Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tầm-nhìn-việt-nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tầm-nhìn-việt-nam. Hiển thị tất cả bài đăng

17/12/2024

Lại bàn về quốc học : "Muốn có “thương hiệu quốc gia” phải có nền quốc học" (Lê Huy Hoàng, 2018)

Về quốc học, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (Phan Khôi năm 1931) hay ở đây (Phạm Quỳnh 1931).

Khoảng trước năm 2000, trong những lần nói chuyện dài dài trong lớp học văn tự Nôm Tày - Nùng, mở tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cụ Cung Văn Lược (giảng viên chính của lớp) có nói nhiều lần: chúng ta nên có "Viện Quốc học và Văn tự phương Đông". Đại ý, cụ mường tượng, ngoài Hán Nôm của Kinh, thì còn Nôm Tày, Nôm Nùng, Nôm Dao, chữ Chăm, chữ Khơ Me, chữ khác ở Việt Nam. Cụ cũng đã mường tượng là so sánh nó với chữ Nữ Chân, chữ Nhật Bản, chữ Triều Tiên. Nên cụ mường tượng ra "văn tự phương Đông". Đại khái, trước cụ, về văn tự phương Đông, có cụ Nguyễn Tài Cần đã mường tượng và viết thành sách từ năm 1985 (sách trước năm 1986). Nhưng ý tưởng của cụ Cung Văn Lược thì vu khoát hơn, nghĩ đến cả chữ Chăm và chữ Khơ Me, rồi các loại chữ khác có mặt ở Việt Nam.

Tôi tham gia lớp học vì tôi lúc ấy đang đánh vật với chữ Nôm Nùng. Chữ Nôm Nùng gần gũi với Nôm Tày và Nôm Việt, nhưng vẫn có bản sắc riêng.

Tôi đã ghi lại ý của cụ Cung Văn Lược ngay lúc đó. Cụ còn tiếp tục nói ý tưởng này ở các không gian khác (ngoài lớp học) hồi đó.

Đại khái, lúc đó, cụ Chu Hữu Quang ở Trung Quốc cũng đã cùng ý nghĩ, cùng ý tưởng, và ra luôn được sách rồi. Cụ Chu Hữu Quang đã xếp Nôm Việt vào một loại văn tự trên bản đồ văn tự toàn thế giới của cụ.

Bài dưới đây đã công bố trên báo năm 2018, của tác giả Lê Huy Hoàng.

13/09/2023

Người Việt vẫn chưa biết yêu hàng Việt (từ ghi chép dạo chơi tp Nam Định khoảng 100 năm trước)

Bây giờ về thành Nam mà ăn sáng thì người ta thường qua thưởng thức phở bò hiệu Cụ Tặng (23 phố Hàng Tiện), rồi có uống cà-phê thì sẽ sang hiệu Côn (112 phố Hoàng Văn Thụ),... Đại khái phong vị thành Nam bây giờ là vậy.

Bây giờ đang là những năm 20 của thế kỉ 21.

Vào thập niên 20 của thế kỉ 20, tức khoảng 100 năm trước, có kí giả đi chơi thành phố Nam Định, thì thấy hàng hóa Việt hoàn toàn bị lép vế trước hàng hóa của người Hoa hay người Nhật.

"Bởi vì ta chưa biết yêu ta", và "ta đã chẳng biết yêu ta, còn ai biết yêu ta nữa".

13/11/2022

Dân trí và quan trí Đại Việt đầu thế kỉ XXI : số 49 và 53 ở quốc hội tháng 11 năm 2022

Tối hôm qua (Thứ Bảy, ngày 12/11/2022), theo thông lệ từ nhiều năm nay, ở tổ dân phố của chúng tôi (xem ở đây) có hội nghị đại đoàn kết toàn dân tộc. Ở thời điểm này, tổ dân phố có thay đổi về nhân sự. Bác Tổ trưởng trong khoảng 12 năm nay đã chuẩn bị nghỉ để thay bằng một bác mới nghỉ hưu và vừa được bầu vào Chi ủy (sẽ kiêm Tổ trưởng). Bác Bí thư Chi bộ ở tuổi 80 và cũng mấy chục năm giữ chức đã được nghỉ từ tháng 10, một bác vừa tuổi 65 ra thay và kiêm Trưởng ban Mặt trận (Trưởng Ban Mặt trận gửi giấy mời tới các hộ ra dự hội nghị).

09/07/2021

Việt Nam chuyển động : từ thông điệp "5K" đã thành "5K cộng vắc-xin" rồi cộng thêm "công nghệ"

5K là thông điệp cơ bản của Việt Nam trong phòng chống covid-19 cho đến khoảng cuối tháng 5 năm 2021. 

Trong một hội nghị trực tuyến quốc tế (kết nối Tokyo với nhiều nước trên thế giới), tôi đã đại diện cho nhóm Việt Nam trình bày về 5K của Việt Nam, vào tháng 9 năm 2020, ở đây.

10/07/2020

Giáo dục Đại Việt thế kỉ XXI : vấn đề hệ thống trường chuyên lớp chọn

Tôi vốn là cựu học sinh của hệ thống trường chuyên trong thập niên 1980 (từ cấp 1, cấp 2, cấp 3). Ví dụ hình ảnh của một nhóm Chuyên Toán và Chuyên Văn của trường tôi ở cuối thập niên 1980, thời cấp 3 chuyên tỉnh, thì có thể xem ở đây.

Bây giờ, các nơi đang bàn luận rôm rả về đề tài hệ thống trường chuyên. Đại khái tâm điểm là câu hỏi: trường chuyên hiện nay còn cần thiết hay không ? Có nên duy trì hệ thống trường chuyên nữa không ? 

Các câu hỏi khác đều châu tuần quanh các câu hỏi chính yếu ấy.

03/01/2020

Đón chào 2020 : nhìn lại một mốc định hướng cũ từ 1990s

Một dấu mốc lớn mà Việt Nam hướng đến là "năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Dấu mốc đó, chúng tôi nghe suốt thập niên 1990. Một lần rõ nhất là đợt học tập ở khu vực đường Nguyễn Cảnh Chân khoảng cuối thập niên 1990.

Thập niên đầu của thế kỉ XXI thì vẫn liên tục được nhắc lại.

27/08/2019

Phong trào "quốc tang" nhưng "gia táng" : bây giờ, chính phủ mới bắt đầu để ý

Tháng 9 năm 2018, tức khoảng một năm trước, đã viết một bài ngắn với tiêu đề Sáng tạo mới sau 30 năm Đổi Mới : "quốc tang" nhưng "gia táng" (làm ma thì quốc gia, chôn thì mộ nhà). Xem lại ở đây.

04/01/2019

Thế giới đã sang năm mới 2019, còn Việt Nam vẫn chưa có cảm giác

Một trong những nguyên nhân đẩy lùi sự phát triển bình thường, là cảm giác về thời gian do Tết Nguyên Đán tạo ra. 

Mấy nay, vẫn thấy nhiều người ghi nhầm là 2018 trong văn bản giấy tờ. Tuy đã sang năm 2019 được mấy ngày rồi. Không phải người bình thường, mà vừa thấy ngay cả ở nơi làm thủ tục hành chính, tức các cơ quan công quyền của quốc gia.

Mấy hôm nay, trời rất rét (nhiệt độ trong nhà chỉ khoảng 15 - 16 độ C), nhiều người bảo hợp với thời tiết của Tết. Nói xong, mấy ông mấy bà lại bảo, ờ, còn tới cả tháng nữa mới đến Tết. Biết đâu, đến đó thì lại nóng bừng bừng như mùa hè. Một ông bảo: có năm, vào ngày Tết thì mặc áo may ô và quần đùi, vì nóng quá !

27/09/2018

Sáng tạo mới sau 30 năm Đổi Mới : "quốc tang" nhưng "gia táng" (làm ma thì quốc gia, chôn thì mộ nhà)

Sau Đổi Mới, có nhiều độc sáng mang tên Việt Nam.

Một trong số đó, là kết nạp Đảng viên trước bàn thờ (đọc lại ở đây - bài báo cũ của phía ngân hàng có thể đã được xóa bỏ, chỉ còn lưu ở blog này).

Một trong số đó, bây giờ đã gọi được tên, là "quốc tang" nhưng biến thành "quốc tang gia táng". Tức là "quốc tang" do nhà nước làm, còn "gia táng" thì chôn vào mộ nhà. Có cả một phong trào như thi đua nhau như vậy.