Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-thị-hoài. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-thị-hoài. Hiển thị tất cả bài đăng

04/02/2022

Ngày xuân bàn về BÁNH CHƯNG quốc hồn quốc túy (nhân một bài viết của Phạm Thị Hoài)

Đang những ngày Tết Việt, ở trên quê hương Đại Việt và ở tất cả những nơi có người Việt sinh sống toàn cầu.

Ngày xưa rồi, cách nay tới hơn 20 năm, hồi ở Tokyo, chúng tôi phải đến quán Mê Kông của ông Đỗ Thông Minh để mua bánh chưng gói bằng giấy bạc. Mấy bạn bên IT được tôi đưa đến đó cùng thì mua các đĩa nhạc, một ít sách vở và vài tấm bánh chưng như vậy. Hồi ấy, các CD của Như Quỳnh đang được nghe rộng rãi trong nhóm anh em bè bạn ở Tokyo.

Chúng tôi vẫn lưu giữ những tấm ảnh quí giá ngày đó ở Tokyo. Cảnh tiệm sách lẫn đồ ăn, cảnh nhà ga, cảnh những chiếc bánh chưng gói giấy bạc, cảnh áp-phích có hình Như Quỳnh,...

Tết năm nay, Tết Nhâm Dần 2022, ở Hà Nội, nhà tôi không hì hụi gói bánh chưng như thường niên, mà đặt mua và người ta mang đến trước ngày 29 Tết.

Rồi hôm qua, ngày mùng 3 Tết, bác Phạm Thị Hoài đã đưa một bài về bánh chưng của Lang Lèo lên lưới trời. Chắc bác đưa lên từ nước Đức xa xôi. Vẫn riêng chất văn từ thời Mê Lộ. Hồi Mê Lộ, thì Phạm Thị Hoài còn trẻ (xem ảnh tạm ở đây). Còn bây giờ, trước mùa xuân Nhâm Dần, bà đã tự họa mình ở tuổi lên lão (xem lại ở đây). Mà hình như lâu lắm rồi, bác Hoài không được về Việt Nam ăn Tết thì phải.

01/10/2021

Kế hoạch mấy trăm cuốn sách dịch - nhìn lại sau nhiều năm (2004-2021)

17 năm về trước, bác Ngô Tự Lập có nói đến kế hoạch 500 cuốn sách. Xem toàn văn ở bên dưới.

Hiện không thấy có chỗ nào nói đến kế hoạch ấy nữa. Hãy đọc lại bản viết của bác Lập vào năm 2004:

"Theo tôi, nếu nói riêng về khoa học xã hội và nhân văn thì trí tuệ Ðông Tây Kim Cổ về cơ bản có thể gói gọn trong khoảng 500 cuốn sách quan trọng nhất, trong đó chúng ta đã dịch được chừng 50 cuốn với chất lượng tương đối tốt (triết học Trung Hoa, Marx và một số tác giả phương Tây khác). Nếu chúng ta tổ chức dịch được 50 cuốn/năm thì sau 9 năm chúng ta có thể hoàn thành kế hoạch. Còn nếu chúng ta dịch được 100 cuốn/năm, thì chỉ mất 5 năm. Lúc đó chúng ta mới có thể bắt đầu nghĩ đến một đội ngũ trí thức thực thụ. Tất nhiên, điều này khó khăn hơn không phải gấp đôi mà rất nhiều lần."

Từ năm 2004 đến nay đã là 17 năm, tức là khoảng 2 lần so với kế hoạch 9 năm, và hơn 3 lần so với kế hoạch 5 năm được trình bày ở đoạn trên.

12/02/2020

Chân dung tự họa của nhà văn Phạm Thị Hoài, vừa dịp lên lão

Có một thời bác Hoài đã làm ở Viện Sử rồi Viện Nghiên cứu Tôn giáo (đã viết ở đây, hồi tháng 9 năm 2017).

Dưới là bài đã lên trang của Phạm Thị Hoài. Nhưng chữ "văn nô" trong tiêu đề thì hơi bị thị trường hóa, mà thực ra là không rõ nghĩa. Hoặc cũng không cần rõ nghĩa.

Đã lâu lâu không có bài bình luận xã hội của Phạm Thị Hoài. Đến mẩu tự họa này cũng chỉ vui được vài giây.

Duy trì bút lực đâu phải chuyện dễ dàng xưa nay. Cũng như người nghiện thuốc lá thường ném thuốc lá vào sọt rác rồi lại nhặt lên châm lửa, thì nhà văn có thể nhiều lần vứt bút vào bụi rậm rồi lại phải chui vào lấy ra mà viết tiếp.

Tính nhanh chút, thì thấy bác Hoài năm nay đã vừa lên lão tuổi 60.

25/02/2019

Những điều nhà văn Phạm Thị Hoài không thấy ở Yangon : BOT của doanh nhân Việt Nam

Bài ghi chép của Phạm Thị Hoài về đất nước Miến Điện và thủ đô Yangon, từ nhiều năm trước, thì có thể đọc ở đây (năm 2013).

Dưới là một bài ghi chép khác của một quan chức báo chí chính thống. Có nhắc đến phức hợp BOT của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức tại Yangon dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đọc thêm về phức hợp ấy cùng năm 2015 ở đây.

31/01/2018

Hà Nội vẫn tin vào những giọt nước mắt (bài Phạm Thị Hoài)

Nữ văn sĩ đưa bài lên vào ngày 25/1/2018, sau khi các ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh nói lời cuối cùng trước tòa. Nối nhau than và khóc. Bà bảo: rất có thể, mấy chú nhóc muối tiêu ấy tựa như là đã khóc kiểu chiến thuật. "Nước mắt chiến thuật".

07/09/2017

Phạm Thị Hoài hồi ở Viện Sử, và kinh nghiệm học chữ Hán cuối 1980s

Hôm nay, ngày 7/9/2017, có việc, tôi có mặt ở Viện Sử học (đường Hàng Chuối, Hà Nội) trước 2 giờ chiều.

Xong việc thì khoảng 3 rưỡi. 

Bà chị kính yêu kéo và bảo vào phòng chị chút đã. Chị còn cẩn thận nói: phòng cũ của chị. Chúng tôi đi từ tầng ba xuống tầng hai. Mấy khi được gặp gỡ như vậy, nên chuyện giữa các thế hệ nối nhau, hết chuyện nay thì lại sang chuyện xưa.

28/06/2017

Hồi ký Trần Trọng Kim : xung quanh xuất bản cũ, và mới gần đây

Hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim đã được trang talawas của nhóm Phạm Thị Hoài chế bản điện tử (từ sách in trước 1975 ở miền Nam), rồi đưa lên, từ đó được đọc rộng rãi nhiều năm về trước.

Bây giờ, hồi kí của Trần Trọng Kim đã được xuất bản lại ở trong nước. Nhưng sau đó thì đã bị tuýt còi.

08/12/2016

22/08/2016

Hội chứng HCV Olympic ở Trung Hoa đại lục (bài Lưu Hiểu Ba, bản lược dịch Phạm Thị Hoài)

Thỉnh thoảng xuất hiện bản dịch của Phạm Thị Hoài, từ tiếng Đức, một văn phẩm nào đó của Lưu Hiểu Ba. Dịch ở đây là trùng dịch (Lưu viết bằng tiếng Trung Quốc, rồi bản đó được dịch ra tiếng Đức để xuất bản ở Đức, và nữ văn sĩ dịch từ tiếng Đức ra tiếng Việt).

Lần trước là một bản dịch như vậy, trong sự cố gắng truyền tải tư tưởng của Lưu Hiểu Ba vào môi trường tiếng Việt, ở đây (năm 2013).

Bây giờ là một bản dịch mới, về hội chứng HCV ở Trung Hoa đại lục. Dĩ nhiên là từ nguyên văn đã viết trước đây nhiều năm, chứ không phải năm 2016.

22/11/2015

Ghi chép về Miến Điện trước và sau năm 2010 (chuyện về anh Sao)

Hôm trước, có đăng tải một bài về Miến Điện sau năm 2010, của Phạm Thị Hoài, ở đây. Hôm nay sẽ kể một mẩu về đất nước này trước năm 2010.

Bắt đầu là từ chuyện anh S.. Đó là tên do ông thầy của hai chúng tôi đặt cho anh, lấy từ chính tên anh và rút gọn cho dễ nhớ. Tôi tạm gọi là anh Sao ở đây, chứ nếu nói rõ thì sẽ thấy còn vui hơn nữa.

09/11/2015

Ghi chép về Miến Điện trước và sau năm 2010 (bài Phạm Thị Hoài)

Lấy mốc 2010, là bởi đó là năm mà bà Suu Kyi được trả tự do. Chuyện trước năm 2010, bằng trải nghiệm cá nhân của mình, tôi sẽ viết dần dần sau.

Sau năm 2010, Phạm Thị Hoài đã tới Miến Điện để mục kích sở thị về một nhà nước mới. 

Về lại Đức, bà có đưa một bản ghi chép.

Nhưng bản ghi chép ấy chỉ đến giữa chừng thì đứt đoạn. 

04/06/2015

Dự án và giải thưởng của một số nhóm văn chương Việt (tư liệu)

Đầu tiên là của talawas (dĩ nhiên cả trang và những dự án của nó hiện đã không thành hiện thực).

Tiếp sau là của Tiền Vệ (hoạt động chừng một năm hay hơn thì bỏ ngang một cách như âm thầm, không thưa không gửi như lúc khởi xướng).

Và vừa mới đây là của Văn đoàn Độc lập (hiện là trang Vanviet). Dự án và giải thưởng đang trên đường làm kế hoạch.

Có thể xem đó là những nỗ lực khác nhau nhằm đổi mới văn chương Việt. Ở đây chỉ lưu lại tư liệu, như nó vốn thế.

12/05/2015

Phạm Thị Hoài tiếp tục và liên tục "bóc hành"

Mãi đến bây giờ (cũng có gợi ý từ entry trước), thì mới định rõ được đặc chất của văn chương Phạm Thị Hoài. Đó chính là "văn chương bóc hành". Khi dùng "văn chương bóc hành" thì ta sẽ "bóc hành" được cả Mê lộ, hay Thiên sứ,...Có lẽ nên đặt riêng ra một mạch văn chương Việt bằng cái tên ấy.