Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/05/2022

Quan hệ Việt - Nhật 30 năm trước : loạt ảnh của đoàn Nhật đi thăm cụ Đồng và cụ Giáp năm 1992

Gần đây, tôi mới được xem loạt ảnh này, qua việc công khai trên Fb của một nhân vật trong đoàn Nhật năm đó - năm 1992.

1. Thú vị là qua loạt ảnh, tôi biết được rằng, người phiên dịch của đoàn Nhật Bản năm 1992 đó là một người làng Trình Phố của tôi. Ở trong làng, trẻ con chúng tôi chỉ biết tên ở nhà của ông (tên ở làng), rồi mãi sau này, lúc đi học đại học ở Hà Nội những năm đầu thập niên 1990, tôi mới biết tên ở cơ quan của ông (tên thoát li). Tôi gọi ông là "bác" theo thứ bậc họ hàng xa xa - ông ít hơn cha tôi vài tuổi. Hồi lưu học dài hạn ở Nhật Bản đầu thế kỉ XXI, lúc ghé thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, tôi sử dụng cả hai tên (P. và D.) để hỏi thăm ông. Đến lúc ấy, tôi vẫn đinh ninh là "D." (theo thói quen), mà chưa nghĩ tới chữ "R.". Tên ông, thật ra là R. mà không phải D. 

Lúc chúng tôi học cấp hai, có những mùa hè thấy bác đi xe máy một mình từ Hà Nội về làng. Nhớ nhất là xe của ông có tấm kính chắn lớn gắn ở đầu xe (phần tay lái). Vì chỉ là họ hàng xa xa, nên tôi chỉ nhìn ông từ xa xa như vậy mà thôi. Chúng tôi chỉ biết đại khái ông làm việc ở Bộ Ngoại giao. Thi thoảng chúng tôi thấy những bọc hàng ông mang về làng được gói bằng báo tiếng Nhật. Tôi tò mò nên một vài lần chỉ xin những tờ báo bọc đồ đó mà thôi, dĩ nhiên, chỉ ngắm báo, vì đâu đã biết đọc tiếng Nhật.

Sau này, chắc là lúc đã vào cấp 3, tôi có nhận được một vài tờ báo nguyên (không dùng để gói đồ). Tôi có dặn người nhà của bác là, nếu có báo Nhật nguyên tờ thì nhớ giữ cho cháu.

2. Thế hệ những người phiên dịch tiếng Nhật đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (hay miền Bắc xã hội chủ nghĩa), như đã nói nhanh trên Giao Blog (ở đây) là học tiếng Nhật tại Triều Tiên. Người bác họ xa của tôi là thuộc thế hệ đó.

3. Thời điểm năm 1992, tôi vẫn đang là sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cùng năm đó, nhà trường đã cho mở ngành học Văn hóa và Ngôn ngữ Nhật Bản tại khoa Ngữ văn. Về sự kiện này, mấy năm trước, tôi đã viết nhanh trong một bài học thuật (xem ở đây). Quãng năm 1992, tôi mua được một cuốn sách hướng dẫn về ngữ pháp tiếng Nhật, từ một hiệu sách nào đó trên phố Bà Triệu, nhưng là sách dành cho người Trung Quốc (hiện vẫn được lưu trong giá sách). Tôi bắt đầu để ý đến ngữ pháp tiếng Nhật là từ cuốn đó, nhưng phải nhiều năm sau mới bắt đầu học tiếng Nhật.

Đầu tiên, lấy nguyên loạt ảnh năm 1992 về Giao Blog. Loạt ảnh thật giá trị.

Các thông tin liên quan sẽ cập nhật bổ sung sau.

Tháng 5 năm 2021,

Giao Blog





Không khí học tiếng Nhật và tiếng Hàn ở Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội những năm 1992 - 1994 (đọc chi tiết ở đây)










---


(đang đưa dần lên, rất nhiều ảnh nên chú thích sẽ chép dần)


Loạt ảnh năm 1992 của đoàn Nhật Bản

ベトナム外務省研修ツアー1992





フエ青年連合会にて、抗仏の歌を聴く。
とても切ないメロディーが心に響きます。

Husband&wifeというフエのお菓子

フエ青年連合会の方と


大統領官邸に到着。
これからファン・バン・ドン元首との会見。

ルオン(ベトナム外務省日本語課)さん通訳のもと、荒巻・毎日新聞バンコク支局長中心に会見スタート

ホーチミンの銅像を背景に、とても重々しい雰囲気

必死にメモを取る















































































Emi Iwama


https://www.facebook.com/media/set/?vanity=emi.iwama226&set=a.470324099646295

..

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.