Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Chăm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Chăm. Hiển thị tất cả bài đăng

30/11/2024

Huyền Trân công chúa được phụng thờ ở núi Hổ Sơn huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản)

Ngày 30/11/2024, có một hội thảo khoa học được tổ chức ở Nam Định về Huyền Trân công chúa.

Tôi có trình bày một tham luận, có chiếu bản đồ 7 ngọn núi của huyện Thiên Bản ngày xưa (nay là Vụ Bản). Trong 7 ngọn núi đó, có núi Hổ, tức Hổ Sơn. Trước đây, trên núi Hổ có đền thờ bộ thần: vua Hùng - sơn thần - Huyền Trân công chúa. Lại có chùa thờ Phật, gọi là chùa Non hay "Nộn Sơn tự".

Tương truyền Huyền Trân công chúa đã tu hành ở núi Hổ sau khi bà trở về từ Chiêm Thành hồi thế kỉ 14.

15/02/2023

Làng chài Nam Ô và các ngôi miếu thờ công chúa Liễu Hạnh, công chúa Huyền Trân - 2023

Mở đầu là video của VTV đã phát vào buổi sáng ngày 13/2/2023. Những thước phim cập nhật về hình ảnh làng chài Nam Ô. Nhà địa phương học Đặng Dùng (Phương Trứ) dẫn phóng viên của VTV đi các điểm di tích trong làng chài, đáng chú ý là có miếu thờ công chúa Liễu Hạnh (hiện có phối thờ công chúa Huyền Trân) và phế tích một ngôi miếu tương truyền là có thờ công chúa Huyền Trân (hiện ở Mỏm Hạc của gành đá Nam Ô).

07/01/2023

Trở lại với tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương - giả thiết về nguồn gốc nữ thần Shakti và 3 hầu cận

Một người vừa nhắc lại giả thiết này là bạn Brian Wu. Nhìn chung là nhấn mạnh đến quan hệ Việt - Ấn (qua màng lọc Chăm). Trước nay, cũng đã có nhiều học giả đề cập theo hướng nhấn mạnh quan hệ này.

31/12/2022

Giao Blog thay ảnh đại diện

Ảnh đại diện của Giao Blog được thay mới, vào ngày hôm nay, 31 tháng 12 năm 2022. Lần thay trước là ngày 12 tháng 12 năm 2021 (xem lại ở đây)

07/10/2022

Tới thăm làng có tên Lâm Ấp ở Hà Nội, tổ tiên là người vương quốc Champa

Tên Lâm Ấp tưởng xa xôi.

Thế mà, hóa ra, tìm thấy ngay ở Hà Nội.

Đó là một làng vốn có tên LÂM ẤP tại Hà Nội. Tên hiện nay là TRƯỜNG LÂM. Vẫn có một chút âm hưởng của "Lâm Ấp" trong cái tên hiện dùng.

29/08/2022

"Câu chuyện tình" hay "oan tình" Trần Huyền Trân - Trần Khắc Chung, nhìn từ thế kỉ 21

Đại khái là chính sử thời phong kiến có cái nhìn nghiêm khắc với cụ Trần Khắc Chung - một đại quan, có lúc là rường cột của thể chế nhà Trần.

Đại Việt sử kí toàn thư thì đại khái qui kết Trần Khắc Chung đã dan díu với công chúa Huyền Trân lúc nàng mới lớn, rồi lại tư thông với nàng khi đi cứu nàng từ Champa về.

Bây giờ, tới thế kỉ 21, nhiều người cho rằng, qui kết đó không đúng. Mở đầu là bài mình oan của Hoàng Hương Trang (trên website thuvienhoasen).

09/07/2019

Tình hình cập nhật của làng chài Nam Ô và miếu thờ Bà Liễu Hạnh

Hồi năm 2018, tin tức các nơi cho biết về một mối đe dọa "hủy diệt" hay "tận diệt" đối với làng chài Nam Ô (Đà Nẵng), trong đó có ngôi miếu thờ Bà chúa Liễu Hạnh, có thể đọc lại ở đây (tháng 3/2018) hay ở đây (tháng 4/2018).

Lâu rồi, từ khoảng tháng 4 năm 2018, không thấy nhóm kí giả như Trần Tuấn viết về Nam Ô hiện tại.

13/05/2019

Tứ Pháp vốn không phải là các bà, tức các nữ thần (bài Bách Việt)

Một mường tượng khá thú vị của bác Bách Việt. Vẫn với lỗi nghĩ, lối cảm và lối viết quen thuộc.

Bác có thể đặt ra một hướng đi đúng. Một hướng tìm của chúng tôi, cũng chung một hướng véc-tơ với mường tượng của bác. Hướng đó của chúng tôi đã cụ thể hóa thành bài học thuật từ trước rồi, sẽ đưa lên Giao Blog khi có điều kiện.

Nhưng sự phân tích của bác thì cơ bản là còn chưa đạt. Tư liệu thì nhầm lẫn. Nhưng không sao. Căn bản là nghĩ kiểu "bách việt trùng cửu". 

07/10/2018

Hỏa táng của người Khơ-me : văn minh phương Nam nơi quê chồng của Huyền Trân công chúa

Công chúa Huyền Trân của Đại Việt được gả cho vua Chăm. Vua Đại Việt phải đưa con gái yêu của mình đi "biệt xứ" để mong giữ yên thành trì đất Bắc, và, còn được nhận quà cưới của con rể là hai châu ở phía Nam.

Lúc vua Chăm qua đời. Lẽ ra, Huyền Trân cũng phải lên giàn hỏa thiêu để đi theo hầu nhà vua ở thế giới bên kia, theo đúng luật vương quốc Champa.

19/04/2018

Cùng với hội Thánh Mẫu Phủ Giầy (Nam Định), là hội Thánh Mẫu Thiên Y (Khánh Hòa)

Cũng là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Ngoài Bắc thì con nhang đệ tử chít khăn đa sắc màu lũ lượt nhảy đồng ở Phủ Giầy, còn trong Nam thì cũng diêm dúa áo khăn nhảy đồng tưng bừng ở Am Chúa (Khánh Hòa). Cùng một thời khắc.

Phủ Giầy là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Am Chúa là Thánh Mẫu Thiên Y. Thiên Y tức là Thiên Y A Na.

Ở Khánh Hòa, chữ Hán ghi trên kiến trúc là Ngũ Hành Miếu, tức Miếu Ngũ Hành. Bây giờ đang là đúng dịp hội năm Mậu Tuất 2018.

Còn miếu Bà Liễu Hạnh ở làng chài cổ Nam Ô thì đã và đang bị chính quyền Đà Nẵng câu kết với doanh nghiệp đòi bức tử. Ngài đang nổi giận, đã đi ở đây. Trời, thánh thần, và người đều bất bình.

01/02/2018

Bia đá chữ Chăm ở cao nguyên xứ Thượng, đã có người giải mã được

Thông tin về tấm bia này, đã đi ở đây (hồi đầu tháng 1/2018).

Bây giờ là tin mới nhất. Đã có người giải mã được. 

Với bia đá Chăm cổ, bây giờ, Việt Nam mình chưa có người đọc được, cần nói rõ thêm là: giới nghiên cứu Chăm của Việt Nam (là người Chăm, hoặc người không phải Chăm) đều mù tịt. Về cơ bản chỉ là đem bản dịch cũ của người Pháp trước đây ra mà dịch ra tiếng Việt. 

Phải nhờ vả vào người Pháp, hoặc người Nhật.

16/04/2016

Người Chăm hành hương về xứ Chăm (bài Phú Trạm)

Nơi ấy xem là một thánh địa của người Chăm. Gắn với thần sóng biển Po Riyak. Ông Tạ Chí Đại Trường đã từng có ý gắn Tứ Vị Thánh Nương (ở đền Cờn, Nghệ An) với Po Riyak. Thật ra, ngay bản thân Po Riyak cũng là truyền thuyết ngoại nhập, vốn không phải của Chăm.

Nơi mà thần Po Riyak của người Chăm ngự, thì nay, đang dần dần cuốn vào khu vực nhà máy điện hạt nhân.

29/10/2015

Công nghiệp lẫy lừng của Lê Thánh Tông : đọc lại bia Chiêu Lăng

Lên đông xuống đoài, rồi lại lật giở tới những trang về vua Lê Thánh Tông.

Mà hễ động vào bia Chiêu Lăng, là ra bao vấn đề.

Đầu tiên, cho chạy lại một bài ngắn nhưng thú vị của học giả Phạm Văn Thắm.

02/06/2015

Thế nào là làm giàu bằng văn hóa dân tộc (bài Phú Trạm)

Trích: "Về hiện tương 3 KHÔNG trong xã hội Cham: không đĩ điếm, không ăn xin, không mù chữ, thuở sinh thời, nhạc sĩ Tantu và tôi thảo luận rất kĩ, và cho rằng đó là ba cái ưu việt của chế độ mẫu hệ Cham. Năm 2004, tôi có viết về “3 không” này đăng trên Chamyouth.com với những câu chuyện và dẫn chứng khá thú vị. Dĩ nhiên chúng tôi cũng bàn qua về những “cá biệt” không tránh khỏi.
Tôi sẽ trở lại chủ đề này một ngày gần đây" (toàn văn xem ở dưới).

Bài của anh Phú Trạm, tức Inrasara. Một thi sĩ gốc Chăm, đồng thời là nhà biên khảo về văn học - văn hóa Chăm.