Tin tức từ các nơi.
Mở đầu là tin của Báo Thái Bình.
Tin tức từ các nơi.
Mở đầu là tin của Báo Thái Bình.
Có một giới thiệu từ năm 2016 của nhà báo Quang Viện. Bài này được đưa lên đầu tiên.
Chùa Phúc Khánh ở Thái Bình (chùa thôn Phúc Lộc, xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Chuông chùa đúc năm Cảnh Hưng 14 (1753) có mang một bài minh do Lê Quý Đôn soạn.
Chùa Thanh Phong ở Nam Định (chùa Cự Trữ -thôn Cự Trữ, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Chùa gắn với thời kì nhà Mạc. Khánh đồng của chùa có mạng một bài minh do Lê Quý Đôn soạn năm Cảnh Hưng 26 (1765).
Các bản dịch hay luận bài sẽ được sưu tầm và dán dần lên ở dưới đó.
Hội thảo quốc tế tại quê hương của nhà bác học, vào tháng 9 năm 2024, thì Giao Blog đã điểm nhanh ở đây.
Nay kỉ yếu của hội thảo đã được in thành sách.
Đại khái có một nghiên cứu của mình trong đó, mà được bắt đầu suy ngẫm và viết từ 25 năm trước (1/4 thế kỉ). Một trong những bài viết được viết và công bố lâu nhất. Đây là lần công bố đầu tiên từ sau khi có bản thảo đầu tiên năm 1999.
Mình là cựu học sinh Trường PTTH (cấp 3) Lê Quý Đôn ở thị xã Thái Bình hồi bắt đầu của thời kì Đổi Mới. Cái thị xã ấy đã được nhắc ở đây hay ở đây. Thị xã đã lên thành phố lâu rồi. Bức tượng cụ Lê Quý Đôn ở trước thư viện tổng hợp tỉnh cũng đã được thay mới (tượng gắn tên tuổi của nghệ sĩ Hà Trí Dũng).
Suy ngẫm, viết, và công bố lâu, một phần là bởi nguyên do cựu học sinh.
Mối tình hoàn toàn có thật ở thế kỉ 18, được chính đại danh y thuật lại, rất cảm động, trong danh tác Thượng kinh kí sự (ghi chép việc lên kinh đô Thăng Long) của mình.
1. Tôi đọc Thượng kinh kí sự bản dịch của cụ Phan Võ (thân phụ của cụ Phan Ngọc) từ lúc mới học năng khiếu (xem NKTH ở đây), rất thích lối viết của cụ.
Sau này, nghiên cứu về nhóm các cụ Nguyễn Tông Quai và Lê Quý Đôn, thì tôi được biết là cụ Lê Quý Đôn với cụ Lê Hữu Trác có quan hệ họ hàng qua hôn nhân (các cụ trong dòng họ ở Diên Hà kể: cụ Đôn lấy một người em gái họ của cụ Trác, các cụ cùng họ Lê nhưng khác chi phái).
2. Hồi mới lớn, tôi có theo học rồi tự học Đông y một thời gian. Bây giờ, mở hồ sơ cũ vẫn thấy chữ kí cùng con dấu của thầy Trần Thúy - thầy có thời gian là Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền. Hồi đó, lại đọc lại Thượng kinh kí sự, thì mới hiểu được những chỗ ở Thăng Long cũ được cụ tổ nghề Hải Thượng Lãn Ông ghi chép. Tôi đến chùa Liên Phái lần đầu tiên ngày đó cũng là do ghi chép trong Thượng kinh kí sự.
Nghĩ lại thật vui, đến chùa Liên Phái lần đầu lúc đó một tay cầm cuốn Thượng kinh kí sự, một tay lại cầm hai cuốn Văn bia Hà Nội (sách do nhóm cụ Tảo Trang người làng Đại Từ - Hà Nội - làm chủ biên).
Bộ Văn bia Hà Nội lúc đó được một anh bạn cùng học châm cứu tặng ! Bạn mua được ở đâu đó giá rất rẻ và mua dư thêm ra ! Nay mở sách ra, vẫn thấy tên bạn kí ở trang đầu. Bạn học Bách khoa, mình học Tổng hợp.
3. Năm 1782 (Cảnh Hưng 43), khi đã ngoài 60, cụ Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm mời từ Hà Tĩnh về kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Cụ đã viết và hoàn thành Thượng kinh kí sự vào năm 1783.
Trong thời gian mấy tháng ở kinh đô, cụ có gặp lại một người con gái vốn được hai gia đình hứa hôn cho cụ lúc nhỏ - lúc đó, đã trở thành một ni sư.
Câu chuyện của họ được kể tiếp dưới mái chùa Liên Phái.
Chúng tôi đang ở Thái Bình, trong hội thảo quốc tế 2024 về cụ Lê Quý Đôn.
Về cuốn xã chí, tức ghi chép về một "xã" của một văn nhân sinh trưởng ở xã đó, thì trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây.
Vào cuối tháng 7 năm 2020, điện Sùng Đức được chính thức khởi công. Giao Blog đã điểm tin sự kiện đáng nhớ đó, xem lại ở đây.
Đang vội, nên chỉ ghi nhanh vậy.
Vì hôm nay, lúc đi đường, có người hỏi mình về cái gọi là "thụ hàng thành".
Mình trả lời nhanh: sẽ viết thành bài học thuật sau, nhưng đại khái đó là khái niệm đã có từ thời nhà Đường ở Trung Quốc (tạm tính thế kỉ IX), mà không phải xuất hiện ở thời Minh chinh phục nhà Mạc bên ta (thế kỉ XVI).
Thụ hàng thành xuất hiện nhiều trong thơ Đường thơ Tống.
Lâu nay, nữ học giả Trần Thị Băng Thanh nhiều lần mang cái gọi là "thành nhận đầu hàng" ra để nói rằng, cái thành ấy là gắn với việc Mạc Đăng Dung sang đầu hàng nhà Minh, và đại khái là thành nỗi giận của trí thức Đại Việt các đời về sau !
Sai bét ! Sẽ chỉ ra từng điểm một rõ ràng sau.
Đọc lại việc cô Băng Thanh phản đối việc Hà Nội đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông, nhiều năm về trước, ở đây.
Cũng đọc lại việc cô Băng Thanh vội vàng tin theo tư liệu nghiên cứu giả mạo của ông Trần Đại Sĩ (hoàn toàn bịa đặt) để viết bài học thuật, đăng trên các tạp chí học thuật như Tạp chí Hán Nôm hay một số tạp chí khác thuộc hệ thống Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cũng mấy năm trước rồi, ở đây.
Ông Trần Đại Sĩ là một chuyên gia làm hàng giả, nhưng rất lạ, mới đây lại được tôn vinh ở Đại Việt, có được ông Dương Trung Quốc trao bằng ở đây.