỏ là đội tuyển Bỉ rồi. Nhưng các nhà nho ngày trước, dùng chữ Xích (đỏ) là muốn chỉ đến vùng đất ở phương Nam (lấy Trung Hoa làm mốc tính). Bởi vậy, luôn luôn, tên nước sau này, đều trở đi trở lại với chữ Nam.

29/08/2013

Năm 1931, Louis thì khen Nguyễn Ái Quốc, còn Phan Khôi thì khen Louis : dám vứt An Nam, dùng Việt Nam

Không phải đến sau này, mà từ 1931, trong tác phẩm của mình xuất bản năm đó tại Paris, nhà báo Louis đã bày tỏ sự thán phục dành cho Nguyễn Ái Quốc (tức Nguyễn Hải Quốc, tức Nguyễn Yêu Nước). Sức hấp dẫn của Nguyễn, đối với trí thức cấp tiến của Pháp, đã có từ lúc đó. Tất nhiên, anh cũng rất hấp dẫn với mật thám Pháp.

Thật ra, Louis cũng đã từ trần trước ngày Cách mạng Tháng Tám, nên ông không thể biết rằng, người mà ông viết chân dung năm 1931 lại chính là Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.

03/05/2013

Nên trở lại phương án tên nước là NAM VIỆT chăng ?


Chuyện đặt tên nước bây giờ thật ra đang loay hoay. Mà loay hoay chính là ở chỗ đang đi tìm tính chất cho nước, tức là tính-từ hay cụm-tính-từ cho cái tên đã có từ lâu là VIỆT NAM (bà con Nam Bộ ngày trước quen dùng là tĩnh-từ, mà không phải là tính-từ).

02/05/2013

Nhân dân không đặt tên nước, và tên nước đã có trước ngày 2-9-1945

Sáng nay, trên Vietnamnet, thấy có bài "Lựa chọn tên nước không thể chỉ bằng tình cảm" của ông Nguyễn Đăng Dung. Tác giả được giới thiệu là thành viên Ban Biên tập dự thảo Hiến pháp sửa đổi. 

Thông suốt toàn bài là ý tưởng muốn đổi tên nước hiện tại. Theo ông Dung, thành tố "Xã hội Chủ nghĩa" vướng phải những vấn đề thuộc tiền đề lí luận, rằng: "Với tên nước hiện tại - Cộng hòa XHCN Việt Nam - tiền tố “Cộng hòa” đã phản ánh đúng chính thể mà nhân dân đã lựa chọn. Tuy nhiên, với yếu tố XHCN trong tên nước thì có nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng Cương lĩnh của Đảng ta xác định xã hội XHCN là một mô hình nước ta đang hướng tới, các đặc trưng của nó đang tiếp tục được nghiên cứu, làm sáng rõ hơn. Xây dựng xã hội XHCN là một tiến trình lịch sử lâu dài mà ở ta các văn kiện mới thể hiện ở mức “định hướng XHCN”. Gắn một nội dung chưa phải là hiện thực vào tên gọi quốc gia, quả thật đáng suy nghĩ.".

27/04/2013

Cộng hòa Xã hội (không Chủ nghĩa) Việt Nam năm thứ 57, là năm nào ?

Đang trên đường du lãng xứ Thanh. Lần này, sau khi vượt đèo Ba Dội - Tam Điệp, đi miền núi trước, khu vực tổng Hòa Luật ngày trước, nay tên xã là Thành Vân. Rồi hướng về phía đảo dưa tây qua ngày trước của cụ Mai An Tiêm, mà ra ven biển.

Loanh quanh với những quãng đường đê bất tận ở khu vực sông Lèn. Sông này còn được gọi là sông Đò Lèn, là một trong ba nhánh chính của sông Mã trước khi đổ ra biển.


Xa trông đã thấy ngôi đền ở dưới chân núi. Dáng vẻ của một tòa kiến trúc trùng tu vừa mới đây. Chúng tôi hạ mã, tạm đóng quân ở khu này độ vài ngày đã.




Ảnh: Câu đầu của tòa chính điện ngôi đền (Giao chụp)

Khi khảo sát, mới biết câu đầu của toàn chính điện ngôi đền ghi bằng chữ Hán mực Tàu. Đọc là: Cộng hòa Xã hội Việt Nam ngũ thập thất niên... Tạm hiểu là: Cộng hòa Xã hội Việt Nam năm thứ 57.


20/04/2013

Thử xem lại tên nước - 1 (từng có thời song hành cả VNDCCH, cả DCCHVN)

Xem thử lại tư liệu gốc, thì thấy rất rõ rằng, từng có một thời gian, về tên nước, đã song hành cả hai cái tên sau:

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
-  Dân chủ Cộng hòa Việt Nam.

Đó là năm 1945. Mà cụ thể là ngày 1 tháng 9 năm 1945, tức trước ngày Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình. Xem tư liệu gốc ở dưới đây.

Tư liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 

Có thể là ở thời điểm đó, phía "chính-phủ Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam" vẫn đang còn suy nghĩ tiếp về cái tên "Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa".

Hãy chú ý điểm sau:
- là Dân chủ Cộng hòa Việt Nam (DCCHVN),
- mà không phải là Cộng hòa Dân chủ Việt Nam (CHDCVN).