Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bồ-tùng-linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bồ-tùng-linh. Hiển thị tất cả bài đăng

28/05/2021

Nhà thơ Vũ Duy Thông (1944-2021), tác giả của truyện thiếu nhi và khảo cứu về Bút Tre

Chú Vũ Duy Thông vừa trút hơi thở cuối cùng.

Hồi nhỏ, tôi có đọc truyện Cậu bé tàng hình của ông. Đến lúc vào đại học, thì lại trên một lớp với con trai của ông. Tôi từng nói đùa: chính em là cậu bé ấy, trong truyện của bố em nhỉ ? Bây giờ, không còn nhớ câu trả lời là gì nữa.

25/05/2019

Bồ Tùng Linh với các bản dịch tiếng Việt : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục (bản Nguyễn Văn Huyền)

Cuộc tháo thân khỏi địa ngục là bản dịch của chủ nhân Giao Blog vào năm 1994 cho truyện vốn có tiêu đề Nhiếp Tiểu Thiến (tên nhân vật chính) trong bộ Liêu Trai Chí Dị. Đã đi ở đâyở đây. Tức là đã có một chút chỉnh lí: dịch giả đặt lại tên cho truyện.

Cũng với truyện đó, cụ Nguyễn Văn Huyền ở Nam Định dịch thành Nghĩa khí cải hóa hồn ma. Cũng tức là: dịch giả đã chủ động đặt lại tên truyện.

Cụ Nguyễn Văn Huyền là một nhà Hán học uy tín ở vùng Sơn Nam Hạ (các tỉnh Nam Định - Thái Bình), có tiếng nghiêm cẩn và uyên bác. Hồi tôi còn học ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, đi đọc sách các nơi, thì đều gặp cụ (Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội,...). Cụ cơm nắm cơm đùm từ Nam Định lên đọc tư liệu ở thủ đô, tuổi chắc đã khoảng ngoài bảy mươi rồi, nhưng còn rất tráng kiện. Lúc ấy, cụ đang đọc và viết về Phạm Văn Nghị, Ngô Quang Bích. 

24/05/2019

Bồ Tùng Linh bản dịch 1994 tại Hà Nội (soạn lại năm 2006 tại Tokyo) : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục

Bản dịch năm 1994 (in năm 1995) ấy, sau 12 năm thì in lại trên tờ Đại biểu Nhân dân (báo của Quốc hội Việt Nam). Tức là đã có một bản đánh máy lại và tu chỉnh chút xíu rồi cho đăng vào năm 2006 (đã vừa chép nguyên từ Đại biểu Nhân dân về đây).

Bây giờ, xem lại, thì biết: bản đánh máy lại và có tu chỉnh ấy, thật ra, là được thực hiện tại Tokyo. Chỉ tu chỉnh trên bản in cũ, mà không phải là từ bản thảo cũ (bản thảo cũ chắc là bản đánh máy chữ - kĩ thuật quen sử dụng của hồi đầu thập niên 1990 ở Hà Nội là vậy).

Mà bản đánh máy lại rồi cho tái bản năm 2006 đó, là căn cứ vào bản in được gửi từ Việt Nam sang. Người scan các trang in trên giấy, và gửi qua mail đến, là bạn M. ở xứ Quảng. Vèo một cái, đã là chuyện của 13 năm về trước.

22/05/2019

Bồ Tùng Linh bản dịch 1994 (in lại 2006) : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục

Bản dịch năm 1994 và in lần đầu năm 1995, thì đã nói nhanh ở đây. Đó là bản dịch đã được chuyên gia Vương Kim Địa điểm nhanh trong một bài viết học thuật đã xuất bản năm 1995 ở Trung Quốc (kỉ niệm 280 năm ngày mất của Bồ Tùng Linh).

Bản in lần đầu năm 1995 là trên tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. Đó là khoảng thời gian chúng tôi có điều kiện thi thoảng gặp cụ Cù Huy Cận ở nhà 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội (đã kể nhanh về việc gặp nhà thơ chuyên đi xe mi-ni nữ ở đây, tháng 12/2014).

Dưới là bản in lại vào năm 2006 trên báo Đại biểu Nhân dân.

Cũng lần đầu tiên, đến hôm nay, tôi biết bản in lại này.

Biết muộn sau 25 năm : cô Vương đã đọc và điểm bình bản dịch năm 1994 của tôi

Cô Vương là một chuyên gia về Việt Nam của Trung Quốc, tên đầy đủ là Vương Kim Địa. Cô vốn là sinh viên khoa tiếng Việt của Đại học Bắc Kinh thời 1965-1970. Sau này, nhiều năm làm việc tại Thư viện Quốc gia (Bắc Kinh), chuyên mảng tư liệu Việt Nam.

Năm 1995, ở tuổi 50 (vì sinh năm 1945), cô Vương đã có khoảng 6 tháng sống và làm việc tại Việt Nam. 

Bây giờ, sau khoảng 25 năm (1995 - 2019), mới biết: trong thời gian sống ở Việt Nam năm đó, cô Vương đã tìm đọc các bản dịch Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh sang tiếng Việt. Các bản dịch tiếng Việt tính đến thời điểm năm 1995, được cô điểm, thì có nhiều. Trong đó, có bản dịch của Tản Đà, bản dịch của nhóm Cao Xuân Huy - Nguyễn Huệ Chi,...