Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

09/09/2020

Chuyện về cây cầu Thăng Long (thi công 1974-1985) đang vào sửa chữa

Thi thoảng tôi có dịp vượt sông Hồng bằng xe máy qua cầu Thăng Long. Đó là các năm từ 2012 - 2017, xuất phát là khu Cầu Giấy và sang bên kia là khu huyện Mê Linh.

Từ 2017 đến giờ, chưa có dịp vượt cầu Thăng Long bằng xe máy. Tuần trước, có việc phải qua sông, thì chúng tôi sử dụng xe con, mà là qua cầu Nhật Tân, chứ không chọn cầu Thăng Long nữa.

Cảm quan chung của tôi, với tư cách là người sử dụng, thì cầu Thăng Long là một cây cầu cũ kĩ, bất tiện.

31/10/2019

Những người Nga Xô-viết gần gũi với khoa học miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa

Khoa học ở đây chỉ hạn vào các chuyên ngành cụ thể trong khoa học xã hội và nhân văn, của thời kì đầu xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Sau năm 1954 lân sang những năm đầu thập niên 1960.

Những năm tháng trong núi rừng Việt Bắc, người Nga đã tới và để lại những thước phim vô giá ở đây (đã đưa lên Giao Blog vào tháng 5 năm 2014).

02/07/2019

Du học Đông Âu với tệ đoan thuê viết luận văn PTS và TS (lời kể Cao Xuân Hạo)

Học giả Hoàng Ngọc Hiến thì nổi tiếng với nhiều câu nói trực diện, mà một trong đó là "dắt con bò qua biên giới...". 

Có một bộ phận không hề nhỏ như vậy. Trước đã nghe anh Hiệu Minh tâm sự ở đây, và của Lê Vinh Quốc ở đây.

Bây giờ, ngược về quá khứ một chút, với lời chứng của nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo. Bài cụ đã viết và cho công bố lần đầu trên Xưa và Nay từ năm 2001. In lại nhiều lần sau đó.

Thật ra là bản in đầu tiên năm 2001 là bởi ông Dương Trung Quốc tự ý đưa lên Xưa và Nay. Không hỏi ý kiến tác giả. Cụ Cao Xuân Hạo không hiểu vì sao (cụ thắc mắc là đăng toàn văn, và "không hề hỏi ý kiến tôi"). Các bản trên các báo sau này là in lại hoặc trích in từ Xưa và Nay. Cũng không hề báo hay xin phép tác giả Cao Xuân Hạo.

20/05/2019

Một mối tình Việt - Nga đặc biệt : Nguyễn Minh Cần và Malkhanova I.A.

Chúng ta đã biết về mối tình giữa Lê Vũ Anh (con gái cụ Lê Duẩn) và một viện sĩ toán lí Nga (đọc lại ở đây).

Các lớp sinh viên Tổng hợp Hà Nội ngày trước chúng tôi cũng đã biết đến mối tình Việt - Nga của hai nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn - Xtankevich. Thi thoảng liên quan đến chữ quốc ngữ thời kì đầu tiên hay Việt ngữ học, bản thân tôi vẫn đọc và trích dẫn các công trình của Xtankevich. Được cơ hội tưởng tượng về bà qua các công trình của bà (chỉ tưởng tượng thôi, vì chưa từng gặp bà ở ngoài đời bao giờ).

Bây giờ, qua giới thiệu của anh Phan Việt Hùng, chúng ta biết rõ thêm về mối tình Nguyễn Minh Cần - Malkhanova. Trước nay chỉ nghe láng máng thôi, đến hôm nay, thì được chi tiết thêm ra.

07/05/2019

Sách của TRAN DAN TIEN (1949) cho chúng ta cái nhìn khách quan hơn về tướng quân Võ Nguyên Giáp

Viết nhanh để tặng bạn N.T.T., như đã nói trong tháng 4 năm 2019.

Hôm nay là ngày 7 tháng 5, một ngày lịch sử trọng yếu của Việt Nam trong thế kỉ XX. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ chiến thắng huy hoàng Điện Biên Phủ. Người Pháp cũng sẽ mãi mãi ghi nhớ về chiến bại cay đắng Điện Biên Phủ.

Một Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa, là hoàn toàn đúng ở thời điểm ngày 7 tháng 5 năm 1954.

26/01/2019

100 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại : bây giờ, là gái Nga sang Việt Nam bán dâm

"Lão nằm mơ nước Nga". Cách mạng Tháng Mười vĩ đại năm 1917 (đọc lại ở đây hay ở đây).

Tự nhiên như nhiên, một thời, chúng ta mơ nước Nga một cách kinh điển như vậy. Nằm ở Đại Việt và mộng tưởng nước Nga. Dĩ nhiên, nước Nga thì có các cô gái Nga.

Bây giờ, ở Việt Nam, có những cô gái Nga sang bán dâm và tổ chức bán dâm (cho người Việt Nam). Không chỉ ở Việt Nam đâu, du lãng đông tây trong khoảng 20 năm nay, thấy rõ hiện tượng "gái Nga" như vậy. Có tính chất "toàn cầu".

28/12/2018

Một phụ nữ Nga với nhiều thước phim tư liệu quí giá về Việt Nam : Ekaterina Ivanovna Vermisheva (1925-1998)

Một cái tên đang bị quên lãng.

Bà là một nhà điện ảnh người Nga, đã đến Việt Nam thời chiến tranh. 

Trước thế hệ bà, đã có những nhà làm phim tài liệu của Nga Xô tới quay ở núi rừng Việt Bắc, theo Việt Minh lên rừng đánh Pháp. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2014). Những thước phim vô giá được quay cùng thời với Điện Biên Phủ.

17/12/2018

Đặng Văn Lâm (thủ môn sinh năm 1993) : thể thao đỉnh cao và mối tình Việt - Nga

Trong đội hình tuyển Việt Nam dự và đoạt cúp vô địch AFF 2018 này, mình ấn tượng nhất với thủ môn Đặng Văn Lâm.

Lâm được gọi dân dã là "Lâm Tây", bởi anh có bố Việt và mẹ Nga. Một mối tình Việt - Nga. Gắn với thể thao đỉnh cao của quê cha.

Anh là một Yashin Việt Nam. Lâm sinh năm 1993 tại Mạc Tư Khoa, được đào tạo trong các lò bóng đá lớn của Nga. 

14/11/2018

Nhà dân tộc học Antonina Leskinen (Tố Nga) của nước Nga nghiên cứu về Việt Nam (qua lời kể của Võ Xuân Quế & Bùi Việt Hoa)

Một cái tên không xa lạ, nhưng cũng không thật thân quen, với ngành dân tộc học Việt Nam.

Bà đã đến Việt Nam từ thập niên 1960, học hỏi và giao lưu với nhóm các nhà dân tộc học mở đường của Việt Nam: Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Mạc Đường,...

26/06/2018

Worl Cup 2018 và nhận thức lại về liên bang Nga, cùng tâm tình thủy chung Việt Nam

Mở đầu là một mẩu ngắn của anh Hưng Bóng Nhựa - chàng sinh viên Khoa Lý của Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày xưa. Anh là những đàn anh cùng trường độc đáo, có nhiều kỉ niệm với lứa chúng tôi. 

Ấy là thời chúng tôi xem đội tuyển Liên Xô thi đấu các giải qua vô tuyến đen trắng ở kí túc xá Mễ Trì hay một điểm nào đó quanh khu cao-xà-lá Thanh Xuân. Nhớ là ngay với Cúp C1 ngày trước, vô tuyến chỉ thường phát những trận có đội của Liên Xô (sau đó là Nga) thi đấu !

07/05/2018

Tứ Phủ Công Đồng ở xứ Bạch Dương : trong tòa nhà đa năng Hà Nội - Mạc Tư Khoa

Một ban Phật và một ban Mẫu ở ngay Mạc Tư Khoa của đại quốc Nga La Tư thời Putin. Đưa lên nhân dịp phim truyền hình "Tình khúc Bạch Dương" đang được phát trên VTV1.

Cũng ở Nga, trước đây đã thấy bàn thờ quốc tổ Hùng Vương và bàn thờ Bác Hồ (xem lại ở đây, tháng 11 năm 2015).

14/11/2017

Thủ bút của bác Trương Minh Tuấn đã được gỡ bỏ, và những lỗi được chỉ ra thêm

Thủ bút của bộ trưởng Trương Minh Tuấn, nhắc lại thêm, là theo đúng chú thích của báo chí chính thống, thì đó là ảnh chụp của Tr.T.

Có nghĩa là Tr.T (hay ai đó là đại lí của Tr.T) đã chụp, rồi đăng lên báo chí chính thống (đã nói ở đây, và đã lưu ngay sau khi nó được Tr.T đưa lên mạng ở đây). 

03/11/2017

Các "đồng chí" (tоварищи) và món "mộc tồn", chuyện hậu trường kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười

Cách mạng Tháng Mười (1917-2017) tròn 100 năm. Thật ra, theo lịch Tây thì là Cách mạng Tháng Mười Một mới đúng (lịch của Nga lúc đó lệch một chút)

Đồng chí Ngô Thế Long ở Viện Thông tin Khoa học Xã hội sẽ kể một chuyện hậu trường về mối quan hệ giữa "đồng chí" (có đồng chí Ivan) và "mộc tồn".

18/08/2017

100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, tin về hội thảo ngày 17/8 tại Hà Nội

Hôm qua, 17/8/2017, ở cùng khuôn viên, cùng thời gian với hội thảo mà chúng tôi tham gia (hội thảo về tín ngưỡng, đã đưa tin ở đây), thì có một hội thảo/tọa đàm quốc tế về 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017) được tổ chức.

Mở đầu hội thảo tín ngưỡng của chúng tôi hôm qua, nhà tổ chức cho biết: lẽ ra hội thảo tín ngưỡng được tổ chức ở hội trường lớn, tức hội trường của hội thảo 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. Vì phải nhường địa điểm, nên hội thảo tín ngưỡng của chúng tôi đã chuyển sang hội trường 1 nhà A2 (tầng 1, nhà A2, khuôn viên số 135 đường Nguyễn Phong Sắc).

19/06/2017

Ảnh hưởng của dân tộc học Nga - Xô đối với học thuật Việt Nam : tọa đàm ngày mai

Thông tin về tọa đàm này, đã đưa ở đây (đầu tháng 4/2017).

Ngày mai, 20/6, là ngày tọa đàm, tại khuôn viên trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước (nay là Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tôi trình bày về nhà dân tộc học lớp tiên phong của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là cụ Lã Văn Lô (1909-1993, nguyên Tri châu Hữu Lũng tỉnh Bắc Giang trước 1945, nguyên trưởng nhóm nghiên cứu của Ủy ban Dân tộc Trung ương thời kì đầu tiên).