Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trống-đồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trống-đồng. Hiển thị tất cả bài đăng

26/01/2023

Câu chuyện phong tục tập quán : việc cúng bằng gà mái (nhân câu hỏi của Ngô Bảo Châu)

Trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, học giả Ngô Bảo Châu đưa hai câu hỏi sau trên Fb của anh, mà một câu có liên quan đến việc cúng bằng gà mái.

Bác Châu vốn chơi Fb từ lâu. Rồi một dạo, bác ấy bỏ ngang Fb, không hoạt động gì nữa. Thiên hạ bàn tán là bác ấy đã bỏ chơi Fb để tránh phiền toái không đáng có. Thế rồi, bẵng đi, bác lại trở lại. Không rõ là bác trở lại từ khi nào, nhưng năm 2019 thì tôi có điểm tin một chút ở đây.

Vừa rồi, tháng 1 năm 2023, nguyên văn, bác Châu viết:

31/07/2021

16/06/2017

Tin vắn học thuật : dịch sách của Tạ Đức và Đỗ Lai Thúy sang tiếng Anh

Cuốn sách của học giả Tạ Đức, về trống đồng, thì đã điểm tin ở đây.

Cuốn của Đỗ Lai Thúy thì là về Hồ Xuân Hương.

Trong nhà, mình mới có cuốn của Đỗ Lai Thúy, vẫn chưa có cuốn của Tạ Đức.

25/03/2017

Tạ Đức : 12 luận điểm chính trong một cuốn sách mới về trống đồng Đông Sơn

Có một cuốn sách mới ra của học giả Tạ Đức, về chủ đề trống đồng Đông Sơn.

Bây giờ, bác Tạ đưa tóm tắt về 12 điểm chính của cuốn sách.

Mình còn chưa có sách, nên đưa tạm về đây lưu trước. 

Nhưng đọc nhanh một lượt thì thấy đã khá choáng với các chứng minh của tác giả ! Ví dụ, ở luận điểm 1, tác giả cho Việt Vương làm vua Kẻ Chợ, thì chịu, riêng tôi, không hiểu. Vấn đề lịch sử mà toàn là suy luận thế sao ?

16/09/2014

Thử suy nghĩ hơi nghiêm túc chút : vì sao không có con TRÂU trên trống đồng Đông Sơn ?

Trên trống đồng, chỉ thấy cóc, hay là ếch, hay thậm chí là nhái bén, là được bàn bạc nhiều. Cả ta cả Tây cả Tàu. 

Nhưng tuyệt nhiên không thấy có trâu, dù là trâu nước (màu đen, tức thủy ngưu) hay trâu vàng (màu vàng, tức hoàng ngưu, ta sẽ gọi luôn là ).

Tại làm sao nhỉ ? Đôi khi, vẫn có những ý nghĩ như vậy.

17/08/2014

Cha con nhà Thục Phán An Dương Vương đi đâu, chưa tìm thấy ở Cao Bằng (Trình Năng Chung, 2010s)

Con thì là Thục Phán (tức An Dương Vương). Bố thì là Thục Chế. Theo ngọc phả đền Hùng thì, Thục Phán đã được Hùng Vương đời 18 truyền ngôi cho. Và nhờ thế, Thục Phán đã lập đền thờ các Hùng Vương. Chứ không có đánh nhau như ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái (xem lại ở đây).

16/08/2014

400 trống đồng, với chủ nhân đích thị là người Lạc Việt (tổng thuật của Bùi Xuân Đính)

Là tọa đàm, nên không thể đòi hỏi gì hơn. Tọa đàm của 3 nước Đông Dương cộng 1 (ở đây là Nhật Bản - nhưng không rõ là ai và cũng không thấy có phát biểu). 

Tựu trung, đến hiện tại, là 400 trống. Các bác không kể một ít của người Lô Lô, như đã nói hôm trước. Mà cái ít này rất đáng nói, nhất là người tổng thuật lại là dân tộc học (không phải khảo cổ). 

Và kiểu gì, thì gì, theo các bác, vẫn phải là trống đồng ấy là do tổ tiên người Việt và Việt Mường làm ra tại chỗ. Thuyết của bác Tạ Đức cũng được nhắc đến một chút.

Mà bên Đại Choang (chưa phải Đại Hán), thì lại đang định ra rằng, "Lạc Việt" không có "Kinh" ở Việt Nam thuộc vào. Thế thì, Lạc Việt ở đâu ra nhỉ. Đối lại thế nào với thuyết của anh chàng hàng xóm đây ? Không phải Biển Đông đâu nhá, đang là chuyện trống đồng. Mà mới chỉ là Đại Choang thôi, chưa ra mặt Đại Hán.

10/08/2014

Trống đồng Cao Bằng, của người Lô Lô

Các trống này hiện lưu giữ trong làng bản người Lô Lô và Bảo tàng tỉnh Cao Bằng. Lại có một chút trùng hợp, hoàn toàn ngẫu nhiên, là Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cao Bằng tên là Phùng Chí Kiên.

Trống sưu tầm về Bảo tàng tỉnh chủ yếu là do công an tỉnh bắt được, hoàn toàn ngẫu nhiên, của con buôn đồ cổ. Chưa có cái nào đào được ở dưới địa tầng.