Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ-tập-chương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ-tập-chương. Hiển thị tất cả bài đăng

16/05/2017

Tìm về nơi chốn xưa của Trương Niệm Thức - dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN

Từ tháng 9 năm 2013, tức khoảng 4 năm về trước, đã nhắn với ông Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan (con cháu của nhà cách mạng Hồ Tập Chương), rằng: dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN là một người thực, mà không phải là người ảo như suy luận không có chút căn cứ nào của ông. Xem lại ở đây

Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ cho đăng bài chính thức về dịch giả Trương Niệm Thức trên tạp chí chuyên ngành mới khai trương (tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, ở đây, tháng 4 năm 2017).

26/09/2013

Vũ Thư Hiên : Câu chuyện về Hồ Tập Chương chỉ là một giả tưởng, và giả tưởng tồi không đáng đọc

Lời dẫn: Bài viết dưới đây của nhà văn Vũ Thư Hiên đưa ra nhiều tư liệu thực tế từ trải nghiệm của chính ông. Chẳng hạn việc ông quen biết với Văn Trang (một người Trung Quốc rất giỏi tiếng Việt trong cả nói và viết, đã dịch hồi kí của Hoàng Văn Hoan sang tiếng Hoa - như tôi đã viết ở một entry trước), hay việc Hồ Chủ tịch không giấu diếm việc mình không thạo tiếng Bắc Kinh (cụ chỉ quen nói tiếng Quảng Đông) nên phải dùng bút đàm khi gặp Lư Hán hay Tiêu Văn vào năm 1946,...

17/09/2013

Có hai Hồ Chí Minh cùng xuất hiện ở Trung Quốc thời 1940s : Nhà văn họ Ngô rao bán "Hồ Chí Minh" năm 1947

Lần đầu tiên, hôm nay, ở entry này trên blog, tôi mới sử dụng nhãn/tags "Hồ Chí Minh" (thể hiện trên giao diện blog là THƯ MỤC TRA CỨU). Trước nay, tất cả, đều dùng nhãn "Nguyễn Ái Quốc". Sở dĩ dụng công như vậy, là vì, từ hôm nay, mới bàn đến sự xuất hiện của cái tên "Hồ Chí Minh".

Một góc quảng cáo cho cuốn Hồ Chí Minh (vừa ra lúc đó, của Ngô Trọc Lưu) trên tờ Dân báo (Đài Loan) số 557, ra ngày 16 tháng 1 năm Dân Quốc 36 (tức 1947). Cuốn Hồ Chí Minh này được viết bằng tiếng Nhật trước, sau mới có bản tiếng Trung Quốc. Vì vậy, lời quảng cáo được viết bằng tiếng Nhật (đại khái lời rao có nội dung là: sách khá hay đây, nên phải bán giá cao hơn bình thường, là 20 đồng, nhà tiểu thuyết cũng giống như độc giả cảm thấy xót nếu phải bỏ ra số tiền ấy !)