Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-viết-đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-viết-đức. Hiển thị tất cả bài đăng

27/08/2024

Cố thủ nhang Trần Viết Đức (1931-2005) và Phủ Giầy Nam Định - ngày húy kị 2024

Về cụ Trần Viết Đức, cố đồng đền thủ nhang Phủ Chính (quần thể Phủ Giầy Nam Định), trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Về cuộc đời của cụ, có thể đọc nhanh trong cuốn sách đã in năm 2006 - ở đây đưa hình ảnh bìa sách.

29/02/2024

Cố đồng đền Phủ Chính - Phủ Dầy, cụ Trần Thị Duyên vừa tạ thế (1930-2024)

Cụ ông Trần Viết Đức và cụ bà Trần Thị Duyên được chính quyền xã Kim Thái cử ra trông coi Phủ Chính từ năm 1988 (xem thêm ở đây). Lúc bấy giờ, các cụ mới gần 60. 

Trước đó, các năm 1986-1987, cụ Đức đã viết loạt đơn thư tay cho trung ương và Bộ Văn hóa trình bày nguyện vọng được khôi phục dòng tín ngưỡng thờ Mẫu từ thực tế Mẫu Phủ Giầy(Dầy).

17/02/2024

Chợ Viềng - hội chợ Thánh năm 2024

Về chợ Viềng, trong một mục từ viết cho Bách khoa toàn thư Việt Nam, tôi đã viết mấy năm trước như sau:

"Hội chợ Viềng còn được gọi là chợ Phủ, chợ Trời, chợ Thánh, chợ Thiên Tiên. Chợ chỉ họp một phiên duy nhất trong cả năm, vào đêm mùng Bảy và cả ngày mùng Tám tháng Giêng, mà trung tâm là đoạn trước mặt Phủ Chính. Đây là hoạt động tiếp ngay sau lễ hạ nêu kết thúc Tết Nguyên Đán, nhân dân ở Nam Định và các tỉnh lân cận đổ về chợ với ý nghĩa mong cầu may mắn cho một năm mới. Người ta tới chợ mà ăn uống để lấy may, chơi cũng để lấy may, kiêng nói thách và cũng kiêng kì kèo giá."

Năm 1932, ngày hội chợ Viềng nhắm vào Chủ Nhật ngày 13 tháng 2 dương lịch


Bây giờ là cập nhật hình ảnh và thông tin về Hội chợ Viềng năm 2024 (đêm qua và cả ngày hôm nay - Thứ Bảy, ngày 17/2/2024).

30/08/2023

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (cụm vấn đề Vân Cát - An Thái - Tiên Hương)

Luận giải này đã được thầy Vượng phát biểu chính thức bằng bài viết học thuật từ đầu thập niên 1990, dựa trên cơ sở khảo sát sử liệu và khảo sát điền dã năm 1991.

Đến năm 1996, thầy cho tập hợp các bài viết và cho xuất bản thành sách như sau:

13/10/2022

Bà Vân thủ nhang Phủ Nấp ở Nam Định đã từ trần (1947-2022)

Về Phủ Nấp - một ngôi đền thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa - ở xã Yên Đồng huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, cách Phủ Giầy khoảng 10 km, thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Ngôi đền bề thế một thời, được gọi là Phủ Nấp, là bởi đó là làng Nấp (tên gọi dân dã của Quảng Nạp). Tên gọi chính thức là Quảng Cung linh từ

Thời hợp tác xã, Phủ Nấp bị hạ giải toàn bộ. Khu đất đó bị đào thành ao, thả cá, cắm biển "Ao cá Bác Hồ".

Sau Đổi Mới, dân làng đã lấp ao cá, dựng lại đền. Một nhân vật đặc biệt, là bà Vân, vốn chấp tác ở Phủ Giầy và đền Cây Đa Bóng đã tới Phủ Nấp, tái thiết ngôi đền (đọc bài đã đưa lên năm 2018 trên Giao Blog, ở đây). Cô Vân thường giải thích "Phủ Nấp" có nghĩa là: Thánh Mẫu nấp đi, vắng mặt đi một thời gian dài, rồi bây giờ xuất hiện trở lại ở đầu thế kỉ XXI.

25/09/2022

Phủ Giầy Nam Định 2022 : kỉ niệm 5 năm (2016-2022) thực hành tín ngưỡng được ghi danh, tại Phủ Chính

Hoạt động kỉ niệm 5 năm tại phía Nam, xung quanh Phủ Giầy Sài Gòn, hồi tháng 8 năm 2022, thì Giao Blog đã điểm tin ở đâyở đây.

Bây giờ là đi nhanh một chút về hoạt động tại phía Bắc, xung quanh Phủ Giầy Nam Định, vào hạ tuần tháng 9 năm 2022.

05/09/2022

Phủ Giầy Sài Gòn 2022 : Phiên 2 của Hội thảo chiều ngày 16/8/2022

Trên Giao Blog, ít hôm trước đã nói nhanh về Phủ Giầy Sài Gòn sau 8 năm (2014-2022), ở đây.

Hôm nay, đưa video phiên 2 của hội thảo "Bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt trong bối cảnh hiện nay" tại Phòng Hội thảo - Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Thảo Điền, thành phố Thủ Đức) vào buổi chiều ngày 16/8/2022 (Thứ Ba).

02/02/2022

Khai bút ngày 2/2/2022 (nhằm mùng 2 Tết năm Nhâm Dần)

Bản thảo đầu tiên được hoàn thành và đã gửi ngay sáng sớm nay, lúc hạ bút dòng cuối cùng, rồi mới bất giác thấy một hàng số đẹp đến giật mình:

"Ngày 2 tháng 2 năm 2022".

Một ngày thật đáng ghi nhớ. Tính theo can chi, thì là ngày Bính Tuất, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần. Tạm lưu tờ lịch từ trang lịch Việt Nam của chuyên gia lịch học Hồ tiên sinh:

10/04/2021

Nhân ngày 3 tháng 3 năm Canh Tý : con cháu Thánh Mẫu Liễu Hạnh công bố sắc phong năm 1683

Về sắc phong sớm nhất hiện còn cho Liễu Hạnh công chúa, tức sắc phong mang niên đại 1683, thì tôi đã chính thức có công bố các kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây (ví dụ đọc lại ở đây hay ở đây). Những ghi chép nhanh thì có ở đây (mùa hè năm 2017), ở đây (mùa hè năm 2018),  hay ở đây (năm 2019)

Các công bố này đều được gửi cho con cháu của Thánh Mẫu ngay sau khi có bản in chính thức (gửi qua e-mail và gửi trực tiếp).

Một lần phát biểu tại hội thảo (tháng 12 năm 2018), thì có thể xem video ngắn ở đây. Lúc đó, ở dưới hội trường có nhiều con cháu của Thánh Mẫu Liễu Hạnh tham dự, mà tiêu biểu nhất là hai người sau: 1). Thủ nhang Phủ Tiên Hương - thanh đồng Trần Thị Huệ (con gái của cụ thủ nhang Trần Viết Đức trước đây); 2). Em Trần Lê Tân thuộc gia đình cũ của Thánh Mẫu - gọi là Phủ Nội (hay Phủ Nội Tiên Đình), nằm ở ngay bên cạnh Phủ Tiên Hương.

Các Phủ Tiên Hương, Phủ Nội, Phủ Vân Cát, Phủ Tổ,...là các ngôi Phủ nằm bên trong khu quần thể chung là Phủ Giầy/Dầy.

11/03/2020

Tạm dừng lễ hội Phủ Giầy (mùng 3 tháng 3 âm) để tránh đại dịch Cô Vy

Một lễ hội có qui mô lớn hàng đầu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cả về không gian và thời gian, ví dụ có thể đọc lại trên Giao Blog các dịp trước đây, ở đây (năm 2019) hay ở đây (năm 2018).

Đó là lễ hội Phủ Giầy - thánh địa của tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mà ý nghĩa chính của hội là gắn với ngày Thánh Mẫu về trời ở lần giáng sinh xuống Tiên Hương, là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trùng với tiết Thanh Minh ở vùng miền núi phía Bắc, ví dụ vùng người Tày người Nùng thì là Sing Ming (phát âm của hai chữ Hán là Thanh Minh).

Trước đại dịch Cô Vy, phía nhà đền đã tổ chức nhiều lần phun thuốc khử dịch, cho đến ngày 10/3/2020.

22/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rực rỡ hai năm về trước ở Phủ Giày - Nam Định

Phủ Giày Nam Định là gốc.

Lại có Phủ Giày Sài Gòn được xây dựng sau năm 1954, vốn là do nhóm con cháu họ Trần Lê ở Phủ Giày Nam Định di cư đứng lên khởi xướng. Theo truyền ngôn, mẹ con bà Trần Lệ Xuân (phu nhân của ông Ngô Đình Nhu) có đóng góp tinh thần và tài lực lúc kiến thiết cũng như duy trì việc thờ phụng sau này. Bà Nhu đã đề xuất việc phụng thờ cả Liễu Hạnh công chúaHai Bà Trưng tại Phủ Giày Sài Gòn. Cho đến ngày nay, tháng 6 năm 2019, vẫn thờ phụng như vậy.

Đại khái, đã nói về quan hệ giữa Phủ Giày Sài GònPhủ Giày Nam Định trong một bài học thuật công bố chính thức cuối năm 2018 và đầu 2019, ở đâyở đây. Thật ra, vào giữa năm 2018 (hồi tháng 5 năm đó), đã công bố bản tạm thời trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc), xem nhanh ở đây.

04/02/2019

Quê hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đầu năm 2019 : "phủ chính" và "sắc phong 1683"

Câu chuyện đâu là "phủ chính" thì đã rất lâu rồi. Chúng tôi đã viết bài học thuật từ nhiều năm trước (lần gần đây nhất là 2009, tức cũng đã 10 năm, mà là nhắc lại sự kiện năm 1939 - tức cách nay 80 năm).

Sắc phong mang niên đại 1683, được khẳng định lần đầu tiên (sớm nhất và chi tiết nhất) bằng bài viết học thuật vào năm 2018, tại hội thảo quốc tế ở Quảng Châu (xem ở đây). Sau đó, cũng đã in kì đầu tiên trên số 5 cùng năm của tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (đọc lại ở đây). Tháng 12 năm 2018, tiếp tục khẳng định về sự phát hiện đích thực sắc phong 1683, tại hội thảo ở Hà Nội, đọc lại ở đây.

Không có tài liệu chính thức nào sớm hơn tháng 5 năm 2018. Còn bằng lời thì đã khẳng định từ tháng 6 năm 2017.

Bây giờ, dưới quê hương Nam Định mới chính thức vào cuộc với số sắc phong mới được tạo ra bởi các nhà thư pháp hiện đại. Cũng lại một lần lan man tiếp về vấn đề "phủ chính".

03/05/2018

Đại lễ kiều thỉnh Tứ Phủ Thánh Bà tại Phủ Tiên Hương (thông tin)

Mấy năm trước, là đại lễ kiều thỉnh Ngũ Vị Tôn Quan được phục dựng sau khoảng nửa thế kỉ thất truyền. Một trong những thầy đồng đi đầu trong các hoạt động này là ông Lưu Ngọc Đức - chủ đồng đền Quan Tam Phủ ở Hàng Hành (Hà Nội), ngay sát cạnh Hồ Gươm. Tôi có tham dự đại lễ năm đó. Mà là nhập vào đoàn hành hương của đền Quan Tam Phủ, là dịp giao lưu bổ ích với các con công đệ tử của thầy Đức.

24/04/2018

Ngày xuân 2018 ở Phủ Giầy, ngắm lại một bức cuốn thư dâng năm 1918 của Ngô Giáp Đậu

Hôm qua, lễ hội Phủ Giầy đã kết thúc với hội hoa trượng kéo chữ Quốc thái dân an (xem ở đây). Ngày xuân hôm nay, bên thư phòng, vẫn còn đang mải miết chấp bút một bài dài về Mẫu Liễu ở Phủ Giầy. Giữa nhịp, thường ngó nghiêng một chút ra xung quanh.

21/04/2018

Đêm nay rước đuốc ở Phủ Giầy, nhà sư đại biểu quốc hội đi đầu đoàn

Theo chương trình hội Phủ Giầy 2018, thì đêm nay - đêm ngày 20 tháng 4 - sẽ là rước đuốc ở Phủ Tiên Hương.

Mà điện thoại thông minh quả là vĩ đại ! Công đức của smart-phone quả vô lượng ! Nhớ lại, cũng vào dịp này của 4 năm trước, tức tháng 4 năm 2014, mình gọi điện thoại viễn liên từ làng Cả xứ Dâu về cho chị gái nhà đền Phủ Giầy, nói rằng: em đang xem truyền hình trực tiếp lễ rước đang đi ra từ Phủ nhà mình, qua Facebook, rất nét, thấy luôn cả chị, ngay lúc này !. Chị ớ ra, bảo mình rằng (dĩ nhiên vẫn là qua đường dây điện thoại viễn liên với mình): Phây-sờ-búc là cái gì thế hả em ? Làm sao lại truyền hình trực tiếp kinh sợ như vậy được ? Em thực sự nhìn thấy chị ngay bây giờ ?