Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

19/10/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : người Việt viết du kí đi chơi thế giới hồi thập niên 1920 (trường hợp Bùi Thanh Vân)

Tiếp xúc với thế giới hiện đại đáng nhớ đầu tiên của người Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX, mà có sử dụng chữ quốc ngữ làm công cụ ghi chép quan trọng, là cuộc Đông Du (các năm 1905-1908) của nhóm các cụ Phan Bội Châu - Cường Để. 

Năm 1908, học sinh Đông Du là Trần Đông Phong đã mất tại Tokyo, mộ phần của cụ vẫn hiện ở tại Tokyo (xem trên Giao Blog ở đây), tính đến năm nay là đã sắp 120 năm !

Từ Nhật Bản hay từ Trung Quốc, nhóm Phan Bội Châu gửi thư từ và tài liệu về trong nước trong suốt những năm đầu thế kỉ XX. 

Các du kí xuất bản ngay đầu thế kỉ XX thì thường rất ngắn. Các cụ còn bỡ ngỡ với chữ quốc ngữ - thậm chí cụ Phan Bội Châu vẫn còn chưa học quốc ngữ (chỉ viết chữ Hán), các văn bản của các cụ đều phải qua tay nhóm cụ Lê Đại dịch và viết ra quốc ngữ !

Nhiều khi, xem lại những bản viết chữ quốc ngữ của nhóm Lê Đại thực hiện tại Tokyo trước năm 1910 để gửi về trong nước, hậu sinh chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động. 

Tôi đã để một thời gian tìm đi, rồi tìm lại, cái hiệu in sách cũ ở Tokyo, nơi đã in bản viết quốc ngữ của nhóm Lê Đại bằng phương pháp thạch bản, hồi đầu thế kỉ XX, mà chưa tìm được ! Vật đổi sao dời ! Tôi tìm các nơi có gắn bó với các cụ trong các năm 2003-2007, tức là sau khoảng 100 năm rồi, thì đúng là không còn gi. Đành chỉ còn biết được đại khái khu vực ấy, khu vực ấy mà thôi.


Bản viết tay chữ quốc ngữ năm 1909 tại Tokyo của nhóm Lê Đại được in thạch bản


02/08/2024

Tư liệu Hội An sau hơn 20 năm (2003-2024) : tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều)

Mùa hè năm 2024, thấy rộ lên bàn luận về Chùa Cầu ở Hội An. Là người quan sát, tôi thấy nhiều điểm khá thú vị.

Tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều).

Tên "cầu Lai Viễn" là do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt vào cuối thập niên 1710, tức chỉ tính từ đó cũng đã cách nay hơn 300 năm. Còn bản thân cây cầu ấy thì do người Nhật Bản xây dựng từ trước đó (người Nhật Bản đến buôn bán và lưu trú ở Hội An từ thế kỉ 17).

Bây giờ, đưa lên đây tư liệu cũ do chúng tôi chụp tại Hội An hơn 20 năm về trước (hồi tháng 7 năm 2023, tức bằng giờ năm ngoái, cũng đã nhắc lại tư liệu Hội An một lần trên Giao Blog, ở đây). Lần này là tư liệu văn bia (bia đá) ghi chép về "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều), thấy tại cầu Lai Viễn hồi 2003.

Đó là mùa thu năm 2003. Lúc đó, nhóm khảo sát quan tâm đến tư liệu văn tự ở cầu Lai Viễn. Trong ảnh là trích đoạn bài văn bia trùng tu cầu Lai Viễn (bia có tiêu đề chữ Hán là "Trùng tu Lai Viễn kiều kí" - Bài kí về việc trùng tu cầu Lai Viễn).

29/04/2024

Vấn đề hôm nay : Vì sao chính phủ Nhật Bản vẫn cố chấp vào chính sách "lao động nô lệ" đối với lao động nước ngoài

Một bài phân tích dựa trên tư liệu điều tra cập nhật đến tháng 4 năm 2024.

Đây là vấn đề thời sự đối với lực lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản. 

Tính đến năm 2022, có 320.000 lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản dưới danh nghĩa "thực tập sinh kĩ năng" (gần đây được đổi tên thành "kĩ năng đặc định"). Trong đó, lao động đến từ Việt Nam đông nhất, chiếm quá một nửa (hơn 160.000 người) ! Tiếp theo là người Indonisia, người Philipine.

Tạm thời để nguyên tiếng Nhật.

25/01/2024

Cập nhật tình hình mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo - hạ tuần tháng 1 năm 2024

Lần cập nhật gần đây nhất là hồi tháng 7 năm 2023, trên Giao Blog thì xem lại ở đây. Bây giờ là cập nhật tình hình ngày 24/1/2024.

Văn và ảnh của bạn Nguyễn Thanh Bình - một cây viết trên FB. Hiện bạn Bình đang trong kì công tác ngắn hạn tại Nhật Bản. Sáng sớm ngày 24 tháng 1, bạn đã tìm tới công viên nghĩa trang Zoshigaya có mộ phần của chí sĩ Trần Đồng Phong, chắc là bằng tuyến Toden - một tuyến đường sắt loại cổ còn được giữ lại ở Tokyo kết nối khu Đại học Waseda với khu Minowa.

13/09/2023

Ghi nhớ về một buổi học - môn "Văn hóa Dân gian Nhật Bản" bắt đầu được giảng dạy

Có một trùng hợp, đó là trùng vào bối cảnh chung khi hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023). 

Việc trùng hợp vẻ như rất ngẫu nhiên, chúng tôi không để ý đến nữa ! Nhưng nhìn rộng ra, với bối cảnh lớn hơn, thì sẽ thấy là không ngẫu nhiên. Bởi đã có một quá trình chuẩn bị rất lâu dài, về nhân lực, về quan hệ học thuật của học giới hai nước, về bối cảnh quốc tế và khu vực, và về học sinh (cấp độ đại học).

Từ rất nhiều năm trước, tôi đã để ý và viết nhanh về mối quan hệ giữa nhóm trí thức của phong trào Đông Du (lãnh đạo bởi các lãnh tụ Cường Để - Phan Bội Châu) với nhóm Chương Thái Viêm (có nhiều người) của Trung Quốc tại Tokyo hồi đầu thế kỉ 20. Một quan tâm của họ, bên cạnh công việc cách mạng dân tộc, chính là học thuật chung của Đông Á, trong đó có "Văn hóa Dân gian" (Dân tục học). Có thể tính đó là một khởi điểm.

01/09/2023

Hát chầu văn năm 2023 trong không gian ngôi chùa ở Nhật Bản

Hiện nay, có khoảng nửa triệu người Việt Nam đang ở Nhật. Trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật, có hơn 10 ngôi chùa Phật giáo.

Trong một bài học thuật sắp công bố có liên quan đến người Việt Nam tại Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, tôi đã nêu các ý chính sau đây.

10/11/2022

Di sản của phong trào Đông Du và nước Nhật ngày nay (tạp ghi năm 2019 của Trương Văn Tân)

Cứ vài năm, anh Trương Văn Tân - một cựu lưu học sinh Nhật Bản - lại có một bài tạp ghi về Nhật Bản nhân những chuyến về thăm lại nơi xưa chốn cũ. Tạp ghi của anh vừa ôn lại cái cũ, lại ghi nhanh những cái mới đang thấy trước mắt, nên tích dần những bài của anh sẽ thấy được sự thay đổi của nước Nhật theo thời gian.

Trước nay, Giao Blog vẫn cập nhật lấy các bài tạp ghi mới của Trương Văn Tân, ví dụ ở đây hay ở đây.

17/07/2022

Cập nhật đến 2022 tình hình tấm bia chí sĩ Phan Bội Châu dựng năm 1918 tại Nhật Bản

Sau mấy ngày thất điên bát đảo vì sự cố kĩ thuật IT hi hữu mà mình bỗng bị, hôm nay mới bình tĩnh ngồi ngắm Giao Bác Khách (Giao Blog) chút xíu. Vẫn đang tiếp tục khắc phục. 


Về tấm bia này, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

08/07/2022

Vĩnh biệt chính trị gia Abe Shinzo (1954-2022) : thủ tướng (nguyên thủ tướng) đầu tiên bị ám sát từ sau năm 1945

Theo thông tin chính thức, nguyên thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã từ trần tại Nara vào ngày hôm nay - Thứ Sáu ngày 8/7/2022. Ông bị ám sát khi đang diễn thuyết ủng hộ tranh cử tại Nara. Hung thủ đã bắn hai phát đạn từ phía sau lưng: một vào cuống họng, một vào lồng ngực. 

Nguyên thủ tướng được đưa vào cấp cựu tại Bệnh viện Nara, nhưng đã không qua được cơn nguy kịch

07/07/2022

Dòng sông Tô Lịch trong dự án tổng thể 2022 của công ty JVE ("trên công viên, dưới hầm ngầm")

Ngày hôm nay (Thứ Năm ngày 7/7/2022), công ty JVE tổ chức một hội thảo mang tính ra mắt chính thức và quảng bá cho dự án tổng thể. Tôi có tới tham dự từ lúc 15h (muộn lại khoảng 1 tiếng do vướng việc khác).

Tin tức cũ của mấy năm trước, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.

Tôi muôn tóm gọn dự án tổng thể này bằng câu sau:"Trên công viên, dưới hầm ngầm". 

Cụ thể hơn thì là: "trên là công viên lịch sử văn hóa, dưới là hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm". Ở phần công viên, thì có thiết kế một quảng trường Thăng Long Tứ Trấn và một quảng trưởng Tứ Bất Tử. 

01/05/2022

Quan hệ Việt - Nhật 30 năm trước : loạt ảnh của đoàn Nhật đi thăm cụ Đồng và cụ Giáp năm 1992

Gần đây, tôi mới được xem loạt ảnh này, qua việc công khai trên Fb của một nhân vật trong đoàn Nhật năm đó - năm 1992.

1. Thú vị là qua loạt ảnh, tôi biết được rằng, người phiên dịch của đoàn Nhật Bản năm 1992 đó là một người làng Trình Phố của tôi. Ở trong làng, trẻ con chúng tôi chỉ biết tên ở nhà của ông (tên ở làng), rồi mãi sau này, lúc đi học đại học ở Hà Nội những năm đầu thập niên 1990, tôi mới biết tên ở cơ quan của ông (tên thoát li). Tôi gọi ông là "bác" theo thứ bậc họ hàng xa xa - ông ít hơn cha tôi vài tuổi. Hồi lưu học dài hạn ở Nhật Bản đầu thế kỉ XXI, lúc ghé thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, tôi sử dụng cả hai tên (P. và D.) để hỏi thăm ông. Đến lúc ấy, tôi vẫn đinh ninh là "D." (theo thói quen), mà chưa nghĩ tới chữ "R.". Tên ông, thật ra là R. mà không phải D. 

23/03/2022

Trường Đại học Việt Nhật (VJU) với trụ sở Hòa Lạc - thời điểm tháng 3 năm 2022

Nhà trường có dự kiến sẽ đón học sinh năm học mới 2022-2023 tại Hòa Lạc. Hiện nay, trụ sở tạm thời của VJU là tại khu phố Lữu Hữu Phước (Mĩ Đình).

Hệ cao học của VJU đã được 6 năm (chuẩn bị tuyển sinh khóa 7).

Hệ cử nhân của VJU thì mới được 2 năm (khóa 2 mới vào học, sắp tới là tuyển sinh khóa 3).

06/02/2022

Thông tin về buổi bảo vệ luận văn tiến sĩ của Giáo sư Shumumira (từ 10 h ngày 7/2/2022)

Buổi bảo vệ, là tiếng Việt, tôi dùng tạm vậy với phong cách Việt. Trong bối cảnh tiếng Việt bây giờ, sẽ nói là "buổi bảo vệ luận án tiến sĩ".

Còn nguyên tiếng Nhật là buổi trình bày công khai 公聴会 (tiếng Anh là the public defense).

Ở Nhật Bản vẫn thường vậy, tức là có khi đã là Giáo sư danh tiếng rồi thì mới có được thời gian để bảo vệ luận văn tiến sĩ. Ví dụ với cô Yamamoto - nguyên Hội trưởng Hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản, nguyên Giáo sư Đại học Pháp Chính -  cũng mới bảo về gần đây (xem lại ở đây, năm 2017).

Đây là điều hoàn toàn bình thường trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản (khác với Việt Nam hiện nay - thường phải có học vị rồi mới tiến đến học hàm).

1. Lần này là buổi bảo vệ của Giáo sư Sumimura thuộc Đại học Osaka.

Tôi thường gọi là "anh Sumimura" bởi là đàn anh, đặc biệt, anh là phu quân của một người bạn cùng học tiếng Nhật ngày xưa của tôi. Đó là em H. kém tôi một vài tuổi, mà hồi năm 2015 tôi đã viết nhanh một tin về quán An Nam Osaka khi em ấy vừa khai trương tại Osaka (đọc lại ở đây).

28/12/2021

Bộ kít "made in Việt Nam" của Việt Á và đạo đức doanh nhân - thông tin từ nhóm cựu lưu học sinh Nhật Bản

Nhóm cựu lưu học sinh Nhật Bản, tên đúng là Cựu sinh viên du học tại Nhật Bản, trên Facebook, có thành viên chính là những sinh viên du học Nhật Bản trong các thập niên 1960 - 1970 (một ít là du học Nhật Bản ở các thập niên cuối thể kỉ XX và đầu thế kỉ XXI).

Có thể đọc lại thông tin về nhóm này đã được lưu giữ trên Giao Blog, ví dụ về lễ tưởng niệm đàn anh Huỳnh Trí Chánh tại Tokyo gần đây (xem ở đây).

Còn về sự kiện công ty Việt Á, thì có thể theo dõi ở đây.

Bây giờ là thông tin của đàn anh Vũ Huỳnh về việc anh đã từng tiếp xúc với người đứng đầu của Việt Á trong một công việc liên quan đến kít thử HIV (trước kít thử Covid-19, thì Việt A đã làm kít thử HIV). Tư duy kinh doanh của người đứng đầu Việt Á, như lời kể của anh Vũ Huỳnh, thì theo tôi thực sự "trắng trợn" và vô đạo đức. Cụ thể đọc ở bên dưới.

21/11/2021

Học giả - Nhà hoạt động xã hội Huỳnh Trí Chánh (1941-2021) vừa ra đi

Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 7 tháng 11 năm 2021 tại đất Phù Tang - nơi ông đã tới du học trước năm 1975, ở lại và xây dựng gia đình cùng một cô gái Nhật Bản. Sinh thời, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, phong trào thanh niên, thương mại, ngoại giao,...).

Thông tin ông qua đời được truyền đi vào ngày hôm kia - ngày 19 tháng 11 năm 2021 - trong nhóm "Lưu học sinh vùng Tokyo 1990s-2000s". Một bạn thân thiết với gia đình chú Huỳnh Trí Chánh loan tin kèm theo e-mail bằng tiếng Nhật của gia đình.

Cáo phó của trang Exryu thì cho biết, ông đã rời cõi tạm vào lúc 21h23 ngày 7 tháng 11 năm 2021 (Giao Blog cập nhật tin này vào tối ngày 21/11/2021). Bạn cùng thời với chú Chánh (các chú các bác Vĩnh Sĩnh, Đào Hữu Dũng,...) tự định danh thế hệ của mình là lứa "Chiêu Hòa 40/Showa 40" (lứa đến Nhật vào năm Chiêu Hòa thứ 40, tức năm 1965).

30/09/2021

Chuyện kể dần trên mạng xã hội của của các đại thần đã trí sĩ - ông Võ Hồng Phúc viết Fb

Thời gian gần đây, có lẽ là từ vài tháng trước, tôi bắt đầu chú ý đến các câu chuyện kể dần của một đại quan đã hưu trí, là ông Võ Hồng Phúc. Ông viết trên facebook và cứ nhẩn nha từng chuyện một. Nhiều chuyện còn có ảnh kèm theo làm tăng độ hứng thú cho người đọc.

Hôm nay, ông kể chuyện núi Cánh Diều ở Ninh Bình gắn với trấn yểm Cao Biền, khá thú vị. Bởi vậy, tôi lấy mẩu này về đầu tiên.

Tân thủ tướng Nhật Bản (tháng 9 và 10 năm 2021) : ông Kishida và đời "tổng lí đại thần" thứ 100

Ông Kishida là người đã được kì vọng trong nhiều năm nay. Cuối tháng 9 năm 2021, bằng việc thắng cử trong nội bộ đảng cầm quyền Tự do Dân chủ (gọi tắt là Tự Dân), ông chính thức trở thành Chủ tịch Đảng Tự Dân và sau đó sẽ là Thủ tướng Nhật Bản.

Có thể gọi tắt là Thủ tướng.

Cũng có thể gọi đầy đủ là Tổng lí đại thần. Đại thần ở đây là trong hệ thống chính trị mà thiên hoàng là cao nhất. Thiên hoàng sẽ có lễ trao chức vị cho tổng lí đại thần trong thời gian tới.

Ông Kishida là đời thủ tướng thứ 100. Con số tròn trăm !

18/06/2021

Giấc mơ của một cô gái Việt Nam hiện đại : em Trà Mi trong xe đông lạnh đi Anh năm 2019

Em Trà Mi đã có một thời gian làm việc tại Nhật Bản. Em có viết về giấc mơ của mình khi đó, bằng tiếng Nhật. Văn bản đó hiện còn tìm thấy ở Nhật.

Rồi sau đó, em đã đến Trung Quốc. Một hộ chiếu giả mang quốc tịch Trung Quốc đã được chuẩn bị. Em đã tử nạn trong xe đông lạnh khi từ Pháp nhập cảnh vào Anh. Đọc lại sự kiện này trên Giao Blog ở đâyở đây.

Bây giờ, là một tường thuật của phía Nhật Bản về cô gái Việt Nam này. Loạt bài của kí giả báo Mainichi-Shimbun - tờ báo phổ thông và lớn nhất tại Nhật Bản.

03/03/2021

Truyền thông Nhật Bản đưa tin về em Mạnh tài xế "siêu anh hùng" cứu cháu bé trong gang tấc

Bây giờ là đang ở mục những chuyện bình dị mà vĩ đại của Giao Blog.

Chiều tối hôm nay, ngày 3 tháng 3, ngày "búp bê cho bé gái" theo phong tục Nhật Bản, truyền thông nước này đã đưa tin em Mạnh người Đông Anh đã thần tốc vượt tường rào, lên mái tôn và cứu được em bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 một chung cư. Phân tích video cho thấy: Mạnh bị ngã khi ướm điểm rơi của cháu bé, nhưng cũng đã kịp đưa tay chạm được vào người cháu. Sự kiện của ngày 28 tháng 2.

Truyền thông Nhật cũng cho biết: Mạnh được truyền thông trong và ngoài nước gọi bằng danh hiệu "siêu anh hùng", đã được chính quyền các cấp khen tặng.