Home
16/11/2024
Truyền hình Nhân Dân (ngày 15/11/2024): Ngăn chặn hành vi làm sai lệch di sản
19/10/2024
Câu chuyện đương đại về sắc phong và hồi hương sắc phong
Bài gồm nhiều kì đã đăng trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vào năm 2020.
Bản ở đây là đăng lại.
08/10/2024
Đề xuất phương pháp bảo quản tài liệu giấy trong các di tích (nhóm Điền Thị Hạnh)
Các bô lão ở các làng, khi gặp mình hay hỏi về kĩ thuật này. Nay có bài viết khá chi tiết. Nhóm các tác giả ở Viện Bảo tồn Di tích.
28/09/2024
Sở Nội vụ Hà Nội và tư liệu sắc phong (ghi chép)
(Một người bạn mới cho biết thông tin cập nhật: Đây là chương trình nằm trong Đề án "Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam" do Bộ Nội vụ chủ trì (Quyết định số 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2012 - 2020). Tra cứu nhanh thì đây là dự án được chính phủ phê duyệt từ năm 2012.
21/09/2024
"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) - 1
Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện. Trong học giới, đã có một số người có sách trong tay.
Còn ở địa phương Phủ Giầy Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa).
Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024.
Còn ở đây, với tư cách bạn đọc, đầu tiên tôi nói riêng về phần sắc phong trong sách này. Chưa tính các nội dung khác, chỉ riêng phần sắc phong đã cho thấy đây là một cuốn sách nhiều sai lầm và nguy hại.
Đầu tiên là nói về sự đạo văn (ăn cắp) trong phần về sắc phong.
18/09/2024
Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần thứ 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát
Tiêu đề chính của entry này, cần thiết dài một chút, như sau: Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát - có sự phối hợp tham gia của nhiều đơn vị thuộc ngành văn hóa ở địa phương và trung ương.
Ở trên là tiêu đề rút gọn.
15/09/2024
Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp làng Trầm Lộng năm 2018
Làng Trầm Lộng ở huyện Ứng Hóa (Hà Nội).
Cũng trong năm 2018 (cùng năm với làng Đông Sàng ở quần thể làng cổ Đường Lâm), làng Trầm Lộng đã tổ chức "đại lễ đón nhận phục hồi sắc phong thành hoàng làng". Chúng ta thấy lại cụm từ "đón nhận phục hồi sắc phong" và "phục hồi sắc phong".
Đi nhanh một ít ảnh lấy từ video của đại lễ.
14/09/2024
Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp làng Đông Sàng năm 2018
Làng Đông Sàng thuộc quần thể làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Trường hợp Đông Sàng, chúng ta thấy từ "khôi phục sắc phong" và "sắc phong khôi phục".
Làng đã trùng tu tôn tạo đình vào năm 2011, sau đó là "khôi phục sắc phong". Công việc khôi phục được nhờ Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
12/09/2024
Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp đền Dạ Trạch 2024
Đây là trường hợp Đền Dạ Trạch ở Hưng Yên, vào tháng 3 năm 2024.
02/09/2024
Đặc biệt ngày quốc khánh: ba đạo sắc Cảnh Hưng 44 (1783) cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại Đền Bà Kiệu
Công bố đặc biệt, lần đầu tiên trên không gian mạng, nhân quốc khánh 2024.
Rất nhiều năm nay, có lẽ phải tính bằng đơn vị hàng chục năm, các cơ quan quản lí chưa từng thấy trực tiếp bộ sắc phong Đền Bà Kiệu này. Thậm chí, có đồn đại từ các cơ quan rằng, bộ sắc đã không còn giữ được !
Chúng tôi khẳng định: bộ sắc vẫn được bảo quản rất tốt tại Hà Nội, bởi gia đình thủ nhang Đền Bà Kiệu (theo gia phả, đang là đời thủ nhang thứ 10 và 11).
Sau công bố nhanh này, vào ngày quốc khánh 2024, chúng tôi sẽ công bố chính thức theo tiêu chuẩn học thuật.
01/09/2024
Gìn giữ sắc phong trân quí cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa - họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định
Dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định ngày nay là dòng họ xuất thân của hệ thần Liễu Hạnh công chúa (hệ thống thần linh mà trung tâm là Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy).
Có một nhóm sắc phong trân quí đã được dòng họ lưu giữ từ năm 1683 đến nay (năm 1683 là năm đầu tiên dòng họ được nhận sắc phong của triều đình Lê mạt cho hệ thần Liễu Hạnh).
13/08/2024
Miếu Bà Vàng thờ công nữ Ngọc Vạn ở Huế (qua sắc phong và tư liệu khác)
Theo hai tác giả Võ Vinh Quang và Nguyễn Đình Đính thì ở hai làng Dã Lê Chánh và Dã Lê Thượng có một "Miếu Bà Vàng".
"Miếu Bà Vàng" là cách gọi của nhân dân vùng đó, cho ngôi miếu thờ có thờ công nương Ngọc Vạn.
Hai tác giả thì luận giải là "Bà Vàng" là cách gọi tránh tên của Ngọc Vạn (xem bài cụ thể ở dưới).
Còn tôi thì cho rằng "Bà Vàng" là cách gọi phiếm chỉ, dành cho những người phụ nữ thuộc vào phạm trù hoàng gia, hoàng tộc.
Trong thực tế, ta sẽ thấy có cách gọi "Vua Vàng", "Bà Vang", "Nhà Vàng"... thì các chữ "Vàng" đó là gắn với hoàng gia, hoàng tộc.
12/08/2024
Ngôi đền cổ thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm - Đền Bà Kiệu
Một ngôi đền cổ thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa, mà tọa lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày nay.
Khu vực đó vốn là ở trước Phủ Chúa Trịnh. Bản thân ngôi đền đã có từ thời Lê mạt (khoảng cuối thời Cảnh Hưng).
Đầu tiên đăng một bài mới của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1.
Các bổ sung và cập nhật thì dán ở bên dưới như thường khi.
14/07/2024
Nhóm các vị thần Sát Hải ở Việt Nam - 1 (ghi chú về hội thảo ở Nghệ An)
Có một nhóm các vị thần được định danh là "Sát Hải". Chúng tôi có quan tâm đến nhóm các vị "Sát Hải" này nhiều năm nay.
31/03/2024
Luật Di sản văn hóa (2001, 2009) và hướng đến bản cập nhật 2024
Luật Di sản văn hóa ra đời năm 2001, được chỉnh sửa cập nhật (nói cho dễ hiểu) vào năm 2009.
Hiện đang là thời kì các cơ quan có trách nhiệm đang hướng đến bản cập nhật 2024.
Tiếp câu chuyện hơn 40 đạo sắc phong ở chùa Am : 26 đạo đã bàn giao được bảo quản tại UBND xã
Theo dòng sự kiện liên quan đến nhóm sắc phong vốn được bảo quản tại chùa Am (huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh), thì trên Giao Blog đọc ở đây và ở đây.
1. Tóm tắt nhanh (theo thông tin các nguồn tính đến cuối tháng 3 năm 2024):
- Chùa Am từng lưu giữ hơn 40 đạo sắc phong. Nhóm sắc phong vốn được hình thành từ việc sắc phong ở các địa phương xung quanh chùa Am được gửi lên chùa lưu giữ giúp (vào thời kì chống mê tín dị đoan, đình đền các nơi bị hạ giải hay chuyển đổi mục đích sử dụng).
- Các nhà nghiên cứu ở địa phương (như cụ Thái Kim Đỉnh) đã tiếp cận với nhóm sắc phong hơn 40 đạo tại chùa Am từ đầu thập niên 1990. Thông tin từ nhóm sắc phong này vì thế đã được các nhà nghiên cứu ở địa phương sử dựng từ đầu thập niên 1990.
- Sau này, có 26 đạo sắc phong từ nhóm sắc phong chùa Am (hơn 40 đạo) được bàn giao cho xã Ân Phú. Xã Ân Phú là quê hương của nhà thơ Huy Cận (về Huy Cận, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây). Xã Ân Phú hiện thuộc huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh (do thay đổi địa giới hành chính gần đây).
23/03/2024
Báo Nhân Dân : Tránh sử dụng bản sao sắc phong thiếu chính xác
Bài đã đăng trên báo Thời Nay (ấn phẩm của báo Nhân Dân; Tổng Biên tập Lê Quốc Minh) số 1463 (Thứ Hai, ngày 22/1/2024). Sau đó, xuất hiện trên trang web của báo Nhân Dân.
Tác giả là một nhà báo lâu nay có chuyên về mảng sắc phong.
22/03/2024
Học giả Vũ Ngọc Khánh (1926 - 2012) và cuốn "Đạo Thánh ở Việt Nam" (2001)
Cuốn sách được thầy Vũ Ngọc Khánh hoàn thành vào tháng 9 năm 1999. Ở tập bản thảo đánh máy vi tính và đóng bìa mềm hôi đó, tại trang 93, ông viết lạc khoản: "Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 1999". Toàn số 9.
Bản thảo nói trên gồm có 94 trang khổ A4, cộng thêm mấy chục trang phụ lục, để toàn bộ là 115 trang.
06/03/2024
Di sản dòng họ Nguyễn ở Đông Tác - bản sao sắc Cảnh Hưng 6 (1745) cho cụ Nguyễn Hy Quang
Tư liệu được dòng họ chia sẻ trên hệ thống Fb, gồm cả ảnh bản sao và bản phiên âm dịch nghĩa.
Dòng họ Nguyễn làng Đông Tác là dòng họ đã sản sinh ra học giả Phật giáo Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (đọc lại ở đây) và nhà giáo danh tiếng Nguyễn Hữu Tảo (anh trai của cụ Thiều Chửu, đọc lại ở đây).
Đây cũng là dòng họ có nhà giáo Nguyễn Hải Đạm (1934-2000) - vị sư biểu của ngành giáo dục tỉnh Thái Bình trong thế kỉ XX (đọc lại ở đây). Thầy Đạm là con trai thứ của cụ Nguyễn Hữu Tảo, nên gọi cụ Thiều Chửu là chú ruột.
03/03/2024
Câu chuyện hơn 40 đạo sắc phong ở chùa Am (Đức Thọ, Hà Tĩnh) - tiếp theo
Theo dòng sự kiện, cần đọc các bài trước ở đây.
Diễn biến mới của đầu tháng 3 năm 2024.
Ở diễn biến mới này, chúng ta biết các điểm chính yếu sau:
- Ở địa phương, từ sau năm 2001, người ta bắt đầu có ý thức về Luật Di sản văn hóa (bắt đầu từ 2001). Ở entry trước, tôi chủ trương rằng, mấu chốt là việc thực thi Luật trong đời sống thực tế như thế nào.
- Từ sau năm 2006 (năm mà nhóm nhà báo Trần Đức Thọ chụp ảnh toàn bộ số sắc phong đang được bảo quản tại chùa Am lúc đó) đến nay, sau gần 20 năm, là người quan sát, tôi thấy Luật chưa thực sự được thực thi nghiêm túc (dù đã có vận dụng) ở trường hợp sắc phong chùa Am.
Mong nhóm nhà báo Trần Đức Thọ tiếp tục công việc bảo vệ di sản văn hóa từ góc chuyên môn báo chí. Mong các anh có thêm các điều tra chi tiết và công bố cho bạn đọc bốn phương.