Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thụy-khê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thụy-khê. Hiển thị tất cả bài đăng

01/10/2021

Kế hoạch mấy trăm cuốn sách dịch - nhìn lại sau nhiều năm (2004-2021)

17 năm về trước, bác Ngô Tự Lập có nói đến kế hoạch 500 cuốn sách. Xem toàn văn ở bên dưới.

Hiện không thấy có chỗ nào nói đến kế hoạch ấy nữa. Hãy đọc lại bản viết của bác Lập vào năm 2004:

"Theo tôi, nếu nói riêng về khoa học xã hội và nhân văn thì trí tuệ Ðông Tây Kim Cổ về cơ bản có thể gói gọn trong khoảng 500 cuốn sách quan trọng nhất, trong đó chúng ta đã dịch được chừng 50 cuốn với chất lượng tương đối tốt (triết học Trung Hoa, Marx và một số tác giả phương Tây khác). Nếu chúng ta tổ chức dịch được 50 cuốn/năm thì sau 9 năm chúng ta có thể hoàn thành kế hoạch. Còn nếu chúng ta dịch được 100 cuốn/năm, thì chỉ mất 5 năm. Lúc đó chúng ta mới có thể bắt đầu nghĩ đến một đội ngũ trí thức thực thụ. Tất nhiên, điều này khó khăn hơn không phải gấp đôi mà rất nhiều lần."

Từ năm 2004 đến nay đã là 17 năm, tức là khoảng 2 lần so với kế hoạch 9 năm, và hơn 3 lần so với kế hoạch 5 năm được trình bày ở đoạn trên.

Luận bàn về phóng sự của Trọng Lang và Vũ Trọng Phụng (Thụy Khê và Lại Nguyễn Ân)

Tôi thì quan tâm đến phóng sự của nhà báo nhà văn Trọng Lang, tức Trần Tán Cửu. Ví dụ, trên Giao Blog đã có những bài ngắn như ở đây hay ở đây.

26/02/2016

Nhóm "3 Nguyễn trong 1" chiêu dụ đàn em đi làm cách mạng ra sao (ghi chép của Hồ Hữu Tường)

"Đi làm cách mạng phải là những tay học giỏi" (lời Nguyễn Thế Truyền).

Nhóm "3 ông Nguyễn trong 1" là nói tắt của nhóm Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành.

Về nhóm này, bà Thụy Khê đã có sưu khảo trước đây (xem ở đây, ở đây).

31/08/2013

Thuyết "3 Nguyễn" trong "1 Quốc" của Thụy Khê có thêm một ví dụ bàng chứng : Sài Gòn 1930s với ba ông Nhuận cùng họ, cùng tên lót

Qua những dẫn giải thường lòng vòng và rất ít khi có chứng cớ chân xác, bà Thụy Khê đang xây dựng thuyết 3 trong 1. Tức là có 3 ông Nguyễn trong một ông Quốc. Cũng tức là: Nguyễn Ái Quốc là cái tên chung của Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Tất Thành. Có khi là cả Phan Văn Trường, và ai đó, cùng ở trong đó. Vậy là 4 chứ không còn là 3 trong 1 nữa. 

30/08/2013

Theo cách lí giải của Thụy Khê : Nguyễn Ái Quốc/Quấc là một nhóm, và không chỉ Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Ái Quốc

Bài viết dưới đây của bà Thụy Khê, vẫn như mọi khi, rất phồn tạp, ôm đồm, nhưng phẩm chất khoa học thực thụ thì không có mấy. Tôi đang muốn có bản in trên giấy của bài này, mà chưa có. Bác nào có, hãy giúp cho một bản. 

04/04/2013

Cụ Hồ chê thơ Đường : thừa chữ, rườm rà !

1. Tư liệu cho biết cụ Hồ từng bình luận một bài thơ của Đỗ Mục trong tập Thiên gia thi (Thơ của nghìn nhà). Đó là bài Thanh minh như sau:

Thanh minh thời tiết vũ phồn phồn,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn: Tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ: Hạnh hoa thôn.

(Có người dịch thành:
Thanh minh lất phất mưa phùn
khách đi đường muốn đứt hồn...xót xa
hỏi thăm:”Quán rượu đâu à?"

trẻ chăn trâu chỉ:”Hạnh Hoa thôn kìa”! )

2. Cụ đưa các ý bình luận, đại khái là bài này có nhiều chữ thừa, có thể lược bỏ. Cụ thể là:

 - Câu đầu nên bỏ hai chữ "Thanh minh", chỉ cần "thời tiết vũ phồn phồn" là đủ ý tả cảnh trời mưa lất phất rồi.

- Câu hai cũng thừa hai chữ "Lộ thượng". "Hành nhân là khách đi đường rồi, cần gì phải Lộ thượng nữa ? Thừa".

- Câu ba cũng lại thừa "Tá vấn". "Cứ hỏi Tửu gia hà xứ hữu ? thì người ta cũng đã biết là Hành nhân hỏi rồi, việc gì còn phải Tá vấn nữa".

- Câu bốn thừa "Mục đồng". Chỉ cần "dao chỉ Hạnh hoa thôn" là đủ nghĩa rồi.


Như vậy, theo ý của cụ, thì bài thơ của Đỗ Mục có thể sửa thành:
Thanh minh thời tiết vũ phồn phồn,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn: Tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ: Hạnh hoa thôn.


3. Ở mức tổng quát cao hơn, cụ đưa quan điểm sau: "Làm thơ phải biết tiết kiệm lời đúng mức. Đừng dùng thừa chữ. Cũng đừng quá bủn xỉn, khiến bài thơ đọc lên, người nghe không hiểu gì cả".

4. Thiển ý của tôi thì, nếu "bủn xỉn" hơn (so với tứ tuyệt của Đường luật) thì chỉ còn Haiku của Nhật Bản thôi. Haiku là dạng thơ mini của mini, giản tắt của giản tắt, nhiều khi đến mức bủn xỉn.

Không biết ông cụ có từng đọc Haiku của Nhật Bản chưa ? Trong thơ Việt Nam, có ông Lê Đạt đã biến haiku của Nhật thành ra hai-kâu (2 câu) của Việt Nam, để sau này, hình như chỉ có bà Thụy Khê mới đi đu trên dây mà hiểu thủng được nghĩa của loại thơ mini ấy trong gia tài Lê Đạt.

Còn riêng với bài tứ tuyệt của Đỗ Mục ở trên, bỏ đi mất 8 chữ như vậy, e thành ra bủn xin rồi.

---  
Entry liên quan đã đi trên blog này:  
- Cụ Hồ chê thơ Đường: thừa chữ, rườm rà !
- Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")  
Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)