Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-nghệ-thứ-Bảy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-nghệ-thứ-Bảy. Hiển thị tất cả bài đăng

16/11/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : phát hiện nho nhỏ "ông Thìn Lò Đúc vốn cựu học sinh Mĩ thuật Công nghiệp"

Phở Thìn Hà Nội, ở thời điểm hiện tại, thì có hai "hệ" ! Một hệ là Thìn Lò Đúc (phố Lò Đúc), một hệ là Thìn Bờ Hồ (phố Đinh Tiên Hoàng). Giao Blog đã có các chùm bài giới thiệu về cả hai.

Vừa đọc Fb của nghệ sĩ Hà Trí Dũng - một người thầy của các lứa Búp Trên Cành ngày xưa - mới vỡ lẽ: ông Thìn Lò Đúc vốn là cựu học sinh trường Mĩ thuật Công nghiệp.

01/04/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Tròn 30 năm Phủ Tây Hồ (3/1993 - 3/2023) và thầy Nguyễn Hùng Vĩ

5 năm trước, năm 2018, đã nói về nhân duyên 25 năm Phủ Tây Hồ (ở đây).

Bây giờ, cộng thêm 5 năm nữa vào, là vừa tròn 30 năm. Mà nhìn vào ngày tháng, thì lại càng giật mình: 27/3/1993-31/3/2023 ! Thật là như sắp đặt ! Mà là sự sắp đặt như đã có từ 30 năm về trước.

Đại khái đều là tháng 3, mà là năm 1993 và năm 2023, khoảng cách vừa tròn 30 năm. 

Ngày 27/3 của năm 1993, thì thầy Nguyễn Hùng Vĩ và mình cùng lên khu vực làng Tây Hồ (chùa Tây Hồ, phủ Tây Hồ,...) bằng xe máy 50 phân khối. 

Ngày 31/3 của năm 2023, thì tối muộn thầy Nguyễn Hùng Vĩ nói chuyện với mình qua zalo và e-mail. Hai thầy trò nói về Phủ Tây Hồ và những chuyến điền dã chung ngày trước, rồi về hội thảo sắp tổ chức ngay tại Phủ Tây Hồ. Đại khái hội thảo đó như sau:

18/03/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Chuyện tình thời bom đạn (Đặng Thế Truyền, 2015)

Một câu chuyện tình đặc biệt ở thời kì bom đạn Mỹ dội xuống Hà Nội và các tỉnh phía Bắc (thập niên 1960). Khi ấy tác giả mới vào tuổi 19, còn người con gái tên Phương vào tuổi 17. 

Một câu chuyện tình chỉ như thoáng qua, nhưng không kém phần xúc động, giữa một đàn anh 19 tuổi và một đàn em 17 tuổi ở một ngôi trường thời chiến vừa phải sơ tán vừa phải gắng giữ nhịp học tập.

Câu chuyện được tác giả ghi lại vào năm 2015, cho đăng tải trên trang văn học Nhà Búp vào năm 2020, in vào tập sách Duyên năm 2023 (Nxb Hội Nhà văn, trang 335 - 347; về Duyên xem ở đâyở đây).

Tác giả Đặng Thế Truyền từng có thời làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (tên gọi hiện nay). Ông cũng từng là Thư kí của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, là thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải.

Chủ nhân Giao Blog gặp tác giả lần đầu tiên vào mùa thu năm 2022, trong dịp nhóm văn chương Nhà Búp kỉ niệm 3 năm thành lập (xem lại ở đây).

17/09/2022

Văn nghệ Thứ Bảy : ra Hải Phòng trải nghiệm "cam Đồng Dụ, vú Đồ Sơn"

Đồng Dụ và Đồ Sơn là những địa danh thuộc Hải Phòng ngày nay.

Những lần trước, du lãng khu vực Đồ Sơn và Cát Bà, chủ nhân Giao Blog đã ghi nhanh ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2019).

Sao lại là "cam" của Đồng Dụ, và ứng với cam ấy là "vú" của Đồ Sơn. "Cam" là cam gì, và "vú" là vú gì ? Có người thì nói tránh đi thành "cam Đồng Dụ, thú Đồ Sơn" (xem bài của trang Phật tử Việt Nam ở dưới).

06/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Đông Kinh mùa lá đổ (bút kí của Song Cầm)

Mãi sau này tôi mới biết đến cô Sông Cầm ở Huế.

Cô có một gia đình ở Nhật - phu quân Nhật Bản và ba người con Việt Nhật (hai nữ với một nam). Rồi khi gặp trực tiếp bác Phan Thiệu Cát - một người cháu gọi Phan Bội Châu là ông nội (đọc ở đây hay ở đây), vào một mùa đông ở xứ Nghệ, tôi mới được biết cô Song Cầm là chỗ thân tình của gia đình cụ Phan Bội Châu.

Hôm nay, đọc một bút kí của cô. 

Khi viết những dòng này, tôi chưa từng gặp hay liên lạc với nữ sĩ Song Cầm. Độ một hai năm nay thì thi thoảng thấy cô trên lưới trời Facebook mà thôi.

14/03/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đọc lại "Thoát Á luận" của giữa đại dịch toàn cầu Cô Vy 19

Về phương diện văn bản học thì Thoát Á luận 脱亜論 ra đời vào tháng 3 năm 1885. Chính xác là 16 tháng 3 năm đó.

Đã 135 năm rồi. Câu nổi tiếng trong đó là: "Văn minh, đúng văn minh phương Tây, thì đang lan truyền đi tựa như bệnh truyền nhiễm, giả dụ như bệnh sởi ấy" (nguyên văn tiếng Nhật của 135 năm về trước là: 文明は猶麻疹の流行の如し; ở đây dịch ra tiếng Việt hiện đại một cách vui vui). Đại ý, văn minh phương Tây đã lan đi toàn cầu, như một loại bệnh truyền nhiễm, mà phương Đông không có cách nào chống đỡ nổi ! Phải chung sống với nó mà thôi ! Phương Đông phải tự mình mạnh lên, tự mình trở thành người chiến thắng nó, khuất phục nó. Đó là cách lựa chọn của người phương Đông thông minh trước "bệnh truyền nhiễm".

Nước Nhật hiện đại hóa để đuổi kịp và chiến thắng "bệnh truyền nhiễm" là bắt đầu với tư tưởng như vậy.

Thoát Á luận của Fukuzawa vốn không có tiêu đề như vậy. Vốn chỉ là một bài xã luận cho tờ Thời sự tân báo vào năm Minh Trị 18 (1885). Một bài viết không dài, chỉ có hơn 2000 chữ, nếu tính giấy viết bản thảo kiểu cũ thì khoảng hơn 5 tờ (5 mặt). Sau này, thì bài xã luận ấy mới được gọi là Thoát Á luận.

Nếu so với bây giờ, có khi chỉ tựa như một bài viết trên blog hay Fb cá nhân mà thôi.

07/12/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : gặp lại văn nhân phố phường thế kỉ 17 chuyên viết về "sắc dục"

Thế kỉ 17. Thời kì Edo của Nhật Bản. 

Đó là nhà văn kiệt xuất của thị dân thời đó, chuyên viết về sắc dục. Sắc dục đến điên đảo của thị dân Nhật Bản thời Edo, cả nam và nữ. Đó chính là Ihara Saikaku 井原西鶴(1640s - 1693). Chúng tôi thường gọi bằng âm Hán Việt là Tây Hạc cho gần gũi.

Tây Hạc = con hạc ở phía Tây. Vốn là chữ Hán 西鶴.

Vào thế kỉ 17, nước Nhật đã sản sinh ra một nhà văn kiệt xuất nhường đó về sắc dục. Năm mà Tây Hạc từ trần ở Nhật Bản, tức năm 1693, thì lại là năm Nguyễn Tông Quai chào đời ở Việt Nam. Nguyễn Tông Quai (1693-1767) là thầy của Lê Quí Đôn (1726 - 1784).

09/11/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : một ngày cuối tuần không bị làm phiền

Đúng vậy. Tiết trời cuối thu có hơi se lạnh những giờ đầu buổi sáng, rồi dần ấm lên, vẫn mặc sơ mi cộc tay vô tư nhưng phải mang thêm áo khoác mỏng dự phòng. Nắng nhè nhẹ, nhưng đứng lâu chỗ dại nắng thì thấy khá gay gắt.

Lâu lâu mới có một buổi sáng và buổi chiều ngày cuối tuần không bị làm phiền.

21/09/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : những chuyện gì sẽ xảy ra, nếu Việt Nam trở thành siêu cường

Thật sự là chuyện gì có thể xảy ra đây.

Nhưng đó là chuyện giả tưởng, được đưa lên mạng xã hội gần đây.

Có đoạn là: "Các nước sẽ đua nhau học tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ trở thành mốt thời thượng. Ở Mĩ, nói được tiếng Việt mới là có học, mới dễ xin được việc. Các bạn trẻ bên đấy cũng hay chêm những câu tiếng Việt vào".

Tức là, riêng tiếng Việt được xem là sinh ngữ quốc tế, các nước phải đua nhau học tiếng Việt và thuộc Truyện Kiều. Nghe mà sướng tai chưa.

20/04/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : "phở Hà Nội" đầu thế kỉ 21, và chúng ta đang ăn gì ?

Gần đây, không hẹn mà ngẫu nhiên gặp em G. ở khu nhà cũ ngày xửa xưa, hỏi thăm gánh hàng phở ở gầm cầu thang của cô Đ. (mẹ của G.), thì được biết là vẫn đông khách lắm, vẫn là nguồn kinh tế chủ lực của gia đình như gần hai mươi năm trước.

Từng ấy năm về trước, một buổi sáng sớm tinh mơ, mấy anh em ăn nhanh bát phở gầm cầu thang, vẫn ngàn ngạt nhớ mùi nước dùng quyện với mùi than tổ ong, để sau đó thì mình khởi hành. Chú em họ tới tiễn, chủ ý chọn quán phở cô Đ. là vì: quán ấy xem như ngon nhất cả cái phường này, mà lại ngay sát nhà, và rất tiện cho tắc-xi vào ra ! Trong khoảng năm bảy năm tính đến lúc đó, hai anh em có mươi lần hẹn nhau ra ăn phở ở đầu phố (chỗ ấy bây giờ đã bị dẹp vì mở đường), nhưng ông em bảo: quán ấy tuy rình ràng, nhưng chất lượng thì thua quán gầm cầu thang chỗ anh !

23/02/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ minh họa trực tuyến cho bài giảng của thầy Cu Nỡm

Tháng 8 năm 2018, giảng tòa kinh tế của thầy Cu Nỡm chạy giáo án với tiêu đề "Doanh nghiệp tặng sách để làm gì" (đã để ở đây). Trong bài đó, thầy Cu Nỡm đưa lại các phương án từ thời cổ với Lã Bất Vi: dùng cái này để buôn cái khác.

03/11/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : trở lại thăm nhanh ngôi trường Nhật ngữ thân yêu

Sáng nay, ngày 3 tháng 11, nhân có việc trên phố Núi Trúc (Hà Nội), mình ghé thăm nhanh ngôi trường cũ ở trên con phố ấy. Bẵng cái, đã rất nhiều năm tháng đi qua. Tính từ lúc còn học (thời các cô giáo Nhật là Okumura, Izuka; các thầy Long, thầy Cảnh, thầy Chính người Việt), thì chắc là trên 20 năm ! Còn tính từ lần ghé thăm gần nhất, trước hôm nay, cũng tới cả 10 năm !

Một ngôi trường đặc biệt, gắn với tên tuổi của nghệ sĩ chuyên hát Enca - đại sứ thân thiện Sugi Ryotaro. Đã kể về nghệ sĩ Sugi ở đây (tháng 2/2017) hay ở đây (tháng 2/2014). 

29/09/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : lần đầu sau 100 năm, một quan đầu tỉnh Nghệ tới thăm bia đá Phan Bội Châu

Thật ra là nguyên quan đầu tỉnh. Bây giờ, vị trí đã thăng cao ở cấp trung ương (từ độ 2014-15, xem ở đây).

Khoảng gần 10 năm về trước, lúc chúng tôi đi du lãng khu vực dãy núi huyền thoại Kim Nhan, và nhiều nơi khác dọc bờ sông Lam men đường núi Hồng, thì một buổi hẹn làm việc trực tiếp tại phòng của ông. Dĩ nhiên là thành nội Vinh. Lúc ấy, ông mới thực sự là quan đầu tỉnh Nghệ.

23/06/2018

Thỉnh cầu gan ruột gần 60 năm trước của Nguyễn Hiến Lê : nâng cao dân trí qua dịch thuật

Các năm 1997 - 1999, tôi đã chuẩn bị để đưa lại lời thỉnh cầu này của Nguyễn Hiến Lê lên tạp chí học thuật (trong một bài dài giới thiệu về Nguyễn Hiến Lê). Bản thảo ấy phải chuẩn bị trong mấy năm, không làm được một mạch, vì phải kiếm tư liệu khắp các nơi. Rất khó khăn về phương diện tư liệu ở thời điểm đó. Có lần hẹn anh Đoàn Tử Huyến tới tận kho, lục tìm trong các bao tải, cả nửa buổi, vẫn không ra ! Có lần vào Hà Đông, nhận bàn giao được mấy cuốn, lúc về mắc mưa giữa đường, ướt sạch cả người lẫn sách !

17/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng phố cổ Hà Nội, tìm gặp chó đá và cốc bia vại

Một con phố vừa ra dáng vẻ Hà Nội thủ đô, lại vừa giữ được chất quê quê của làng xóm thuộc huyện Thọ Xương ngày trước (cũng cách không xa ngôi đền Cổ Lương của làng Cổ Lương ở bên bến sông Tô Lịch ăn thông ra sông Hồng hồi Pháp chưa chiếm thành Hà Nội). Khách sạn, văn phòng du lịch, cửa hàng ăn, cửa hàng đồ lưu niệm mọc san sát. Nhưng thường khá tĩnh lặng. Hè phố thoáng đãng, ngăn nắp.

11/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Hơn hẳn tiền nhiệm Obama, ông Đồ Nam nói tới Hai Bà Trưng

Bây giờ thì đã rõ. Đúng ông Đồ Nam.

Tiền nhiệm của ông, là đồng chí Obama, thì mới chỉ nhắc đến Truyện Kiều của Nguyễn Du mà thôi. Xem lại ở đây (tháng 5/2016). Một cốt truyện vay mượn của Trung Quốc, nói quá lên thì chỉ là một bản dịch tiếng Việt. Và thân phận của một người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh.

Còn với ông Đồ Nam, thì phải là Hai Bà Trưng hiên ngang cưỡi voi ra trận. Một phụ nữ dòng dõi từ Mê Linh, đánh đuổi ngoại xâm đến từ Trung Quốc. Mình lại đang đi một văn mạch Hai Bà Trưng - Bà Triệu - Mẫu Liễu Hạnh trên blog này (xem ở đây hay ở đây).

09/07/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Danh sách đề cử những điểm Ajisai đẹp nhất toàn quốc 2017

Hôm trước, là hội thưởng hoa Ajisai của một địa phương. Đó là cẩm tú cầu của riêng vùng bán đảo Itoshima, ở giáp ranh giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga - miền tây nước Nhật Bản. Xem lại ở đây.

Bây giờ là Ajisai trên toàn quốc, với danh sách đề cử tháng 7 năm 2017.

28/05/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : tập thơ vừa bị tuýt còi của Trần Nhuận Minh, có gì lạ

"Bài thứ nhất, "Những điều ấy": Yêu ai thì bịa cho họ lắm điều hay/ Ghét ai thì vu cho họ nhiều lầm lỗi/ Tôi nhận ra những điều ấy trong sách giáo khoa/ Dạy các thế hệ trẻ con về sự trung thực...
Bài thứ hai, "Lúc ấy": Một học sinh lớp 12 đuổi đâm thầy giáo/ Anh chạy theo can/ Và bất ngờ bị đâm thủng ngực/ Lúc ấy trên truyền hình đang có cuộc mít tinh/ Ca ngợi nền giáo dục của chúng ta vô cùng ưu việt! " (những câu thơ trong tập thơ đã được trao giải của Trần Nhuận Minh, theo Lê Thiếu Nhơn ở mục 2)

Nhà thơ Trần Nhuận Minh là anh trai ruột của nhà thơ Trần Đăng Khoa.