Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc-Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc-Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

05/02/2022

Ngày xuân xem phiên chợ Âm Dương vừa được khôi phục ở Xuân Ổ (Bắc Ninh)

Xuân Ổ, tức là làng Ó, cách không xa Hà Nội.

Ấn tượng của tôi từ nhiều năm nay, về Ó, là một nơi kết tập gỗ ở miền Bắc. Lên làng thì lúc nào cũng thấy ngổn ngang gỗ và gỗ.

Những lần du lãng, rồi dự các canh hát quan họ ở đó nhiều năm trước, cũng có nghe về phiên chợ Âm Dương. Có nét giống với chợ Viềng ở Nam Định (người mua người bán không kì kèo về giá cả, gọi là mua may bán may).

28/07/2020

Chức vụ nhà nước : chính tích và bổ nhiệm (những nước cờ cao tay) 2020

Là một sưu tập của năm 2020, hệt như đã làm năm 2016 (ở đây), năm 2017 (ở đây), và những năm khác.

Mở đầu là bài "Tân Bí thư Thành ủy Bắc Ninh : Nước cờ nhân sự ngoạn mục" của tác giả Đinh Duy Hòa. Sau đó là các sưu tập như thường khi.

17/03/2019

Cuối tuần xem lại một bài văn bia viết năm 1339 của ông Thăng Phủ (tức Trương Hán Siêu)

Vừa rồi du lãng chốn Non Nước, có tạt ngang tạt dọc vào những di tích có liên quan đến cụ Thăng Phủ nổi danh ở đời Trần.

Con cháu họ Trương đang trùng tu tôn tạo nơi thờ tự cụ.

Về nhà, xem lại một tấm bia cụ đã viết năm 1339 cho một ngôi chùa ở Bắc Ninh. Bia sau này mờ đi, nên người địa phương đã khắc lại vào thời Tây Sơn hay thời Nguyễn gì đó. Nghe đâu là bác Nguyễn Huệ Chi có về địa phương khảo sát năm 1969.

21/03/2018

Du lãng ngoại thành, phát hiện quốc hiệu "Việt Nam" năm 1681

Đợt trước, đã phát biểu chính thức về quốc hiệu "Nam Việt" hay "Việt Nam" thuộc thời kì nhà Mạc ở Cao Bằng, gắn với chuông Đà Quận năm 1611 (đã đi cụ thể ở đâyở đây, và ở đây, ở đây). Không phải đợi đến nhà Nguyễn sau này mới có tên "Việt Nam".

Hôm nay, chúng tôi tranh thủ đi ra ngoại thành. Chỉ là ngoại thành mà thôi. Dự một lễ hội ở chùa làng.

Một ngôi chùa khác trong làng, tức ngôi không có lễ hội vào hôm nay, thì lại có một tư liệu thú vị vừa được phát hiện. Đó là: trên tư liệu mang niên đại 1681 (năm Chính Hòa thứ 2 thời Lê Trung Hưng), chúng tôi thấy rất rõ quốc hiệu VIỆT NAM. May là vào đúng dịp trùng tu, tư liệu được đưa xuống dưới, thì mới có cơ hội xem một cách kĩ lưỡng và dễ dàng.

14/03/2018

Một kiến giải về Đức Thánh Trần với Tam Phủ - Tứ Phủ

Bài của trang Bách Việt Trùng CửuCó nhiều kiến giải thú vị. 

Lần này, tác giả đưa ra được một số suy luận khá sát thực, chứ không bát ngát như thường khi. Là bởi có tư liệu sát thực (dù vẫn còn là khá bát ngát với bạn đọc phổ thông).

Bây giờ đưa thêm một cái ảnh về ngôi đền mà tác giả Bách Việt Trùng Cửu có đề cập trong bài, để đánh dấu rằng: bản thân tôi cũng rất quan tâm đến ngôi đền ấy, sẽ viết về nó trong thời gian tới. Ảnh được chụp ở một góc độ khác (do người khác chụp, vào năm 2017):

17/01/2018

Tấm bia đá mang niên đại cổ nhất Việt Nam ở huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh)

Niên đại đang được xem là thế kỉ 4.

Di vật tìm thấy gần đây ở huyện Thuận Thành - một địa bàn đặc biệt quan trọng, nơi còn thấy các di tích liên quan đến Sĩ Nhiếp và xung quanh thời điểm đó. Cũng liên quan với Sĩ Nhiếp (Nam Giao học tổ) là hệ thống Tứ Pháp.

Tấm bia này thì liên quan tới nhân vật Đào Hoàng - người Hán được cử tới làm quan ở Giao Châu.

09/03/2015

Các bô lão làng Ném phản luận : tướng cướp, hay tướng quân ?

Về chuyện tướng cướp hay tướng quân, bác Phạm Ngọc Hiệp và tôi, tại blog này vào ngày 1/2/2015, là những người đầu tiên nhớ lại ghi chép của các cụ Phan Kế Bính, Đào Duy Anh (trước năm 1945) và Toan Ánh (trước năm 1975).

Lưu ý là: chúng tôi chỉ nhắc lại ghi chép cũ của các cụ kể trên thôi.

01/02/2015

Chém lợn ở Bắc Ninh : thành hoàng là tướng cướp, hay là tướng quân ?

Hôm trước, tôi đã đi entry Chém lợn ở Bắc Ninh làm sáng rõ hơn một quan điểm đã phát biểu từ 2011 và 2012. Mới treo tạm đấy, chứ thật ra, có một phần nhỏ là muốn đi về Toan Ánh. Chúng tôi đã có kỉ niệm "nhớ đời" với cụ Toan Ánh hồi những năm 1997-2000 rồi (vì sách đã ra trước năm 2000, nên khi khác sẽ kể từ từ).

30/01/2015

Chém lợn ở Bắc Ninh làm sáng rõ hơn một quan điểm đã phát biểu từ 2011 và 2012

Đọc tâm tư của bà con dân làng Ném Thượng (toàn văn ở dưới), thì thấy sáng rõ hơn về quan điểm mà mình đã đưa ra từ 2011 và 2012. Bản in chính thức bằng tiếng Việt thì được điều chỉnh bởi yêu cầu của tạp chí (cái tiêu đề bị đổi luôn sang một hướng hoàn toàn khác). Còn bản viết tiếng Nhật thì giữ nguyên được ý tưởng, cả tiêu đề (đã in song ngữ Nhật và Trung trong cuốn sách mới ra, ở đây).

14/10/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới : 15 - Hương ước làng Trang Liệt (Bắc Ninh)

Bản hương ước của làng Trang Liệt mà tôi đang sử dụng có niên đại 1992, gồm 6 chương và 17 điều. Văn bản được một nhà sư ở chùa bảo "chú cứ cầm lấy" trong một đợt lên thăm cảnh Phật các năm 1996-1997.